Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Nước Mỹ nghĩ gì về ông Tập Cận Bình?

Minh Thu | 

Nước Mỹ nghĩ gì về ông Tập Cận Bình?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết tập quyền" của Tần Thủy

 Hoàng ...

nvphamvietdao5.blogspot.com/.../tap-can-binh-vuong-ho-ninh-sao-chep...

Mặc dù đã lên giữ chức Chủ tịch Trung Quốc trong 3 năm qua và được biết tới là con người cởi mở, thỏa hiệp, có khả năng khiến không ít quốc gia phương Tây nể mặt, nhưng những thông tin về đời tư và con người ông Tập Cận Bình vẫn còn nhiều ẩn số.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nhà báo Tom Plate nhận định chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một trong những chính trị gia bí ẩn nhất nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận trong năm 2016.
Đặc biệt, những chính sách ngoại giao của Washington với Bắc Kinh sẽ còn nhiều biến động khi mà kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được công bố vào ngày 8/11 năm nay.

Mặc dù đã lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc trong 3 năm qua và được biết tới là con người cởi mở, thỏa hiệp, có khả năng khiến không ít quốc gia phương Tây nể mặt, nhưng những thông tin về đời tư và con người ông Tập Cận Bình vẫn còn nhiều ẩn số.
Cụ thể với Mỹ, chỉ một số ít bài báo nhắc tới nhà lãnh đạo Trung Quốc. Ngay cả giới thạo tin tại Mỹ cũng nhiều lần tranh cãi nảy lửa về việc ông Tập là người như thế nào.
Đối với các nhà kinh tế, ông Tập được xem là người tiếp thu và thi hành tư tưởng của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người sẵn sàng tìm mọi cách bảo vệ lý tưởng của đảng mà thờ ơ với lĩnh vực kinh tế.
Trong đó, Giáo sư tại Đại học Harvard, ông Ezra F. Vogel từng nhận định: "Ông Đặng Tiểu Bình đã biến Trung Quốc trở thành một quốc gia khác với những gì mà ông này được thừa hưởng vào năm 1978".
Tuy nhiên, đối với những người có tư tưởng bi quan, ông Tập có nhiều nét giống với nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, người phản đối mạnh mẽ chủ nghĩa duy vật và phá vỡ kỷ luật đảng.
Theo một số chuyên gia Mỹ, ông Tập đang sử dụng chiến dịch chống tham nhũng mang tên "đả hổ diệt ruồi" để tiêu diệt các thành viên trong "Đảng Trà".
Thậm chí, Giáo sư Andrew Nathan tại Đại học Columbia cho rằng: "Ông Tập đang tạo ra mối đe dọa lớn cho Trung Quốc.
Bằng cách cắt xén hệ thống thể chế hóa mà cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã xây dựng, ông Tập đang đặt sự tồn vong của chính quyền vào khả năng xử lý một khối lượng lớn công việc, đưa ra quyết định đúng đắn và không để phạm lỗi lớn của mình.
Ông Tập còn cố gắng kiềm chế sự phát triển đa dạng của các lực lượng xã hội và trí thức.
Thay vì xây dựng, nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn phá vỡ sự đồng lòng trong giới lãnh đạo chính trị và các nhân tài trong giới kinh tế, trí thức trên hành trình phát triển của đất nước.
Khi rời bỏ con đường của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, ông Tập đang làm giảm khả năng thích nghi của chính quyền".
Song theo SCMP, "Trọng tâm của ông Tập là cuộc đấu tranh sống còn nhằm tái thiết bộ máy trung thành với đảng Cộng sản.
Lý do khiến ông Tập làm như vậy không xuất phát từ nhận định của Giáo sư Nathan mà vì nguyên nhân sâu xa hơn".
Nhận định trên được thể hiện trong một tuyên bố cách đây vài tháng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình rằng: "Trong tương lai, người Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng có quan điểm, sự quan tâm đúng đắn và năng lượng dồi dào.
Cuộc khủng hoảng hiện thời không phải nằm trong lĩnh vực kinh tế hay tài chính mà là cuộc khủng hoảng về đạo đức và tinh thần".
Trên thực tế, ông Tập được đánh giá là người đa tài không tiến thân nhờ mối quan hệ với hàng ngũ lãnh đạo trong đảng mà là từ năng lực chính trị. Ông được đánh giá cao qua nhiều nhiệm vụ từng đảm nhận như chịu trách nhiệm chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic 2008 hay những vấn đề liên quan tới đặc khu Hong Kong.
Một trong những nhà lãnh đạo gây được ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với ông Tập là cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Ông Tập từng chia sẻ: "Tôi xem ông Lý sánh ngang với cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.
Với độ ổn định cảm xúc lớn, ông Lý là người không cho phép bản thân gây ra hậu họa và không để cảm xúc ảnh hưởng tới các quyết định của mình".
Bên cạnh chiến dịch chống tham nhũng mang tên "đả hổ diệt ruồi" nhằm loại bỏ mạng lưới quan tham từ cấp trung ương tới địa phương, ông Tập còn mạnh tay cải tổ bộ máy quân sự để tăng cường khả năng kiểm soát của đảng.
Thậm chí, ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Đài Loan Mã Anh Cửu còn có khả năng được đề cử cùng nhận giải Nobel Hòa Binh năm 2016 nhờ những nỗ lực làm giảm căng thẳng hai bên eo biển.
Khi mà hồi tháng 11/2015, hai nhà lãnh đạo Trung – Đài còn lần đầu tiên tham dự một cuộc họp cấp cao kể từ năm 1947 tại Singapore.
Khả năng ông Tập và ông Mã cùng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình là hoàn toàn có thể xảy ra bởi Tổng thống Barack Obama cũng từng được vinh danh nhận giải hồi năm 2009 chỉ sau 9 tháng lên nắm quyền lãnh đạo nước Mỹ.
theo Infonet

Tập Cận Bình tiết lộ nỗi lo "rủi ro lớn nhất" của Bắc Kinh

Hải Võ | 
Tập Cận Bình tiết lộ nỗi lo "rủi ro lớn nhất" của Bắc Kinh
Ảnh: Getty Images

Những đánh giá của Chủ tịch Tập Cận Bình trước giới lãnh đạo Trung Quốc về rủi ro mà nước này phải đối diện gần đây đã được giới quan sát chú ý lý giải.

Truyền thông Trung Quốc hôm 21/1 đồng loạt đăng tải bài viết "Phát biểu nội bộ của Tập Cận Bình, giải thích 'rủi ro lớn nhất' của Trung Quốc hiện tại"
Bài viết trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 29/10/2015, tại Hội nghị toàn thể lần 2 thuộc Hội nghị trung ương 5 khóa XVIII đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ ra những nguy cơ mà Trung Quốc phải đối diện.
Ông Tập tuyên bố: "5 năm sắp tới có thể là giai đoạn mà rủi ro ở mọi lĩnh vực sẽ không ngừng tích lũy, thậm chí bùng phát đồng thời.
Rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc đối diện bao gồm kinh tế, chính trị, ý thức hệ, rủi ro xã hội trong nước cùng các vấn đề tự nhiên, ngoài ra là kinh tế-chính trị quốc tế, rủi ro quân sự..."
"Nếu để xảy ra rủi ro lớn mà không chống đỡ được thì an ninh quốc gia của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, tiến trình xây dựng xã hội tiểu khang (xã hội khá giả) toàn diện có khả năng bị gián đoạn," ông nhấn mạnh.

Ông Tập tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị trung ương 5 hồi tháng 10/2015. Ảnh: Xinhua
Ông Tập tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị trung ương 5 hồi tháng 10/2015. Ảnh: Xinhua
Rủi ro của Trung Quốc là một "thể tổng hợp"
Trang Đa Chiều (Mỹ) cho hay, nguy cơ về kinh tế là vấn đề khiến các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đau đầu trong năm 2015 khi thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhiều "ông lớn" trong ngành tài chính bị phát hiện tham nhũng...
Hiện tại, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp Trung Quốc đang đi xuống, các doanh nghiệp không kịp thích ứng với thị trường biến đổi, một số ngành hàng sản xuất thừa nghiêm trọng, trong khi chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chuyển đổi cơ cấu và mô hình kinh tế là xu hướng tất yếu đối với Trung Quốc, đồng thời tạo ra mối lo ngại khi cải cách kinh tế phải "động đến căn bản".
Giới quan sát Trung Quốc đánh giá, mặc dù không gian phát triển của nền kinh tế nước này còn lớn, nhưng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng vẫn chưa thực sự bắt đầu.
Sự bất ổn của thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán đã ảnh hưởng đến lòng tin của người dân nước này đối với chính phủ.
Ông Tập Cận Bình cũng nói trong bài phát biểu ngày 29/10 của mình, khẳng định tính cần thiết của việc chuyển đổi mô hình phát triển, bù đắp các điểm yếu.
"Không để cho rủi ro cục bộ diễn biến thành rủi ro mang tính khu vực hoặc cả hệ thống. Không được để rủi ro về kinh tế diễn biến thành mối đe dọa đối với xã hội, chính trị. Không được để rủi ro quốc tế diễn biến thành rủi ro quốc nội," ông Tập nói với các lãnh đạo Trung Quốc.
Về mặt chính trị, cơ quan truyền thông của đảng Cộng sản Trung Quốc trước đó cũng đề cập đến các quan tham "ngã ngựa" như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hâu, Lệnh Kế Hoạch.
"Ngũ hổ" này được nhắc đến khá nhiều lần trong các bài xã luận dài đăng vào giai đoạn cuối năm 2015 như một bài học về rủi ro chính trị đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi tiến hành điều tra các nhân vật cỡ lớn như vậy.
Bên cạnh đó, Đa Chiều cho hay, mặc dù ông Tập cùng các cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc đã nỗ lực xây dựng được một guồng máy "đả hổ đập ruồi" hoạt động ổn định, đều đặn, song gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được xử lý.
Hiện nay, giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của các Chu, Quách, Từ... "2.0" đang trở thành bài toán then chốt mà ông Tập cần tính đến.
Trên bình diện quốc tế, mặc dù xu thế trỗi dậy của Trung Quốc không giảm, nhưng rủi ro về kinh tế, chính trị, quân sự... vẫn sẽ tồn tại về dài hạn và không ngừng phát sinh tình hình mới.
Đa Chiều đánh giá, xét về tổng thể, tình hình trong khu vực giữa Trung Quốc và các nước láng giềng hầu như không đạt được bước cải thiện đột phá nào.
Trong phát biểu hồi tháng 10, ông Tập Cận Bình đã thừa nhận các rủi ro sẽ không xuất hiện một cách đơn lẻ mà nhiều khả năng hình thành một "thể rủi ro tổng hợp".
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: