Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

"Siêu dự án Sông Hồng" sẽ nhập miền bắc Việt Nam vào Trung Cộng ?

"Các bộ ngành đồng thuận cao"... trong việc triển khai "Siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng" để nhanh sát nhập miền bắc vào Trung Cộng ?!


Báo cáo chi tiết dự án giao thông xuyên Á trên sông Hồng mà Tuổi Trẻ có được đã hé lộ thêm mục tiêu chủ đầu tư muốn tăng khả năng kết nối thủy lộ thẳng từ Trung Quốc dọc sông Hồng, qua Hà Nội và nhiều tỉnh, tới các cảng biển phía Bắc.

Siêu dự án thủy lộ sông Hồng kết nối với Trung Quốc
        Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh
""
Theo báo cáo chi tiết dự án, Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm.

Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.

Kết nối vận tải 
quy mô lớn

Theo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7-1-2016 của Công ty Xuân Thiện được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện (Tuổi Trẻ ngày 4-5) được khẳng định “rất cần thiết” để đầu tư.

Bởi theo Công ty Xuân Thiện, sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua nhiều tỉnh thành từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội... ra đến cửa Ba Lạt (Nam Định). Con sông có tổng chiều dài 556km, là tuyến sông lớn duy nhất của miền Bắc có thể tổ chức liên vận hàng hóa.

Chủ đầu tư cũng không giấu tham vọng sẽ kết nối thẳng thủy lộ với Trung Quốc để từ đây có thể tổ chức vận tải hàng hóa từ Trung Quốc ra các cảng biển VN cũng như từ các cảng biển VN tới Trung Quốc qua đường thủy.

Cho rằng khu vực trung du miền núi phía Bắc có nhiều mỏ khoáng sản, nhu cầu vận chuyển quặng, hàng hóa giao thương trong khu vực, hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc là rất lớn, báo cáo của Công ty Xuân Thiện nêu do sông Hồng chưa được cải tạo nên hàng hóa hiện nay phải vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt.

Với đề xuất làm sáu đập và âu tàu để nâng mực nước, chủ đầu tư cũng cho thấy mong muốn đường vận tải này sẽ cho phép những con tàu trọng tải lớn có thể đi qua khi đưa ra viễn cảnh: việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm...

Theo ông Nguyễn Xuân Tự - vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ KH-ĐT, đề xuất của Xuân Thiện mới là bước rất ban đầu, chưa thể nói là nghiên cứu tiền khả thi trong các dự án đầu tư.

Tuy nhiên, trong văn bản trình Thủ tướng, Bộ KH-ĐT xác định dự án này phù hợp với nhiều tuyến giao thông mà Bộ Giao thông vận tải đã quy hoạch. Đặc biệt, dự án sẽ kết nối được với tuyến thủy lộ Hải Phòng - Việt Trì (Phú Thọ) và Hà Nội - Lạch Giang (Nam Định) mà Bộ Giao thông vận tải đã và đang đầu tư.

Công nhận việc dự tính làm thủy điện nhỏ của Xuân Thiện trên sông Hồng là chưa có trong quy hoạch điện VII (giai đoạn 2011-2020), chưa có trong quy hoạch thủy lợi, tài nguyên nước, quy hoạch phòng chống lũ và đê điều, Bộ KH-ĐT cho rằng mục tiêu của dự án “đáp ứng nhu cầu giao thông là số 1”.

Nhiều bộ, địa phương ủng hộ

Mặc dù chưa đề ra địa điểm đặt sáu thủy điện trên sông Hồng, đề án của Công ty Xuân Thiện đã định hướng làm bảy cảng và âu tàu trên dọc tuyến thủy lộ, đó là: cảng Phố Mới (Hưng Yên), cảng Apatit và cảng Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp và Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng Bắc Hà Nội.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, dự án của Công ty Xuân Thiện đã được gửi xin ý kiến của Bộ Quốc phòng.

Về cơ bản Bộ Quốc phòng không phản đối chủ trương đầu tư. Trong văn bản của Bộ KH-ĐT trình Thủ tướng, quan điểm của Bộ Quốc phòng được trích dẫn “thống nhất chủ trương đầu tư dự án, quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ với Bộ tư lệnh Quân khu 2, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai để giải quyết các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng”...

Văn bản của Bộ KH-ĐT cũng cho biết hai tỉnh thành có ảnh hưởng nhiều là Yên Bái và Lào Cai đều đã đồng ý về chủ trương tiến hành dự án.

Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ, ông Hoàng Xuân Nguyên - phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái - cho biết tỉnh này đã có văn bản đồng ý.

Tuy nhiên, theo ông Nguyên, đó mới là đồng ý về chủ trương, sau đó còn rất nhiều tầng nấc. Cho rằng đây là dự án quan trọng, ông Nguyên nêu sau chủ trương sẽ còn nhiều việc phải làm và các bộ ngành sẽ cần tiến hành nhiều bước, trong đó tỉnh sẽ quan tâm đến các vấn đề như các yếu tố an toàn, đảm bảo môi trường (như mức độ ngập lụt thượng lưu, khả năng thoát lũ, sạt lở, an toàn đê điều...).

Ông Nguyên nhận định “trị thủy sông Hồng không đơn giản” và nêu tỉnh mới đồng ý về chủ trương, các bước tiếp theo tỉnh sẽ có ý kiến tiếp nhưng tinh thần là “sẽ phải rất thận trọng” - ông Nguyên nói.

Bộ Tài chính: 
“Dự án không đảm bảo 
khả năng tự hoàn vốn”

Được cả Bộ Giao thông vận tải và Bộ KH-ĐT xin ý kiến, Bộ Tài chính là bộ có ý kiến rất chi tiết, trong đó thể hiện cả ý kiến chuyên ngành tài chính và phi tài chính.

Khẳng định “dự án không đảm bảo khả năng tự hoàn vốn”, Bộ Tài chính phân tích: công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, nên kết hợp thủy điện với cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, rủi ro, phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.

Ngoài ra, một số đập sẽ nằm rất gần các cầu hiện có, cần đánh giá tác động địa chấn của các đập đầu mối nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên cầu.

Về vốn đầu tư, Bộ Tài chính nêu các tính toán của Xuân Thiện mới là sơ bộ, đầu tư thực tế còn phụ thuộc vào việc sẽ dùng công nghệ nào, phương án giải phóng mặt bằng, lãi vay...

đề nghị Nhà nước hỗ trợ như miễn các loại thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới thời điểm hoàn vốn, theo Bộ Tài chính, là chưa phù hợp quy định pháp luật hiện hành.

Với đề xuất miễn phí ba năm đầu cho mọi phương tiện, Bộ Tài chính “nhắc” nghị định của Chính phủ đã giao việc quy định phí này cho Bộ Tài chính. Vì vậy, nếu cóthì bộ này mới là đơn vị ra thông tư quy định đối tượng nào được miễn, mức thu phí bao nhiêu...

Một chuyên gia Tập đoàn Điện lực VN (EVN) băn khoăn về trình tự mà Xuân Thiện đang tiến hành.

Lý do, về nguyên tắc, dự án của Xuân Thiện là dự án nhóm A, lại chưa có trong quy hoạch ngành, nên theo quy định của điều 8, nghị định 59/2015, chủ đầu tư sẽ phải báo cáo bộ quản lý ngành (Bộ Giao thông vận tải) hoặc trình Thủ tướng chấp nhận bổ sung quy hoạch trước khi lập báo cáo tiền khả thi làm cơ sở để Thủ tướng xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong khi đó, dự án của Xuân Thiện lại chưa có trong quy hoạch nhiều ngành, lại đã xin chủ trương đầu tư chung cho tất cả các hạng mục. Vì vậy, theo vị chuyên gia này, EVN đã “đề nghị chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, trình tự thủ tục theo quy định”.

Cảnh báo của Bộ KH-ĐT

Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng trong văn bản trình Thủ tướng ngay trước đợt nghỉ lễ 30-4 đã đánh giá việc nghiên cứu, khai thác hiệu quả tiềm năng sông Hồng… là cần thiết.

Tuy nhiên, do phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến cả cấp nước, giao thông, thoát nước, nông nghiệp, thủy sản, môi trường, thậm chí cả an ninh quốc phòng… nên ngoài những tác động tích cực, “dự án có thể tác động tiêu cực đến nhiều địa phương, các ngành liên quan.

Cần phải tiếp tục phân tích làm rõ, cân nhắc về từng mục tiêu trong các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo”…

Theo văn bản của Bộ KH-ĐT, Công ty Xuân Thiện đã đề xuất giá điện bán ra từ sáu nhà máy thủy điện trên sông Hồng và mức giá này “là cao” (1.900 đồng/kwh trong 5 năm đầu, 5 năm tiếp theo 2.380 đồng/kwh, các năm tiếp theo tối thiểu 2.970-3.560 đồng/kwh).

Bộ KH-ĐT chỉ thẳng: giá này không phù hợp với lộ trình, cấp độ phát triển thị trường điện theo quyết định của Thủ tướng. Nên “nếu giá bán điện được thông qua, Chính phủ sẽ phải hỗ trợ giá bán điện cho nhà đầu tư” - Bộ KH-ĐT cảnh báo.

Văn bản của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề ra hướng yêu cầu chủ đầu tư tính toán bổ sung các phương án đầu tư khác, như phương án chỉ cải tạo luồng lạch, không xây dựng đập thủy điện…

Tuy nhiên, Bộ KH-ĐT cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án trên, giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành…

CẦM VĂN KÌNH - ANH ĐỨC (dangdv@tuoitre.com.vn)

(Tuổi Trẻ)





Người trình siêu dự án thủy lộ sông Hồng lên Chính phủ nói gì?

Hoàng Đan | 
Người trình siêu dự án thủy lộ sông Hồng lên Chính phủ nói gì?
Ông Nguyễn Xuân Tự.

Ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã có những trả lời về siêu dự án thủy lộ trên sông Hồng.






Mới chỉ ở bước sơ khai
Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thái Group (trước là Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất làm nhiều phần trong đó sẽ làm 6 nhà máy thủy điện nhỏ trên sông Hồng...
Liên quan đến dự án này, ông Nguyễn Xuân Tự, Vụ trưởng Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho hay, đề xuất của Xuân Thiện mới là bước rất sơ khai, ý tưởng đề xuất ban đầu.
Tuy nhiên, nhận thức được dự án này có tầm quan trọng, ảnh hưởng đến môi trường, vấn đề khác nên Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã gửi xin ý kiến của các Bộ, ngành địa phương có liên quan.
"Và chúng tôi đã nhận được ý kiến có sự đồng thuận khá cao của Bộ, ngành, địa phương. Nhưng sự đồng thuận ở đây mới là bước báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho tiếp tục chủ đầu tư nghiên cứu tiếp dự án", ông Tự nói.
Theo ông Tự, nếu muốn đầu tư tiếp dự án phải qua 2 bước nữa là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề xuất dự án và sau đó thì sẽ tổ chức báo cáo khả thi, đồng thời, cơ quan Nhà nước phê duyệt báo cáo khả thi đó.
"Khi đó, chủ đầu tư mới được tiếp tục đầu tư và việc đầu tư này thì chúng ta rất ủng hộ các đề xuất những sáng kiến nhưng không có nghĩa là được lựa chọn đầu tư.
Quá trình lựa chọn đầu tư phải theo quy định luật đấu thầu, quy định của Nghị định 15. Chúng tôi nghĩ rằng, dự án này sẽ ảnh hưởng đến môi trường.
Nhưng nó ảnh hưởng như thế nào trong quá trình họ dự kiến nạo vét dòng sông, xây dựng các đập thủy điện, âu tầu... thì phải có đánh giá tác động môi trường", ông Tự nhấn mạnh.
Cũng theo ông Tự, trong bước báo cáo khả thi thì chủ đầu tư sẽ phải báo cáo rõ về tác động môi trường và khi đó Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cơ quan, ban ngành khác có liên quan sẽ thẩm định.
"Bước đầu chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ là dự án này kéo dài từ Lào Cai đến suốt dọc dòng sông như vậy sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến đồng bằng châu thổ sông Hồng và đặc biệt đến vấn đề thủy văn, thủy lợi, lấy nước, xói lở bờ sông... thì dự án mới chỉ ở bước đề xuất ý tưởng ban đầu.
Ngoài ra còn việc xây dựng các đập dâng nước như vậy sẽ xây dựng ở vị trí nào, mua bán điện như thế nào sẽ đều phải có báo cáo chi tiết", ông Tự nói thêm.
"Rất cần thiết" !?
Theo báo cáo chi tiết dự án, Công ty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) dự tính làm siêu công trình trị thủy kết hợp thủy điện, thủy lợi trong thời gian khá nhanh, chỉ sáu năm.
Chủ đầu tư cũng công bố sẽ miễn toàn bộ phí cho các phương tiện vận tải trong ba năm đầu.
heo văn bản số 071/CV-XT gửi đi ngày 7-1-2016 của Công ty Xuân Thiện được Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT) tiếp nhận, siêu dự án thủy lộ xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện được khẳng định “rất cần thiết” để đầu tư.
Bởi theo Công ty Xuân Thiện, sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua nhiều tỉnh thành từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội... ra đến cửa Ba Lạt (Nam Định).
Con sông có tổng chiều dài 556km, là tuyến sông lớn duy nhất của miền Bắc có thể tổ chức liên vận hàng hóa.
Chủ đầu tư cũng không giấu tham vọng sẽ kết nối thẳng thủy lộ với Trung Quốc để từ đây có thể tổ chức vận tải hàng hóa từ Trung Quốc ra các cảng biển VN cũng như từ các cảng biển VN tới Trung Quốc qua đường thủy.
Cho rằng khu vực trung du miền núi phía Bắc có nhiều mỏ khoáng sản, nhu cầu vận chuyển quặng, hàng hóa giao thương trong khu vực, hàng hóa quá cảnh từ Trung Quốc là rất lớn, báo cáo của Công ty Xuân Thiện nêu:
Do sông Hồng chưa được cải tạo nên hàng hóa hiện nay phải vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt.
Với đề xuất làm sáu đập và âu tàu để nâng mực nước, chủ đầu tư cũng cho thấy mong muốn đường vận tải này sẽ cho phép những con tàu trọng tải lớn có thể đi qua khi đưa ra viễn cảnh:
Việc đầu tư nâng cấp tuyến sông Hồng sẽ tận dụng được tiềm năng sông ngòi sẵn có, tận dụng được ưu thế vận tải thủy để vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng với cước phí thấp, ít gây ô nhiễm...
theo Trí Thức Trẻ

Siêu dự án tỷ đô trên sông Hồng được "các bộ ngành đồng thuận cao"










Dân trí Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự án này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào cần phải có báo cáo tác động môi trường. Ở giai đoạn ý tưởng sơ khai, dự án được sự đồng thuận cao từ các bộ ngành, địa phương.
 >> Hy sinh vựa lúa để đổi lấy nhà máy thủy điện: Có đáng không?
 >> Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng


Ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư, Bộ KHĐT (ảnh: BD)
Ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư, Bộ KHĐT (ảnh: BD)
Đề cập đến siêu dự án 1 tỷ USD xây dựng hệ thống giao thông, thủy điện trên sông Hồng của một doanh nghiệp vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thông qua mới đây, trả lời tại phiên họp báo Chính phủ diễn ra chiều nay (5/5), ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết, dự án này mới ở bước sơ khai, dưới dạng đề xuất, thí điểm ban đầu.
Theo đại diện Bộ KHĐT, nhận thức được tầm ảnh hưởng về môi trường cũng như các vấn đề khác của dự án, Bộ KHĐT đã xin ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan và "nhận được sự đồng thuận cao của các bộ ngành, địa phương".
Tuy nhiên, ông Tự cũng nói thêm rằng, "sự đồng thuận ở đây ở mức là báo cáo Chính phủ cho chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu về dự án". Như vậy, nếu muốn được đầu tư thì dự án này còn phải qua ít nhất hai bước: được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xuất dự án; sau đó các cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo dự án khả thi và phê duyệt dự án khả thi.
Với dự án này, đại diện Bộ KHĐT cho biết, rất ủng hộ đề xuất, sáng kiến của nhà đầu tư nhưng không có nghĩa là một khi nhà đầu tư đề xuất thì được lựa chọn đầu tư. Quá trình lựa chọn nhà đầu tư phải tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu, quy định tại Nghị định 15 về dự án PPP.
"Chúng tôi cũng nghĩ rằng dự án này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào trong quá trình họ dự kiến nạo vét dòng sông, xây dựng các đập thủy điện thì cần phải có đánh giá tác động môi trường - tức là ở bước sau, bước lập dự án khả thi" - ông Tự nói.
Theo đó, báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết sẽ được chủ đầu tư lập, sau đó Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ ngành khác có liên quan sẽ thẩm định báo cáo này.
"Tuy nhiên, bước đầu, chúng tôi cũng đã báo cáo với Chính phủ rằng dự án này kéo dài từ Lào Cai theo suốt dọc dòng sông như vậy, ảnh hưởng lớn đến đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đặc biệt phải nghiên cứu rất kỹ vấn đề thủy văn, thủy lợi; vấn đề xói lở hai bên dòng sông... Việc xây dựng những đập ngăn nước lớn như vậy thì phải xây dựng ở những vị trí nào, địa chất ra sao; vấn đề mua bán điện...đều sẽ phải được xem xét" - vị đại diện Bộ KHĐT chia sẻ.
Do đây mới chỉ là ý tưởng, đang trong quá trình đề xuất sơ bộ dự án nên ông Tự cho hay, những vấn đề "nóng" mà dư luận quan tâm đều chính đáng nhưng phải chờ giải quyết ở giai đoạn tiếp theo của dự án này.
Hồ sơ của Vietstar Airlines chưa đáp ứng quy định
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không (HK) cho Công ty CP Hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt (Vietstar Airlines).
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, đây là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, liên quan đến an toàn con người, phương tiện, hiệu quả kinh tế và quốc phòng an ninh.
Việc xem xét, quyết định cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển HK cần được kiểm soát chặt chẽ và phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Nghị định số 30 về kinh doanh vận chuyển HK và hoạt động HK chung, bảo đảm an ninh, an toàn, tránh nhượng quyền vận chuyển HK nội địa và tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Tháng 9/2015, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar Air. "Do chưa đáp ứng quy định về vốn góp và xác nhận vốn pháp định của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp thu ý kiến Bộ Tài chính, hướng dẫn Vietstar Air hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định" - ông Dũng cho biết.
Mới đây, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng về việc này; Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến cơ quan liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bích Diệp



Dự án trị thủy sông Hồng: Chủ đầu tư xin hàng loạt ưu đãi

Lê Hữu Việt | 
Dự án trị thủy sông Hồng: Chủ đầu tư xin hàng loạt ưu đãi
Sạt lở bờ sông Hồng đoạn qua Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Phạm Thanh.

Theo tài liệu Tiền Phong có được, để thực hiện dự án cải tạo sông Hồng nhằm kết nối giao thương với Trung Quốc, đơn vị nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho hưởng một số ưu đãi đặc thù.




Xin miễn thuế, mua điện giá đặc thù
Dự án chi 1,1 tỷ USD (tương đương 24.510 tỷ đồng) nhằm cải tạo luồng lạch và làm thủy điện trên dòng sông Hồng của Cty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) đã được báo cáo Bộ GTVT từ đầu năm 2015.
Lãnh đạo Bộ GTVT đã có ít nhất 2 cuộc họp với đơn vị đề xuất dự án, đơn vị tư vấn và các cơ quan chuyên môn của bộ về dự án này.
Dự án có tên đầy đủ là Dự án giao thông thủy xuyên Á, kết hợp thủy điện trên sông Hồng theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 25 năm (cả thời gian xây dựng), thông qua bán điện, thu phí tàu thuyền.
Ở giai đoạn đầu nghiên cứu dự án, Cty Xuân Thiện đề xuất tổng mức đầu tư hơn 15.700 tỷ đồng, sử dụng 85% vốn vay ưu đãi của Chính phủ.
Dự án khi đó gồm 4 tiểu dự án, dự kiến đầu tư trong 6 năm, và chỉ thực hiện với đoạn sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) tới Lào Cai.
Tuy nhiên, sau đó dự an được mở rộng ôm trọn toàn bộ sông Hồng, và tổng mức đầu tư tăng lên 1,1 tỷ USD, chia thành 2 giai đoạn từ nay tới năm 2022.
Để dự án thành công, Cty Xuân Thiện xin Chính phủ cho hưởng hàng loạt ưu đãi, chính sách đặc thù. Cụ thể, cho phép được tổ chức nạo vét luồng tàu kết hợp tận thu sản phẩm.
Cho áp dụng giá bán điện đặc thù với các nhà máy phát điện trong dự án, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy, chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình.
Theo đó, mức giá bán điện 5 năm đầu là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo là 2.380 đồng/kWh; các năm tiếp theo tối thiểu là 2.970 đến 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.
Đồng thời, đơn vị đề xuất dự án cũng đề nghị được miễn 4 loại thuế gồm: Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm hoàn vốn.
Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần. Mức phí tàu thuyền dự kiến từ 10 - 15 nghìn đồng/tấn đoạn Việt Trì - Yên Bái, và 40 - 45 nghìn đồng/tấn đoạn Yên Bái - Lào Cai.
Theo tính toán của đơn vị đề xuất, các lợi ích của dự án ước tính khoảng 2.700 tỷ đồng/năm, gồm:
Tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa đường bộ (khoảng 600-750 tỷ đồng/năm); góp phần tăng GDP các tỉnh trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của dự án (khoảng 5% GDP, tương đương 2.100 tỷ đồng/năm).
Thông thương Trung Quốc
Theo kế hoạch đề xuất của Cty Xuân Thiện, Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng sẽ xây dựng tối thiểu 3 và tối đa 6 công trình thủy điện dọc theo chiều dài đoạn sông Yên Bái - Lào Cai.
Các nhà máy phát điện có tổng công suất khoảng 228 MW (tương đương 912 triệu kWh/năm). Đồng thời, dự án sẽ tạo ra tuyến vận tải đường thủy thông suốt quanh năm từ Hải Phòng, Nam Định tới Lào Cai (và thông thương với Trung Quốc).
Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 7 cảng dọc tuyến theo quy hoạch của ngành đường thủy nội địa.
Trong đó có 5 cảng hàng hóa, gồm: Apatít, Quý Xa (Lào Cai), Văn Phú (Yên Bái), Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ); 2 cảng cạn gồm cảng phía Bắc Hà Nội và cảng Phố Mới (Lào Cai).
Tuyến đường thủy sông Hồng sau cải tạo sẽ đảm bảo cho tàu 400 tấn và sà lan 600 tấn hoạt động.
Cty Xuân Thiện kỳ vọng, dự án sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp khoáng sản, hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của các địa phương dọc tuyến.
Đồng thời phát triển dân sinh, kinh tế, du lịch, thủy lợi, thủy sản vùng trung du miền núi phía Bắc; khai thác tổng hợp chống cạn kiệt nguồn nước; kết hợp bảo vệ chống xói lở đường bộ, đường sắt ven sông.
Trong đó, mục tiêu số 1 là phát triển và thay đổi bộ mặt giao thông sông Hồng.
Về dự án cải tạo sông Hồng của Cty Xuân Thiện, Bộ Tài chính cho rằng: Theo quy hoạch ngành điện tới năm 2030, nguồn thủy điện giảm dần, các nguồn nhiệt và điện tái tạo tăng lên.
Vì vậy, giá bán từ nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, nhà đầu tư có thể đứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá. Điều này sẽ thành rủi ro tài chính lớn của dự án.
Ngoài ra, công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, nên theo Bộ Tài chính, việc kết hợp công trình thủy điện với các cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.
Về những đề xuất ưu đãi thuế với dự án, theo Bộ Tài chính cũng chưa phù hợp với quy định hiện hành.
theo Tiền Phong
Siêu dự án trên sông Hồng:

Hy sinh vựa lúa để đổi lấy nhà máy thủy điện: Có đáng không?




Dân trí "Chúng ta xây dựng dự án này chỉ vì để tận dụng khai thác thủy điện, giao thông thì phải đánh giá được vì sao phải đánh đổi, có đáng phải đánh đổi hay không?", Giáo sư Trần Đình Long đặt câu hỏi khi bàn về siêu dự án 1 tỷ USD trên sông Hồng vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ mới đây.
 >> Đề xuất siêu dự án giao thông, thủy điện trên Sông Hồng


Trả lời phóng viên báo Dân trí xung quanh siêu dự án 1 tỷ USD xây dựng hệ thống giao thông, thủy điện trên dòng sông Hồng của một doanh nghiệp vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thông qua, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho rằng: “Chúng ta đã và đang phải trả giá cho việc Trung Quốc xây thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông khiến cho Đồng bằng Sông cửu Long ngập mặn, kế sinh nhai của hàng triệu người bị ảnh hưởng. Động đến sông Hồng, đây không chỉ là nguồn sống của vựa lúa lớn của miền Bắc, mà còn là cả một giá trị văn hóa hàng nghìn năm. Vậy có nên đánh đổi vựa lúa và hơn thế nữa để lấy các nhà máy điện và một hệ thống giao thông mới?”

Siêu dự án giao thông kết hợp thủy điện 1 tỷ USD được các chuyên gia đánh giá sẽ lấy đi vựa lúa đồng bằng sông Hồng và có nhiều tác động lớn đến kinh tế, xã hội
Siêu dự án giao thông kết hợp thủy điện 1 tỷ USD được các chuyên gia đánh giá sẽ lấy đi vựa lúa đồng bằng sông Hồng và có nhiều tác động lớn đến kinh tế, xã hội
6 nhà máy điện, có gì mà ghê gớm?
Đề cập đến vấn đề xây dựng hệ thống giao thông, thủy điện trên luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì – Lào Cai, G.S Long bày tỏ quan điểm: “Tôi nghĩ 5 hay 7 nhà máy điện vài trăm MW thì không có gì ghê gớm và có đóng góp gì lớn cho ngành điện và đất nước cả. Những nhà máy này có giải tỏa được cơn khát điện của Việt Nam hay không trong khi chúng ta có rất nhiều tiềm năng về năng lượng mặt trời, sức gió để làm?"
"Dẫu các dự án thủy điện có xây dựng trên thượng nguồn sông Hồng thì là đều hoàn toàn không nên bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến lượng phù sa, lưu lượng nước và gây phá hủy các dòng sông", ông Long nhấn mạnh.
Theo ông Long, sông Hồng là sông chính của miền Bắc, ngoài giao thông thủy, cấp nước tác động về phù sa, bồi bổ cho Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Vì vậy, việc lập dự án phải đặc biệt lưu ý vấn đề này.
“Chúng ta đã và đang phải gánh chịu những tác động của việc Trung Quốc, Lào ngăn đập, chặn dòng xây các công trình thủy điện trên thượng nguồn của dòng sông Mê Kông khiến Đồng bằng Sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, nhiễm mặn ghê gớm. Đây là viễn cảnh cho ĐBSH nếu chúng ta tiếp tục xây các thủy điện trên thượng nguồn của dòng sông này”, G.S Long nói.
Đồng tình với G.S Long, bà Ngụy Thụy Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho biết: Sông Hồng là dòng sông cổ và có nhiều nhánh sông con; đáy sông có những trầm tích hình thành từ hàng nghìn năm trước, chúng ta phá đi sẽ mất hàng nghìn năm mới có lại được.
Tất cả các đập thủy điện đều có những tác động nhất định đến môi trường sinh thái, trong đó là rừng, là cả một hệ sinh thái sống quanh đó. Khi xây các con dập trên thượng nguồn sẽ mất đi phù sa cho sông Hồng, lòng sông sẽ tụt xuống thấp hơn và khi đó dòng nước sẽ xiết lại, hai bên bờ có thể bị sạt lở, phá vỡ. Một khi nước sông thấp, các cửa sông có thể bị nước biển khoét sâu vào, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở các tỉnh ven biển như Thái Bình, Nam Định.
Hình thức đầu tư quá mạo hiểm!?
Đề cập đến vấn đề này, ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam trăn trở: Chúng ta phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến công trình này đó là: Tính cấp thiết đến đâu? Nếu không xây dựng các hệ thống giao thông và thủy điện ở đây thì sao? Mục tiêu của dự án này thế nào? Để hoàn thiện hệ thống giao thông hay là khai thác thủy điện? Đặt lợi ích của hàng triệu người dân, lợi ích của các địa phương thì họ có tiếp nhận dự án này hay không? Những đánh giá tác động của dự án này đến đâu và hiệu quả đầu tư ra sao?... Còn rất nhiều câu hỏi cần giải đáp và làm rõ.
Theo ông Ngãi, về phương diện khoa học, thủy điện dù là công trình điện sạch nhưng chúng ta đang sống trong thời đại mà hiện tượng El-Nino (nóng lên của trái đất) diễn biến hết sức bất thường. Nếu làm đập, ngăn dòng có đủ nước để cung cấp cho hạ lưu hay không. Một khi xây các con đập, dòng chảy được nắn lại và thay đổi toàn bộ cấu trúc và địa chất khu, vùng kinh tế, chúng ta sẽ phải tính rất kỹ cách trị thủy dòng sông này nếu không muốn vĩnh viễn mất đi những giá trị cốt lõi mà lâu nay vẫn có được.
Trong khi đó, G.S Long lại có những băn khoăn khác đó là về phương án tài chính của dự án. Theo ông Long, phương án tài chính của dự án cũng cho thấy tiềm năng rất “mù mờ”. Dự án hơn 24.500 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) nhưng vốn của chủ đầu tư chỉ có 30%, tức là còn lại đi vay thương mại 70%, điều này dễ sinh ra những bất cập về hiệu quả đầu tư, sức ép lãi suất sẽ khiến gia tăng phí, tăng thu của các bến tàu cho các tàu thuyền qua lại.
Trong đề xuất của chủ đầu tư, siêu dự án trên được thực hiện theo hình thức BOO – (xây dựng, sở hữu và vận hành). Như vậy, nếu được phê duyệt, chủ đầu tư có được sử dụng vĩnh viễn sông Hồng và đương nhiên tàu thuyền đi lại phải sử dụng cảng của nhà đầu tư sẽ phải chịu phí đắt đỏ.
"Tại sao chúng ta lại giao một dòng sông lớn, dòng nghìn năm - sông mẹ của cả một nền văn hóa, một vùng kinh tế cho một nhà đầu tư tư nhân? Tại sao chúng ta có nhiều phương thức đầu tư đã rất thịnh hành như BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), BTO (xây dựng, chuyển giao, kinh doanh), BT (xây dựng -chuyển giao) hay PPP (hợp tác công tư)... Hình thức BOO là quá mạo hiểm và không phù hợp ở một dự án có tác động liên vùng và có ảnh hưởng không chỉ là thời cuộc mà còn tác động đến muôn đời sau", G.S Long nhấn mạnh.
"Thượng lưu sông Hồng, các luồng của sông này cùng các nhánh sông mang lượng phù sa, thủy lợi cho các địa phương hạ lưu rất lớn. Một khi thay đổi dòng chảy, trữ lượng nước sẽ tác động trực tiếp đến nước ngầm. Chúng ta xây dựng dự án này chỉ vì để tận dụng khai thác thủy điện, giao thông thì phải đánh giá được vì sao phải đánh đổi, có đáng phải đánh đổi hay không?", ông Long nói.
Nguyễn Tuyền

Những dấu hỏi lớn về kinh tế trong dự án tỷ đô dọc sông Hồng

Chưa tính tới tác động về môi trường, việc triển khai tuyến đường thủy xuyên Á kết hợp với thủy điện có thể ảnh hưởng lớn tới kinh tế Đồng bằng Bắc Bộ, trong khi hiệu quả tài chính của bản thân dự án vẫn khá "mơ hồ".

Xuân Thiện là công ty con của Tập đoàn ThaiGroup do ông Nguyễn Đức Thuỵ (Bầu Thụy) làm Chủ tịch. Công ty này được thành lập năm 2012 và có trụ sở tại Ninh Bình, chuyên sản xuất xi măng, khoáng sản, thuỷ điện... Gần đây, ThaiGroup đã từng khiến dư luận chú ý bởi nhiều dự án tỷ đô về xi măng, thuỷ điện, mua cổ phần khách sạn Kim Liên...
Công ty TNHH Xuân Thiện gần đây có đưa ra đề xuất xây dựng tuyến đường thủy xuyên Á từ biên giới Trung Quốc, kéo dài 288km về phía hạ lưu. Để đảm báo hiệu quả, Xuân Thiện sẽ xây dựng 6 nhà máy thủy điện với sản lượng dự kiến đạt 912 triệu kWh một năm và 7 cảng sông.
Sau khi được trình lên Chính phủ phê duyệt, nhiều ý kiến đã đặt ra hoài nghi về tính hiệu quả cũng như tác động của siêu dự án này, bởi nếu chỉ dựa vào các nguồn thu chủ yếu mà doanh nghiệp đưa ra (bán điện, thu phí và khai thác cảng) thì khả năng hoàn vốn là rất khó khăn, trong khi tác động tới môi trường cũng như các ngành kinh tế khác được dự kiến là rất lớn.
nhung-dau-hoi-lon-ve-kinh-te-trong-du-an-ty-do-doc-song-hong
Dự án tỷ đô trên sông Hồng đang được trình Chính phủ xem xét.
'Dự án không có khả năng thu hồi vốn như đề xuất'
Với tổng mức đầu tư khoảng 1,1 tỷ USD (24.500 tỷ đồng), cơ cấu vốn của dự án gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại với lãi suất (dự kiến) 4-9%. Theo tính toán của Bộ Tài chính, với cơ cấu như vậy, Xuân Thiện phải đóng góp số vốn 7.353 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp này chỉ có vốn điều lệ khoảng 1.200 tỷ đồng. Vì vậy, để khả thi, nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và huy động vốn cho dự án.
Về tổng mức đầu tư, ý kiến từ cơ quan quản lý cho rằng đây vẫn chưa phải con số chính xác, bởi còn nhiều chi phí phát sinh có thể gây đội vốn như mua thiết bị, giải phóng mặt bằng, chi phí lãi vay, công nghệ dùng trong các nhà máy điện… Vì vậy, chủ đầu tư cũng cần tính toán kỹ.
Để thu hồi vốn trong vòng 25 năm, doanh nghiệp dự tính lãi thuần mỗi năm phải đạt 1.296 tỷ đồng. Xuân Thiện đề xuất Chính phủ có áp dụng cơ chế đặc thù về giá bán điện, thu phí đường sông, miễn tiền thuế sử dụng đất, miễn thuế tài nguyên nước và thuế dịch vụ môi trường rừng, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi xem xét tổng thể, Bộ Tài chính khẳng định dự án không có khả năng thu hồi vốn như đề xuất. Trong trường hợp được phê duyệt triển khai, cơ quan này cho rằng các bộ ngành phải tạo cơ chế đặc thù thì dự án mới có tính khả thi.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nhận định dự án kết hợp giữa giao thông đường thủy và thủy điện có phạm vi ảnh hưởng rộng, lĩnh vực đầu tư liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực: giao thông thủy, cấp thoát nước, nông nghiệp, thủy sản, thủy điện, môi trường, an ninh, quốc phòng… Do đó, cơ quan này nhấn mạnh dự án còn nhiều tác động tiêu cực đến các địa phương, các ngành liên quan, cần phải tiếp tục phân tích làm rõ, cân nhắc về từng mục tiêu.
Vận tải đường sông đắt hơn đường bộ
Dự án đề xuất mức thu phí dự kiến cho đoạn Việt Trì - Yên Bái vào khoảng 10.000-15.000 đồng một tấn, đoạn Yên Bái - Lào Cai là 40.000-45.000 đồng. Hàng quốc tế có mức thu gấp đôi hàng nội địa.
Với mức phí này, một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Hà Nội tính toán riêng tiền phí vận chuyển 10 tấn hàng nhập trên đoạn đường nêu trên là hơn một triệu đồng. Con số này cao hơn nhiều so với khoản phí khoảng 610.000 đồng một lượt nếu vận chuyển qua cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Trong trường hợp vận chuyển hàng nội địa, tiền phí là tương đương nhau, song vận chuyển đường thủy sẽ tốn thêm chi phí bốc dỡ và di chuyển ra cảng sông. Do vậy, mức phí nêu trên được đánh giá là sẽ làm mất lợi thế về giá của vận tải đường thủy. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ thẩm định mức thu phí nêu trên có phù hợp với quy định pháp luật hay không nếu dự án được thông qua.
6 nhà máy thuỷ điện cần 'cơ chế giá điện đặc thù' mới có hiệu quả
Trao đổi với VnExpress, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đình Long – Phó chủ tịch Hiệp hội Điện lực Việt Nam cho rằng nếu được phê duyệt, 6 nhà máy thủy điện với công suất vài trăm MWh của dự án này sẽ không tác động gì nhiều tới cân bằng nguồn điện của Việt Nam, trong khi hoàn toàn có phương án thay thế tốt hơn.
“Tất cả các đập thủy điện khi xây dựng đều ít nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Chưa kể việc xây dựng, nạo vét sẽ khiến lòng sông Hồng bị tụt xuống. Khi đó nước biển sẽ xâm lấn, gây nguy cơ ngập mặn với các tỉnh đồng bằng trũng phía dưới.
Vị này cho rằng muốn triển khai dự án, cần có nghiên cứu, báo cáo chi tiết tác động môi trường, hiệu quả kinh tế…
Riêng về hình thức đầu tư BOO (xây dựng – sở hữu – vận hành vĩnh viễn), chuyên gia này cho rằng là “quá mạo hiểm”. Với những dự án có liên quan tới dân sinh, môi trường sinh thái, phải rất hạn chế, thậm chí không nên cho phép đầu tư theo hình thức này.
Theo đề xuất của Xuân Thiện, doanh nghiệp muốn xin Chính phủ cho tính giá điện theo cơ chế đặc thù, trong đó giá bán 5 năm đầu là 1.900 đồng một kWh, 5 năm tiếp theo là 2.380 đồng, các năm tiếp theo tối thiểu 2.970-3.560 đồng. Mức giá bán buôn này đang đắt hơn cả giá bán điện sinh hoạt bình quân mà của Bộ Công Thương đang áp dụng, chưa kể đến việc thị trường điện Việt Nam sẽ bước vào cuộc chơi khắc nghiệt hơn.
"So với các nhà máy thủy điện đang vận hành, đề xuất giá điện dự án là cao. Nếu giá bán điện được thông qua, Chính phủ phải hỗ trợ giá bán cho nhà đầu tư, phương án này không phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực", Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá.
Cụ thể, từ năm 2017 đến 2021 thị trường phát điện cạnh tranh sẽ được triển khai. Sau năm 2021 sẽ là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Khi đó, việc thu mua điện sẽ ưu tiên các đơn vị có giá bán rẻ, người tiêu dùng có quyền chọn nơi có giá điện cạnh tranh để mua. Như vậy, những dự án thuỷ điện của Xuân Thiện có giá thành cao có nguy cơ rơi vào cảnh điện sản xuất ra không bán được. 
Theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2020-2030, cơ cấu nguồn điện theo hướng thủy điện giảm dần, nguồn nhiệt điện than và điện tái tạo sẽ tăng lên, đồng thời ưu tiên vận hành nhà máy nhiệt điện than khu vực miền Bắc. Khi đó, giá bán của các nhà máy thủy điện cũng có thêm sức ép.
Do đó, ngay trong đề xuất phê duyệt trình lên Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng đề nghị Xuân Thiện bổ sung tính toán, phân tích tính khả thi của dự án trong trường hợp không xin được cơ chế đặc thù (Chính phủ không hỗ trợ bù lỗ giá điện).
Cát sỏi, sa khoáng khi nạo vét trên sông Hồng sẽ đi đâu?
Dự án đặt kế hoạch nạo vét lòng sông Hồng với chiều dài khoảng 288 km nhằm khơi thông luồng lạch, xây dựng cảng, thuỷ điện. Trong quá trình này, sẽ có cát, sỏi có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng và các khoáng sản khác. Tuy nhiên, nhà đầu tư hiện chưa đưa ra phương án xử lý các khoáng sản này trong quá trình thực hiện.
Về việc này, Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết sẽ yêu cầu Xuân Thiện thực hiện nghiêm chỉnh quy định về pháp luật, trong trường hợp có thu hồi số cát sỏi, khoáng sản nêu trên nếu dự án được phê duyệt.
Lo ngại buôn lậu đường sông gia tăng
Buôn lậu hàng Trung Quốc từ nhiều năm nay đã rất phổ biến, đặc biệt là các tỉnh gần biên giới. Mặc dù các lực lượng chống buôn lậu vẫn tích cực hoạt động song việc phát triển mạnh tuyến giao thông thuỷ dọc sông Hồng gắn với mục tiêu tăng giao thương với Trung Quốc khiến lo ngại về hoạt động này có thể diễn biến phức tạp trong điều kiện kiểm soát đường thủy có thể khó khăn hơn trên bộ. Trước đó, thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại năm 2015 giữa Việt Nam - Trung Quốc là 45 tỷ USD.
Về phía ngành giao thông, việc đầu tư vào tuyến vận tải thủy được cho là hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu vận tải, trong đó chú trọng vận tải đường sông để giảm bớt các gánh nặng cho giao thông đường bộ. Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng nhận định đây là dự án có tác động tích cực đến kinh tế các tỉnh miền núi phía Bắc, là động lực cho du lịch.
Theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, đến năm 2020, vận chuyển đường thủy sẽ đạt 58,3 triệu tấn, hành khách đạt 972.000 lượt. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia cho rằng Việt Nam rất có lợi thế về vận tải đường sông và ngành này còn nhiều dư địa phát triển.
Tổng công ty Vận tải thủy (VIVASO) cho biết vận tải thủy có một số ưu điểm mà các loại hình vận tải khác không thể có được là hầu như khai thác tự nhiên, giá thành rẻ, ít ảnh hưởng tác động đến môi trường.
Mặt khác, việc phát triển công nghiệp, đặc biệt nhiên - nguyên liệu, sản phẩm cho các nhà máy nhiệt điện, đạm, xi măng .. gần như phụ thuộc vào vận tải thủy với khối lượng ngày càng cao. Việc vận chuyển các thiết bị, nhất là hàng siêu trường, siêu trọng thì đường thủy gần như là lựa chọn tối ưu.
Bạch Dương - Anh Minh

Không có nhận xét nào: