Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

VTV xử án Phan Anh: TRÌNH ĐỘ CỦA BỒI THẨM VIÊN PHẠM MẠNH HÀ; VTV1 “ phê đấu” MC Phan Anh- mở màn “chiến dịch diệt chim sẻ” tại Việt Nam chăng ?; Lực lượng Công an mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trong tình hình mới; Mc Phan Anh: Tôi không biết trước kịch bản; Võ Thị Mỹ Linh - Chúng tôi chia sẻ để làm gì?

Phạm Viết Đào.


Nhà báo Hồng Thanh Quang và MC Tạ Bích Loan


Chương trình “ 60 phút mở do VTV 1 tổ chức với chủ đề: “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì”? phát vào tối thứ 6 ngày 27/5/2015; danh nghĩa thảo luận, đối thoại mở, thực chất là cuộc "đấu tố" MC Phan Anh; Chương trình kéo dài 1 tiếng phát vào tối 27/5/2015 nhưng sau đó chương trình này đã bị VTV 1 hạ xuống ?

Có thể do bị dư luận mạng và nhiều trang báo điện tử chính thống phản ứng dữ dội coi đây là hành vi đấu tố không khác mấy thời cải cách ruộng đất…

Chương trình “ 60 phút mở” này làm cho chúng ta liên tưởng tới “Chiến dịch diệt chim sẻ” (tiếng Trung Quốc: 打麻雀运Đả ma tước vận động) là một trong những hành động đầu tiên trong kế hoạch Đại nhảy vọt của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1958 đến năm 1962.
Hậu quả của chiến dịch này là: Mùa vụ năm sau được khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ, nhưng họ đã quên đi một sự thật là chim sẻ ăn châu chấu. Châu chấu tràn ngập vùng miền quê sau đó phá nát mùa màng và kéo theo sau là một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc.
Thực ra, đây là chiến dịch diệt chim sê về danh nghĩa là một chủ trương liên quan tới ngành nông nghiệp Trung Quốc; nhưng sâu xa của chủ trương này: Mao Trạch Đông muốn nắn gân thái độ của dân Trung Quốc đối với sự linh thiêng của các quyết sách do Mao đưa ra để chuẩn bị cho Cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản; lịch sử sau này đã giải mã: một cuộc đảo chính thanh trừng nội bộ bộ máy Đảng CS Trung Quốc do Mao chủ trương…
Cuộc “ phê đấu” công khai này được tổ chức theo người trong cuộc cho biết kéo dài 2 tiếng đồng hồ, được cắt xén biên tập thành 1 tiếng đồng hồ khi phát sóng giữa một bên là: MC Phan Anh một người dẫn chương trình được nhiều người quen biết trong một số chương trình ăn khách vủa VTV với biên tập viên Tạ Bích Loan, danh nghĩa người dẫn chương trình; đại tá Hồng Thanh Quang, nguyên là đại tá, Phó TBT báo Công an nhân dân và hiện là TBT báo Đại Đoàn Kết…
Người dẫn chương trình theo thông lệ là người dẫn dắt cuộc chơi đã hùa vào phía tham gia phê đấu MC Phan Anh về một clip do Phan Anh “ chia sẻ” trên facebook cá nhân của mình…
Cuộc “phê đấu” này theo MC Phan Anh thì anh không hề được biết trước “ kịch bản” còn bên kia chắc là đã chuẩn bị mọi thứ để “ úp sọt” Phan Anh; Câu chuyện mà VTV 1 mở chuyên mục liên quan tới một 1 clip do VTC phát, ( VTC là cơ quan ngôn luận của Đài tiếng nói Việt Nam) thực hiện: thí nghiệm cho cá thả vào nước biển Vũng Ánh đã chết ngay sau vài phút; Clip này sau này được xác minh là không trung thực: những con cá được đưa vào làm thí nghiệm không phải là cá biển mà cá nước ngọt…Tóp lại đây là một clip bịp của VTC ?!
Khi MC Phan Anh “ chia sẻ “ clip này của VTC về trang của mình đã có hàng vạn cư dân mạng like; Các nhà phê đấu MC Phan Anh đã tìm cách úp cái sọt trách nhiệm này cho MC này?
Ai lập facebook đều có chung một mục đich; kết nối bạn bè để thu nhập thêm thông tin của đời muôn mặt đời sống, xã hội và của cá nhân của những người tham gia kết nối…do trong bối cảnh Việt Nam có gần 1 ngàn tờ báo nhưng chỉ có một TBT…
Chuyện các cơ quan báo chí đưa tin không chính xác, thiếu trung thực, tự dàn dựng theo ý chí chủ quan của người đưa tin không phải là chuyện hy hữu trong làng báo nước ta và thế giới.Mặt hạn chế, mặt trái này của phương tiện báo chí truyền thông cũng tương tự như chim sẻ ăn mất thóc lúa, phá hoại hoa màu bên cạnh mặt tích cực bắt sâu bọ, châu chấu...
Do vậy, ngay để bảo vệ mùa màng biệt pháp cực đoan ' diệt tận gốc" chim sẻ đã để lại những trận đói hàng triệu người chết ở Trung Quốc; Nếu muốn giữ cho trong lành môi trường mạng bằng phương pháp diệt chim sẻ của Mao Trạch Động thì hệ lụy xã hội sẽ khôn lường...
Vụ việc “ phê đấu” MC Phan Anh làm dư luận nổi sóng vì nó liên quan tới sự kiện cá chết ở vùng biển miền trung mà dư luận nghi thủ phạm là dự án Formosa-Vũng Áng, một dự án liên quan tới các nhà đầu tư Trung Quốc…
Về nguyên nhân dẫn tới thảm họa môi trường này, mặc dù nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc, tuyên bố: đã khoanh vùng được nguyên nhân nhưng vẫn chưa công bố…Đây là thảm họa có thật, nhãn tiền, hàng triệu người chứng kiến và gánh chịu hậu quả  nhưng tại sao lại có sựu lúng túng, thiếu minh bạch về phương diện thông tin để dẫn dắt dư luận…
Sở dĩ dư luận giật mình về vụ phê đấu MC Phan Anh vì nói xảy ra trong bối cảnh một số vị đứng đầu của các cơ quan chức năng Chính phủ đã có những tuyên bố, những động thái cho thấy tại Việt Nam, săp xảy ra một chiến dịch đối phó, tạo thanh giống như chiến dịch diệt chim sẻ dưới thời Mao Trạch Đông; sắp có những “ cơn bão quét” đổ tràn môi trường  “sinh thái mạng” nơi sinh hoạt của hàng triệu cư dân mạng đặc biệt rầm rộ sau sự cố cá chết ở vùng biển miền Trung…
-Này đây: 29/4/ 2016 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau khi khảo sát vùng biển miền trung về đã có ý kiến chỉ đạo: Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo chí thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền chính xác, khách quan, đầy đủ, có cơ sở khoa học, không tạo tâm lý hoang mang trong dư luận nhân dân nhằm góp phần nhanh chóng khôi phục nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và sản xuất kinh doanh để ổn định cuộc sống của người dân. ( 29/4/2016-TTXVN )

-Tiếp sau là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ngày 5/5/2016:” Liên quan vụ cá chết hàng loạt ở ven biển Bắc miền Trung, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xác định các đối tượng tung tin xuyên tạc, lợi dụng để kích động phá hoại, gây rối an ninh trật tự( Xử lý hành vi lợi dụng việc cá chết để kích động gây rối | Báo Công an 5/5/2016


-Mới đây ngày 31/5/2016, báo CAND đưa tin: “Lực lượng Công an mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trong tình hình mới…( CAND 31/5/2016 )…

- Chương trình An ninh TV dọn đường dư luận bằng một chuyên mục dài, nói về nguy cơ nổ một cuộc cách mạng cá, các phần tử “cách mạng cá” này ngoài bàn phím, băng rôn khẩu hiệu còn tự vũ trang thêm dao búa mang theo các cuộc biểu tình để thực thi nhiệm vụ cách mạng…

Nhìn vào bối cảnh đó, rất có thể VTV1 nổ “phát súng” mở màn cho một chiến dich trấn ấp, bắt bớ những người hàng ngày vẫn lên mạng chia sẻ thông tin và MC Phan Anh giống như là vật tế cờ, “con chim sẻ” đầu tiên bị quật chết trong chiến dịch diệt chim sẻ do Mao Trạch Đông phát động…

Có ý kiến được trang Nguyentandung.org một tờ điện tử nặc danh dư luận cho đằng sau nó là lực lượng an ninh, trích ý kiến của 1 công dân Nhật nói đại ý người Nhật không lên mạng chia sẻ tùm lum như ở Việt Nam…

Người viết bài này quên không liên hệ tới môi trường thông tin Nhật Bản: Tại Nhật bản Đảng cầm quyền của ông Abe không thành lập một cái Ban chuyên chỉ đạo thông tin báo chí được đưa tin thế này, không thế kia; Nếu TBT nào không chịu nghe thì chỉ đạo cơ quan nhà nước phạt tiền, tước giấy phép hay phạt tù…

Tại Nhật Bản về cơ bản báo chí đã ;làm trong  nhiệm vụ thông tin, cư dân vào các tờ báo có uy tín là có thể nắm được tương đối chính xác, khách quan các diễn biến chính trị-kinh tế-xã hội của các tầng lớp trong xã hội. Điều này khác với Việt Nam, người dân muốn hiểu thấu tình hình đất nước, không muốn đẩy vào tình thế bị “ngu trung” thì phải tìm cách lên mạng…Hệ thống chính thống ngày càng bị tẩy chay vì nó không phát triển đúng thiên chức; Đó là một thực tế…

Đưa vụ phê đấu MC Phan Anh có thể là chiến dịch tảo thanh đời sống thông tin mạng; Sau hàng triệu con cá bị phơi bụng chết ở vùng biển miền trung liệu sau đó có thể dẫn tới thảm họa kép: hành vạn chú " chim sẻ mạng" sẽ bị đưa lên thớt, sẽ bị nướng chả băm viên vì can tội lên mạng dại khờ " chia sẻ" với nhau hoặc đã: Yêu sai duyên, và mến chẳng nhằm người... lời " đấu tố viên" Hồng Thanh Quang mượn thơ Xuân Diệu dạy dỗ MC Phan Anh...

P.V.Đ.




MC Phan Anh nói về chương trình 'gây bão' của VTV

-MC Phan Anh rất bình thản với clip được cho là Đài truyền hình Việt Nam "đấu tố" mình.

Là người trong cuộc và ủng hộ luận điểm của MC Phan Anh, tôi cho rằng Phan Anh có lý khi đề cao quyền được nói, quyền được tự do biểu đạt của mỗi người
Chương trình "60 phút mở" phát trên sóng VTV1 do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn với nội dung: "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?" đang khiến dân cư mạng xôn xao với hàng nghìn lượt chia sẻ, bình luận chủ yếu xoay quanh thái độ và cách trò chuyện của những người làm chương trình.
Phần chính được đưa ra đối thoại trong chương trình có liên quan đến một clip thí nghiệm hai con cá sống trong môi trường nước biển Vũng Áng do đài VTC thực hiện. Clip này được lan truyền với tốc độ “chóng mặt” trên các trang mạng xã hội. Một trong những người chia sẻ clip này nhận được nhiều quan tâm của cộng đồng là MC Phan Anh, với 12.000 lượt thích và 1.500 lần chia sẻ trên Facebook.
MC Phan Anh, 60 phút mở, Tạ Bích Loan, VTV
MC Phan Anh trong chương trình 60 phút mở

Trong chương trình, các vị khách mời và cả MC Tạ Bích Loan dường như đều tập trung chất vấn MC Phan Anh. Nhiều khán giả xem chương trình đã nói màn trò chuyện này chẳng khác nào “đấu tố” MC Phan Anh vì hành động chia sẻ trên mạng xã hội của anh. Facebooker Pham Linh cho rằng: “MC Phan Anh không đúng hoàn toàn, chưa đủ sáng suốt trong các câu trả lời và quan điểm. Nhưng quan trọng ở đây mình thấy là thái độ. Thái độ của Phan Anh rất chân thực, nét mặt và biểu cảm rất thoải mái và một điều nữa mình thấy Phan Anh cách nói chuyện của Phan Anh không 'hách xược….'.
Tuy nhiên clip chương trình "60 phút mở" khi đưa lên trang youtube của VTV đã nhanh chóng bị gỡ bỏ. Mặc dù vậy nội dung chương trình vẫn được cư dân mạng truyền tay và bình luận sôi nổi suốt những giờ qua.
Liên hệ với MC Phan Anh, anh không có vẻ gì là bực bội hay bất ngờ gì mà chỉ chia sẻ ngắn gọn: "60 phút đã qua rồi, giờ tôi đang có kỳ nghỉ rất vui vẻ bên gia đình".
T.Lê
Nguồn VNN.VN

(Văn hóa) - Một đất nước chịu nhiều mất mát trong lịch sử khiến người dân luôn phải cân nhắc lợi hại trong từng hành động của mình, để làm lợi cho xã hội hoặc ít nhất là không trở thành gánh nặng của xã hội, đó chính là câu chuyện diễn ra ở Nhật Bản.

vtv-dau-to-2-310516
“Keyboard Warrior” là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên dùng bàn phím để gây chiến, nói linh tinh những điều vô thưởng vô phạt, nếu dịch ra tiếng Việt, có thể dùng nghĩa “anh hùng bàn phím” để mô tả tương đương. Thuật ngữ này dường như không tồn tại ở Nhật Bản.
Ninomiya, một người Nhật có sử dụng Facebook biết tiếng Anh và tiếng Việt, đang sống tại Việt Nam nói, tại Nhật, khó tìm ra từ ngữ (Kotoba) nào tương đương với từ “Keyboard Warrior”, khi một người Nhật hỏi Ninomiya về nghĩa của từ “Keyboard Warrior”, ông chỉ giải thích rằng, đây là một dạng của “netto surangu”, tức là tiếng lóng trên mạng, dùng để chỉ những người đẩy ra những cảm xúc bình thường của bản thân, thông qua bàn phím, trên mạng xã hội.

Tấm ảnh chụp băng rôn ghi dòng chữ: “Nhiệt liệt chào mừng đại động đất Nhật Bản” đầy khiêu khích từ nhà hàng Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Ông giải thích, việc người Nhật không ồn ào trên mạng xã hội có khá nhiều nguyên nhân, thứ nhất là họ hiểu việc đưa thông tin lên mạng là một hành vi cộng đồng, trong đó nó có thể đưa ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực. Thứ hai, họ tin vào thông tin từ những người có chuyên môn, những người có khả năng đưa ra thông tin chính xác.
Ngày 10/4/2015, gần 150 con cá voi mắc cạn tại Hokota, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cả thế giới lo sợ và đồn đoán về hiện tượng lạ này và coi đó là dấu hiệu cho một trận đại động đất sắp giáng xuống Nhật Bản, khi trước đó, đã có nhiều trận động đất xảy ra sau khi hiện tượng tương tự được ghi nhận tại New Zealand và chính Nhật Bản trước đó.
Báo chí nước ngoài đua nhau lật lại sự kiện này, tuy nhiên không có báo Nhật nào liên kết câu chuyện và so sánh về sự trùng lặp với những trận động đất, trong đó có hai trận là trận Christchurch và đại động đất ở vùng Tohoku Nhật Bản năm 2011, ghi nhận sự bất thường của cá voi và cá heo trước khi thảm họa diễn ra.

Người Nhật lấy nước làm mát cho cá voi dạt vào thành phố biển Hokota. Ảnh: AP
Trên mạng xã hội Yahoo và Twitter, những người dân Nhật cũng ý thức “dập” những dòng tin hoang mang bằng lập luận mạnh mẽ hoặc kiềm chế việc đưa tin chưa được kiểm chứng.
Các tài khoản YouTube của báo Nhật chặn hết các bình luận nhằm tránh những tin đồn có thể lây lan. Sau cùng, nguyên nhân dự đoán cá heo chết được các chuyên gia đầu ngành của Nhật đưa ra là do cá bất ngờ rơi vào vùng nước lạnh, bị sốc và viêm phổi, Nhật thở phào nhẹ nhõm.
Câu chuyện trên cho thấy, ngay từ cơ quan truyền thông chính thống của Nhật Bản cũng luôn có tính chọn lọc, cân nhắc thông tin để truyền tải đến người dân nên người dân luôn tin vào báo chí, tin vào các chuyên gia, tin vào truyền thông chính thống hơn các tin xuất hiện trên mạng xã hội. Trớ trêu thay, cũng sự kiện này, Facebook và cả báo chí Việt Nam đã bàn luận rất… rôm rả!
Đất nước Nhật Bản bốn mặt giáp biển, có tính thuần chủng về dân tộc rất cao, trong khi lại luôn đối mặt với thiên tai như động đất, bão lũ… Và quốc gia này trở nên rất đoàn kết và rất nhạy cảm với thông tin bởi một thông tin sai lệch cũng có thể khiến nhiều người phải trả giá.
Ninomiya nói: “Tôi không nghĩ hoặc chưa được nghe nói về một bài học chuyên biệt liên quan đến việc ứng xử trên mạng xã hội của các trường học. Tuy nhiên, hành vi ứng xử đúng mực trước những tình huống đa dạng có thể được hình thành nhờ việc người Nhật luôn được đào tạo về các kỹ năng sống trong hệ thống giáo dục của mình”.
Quay lại sự kiện mới đây, khi tấm ảnh nhà hàng Trung Quốc treo biển: “Nhiệt liệt chào mừng đại động đất Nhật Bản” gây bão trên Weibo hay Twitter do người Trung Quốc sử dụng, người Nhật Bản đã thấy nhưng không hề lưu tâm, Ninomiya cho rằng cần phải phân biệt một nhà hàng Trung Quốc không đại diện cho nhiều nhà hàng Trung Quốc, một người Trung Quốc không đại diện cho cả dân tộc Trung Quốc.
“Nếu Chính phủ Trung Quốc có động thái khiêu khích, người dân Nhật sẽ lên tiếng, nhưng một nhà hàng Trung Quốc thì không có tính đại diện nào cả”, Ninomiya nói.
Tại Việt Nam, có khá nhiều người Nhật sinh sống và sử dụng Facebook, nhưng rất khó nhìn thấy thông tin cá nhân như công ty, nghề nghiệp, tuổi, số điện thoại… của họ trên Facebook. Cô Ai Iwakura, trợ lý giám đốc của một công ty hỗ trợ việc làm Nhật nói: “Tôi sử dụng Facebook cho các công việc của mình, những gì cần thiết để đưa lên đó tôi đều đã chia sẻ”.
Thỉnh thoảng, Ai Iwakura đăng ảnh cậu con trai và bạn học của cậu lên Facebook song những tấm ảnh đó đều bị làm nhoè mặt, Ai Iwakura nói rằng, khi lớn lên cậu bé sẽ tự cân nhắc đến việc tải những tấm ảnh của mình lên mạng xã hội hay không, còn bây giờ cô chưa được phép làm điều đó.
(Theo ICT News)

(Văn hóa) - Sau một ngày giữ im lặng giữa lúc dư luận tranh cãi dữ dội về chương trình 60 phút mở, MC Phan Anh đã quyết định nói rõ một số vấn đề mà ‘chỉ người trong cuộc’ mới rõ.

MC Phan Anh, 60 phút mở, Tạ Bích Loan, VTV
MC Phan Anh trong chương trình 60 phút mở
Mc Phan Anh: Tôi không biết trước kịch bản
Những ngày qua, chương trình 60 phút mở: Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì phát sóng trên kênh VTV1 với sự tham gia của người dẫn chương trình – nhà báo Tạ Bích Loan, MC Phan Anh, các khách mời nhiếp ảnh gia Na Sơn, nhà báo Hồng Thanh Quang… đang dấy lên những ý kiến trái chiều.
Trong suốt hôm qua 30.5, cũng là thời điểm dân mạng tranh luận sôi nổi nhất, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với MC Phan Anh nhưng không thành. Anh chỉ trả lời ngắn gọn: “60 phút đã khép lại, mình đang đưa gia đình đi nghỉ hè! Những điều mình muốn nói thì đã chia sẻ…”.
Tuy nhiên, đến hôm nay, trước làn sóng mạnh mẽ của cộng đồng mạng, MC Phan Anh đã quyết định chia sẻ trên trang cá nhân những điều có thể nói là “chỉ người trong cuộc” mới rõ.
MC của Vietnam Idol cho biết: “Tôi được biên tập mời đến để tham gia trò chuyện về chủ đề mạng xã hội. Tất cả những gì tôi biết là như vậy, và tôi không nhận được kịch bản nào. Anh Hoàng Minh Trí nói các khách mời đã được gửi kịch bản thì đây là chia sẻ của anh Trí mà thôi”.
Theo MC Phan Anh, các khách mời cùng MC có tranh thủ cà phê, gặp nhau trước lúc ghi hình, trò chuyện ngoài lề rất vui vẻ và được nhắn nhủ rằng phải tranh luận rôm rả. Tất cả đều cười và nhất trí. Chương trình diễn ra trong khoảng 2 tiếng và được biên tập, cắt gọt cho phù hợp với thời lượng phát sóng. Và sau khi kết thúc, mọi người đều nói cười và chụp hình cùng nhau, cùng khán giả.
Trước những ý kiến cho rằng người dẫn chương trình – nhà báo Tạ Bích Loan cố tình “dồn ép” MC Phan Anh, anh cho rằng: “Chị Tạ Bích Loan là người tôi hâm mộ từ lâu. Tôi quý chị và tôi tin chị cũng mến mình. Còn trong chương trình, tôi nghĩ chuyện nào đi chuyện đó, và tôi hoàn toàn không cảm thấy giận dữ gì. Chị có hỏi tôi: “Em thấy điều gì nhạy cảm, không tốt cho em thì nói nhé”. Tôi đáp: “Không ạ! Em chia sẻ những điều mình nghĩ. Đúng hay sai là do quan điểm của mọi người”… Sau đó về, chúng tôi trở thành bạn trên Facebook, nói chuyện rất thoải mái, và chị còn nhắn bữa nào tham gia các chương trình khác”.
Về nhà báo Hồng Thanh Quang, người cũng được cho là đã “dồn ép” MC Phan Anh trong chương trình, Phan Anh cho biết đó cũng là người đã đưa cho anh nhiều góp ý thiết thực trong nghề nghiệp. “Khi chương trình diễn ra, đúng là tôi có bất ngờ nhưng tôi tôn trọng luận điểm của anh ấy. Gần cuối cuộc tranh luận, anh có nói: “Tôi tin Phan Anh và rất tán thành một ý, việc khi nào chúng ta còn chia sẻ, nói nhiều về những chuyện tiêu cực đấy là chuyện bình thường. Đến khi, có một việc tích cực mà mọi người bị shock, phải chia sẻ ầm ầm, đó mới là lo ngại, đáng báo động”.
Nhà báo Hồng Thanh Quang và MC Tạ Bích Loan
Nhà báo Hồng Thanh Quang và MC Tạ Bích Loan
Phan Anh cho biết khi chương trình phát sóng trên VTV1 vào tối thứ 6 (27.5), anh không xem mà chỉ thấy vài người có nhắn lại. Đến khi chương trình phát lại trên VTV6 vào tối thứ 7, anh đăng tấm hình trên Facebook hỏi mọi người có xem không và nhận được phản hồi nhiều hơn nhưng chủ yếu là một bộ phận dân mạng vào thóa mạ. “Cho đến sáng nay, tôi thức dậy thì choáng váng với sự chia sẻ của cộng đồng mạng”, Phan Anh chia sẻ.
Anh cũng gửi lời cảm ơn những người bạn đã “không im lặng”. “Có chia sẻ ấm lòng đến mức khóe mắt mình cay. Nhưng xin đừng khoác lên mình tấm áo quá rộng. Mình thực hiện quyền bình thường của một công dân, mình chỉ mong con cháu chúng ta được sống trong một môi trường sạch! Và người với người, sống để yêu nhau. Tuy nhiên yêu có trách nhiệm, yêu tỉnh táo các bạn tôi nhé, vì có lúc yêu nhau như thế bằng mười hại nhau đấy ạ”, Phan Anh nói thêm.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn: ‘Nhiều ý kiến của Phan Anh không được phát sóng’
vtv-dau-to-300516
Ở một thời điểm khác, nhiếp ảnh gia Na Sơn, người đã thừa nhận biết MC Phan Anh mười mấy năm trước, đồng thời cũng có mặt tại trường quay hôm đó với tư cách khách mời, đã có một chia sẻ tiết lộ những tình tiết bị cắt bỏ trong chương trình “60 phút mở: Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì” như sau:
“Tối qua tới giờ trên mạng nóng vụ “VTV đấu tố” MC Phan Anh. Là người trong cuộc và cũng là người ủng hộ quan điểm của bạn ấy mình có vài lời ntn:
. Clip phát trên tv là biên tập, cắt cúp rất nhiều từ cuộc nói chuyện, tranh luận hơn 2 tiếng cho vừa khung 60 phút của họ. Có những thứ rất hay đáng nhẽ nên cho vào để cân bằng. Ví dụ như Phan Anh nói: “Tôi phải tin VTC chứ vì đó là nguồn tin chính thống, đài TH nhà nước cũng như mọi người tin vào cái phóng sự… quét rau của VTV vậy…”.
. Ở hiện trường thì Phan Anh không hề bị lép vế chút nào mặc dù việc sắp xếp của chương trình để bạn ấy “đối mặt” với sự chỉ trích từ đầu. Mình chỉ được vào khoảng 30p cuối nên “hộ giá” không được nhiều. Quan điểm của mình là ủng hộ bạn ấy và ủng hộ chia sẻ trên mạng.
. Mình biết Phan Anh mười mấy năm trước và quí bạn ấy nhưng đến giờ thì thực sự nể Phan Anh vì bản lĩnh, sự chính trực.
. Cuối cùng, chúng ta hãy “đừng im lặng” và ” share có ý thức” khi tham gia mạng xã hội. Vậy thôi! Quan tâm gì đến việc “thể hiện quyền lực” “khẳng định bản thân”… phỏng ạ?! Đấy là việc của hội nghiên cứu.
P.S: Hơi tiếc là chương trình phát không có 1 câu tâm đắc của mình. Mình dẫn lại ý của cụ Fukuoka trong “Cuộc cách mạng 1 cọng rơm” là nếu cây lúa khoẻ thì bản thân nó sẽ đánh bại cây cỏ có hại. Thông tin cũng vậy, nếu các thông tin chính thống đều tốt, minh bạch thì tự chúng sẽ đẩy được thông tin có hại. Cho nên chúng ta hãy cứ để các thông tin tự do cùng nhau cạnh tranh, không cần (và không thể) ngăn cấm làm gì.”
Trước nhiều ý kiến chỉ trích người dẫn chương trình – nhà báo Tạ Bích Loan đã cố tình “ép”, không khác gì “đấu tố”, MC Phan Anh, nhiếp ảnh gia Na Sơn nhìn nhận: “Không có đấu tố gì cả. Đây là chương trình tranh luận, ở Việt Nam chưa có, hoặc có ít những chương trình như vậy. Còn mọi người xem chương trình nước ngoài, các diễn giả và MC tranh luận với nhau, thậm chí tấn công quan điểm rất mạnh để các bên được nói tiếng nói của mình, người xem có thể rút ra từ đấy, chứ không phải bên nào đúng, bên nào sai cả. Tất cả đều thẳng thắn với nhau. Tiếc là thời lượng hơi ngắn, mọi người nói nhiều ý hay mà không đưa lên được hết”.
“Trong chương trình, chị Tạ Bích Loan, anh Hồng Thanh Quang và mọi người đều có ý kiến riêng, có vị thế, vai trò riêng của mình. Họ nói lên tiếng nói của họ thôi. Như Phan Anh cũng vừa chia sẻ trên facebook, mọi người ở bên ngoài đều chơi với nhau, chứ không ai tấn công ai cả”, nhiếp ảnh gia Na Sơn cho hay.
Theo anh, vấn đề ở đây là do cách dàn dựng của VTV. “Cách dàn dựng chương trình của VTV bị lệch, nếu cân bằng giữa mọi ý kiến, để Phan Anh nói nhiều hơn sẽ tốt hơn”, nhiếp ảnh gia này nhìn nhận.
Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố” MC Phan Anh trên VTV?

Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố” MC Phan Anh trên VTV?

Tối 29/5, clip chương trình 60 phút mở với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV được đăng tải trên mạng đã "gây bão". Đây là đề tài truyền thông hay, nhưng chỉ...
MC Phan Anh tâm trạng sau khi bị CSGT “tuýt còi”

MC Phan Anh tâm trạng sau khi bị CSGT “tuýt còi”

Mới đây, trên trang Facebook của MC Phan Anh chia sẻ một câu chuyện về cách ứng xử của Cảnh sát giao thông gây xúc động. Câu chuyện có nội dung như sau: “Tối qua, mình dừng xe chờ đèn đỏ...
Thiên Lý (Tổng hợp)

(Thời sự) - Đó là chỉ đạo của Thượng tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị đánh giá công tác bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) tháng 5 năm 2016; sơ kết công tác bảo đảm ANTT bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021; triển khai công tác Công an trong thời gian tới do Bộ Công an tổ chức, ngày 31-5, tại Hà Nội. 

Dự Hội nghị còn có các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ và Công an TP Hà Nội…
Báo cáo tình hình, kết quả công tác Công an trong tháng 5 và nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 6 và thời gian tới, Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh Văn phòng Bộ Công an nêu rõ: Tháng 5/2016, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức tác động đến tình hình ANTT, Công an các đơn vị, địa phương đã nỗ lực, cố gắng, bám sát chương trình công tác năm 2016; thực hiện tốt chức năng tham mưu, phối hợp và tổ chức hiệu quả các mặt công tác Công an, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH), không để xảy ra bị động, bất ngờ; đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của đất nước…

Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Về công tác bảo vệ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt và triển khai nghiêm túc chỉ đạo Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban bầu cử ở các địa phương; chủ động xây dựng, triển khai hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo vệ bầu cử.
Do vậy, tình hình ANTT tại các điểm bầu cử trong toàn quốc được bảo đảm tuyệt đối an toàn, góp phần quan trọng vào thành công cuộc bầu cử. Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
Trong đó nổi bật là, bảo vệ tuyệt đối an toàn trước các hoạt động kỷ niệm 41 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 126 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động nắm tình hình, xây dựng kế hoạch bảo vệ; nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ tuyệt đối an toàn Đoàn Tổng thống Mỹ trong suốt thời gian hoạt động tại Việt Nam…
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương tinh thần nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an các đơn vị, địa phương trong tháng 5/2016.
Chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tiếp theo, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung nắm, phân tích, đánh giá, dự báo sát, đúng tình hình để chủ động trong công tác đảm bảo ANTT; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, TTATXH.

Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân phát biểu tại Hội nghị.

Trung tướng Nguyễn Danh Cộng, Chánh Văn phòng Bộ Công an trình bày báo cáo tại Hội nghị.
Mở cao điểm đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo ANTT trong tình hình mới; không để tội phạm gia tăng, không để tội phạm lộng hành. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án hình sự, kinh tế, tham nhũng, ma túy lớn, không bỏ lọt tội phạm, không để oan, sai.
Tăng cường lực lượng, biện pháp tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phòng chống cháy, nổ. Tập trung rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật; tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; tăng cường quản lý cán bộ, siết chặt kỷ luật lỷ cương.
Toàn lực lượng tiếp tục Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII; Nghị quyết Trung ương 4, các phong trào, cuộc vận động… vào cuộc sống.
Đồng chí Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan báo chí, xuất bản trong lực lượng CAND tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền; kịp thời đưa tin, bài cổ vũ, động viên những gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong tham gia giữ gìn ANTT và phòng chống tội phạm, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…
(Theo Công An Nhân Dân)

Tiếng Dân Việt Media (Tổng hợp)



Trước thảm họa cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, đài Truyền hình VTC đã có thí nghiệm "cá chết sau hai phút" vào tháng 4/2016.

Sau khi được phát sóng, clip của VTC đã tiếp nhận nhiều luồng dư luận khác nhau với hàng chục ngàn lượt chia sẻ.

Tháng 5/2016, đài Truyền hình quốc gia Việt Nam VTV làm chương trình "60 phút MỞ" với chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì" do nhà báo Tạ Bích Loan dẫn dắt, với ba khách mời là MC Phan Anh, nhà báo Hồng Thanh Quang, Hoàng Minh Trí.

Ví dụ được VTV đem ra làm dẫn chứng trong chương trình này chính là việc chia sẻ clip thí nghiệm cá chết sau 2 phút của MC Phan Anh.

Và ngay trên sóng truyền hình VTV, một phiên đấu tố thời @ đã diễn ra.

Mời xem videoclip màn đấu tố ngoạn mục của tập đoàn VTV đối với MC Phan Anh


Về bản chất, VTV đã thiếu đạo đức nghề nghiệp khi dẫn dắt tư liệu của VTC nhưng không mời đại diện của VTC tham gia đối thoại.

Đến tận hôm nay, chưa có một cơ quan chức năng có đủ thẩm quyền nào dám tuyên bố clip "cá chết sau 2 phút" của VTC là dàn dựng và bóp méo sự thật. Ngoài ra, ngay sau khi clip trên gặp phải sự phản hồi từ các đơn vị có liên quan, VTC đã thực hiện tiếp một phóng sự mở rộng thông tin sau đó để công bố cụ thể về clip này.

Chương trình "60 phút MỞ" của VTV đã trở thành một phiên đấu tố những người chia sẻ các thông tin liên quan đến thảm họa môi trường gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung. 

Hai đấu tố viên nhiệt tình nhất là nhà báo Hồng Thanh Quang và Hoàng Minh Trí. 

Phiên đấu tố thời @ này đã bị xóa khỏi trang web VTV và các tài khoản Youtube chia sẻ

Mạng xã hội Facebook hiện nay như cuộc sống mở rộng. Nhu cầu gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin với người xung quanh thì thời nào cũng vậy, và Facebook chỉ mở rộng nó ra thôi. Việc quy chụp mạng xã hội có những tác dụng xấu chỉ thể hiện sự sợ hãi trước không gian mở này. Đó là não trạng nô lệ của các nhà báo dưới chế độ độc tài. 

Ngày hôm nay, với "60 phút MỞ", người ta thấy rõ hơn chân dung của hai tay điếm chữ: Tạ Bích Loan và Hồng Thanh Quang. 

Thông điệp cuối cùng mà MC Phan Anh gửi đến người xem chính là "đừng im lặng". Đây là quyền tự do ngôn luận, quyền được nói của mọi công dân (Theo Dân Làm Báo)

Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố" MC Phan Anh trên VTV?

Tối 29/5, clip chương trình 60 phút mở với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV được đăng tải trên mạng đã "gây bão". Đây là đề tài truyền thông hay, nhưng chỉ mới phát đã có những ý kiến rất khác nhau và VTV đã gỡ clip.


Nhân vật chính trong chương trình này là MC Phan Anh. Cách đây không lâu, MC Phan Anh đã chia sẻ clip của VTC thực nghiệm cá chết. Clip này sau đó được chứng minh là dàn dựng có chủ đích, không đúng sự thật. 

60 phút mở đã mời Phan Anh và các khách mời để bàn luận với chủ đề: "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?".

Xem clip, có người thấy chương trình đang “soi mói” dồn ép MC Phan Anh, có người lại cho rằng đó là chương trình hay, nó hơn hẳn những chương trình giải trí một chiều thiếu sự tương tác mà bấy lâu vẫn phát. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, những video chia sẻ trên mạng xã hội về chương trình này đã lần lượt bị xóa.



MC Phan Anh trong chương trình 60 phút mở, chủ đề "chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì"

Có quan điểm khen vấn đề mà VTV đề cập tới. Nhà báo Chiến Văn chia sẻ trên facebook: “Tôi là người trực tiếp xem Chương trình 60 phút mở phát trên VTV1 và cảm giác đầu tiên là tôi thấy sự mới mẻ, hấp dẫn của format chương trình. Chủ đề của chương trình rất thời sự, hay, bổ ích, giúp khán giả có được cái nhìn nhiều chiều về sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng nhiều chiều của nó”.

“Tuy nhiên, tôi thấy chị Tạ Bích Loan dẫn chương trình có vẻ hơi thiếu độ trung tính cần thiết, nhiều lúc hơi để cảm xúc cá nhân chi phối. Khách mời thì tôi thấy các vị chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mạng xã hội, chuyên gia tâm lý chủ yếu đưa ra các lý thuyết, cung cấp kiến thức và con số thống kê”- Nhà báo Chiến Văn chia sẻ thêm.

Theo Nhà báo Chiến Văn, có 3 nhà báo đưa ra quan điểm riêng thì anh Hồng Thanh Quang hơi gay gắt, áp đặt, có thể do bị cắp cúp ý kiến nên phần đầu hơi khiên cưỡng. Còn anh Hoàng Minh Trí (Cu Trí), anh Na Sơn đều đưa ra quan điểm riêng một cách trách nhiệm, thận trọng. MC Phan Anh là người được các khách mời tập trung tranh luận nhiều nhất có lẽ do chương trình có quay đến thông tin sai mà anh chia sẻ.

Các ý kiến tranh luận đều thẳng thắn nên khiến mọi người nghĩ Phan Anh đang bị "quây hội đồng". Tôi thì thấy không hẳn như vậy. Trong tranh luận kiểu bàn tròn như vậy, ý kiến nào đưa ra mà không thuyết phục được người khác sẽ bị tập trung phản biện lại là đương nhiên. Còn tôi tin các nhà báo kia họ đủ bản lĩnh, danh dự của mình để khách quan khi tranh luận, không dễ gì bị ai áp đặt suy nghĩ cả.

Dù sao, tôi vẫn thấy thông điệp của chương trình là tốt, vì quả thật, nếu chúng ta cứ thoải mái chia sẻ những thông tin, vụ việc chưa rõ ràng, tính xác thực không cao sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới xã hội. Chúng ta không im lặng, nhưng chúng ta cũng nên tỉnh táo, thận trọng và trách nhiệm.

Nhà báo Chiến Văn nhấn mạnh: "Nếu người dẫn chương trình Tạ Bích Loan khéo léo hơn, trung tính hơn, thì chương trình đã thành công hơn".
Nhà báo Lê Hồng Kỹ

Phản bác lại những ý kiến đồng tình, nhà báo Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Việc nghiên cứu, bàn luận về tâm lý, hành vi của người dùng mạng xã hội là một đề tài thú vị và rất "thời sự". Tuy nhiên, việc lựa chọn dẫn chứng như chương trình "60 phút mở" để gán với cái gọi là "tâm lý bầy đàn", "lên đồng tập thể" theo tôi là chưa thuyết phục”.

Thể hiện quan điểm gay gắt hơn, Nhà báo Lê Hồng Kỹ bày tỏ: “Clip mà MC Phan Anh chia sẻ là clip được phát trên một kênh truyền hình chính thống, tức là thông tin đã được sàng lọc, kiểm duyệt bởi các khâu biên tập của đài. Sau đó, thông tin có thể được chứng minh là không đúng sự thật, thì đó là trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan xuất bản, phát sóng chứ không phải là trách nhiệm của người chia sẻ.

Nếu tư duy theo lối tự người chia sẻ phải chịu trách nhiệm, không được tin tưởng vào truyền hình, báo chí chính thống, thì tốt nhất là nên đóng cửa các đài, các báo và cũng nên chặn hết các mạng xã hội. Lúc đó, tự mỗi người sẽ đi xác minh mọi thông tin mà mình quan tâm trên đời, và giữ nó làm của riêng”.

Chia sẻ nhận xét về chương trình anh Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Tôi đã xem nhiều chương trình đối thoại, tranh luận trên các đài truyền hình nước ngoài, và thấy rằng đó là cách làm ngày càng phổ biến. Các khách mời có thể tấn công nhau trực diện, đấy cũng là cách tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút cho chương trình. Những chương trình kiểu này có thể được hiểu như một show diễn, trong đó mỗi khách mời đều là diễn viên”.

Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Lê Hồng Kỹ, ngoài cảm xúc của những người tham gia chương trình, tôi nghĩ cần quan tâm đến cảm xúc của công chúng. Bạn có thể tăng rating của chương trình bằng nhiều cách, trong đó cách làm tổn thương đến cảm xúc của người xem. Lựa chọn của bạn nói lên chính bạn. Một diễn viên có thể trở nên nổi tiếng nhờ những vai diễn đi vào lòng người, cũng có thể nổi tiếng nhờ "bán thịt".

Nhà báo Thanh Hằng

Nhà báo Thanh Hằng lại chỉ thẳng vào việc mổ xẻ một thông tin được kết luận “dàn dựng” ở đài truyền hình khác sẽ khiến người xem liên tưởng đến những “sự cố” không kém phần của VTV. 

Nhà báo Thanh Hằng cho rằng: “Lẽ ra, MC Tạ Bích Loan phải là người có thái độ trung dung để dẫn dắt câu chuyện thì đằng này, cô ấy lại như người cầm mồi lửa hừng hực để tạo nên không khí muốn "thiêu sống" nhân vật và phỉ báng người chơi Facebook... ! Bởi hàng nghìn, thậm chí vài chục nghìn tài khoản không thể đại diện cho vài chục triệu người dùng Facebook được!”

Nhà báo Thanh Hằng gay gắt: “Chương trình mang tên "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì", còn người xem thì có quyền đặt câu hỏi: Làm một chương trình (bằng tiền thuế của dân) phản cảm thế này để làm gì?

Clip cá của VTC với clip dùng chổi quét rau của VTV có khác gì nhau đâu mà công kích như thể trong sạch lắm ý”.

* Do đây là ý kiến cá nhân của các Nhà báo, Infonet xin phép không nêu tên cơ quan của các nhà báo.


“Việc phát biểu của mình là việc có ích và việc nên làm“, đó là phát biểu của MC Phan Anh để đáp lại câu hỏi “động cơ của bạn là gì?” của nhà báo Tạ Bích Loan. Bài phân tích dưới đây dựa vào lý thuyết công lợi và lý thuyết về các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân để phân tích lập luận của nhà báo Tạ Bích Loan và MC Phan Anh quanh câu chuyện chia sẻ về clip cá chết ở Vũng Áng.

loan_anh
MC Tạ Bích Loan và Phan Anh. Ảnh: Một Thế Giới.
Chương trình “60 phút Mở” là một chương trình mới ra mắt của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) với biên tập viên, người dẫn chương trình (MC) là nhà báo Tạ Bích Loan, người được biết đến với nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thời và Khởi nghiệp đã và đang phát trên sóng VTV3.

Mở đầu chương trình “60 phút Mở”, nhà báo Tạ Bích Loan xuất hiện với các câu hỏi: “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì? Bạn nhấn những nút like, những nút chia sẻ trên mạng facebook để làm gì? Đó là câu hỏi của chương trình 60 phút mở ngày hôm nay”.

Tiếp ngay theo đó là một phóng sự của chương trình phân tích về clip hai con cá chết dài gần 4 phút của đài VTC: “Vũng Áng: thử nghiệm cho thấy, sau 2 phút, cá bơi trong nước biển đã chết”.

“Clip này được cộng đồng mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt, chỉ một ngày sau thí nghiệm đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các nhà khoa học và trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh vì thử nghiệm thiếu tính khoa học”, lời người đọc phóng sự.

Phóng sự minh họa bằng cách gạch dưới bằng chữ màu đỏ dòng tin tức của báo Tiền phong để chứng minh cho nhận định của mình: Đại diện đơn vị này cho hay, phóng viên giới thiệu là của VTC không có sự phối hợp với đoàn của trung tâm trong quá trình lấy mẫu nước biển tại khu vực tàu bè Lý Hộ (xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh)”.

“Mặc dù vậy, chỉ trong 19 ngày chia sẻ clip đã thu hút 105.693 lượt thảo luận trên mạng xã hội, điều đáng nói là chưa biết tính xác thực của thí nghiệm nhưng những hình ảnh này vẫn được cư dân mạng chia sẻ một cách rầm rộ khiến dư luận thực sự hoang mang”, lời người đọc phóng sự.

Bạn đọc có thể nhận ra trong lời bình luận của phóng sự do chương trình thực hiện khi phân tích tác động của việc chia sẻ thông tin trên FB về clip 2 con cá chết có hàm ý rằng việc chia sẻ thông tin thiếu tính khoa học sẽ khiến dư luận hoang mang. Việc khiến dư luận hoang mang sẽ gây tác động tiêu cực đến cho xã hội.

Tác động tiêu cực đến xã hội là lập luận thường xuyên của những người theo chủ nghĩa Công lợi (hay còn có một tên khác là chủ nghĩa Vị lợi) cho rằng tiêu chuẩn cuối cùng của hành vi đạo đức của cá nhân là làm điều lợi cho xã hội theo nguyên tắc “hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất”. Bởi vì việc chia sẻ clip cá chết làm cho dư luận hoang mang, tác động tiêu cực đến xã hội (đến số đông người) nên mỗi cá nhân không nên chia sẻ clip đó.

Câu hỏi đặt ra, xã hội có bị tác động tiêu cực bởi việc chia sẻ clip hay không, hay việc chia sẻ clip làm cho xã hội tốt hơn khi thông tin được lan truyền nhanh chóng tác động đến các cơ quan chức năng buộc họ phải vào cuộc để giải quyết vấn đề xã hội đang quan tâm?

Ngay cả khi có bằng chứng để chứng minh rằng xã hội bị tác động tiêu cực thì liệu điều đó có thể dùng để hạn chế quyền được share, được like của người sử dụng facebook không?

Việc nhiều người like, share đồng nghĩa với việc điều đó mang lại lợi ích cá nhân cho họ, tổng lợi ích của toàn xã hội là lợi ích của cá nhân. Vậy tại sao phải hạn chế việc share, like của mỗi cá nhân?

Khái niệm “dư luận” được Tạ Bích Loan sử dụng trong chương trình hai lần. Và hai luồng dư luận được sử dụng tùy vào mục đích của Tạ Bích Loan.

“Điều đáng nói là chưa biết tính xác thực của thí nghiệm nhưng những hình ảnh này vẫn được cư dân mạng chia sẻ một cách rầm rộ khiến dư luận thực sự hoang mang”, đó là luồng dư luận được dùng để chứng minh rằng phóng sự gây cá chết gây tiêu cực cho xã hội.

Và ngay sau đó, lại sử dụng luồng dư luận khác: “Sau khi bạn chia sẻ câu chuyện về cá chết, một câu chuyện không chính xác đúng không ạ, và đã bị dư luận phản ứng rất là nhiều”.

Điểm trừ cho Tạ Bích Loan đó là sử dụng một khái niệm khó định danh như “dư luận” để chứng minh cho quan điểm của mình.

Việc sử dụng quan điểm của dư luận có rất nhiều khuyết điểm. Thứ nhất, trong một sự việc có rất nhiều luồng dư luận khác nhau. Thứ hai, cần có con số thống kê để biết được rằng tỷ lệ giữa các luồng dư luận với các quan điểm khác nhau như thế nào.

Đó lại là điểm cộng cho Phan Anh khi chỉ cần sử dụng đến cá nhân để khẳng định quan điểm của mình: “Tôi luôn luôn dừng một nhịp trước khi chia sẻ một điều gì đó trên FB, tất nhiên là nó không thể nào luôn luôn được chính xác, nhưng không có nghĩa là tôi không được nói ra quan điểm của mình”.

Tạ Bích Loan: “Tuy nhiên, có những người cho rằng với những người có một lượng người theo dõi, lượng fan hâm mộ lớn như Phan Anh, mỗi chia sẻ nếu như nó không đúng thì nó sẽ gây một tác hại rất lớn.”

Hàm ý của Tạ Bích Loan đó là phải chia sẻ những điều đúng vì nếu không đúng sẽ gây ra tác hại lớn cho xã hội vì Phan Anh là người của công chúng. Vì lợi ích xã hội nên cần phải hạn chế các quyền tự do cá nhân là lập luận mà những người theo chủ nghĩa Công lợi thường xuyên sử dụng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây đó là: Điều gì là đúng? Làm thế nào để biết được một thông tin nào đó là đúng hay sai để quyết định chia sẻ hay không chia sẻ? Nếu đúng theo lập luận của Tạ Bích Loan thì để có những chia sẻ đúng facebook cần có một cơ quan kiểm duyệt, khi người sử dụng chia sẻ thông tin lên thì cơ quan đó sẽ đọc trước dựa vào các quy định điều gì là đúng, điều gì là sai mới quyết định cho đăng hay không đăng lên.

Phải nhắc lại quan điểm cá nhân của Phan Anh một lần nữa: “Tôi luôn luôn dừng một nhịp trước khi chia sẻ một điều gì đó trên FB, tất nhiên là nó không thể nào luôn luôn được chính xác, nhưng không có nghĩa là tôi không được nói ra quan điểm của mình”.

Đó cũng là quan điểm của triết gia người Anh J. S. Mill thế kỷ 19 khi bàn về tự do: “Cái xấu xa đặc biệt của việc bắt một ý kiến không được trình bày ra là sự đánh cắp đối với loài người, với các thế hệ mai sau và hiện nay, thiệt hại nhiều cho người bất đồng với ý kiến đó hơn là cho người giữ ý kiến đó. Nếu ý kiến đó là đúng thì người ta đã bị tước mất cơ hội bỏ cái sai lấy cái đúng; nếu ý kiến đó là sai thì họ mất đi một cái lợi lớn là cảm nhận được cái chân một cách minh triết hơn và ấn tượng về cái chân sống động hơn.”

Phan Anh cũng khẳng định động cơ của mình khi chia sẻ clip 2 con cá chết: “Cái quan trọng là tôi muốn toàn xã hội phải có những tiếng nói trao đổi cởi mở, dân chủ và thẳng thắn hơn nữa. Việc phát biểu của mình là việc có ích và việc nên làm”.

Bạch Huỳnh Duy Linh

(Luật Khoa)

Mình vốn dĩ lâu rồi không tham gia vào các chủ đề hot để câu view như các hot facebooker hay làm. Tính mình vốn dĩ lạ, thấy người ta nói cái gì nhiều quá đâm ra thấy nhàm.

Nhưng hôm nay xem vụ clip MC Phan Anh bị 1 đám tự xưng là nhà báo, nhà nghiên cứu nhảy vào đấu tố, tự dưng đâm ra thấy bực mình. Có vài lời muốn hỏi các thím nhà báo, nhà nghiên cứu (trừ anh Na Son & Phan Anh) như sau:

http://media.giadinhvietnam.com/upload/114/2016/5/30/1.jpg

1/ Các thím bảo anh Phan Anh không nên chia sẻ một clip khi chưa biết rõ sự thực, bắt anh Phan Anh phải chịu trách nhiệm với hành vi chia sẻ vì clip đó không đúng sự thực. Mình hỏi các thím, rõ ràng clip do đài VTC - một đơn vị báo chí có thẩm quyền thực hiện. Nếu người dân khi chia sẻ một clip từ một trang báo chính thống mà còn phải đi tìm nguồn gốc xem clip là thật hay giả thì đẻ ra các cơ quan báo chí để làm gì? Để người dân đọc xong lại phải tự đi kiểm chứng à?

Anh Phan Anh là MC chứ có phải nhà báo, công an đâu mà bắt anh ta đi kiểm chứng. Cơ quan làm báo đưa thông tin sai, cơ quan đó phải đứng ra chịu trách nhiệm. Người dân chia sẻ vì họ tin vào cơ quan báo chí. Nên mới cần những cơ quan báo chí có trách nhiệm, nên mới cần những nhà báo có lương tâm. Dân trả tiền cho người làm báo, bây giờ các bạn bắt dân chịu trách nhiệm cho những gì họ đã trả tiền nữa là sao?

Hay các bạn chấp nhận giả dối quen rồi nên bây giờ bắt mỗi người dân phải trở thành thám tử để tự kiểm chứng?

2/ Các bạn chia sẻ trên mạng để làm gì?

Chúng tôi chia sẻ là một cách để bày tỏ quan điểm cá nhân, để thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình.

Chúng tôi sống ở một đất nước mà nói ra cái gì cũng bị cấm, thấy ai xấu cũng phải bấm bụng khen đẹp, dối lòng trong thực tại nhiều quá nên phải tìm lên mạng ảo để chia sẻ chứ biết sao giờ.

Nếu các bạn có góc nhìn uyên thâm của những nhà báo và nhà nghiên cứu, các bạn nên nhận xét rằng, chúng ta phải cảm ơn FB. Vì nhờ nó mà chỉ cần thả mấy cái ảnh "tự sướng" thôi dân thấy đã thấy happy, chỉ cần thổ lộ vài lời thôi dân đã thả được nỗi lòng. Cấm FB nữa đi, mình tin đất nước có bạo loạn.

3/ Cái anh mặc áo đoàn là nhà nghiên cứu gì đó phát biểu, các bạn chia sẻ để thể hiện quyền lực. À, cảm ơn anh đã gợi ý cho chúng tôi ý thức được quyền lực mà chúng tôi đang có.

Bây giờ mình kêu gọi các bạn cùng mình chia sẻ clip này để thể hiện quyền lực của cư dân mạng, tẩy chay luôn chương trình "60 phút mở", xem VTV giải thích thế nào.

Ôi, một chương trình mà các nhà báo và nhà nghiên cứu đã rất thành công trong việc cho khán giả thấy được kiến thức nông cạn của các bạn.

PS: Một số bạn nghi ngờ chương trình bị cắt ghét cho đúng dụng ý của VTV. Cắt ghép thì chuẩn cmnr, vì mấy phần phát biểu của Phan Anh cứ như bị chặn ngang họng mà.

Còn VTV đang cố tình dẫn dắt khán giả hay không thì kệ mẹ nó. Thấy sai thì chửi. Hay bây giờ các bạn bắt chúng tôi đi tìm hiểu động cơ của VTV luôn thì mới đc share à. Sống ở một đất nước mà độc giả, khán giả đọc gì cũng phải đặt câu hỏi nên tin hay ko tin, xem gì cũng phải lăn tăn thật hay không thật thấy khổ nhỉ.

Để thể hiện tinh thần share có ý thức, trc khi share mình đặt các câu hỏi như sau:

1/ VTV cố tình muốn công chúng chửi, sao lại hèn nhát xoá clip trên trang web đi. Mấy khách mời có thể cố tình thể hiện cái sai để thu hút khán giả, chứ chị Tạ Bích Loan chắc không cố tình thể hiện cái sai để bị dân chúng chửi và tẩy chay chương trình đâu nhỉ.

2/ Nếu VTV mà cố tình muốn đc công chúng chửi thật, VTV hãy vui mừng vì những người share thiếu ý thức đã giúp VTV thành công. Nhưng xin chia buồn là niềm tin của công chúng dành cho VTV cũng mất mẹ luôn.

VTV làm dám chịu trách nhiệm nhé. Có cả 1 đội ngũ chuyên gia nghiên cứu chắc phải nghiên cứu chuyện gì sẽ xảy ra nếu clip đc share nhiều chứ.

Mỗi nhà tắt VTV đi, coi Discovery sẽ mở mang đầu óc hơn nhiều. Cái này mình cam đoan.

Võ Thị Mỹ Linh

(FB. Linh Thi My Vo)

4 giờ · 
NHẮN TỔNG BIÊN TẬP ĐẠI TÁ NHÀ THƠ
Nhà thơ ơi đừng vác khuôn mặt này
Lên đài quốc gia để mà chì chiết ai
Mà tôi nghĩ ông nên diễn khi khoác quân hàm đại tá
Thẩm vấn phạm nhân dẫu mặc họ đúng sai?
Tôi không được là nhà thơ như ông, tôi tập viết gieo vần
Nhưng tôi đã khinh ông bới móc đời tư cá nhân
Nay tôi lại càng tởm, ông phùng mang trợn mắt
Theo kịch bản, hay là thuộc tính cá nhân?
Tôi nghĩ ai, họ có thể bị nhầm
Trước ông kính truyền hình, họ cứ vô tâm
Họ không hiểu sau trường quay là hàng triệu ánh mắt
Tổng biên tập - đại tá - nhà thơ, với ông là không!
Thế thì sao mắt ông nhìn khinh miệt, muốn nuốt người
Ông ghen với Phan Anh đẹp trai hiền từ quá thôi
Hay ông phẫn nộ chúng tôi biểu tình, đưa tin cá chết
Nên ông căm thù, tức giận thế ông ơi?

VTV TỪ MỘT CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG HẠ CẤP THÀNH 

DƯ LUẬN VIÊN



20160530154102-ava
VTV là một cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam đáng lẽ họ phải là cơ quan phản ánh đúng sự thật về ô nhiễm 4 tỉnh miền Trung làm cá chết biển chết chim chết và người chết. Nhưng không thay vào đó họ lại muốn bứng bít thảm hoa bằng chương trình “đấu tố” MC Phan Anh trên VTV, nhằm mục đích dọa dẫm và bịt miệng tiếng nói của cộng đồng Facebook , tiếng nói lề dân. Vì họ sợ lan tỏa của truyền thông lề trái về bất cấp quản lý của chính quyền VN.
Clip “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV được đăng tải trên mạng đã “gây bão”. và VTV đã gỡ clip, Cho thấy việc tuyên truyền của họ đã phản tác dụng bị cộng đồng facebook chửi mắng va tẩy chay. Càng ngày thấy cách làm VTV hèn hạ.
Khi xã hội phát triển người đọc có trình độ họ đánh giá trung thực nhất về thông tin mà họ đọc, VTV không thể định hướng được người đọc như trước được nữa.
Khi các thông tin trên báo chí chính thống hay lề phải không cung cấp đầy đủ đủ cho người dân họ đói thông tin, bắt buộc họ tìm đến các thông tin lề dân đó là các thông tin do Bloger hay Facebooker.
A1-Dong-co-dau-to-MC-Phan-Anh-VTV

Cộng đồng facebook là một cộng đồng mạnh có khoảng 30 triệu người có tài khoản Facebook. Họ vừa là TBT, vùa là người viết, người đưa tin và đều là nhà báo.
Phan Anh có một câu so sánh lề dân rất hay: “Tôi tin VTC chứ! Vì đấy là một nguồn tin chính thống, một đài truyền hình lâu đời của nhà nước. Cũng giống như rất nhiều người đã tin vào cái phóng sự dùng chổi quét rau giả làm sâu trên VTV”.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn tóm tắt một câu về truyền thông 2 lề (Tôi thực sự tâm đắc tư tưởng của Mansanobu Fukuoka trong cuốn “Cuộc cách mạng một cọng rơm” như thế này: Cây lúa mà được giao trồng đúng cách, được khoẻ mạnh thì chả sợ gì cỏ dại cả. Tự chúng sẽ lấn át cỏ độc. Và không chỉ có nói mà cuộc đời làm nông nghiệp tự nhiên hơn 30 năm của ông cũng chứng minh cho điều đó. Thông tin hiện nay cũng vậy. Nếu thông tin tốt, minh bạch mà nhiều, mà đáng tin cậy thì tự khắc những thông tin thất thiệt, thông tin độc hại sẽ bị đẩy lùi. Nên để môi trường để thông tin cạnh tranh nhau và như thế người đọc sẽ có sự sàng lọc. Chúng ta không nên và không thể hạn chế thông tin trên mạng xã hội được.)
Người dân còn có nhu cầu muốn biết, đòi hỏi được biết, thể hiện quan điểm và đặc biệt là nhu cầu chia sẻ thông tin liên quan vụ việc ô nhiễm môi trường, Đó là quyền và cũng là thể hiện sự quan tâm của họ đối với cộng đồng xã hội . Vì vậy các facebooker, blogger vẫn tiếp tục chia sẻ.
PTS

VTV xử án Phan Anh: TRÌNH ĐỘ CỦA BỒI THẨM VIÊN PHẠM MẠNH HÀ
 Hình ảnh cắt từ clip: Chuyên gia tâm lí học hành vi Phạm Mạnh Hà.

Chu Mộng Long

VTV XỬ ÁN PHAN ANH: 

Trình độ của bồi thẩm viên Phạm Mạnh Hà (bài 3)
Phạm Mạnh Hà được chánh án Tạ Bích Loan giới thiệu là chuyên gia tâm lí học hành vi đến từ Học viện thanh thiếu niên Việt Nam.

Phạm Mạnh Hà được mời ở phút thứ 2.50 của clip, ngồi cùng ghế chủ tọa với Tạ Bích Loan.

Anh ta xuất hiện đúng quy trình, sau khi Tạ Bích Loan truy vấn “hành vi chia sẻ clip cá chết của Phan Anh với động cơ gì?” Có che giấu ý đồ kĩ càng cỡ nào người xem cũng nhận ra, mọi sự đã nằm trong kế hoạch, rằng, nếu Phan Anh không chịu thú nhận động cơ của mình thì sẽ có chuyên gia tâm lí vạch trần cho.

Phạm Mạnh Hà giữ vai trò như một bồi thẩm viên kết hợp với vai trò công tố viên.

Kết luận của một chuyên gia tâm lí hành vi thì không thể sai được và Phan Anh không thể chối cãi.

Ấn tượng đối với vị bồi thẩm viên này là vừa múa mồm vừa múa tay đầy tự tin về tri thức mà mình có được.

Anh ta không cần phân tích tâm lí hành vi theo công thức S – R (một kích thích kéo theo một phản ứng) của ông tổ J. Watson mà trích dẫn một hơi Lý thuyết McClelland để lòe. Đó là thuyết về nhu cầu, động cơ thúc đẩy hành vi một con người gồm: động cơ tồn tại (được mọi người biết đến mình), động cơ liên kết, giao tiếp (muốn kết nối nhiều người, hiểu được quan điểm suy nghĩ của mình) và nhu cầu quyền lực (nhu cầu tác động người khác, người khác phải nghe theo mình). Phạm Mạnh Hà khẳng định như đinh đóng cột rằng, hành vi Phan Anh chia sẻ clip cá chết thuộc “động cơ quyền lực”!

Không biết, Phạm Mạnh Hà dựa vào kích thích nào, phản ứng nào tạo ra hành vi của Phan Anh mà giải đoán ra cái kết quả động cơ như vậy ta?

Có lẽ là trong não Phạm Mạnh Hà đã loại trừ 2 động cơ trước, vì cho rằng, Phan Anh là một MC của chương trình giải trí, có nhiều Fan, chắc chắn Phan Anh nuôi một động cơ quyền lực rất lớn, lớn hơn cả ông Trần Bình Minh suốt ngày ngồi trong phòng lạnh không ai biết! Phan Anh có thể sử dụng quyền lực của mình lôi kéo, kích động cả triệu Fan làm loạn, như chính chánh án Tạ Bích Loan tiếp lời, rằng Phan Anh là MC, động cơ của Phan Anh phải khác với những người từng chia sẻ clip này!

Một MC mà kích động được một đám đông hay “bầy đàn” làm loạn là chuyện xưa nay chưa từng có. Tôi chắc rằng, nếu không bụng ta suy ra bụng người thì đó là một phức cảm vừa đố kị vừa ám thị đầy sợ hãi của giới lãnh đạo dốt nát.

Thật ngạc nhiên là giới lãnh đạo đã tới hạn đố kị và sợ hãi luôn đối với một MC truyền hình. Điều này còn kinh hơn Giang Trạch Dân đố kị với Pháp Luân Công vì thấy càng ngày càng nhiều người Trung Quốc theo Pháp Luân Công???

Quay lại cái lí thuyết mà Phạm Mạnh Hà đưa ra để luận tội Phan Anh. Phạm Mạnh Hà thuộc trường phái học thức chộp giật, không biết ngữ cảnh của thuyết kia từ đâu ra. Thực ra McClelland không nằm trong danh sách các nhà tâm lí học hành vi. Điều McClelland nuốn nói là trong một môi trường làm việc, thường là công sở, động lực các thành viên lao động được chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm muốn thử thách và đạt hiệu quả công việc cao,

- Nhóm muốn hòa vào đám đông để làm công việc ít rủi ro,

- Nhóm muốn có quyền lực, điều khiển và tác động người khác làm theo ý mình.

Dựa vào sự phân chia thành viên nhóm như vậy, các lãnh đạo sẽ có cách phân chia và điều hành công việc hợp lý. Lý thuyết McClelland vì thế thuộc quản trị công sở hay doanh nghiệp chứ chẳng liên quan đến các mác tâm lí học hành vi của Phạm Mạnh Hà.

Dẫn ra như vậy để thấy bọn teen gọi loại người "dốt mà cố tỏ ra nguy hiểm” có vẻ vận vào ông đấy, Phạm Mạnh Hà ạ!

Kết tội một con người không thể vơ quàng vơ xiên tùy tiện được đâu, thưa ông bồi thẩm viên với mớ kiến thức lỗ mỗ chộp giật không đầu không cuối.

Nhìn ông với cái mác khoa học gia tâm lí hành vi mà cứ nhớ đến cái luận án tiến sĩ nghiên cứu hành vi của chủ tịch xã tiếp dân từng làm nhiều người đau… bụng.

Muốn nói đến khái niệm quyền lực, tôi giảng cho ông nghe. Đúng là Phan Anh hay bất cứ ai chia sẻ thông tin về vụ cá chết trên mạng xã hội đều có liên quan đến vấn đề quyền lực, nhưng nội dung không phải như ông đã phán. Quyền lực, như M. Foucault nói, không phải là một cấu trúc mà là một quan hệ tương tác giữa hai thế lực: quyền lực thống trị (dominant power) và quyền lực phản kháng (resistant power). Ở đây, một khi kẻ thống trị cố tìm cách trấn áp dư luận, bưng bít thông tin, ắt sinh ra sự phản kháng bằng cách chia sẻ thông tin, vạch trần sự thật. Không cần là một MC như Phan Anh, bất cứ ai có hành vi như thế đều là một cách giải phóng, trút xả năng lượng bị ức chế để thực thi quyền phản kháng của mình.

Rõ chưa? Học nhiều đi đã rồi hãy lên truyền hình múa mồm, múa chữ!

Biết hạng trí thức như Phạm Mạnh Hà không ít ở các loại học viện, trong đó có Học viện thanh thiếu niên, cho nên tôi mới hiểu vì sao không ít thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay càng ngày càng sa đọa vào những hành vi như liếm ghế sao Hàn, sao Hồng một cách điên điên khùng khùng!

Liếm ghế có thuộc “động cơ quyền lực” không, chuyên gia tâm lí hành vi Phạm Mạnh Hà thử giải thích xem?

VTV xử án Phan Anh: TRÌNH ĐỘ CỦA BỒI THẨM VIÊN PHẠM MẠNH HÀ

Các tin khác

Không có nhận xét nào: