Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng; Đất người Trung Quốc mua ở Đà Nẵng có thể cho cả trăm nghìn người ở; "Phe hiếu chiến" ở Trung Quốc muốn hất Việt Nam, Philippines khỏi Trường Sa; Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng giới thiệu đây là biển Trung Quốc

Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng

27/06/2016 14:08 GMT+7
TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tại Hà Nội ngày 27-6 - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại phiên họp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 (tháng 6-2015) đến nay, nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”, kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Sau cuộc họp, lãnh đạo hai bên chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc”, “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”, trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ (19,5 triệu USD) cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Đà Nẵng, Việt Nam.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 26-28 tháng 6, ngoài phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung, ông Dương Khiết Trì còn chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
QUỲNH TRUNG

Đất người Trung Quốc mua có thể cho cả trăm nghìn người ở


  • 9.2k
  • 24
 "Những người đứng tên mua đất ở Đà Nẵng không vi phạm pháp luật. Nhưng đằng sau họ lại là người Trung Quốc nên rất khó kiểm soát", Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng chia sẻ.
Sáng 9/11, bên lề kỳ họp thứ 15, HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT Đà Nẵng đã trả lời Zing.vn xung quanh vấn đề người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở ven biển.

Người Trung Quốc có nhiều hơn 138 lô đất

- Vừa qua, ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn cho biết chỉ riêng ở quận này đã có 71 cá nhân Việt Nam mua hộ 138 lô đất cho người Trung Quốc. Vậy toàn thành phố, có bao nhiêu lô đất đã rơi vào tay người nước ngoài?
- Hiện, anh em bên Sở đang thống kê nên chưa có số liệu chính xác. Nhưng trên toàn thành phố chắc chắn số lô đất rơi vào tay người Trung Quốc sẽ nhiều hơn con số 138 lô như anh Bằng nói. Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn.
Dat nguoi Trung Quoc mua co the cho ca tram nghin nguoi o hinh anh 1
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN - MT TP Đà Nẵng. Ảnh: Đ. Nguyên.
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh:Không xây cao tầng ở khu vực nhạy cảm

Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo các sở ngành phải tăng cường rà soát, kiểm tra, quản lý chặt việc mua bán đất, nhất là ở các khu vực quan trọng, nhạy cảm mà vừa qua người dân, cử tri phản ánh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý người nước ngoài, tình trạng người nước ngoài nhập cảnh vào du lịch rồi ở lại làm việc “chui”.
Chủ trương của TP Đà Nẵng là không cho ghép thửa, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm. Việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn phải hết sức chặt chẽ và không chủ quan
- Người Trung Quốc giấu mặt nhờ người Việt Nam mua đất bằng cách nào?
- Theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài chưa được phép mua đất tại Việt Nam. Do đó, họ lách luật bằng cách đưa tiền nhờ các cá nhân người Việt đứng tên để mua đất. Trong hồ sơ, những trường hợp này đều mua đất hợp pháp, đúng quy trình, quy hoạch.
Họ thực hiện đầy đủ các giấy tờ và nghĩa vụ về thuế thì mình phải chấp nhận để họ mua. Nhưng đứng sau các cá nhân người Việt lại là người Trung Quốc. Đây mới là vấn đề mà chúng ta phải lưu ý. Ví dụ, tôi đưa cho anh 2 tỷ đồng để anh mua một lô đất ở khu vực ven biển. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên anh.
Sau đó, tôi và anh phối hợp thành lập một công ty cổ phần có tổng số vốn khoảng 20 tỷ. Anh góp cổ phần bằng chính lô đất trên để công ty xây khách sạn, nhà hàng.


Đà Nẵng nắm rõ danh sách người Trung Quốc mua đất

Trong tổng số vốn 22 tỷ đồng, tôi góp 20 tỷ thì đương nhiên sẽ làm chủ tịch HĐQT, có quyền quyết định mọi việc ở công ty. Như vậy, việc sử dụng lô đất trên đương nhiên sẽ thuộc về người có cổ phần nhiều hơn. Vừa rồi, qua rà soát tôi phát hiện có nhiều trường hợp các doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần của người Trung Quốc nhiều hơn.

Xây dựng công trình cho cả trăm nghìn người ở

- Người Trung Quốc giấu mặt mua đất để làm gì?
- Họ mua đất trống để làm nhà, khách sạn quy mô hàng chục tầng. Diện tích đất không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông
- Những lô đất rơi vào tay nước ngoài chủ yếu ở khu vực ven biển - nơi được đánh giá rất "nhạy cảm". Vậy theo ông vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh quốc phòng?
- Vấn đề này tôi cũng đã có ý kiến nhiều lần với lãnh đạo TP là rất nguy hiểm đến an ninh trật tự và quốc phòng. Pháp luật Việt Nam luôn tạo điều kiện cho người nước ngoài đến đầu tư làm ăn, sinh sống.
Nhưng đến đây anh phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp nước sở tại. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, họ đến bằng đường du lịch "chui", ở thì không đăng ký tạm trú nên nguy cơ gây mất an ninh trật tự.
Dat nguoi Trung Quoc mua co the cho ca tram nghin nguoi o hinh anh 2
Nhiều lô đất ven biển đã trở thành khách sạn cao tầng do người Trung Quốc làm chủ. Ảnh: Đ.Nguyên.
Còn đối với vấn đề an ninh quốc phòng, dọc tuyến đường ven biển của Đà Nẵng rất quan trọng trong việc phòng thủ. Đây cũng là nơi có sân bay Nước Mặn nên chúng ta không nên để cho người nước ngoài xây dựng các tòa nhà cao tầng ở khu vực này. Những vấn đề trên đáng lo ngại nhưng tôi tin, các cơ quan chức năng kiểm soát tốt vấn đề này. 
- Vậy theo ông, làm thế nào để hạn chế, ngăn chặn tình trạng người Trung Quốc giấu mặt mua đất ở khu vực ven biển?
- Có những công ty mua đất, tôi phải chuyển cho Sở KH&ĐT kiểm tra nguồn gốc, vốn liếng của ai nhưng cũng khó. Bây giờ TP cần phải tính toán để khống chế chiều cao của các tòa nhà ở khu vực này, đừng cho họ xây cao quá. Về quy mô, chỉ cho họ làm nhỏ thôi. Đất ở các khu vực "nhạy cảm" không được cho tách thửa.  
Ông Huỳnh Nghĩa - Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: Rất nguy hiểm
Việc người Trung Quốc núp bóng mua đất là rất nguy hiểm. Các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật. Cần hết sức thận trọng trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
TP Đà Nẵng cần sớm rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất đai tại khu vực ven biển để có biện pháp quản lý tốt hơn. Phải lưu tâm tới vấn đề quản lý tạm trú, không để xảy ra tình trạng người lao động lợi dụng nhập cảnh Việt Nam bằng visa du lịch để làm việc trái phép.


Mỗi tuần có 57 chuyến bay từ Trung Quốc đến Đà Nẵng

Đoàn Nguyên
( Zing.vn )



"Phe hiếu chiến" ở Trung Quốc muốn hất Việt Nam, Philippines khỏi Trường Sa


(GDVN) - Những "con diều hâu" đang gia tăng ảnh hưởng không chỉ nhấn mạnh vào việc xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành" vật lý trên Biển Đông, mà còn cả một bức...

Andrew Browne, phóng viên tờ The Wall Street Journal ngày 28/6 bình luận, mặc dù Vạn Lý Trường Thành đã trở thành biểu tượng sức mạnh "ưu việt" của Trung Quốc, là niềm tự hào của quốc gia này, nhưng việc xây dựng những tháp canh cao và những bức trường thành khoét lỗ châu mai chỉ phản ánh sự yếu đuối của một triêu đại. Tất nhiên đó là một thất bại to lớn.
Cấu trúc còn lại ngày nay của Vạn Lý Trường Thành - bức thành nổi tiếng được dựng lên dưới thời Tần Thủy Hoàng, chủ yếu được xây dựng từ thời nhà Minh trong thế kỷ thứ 16 để tránh các cuộc tấn công khốc liệt của các bộ lạc du mục phía Bắc mà người Trung Quốc vẫn gọi là Hung Nô.
Các hoàng đế nhà Minh đã sớm tìm cách khác để bình các nhóm du mục này, từ hôn nhân chính trị cho đến trao đổi thương mại và các ưu đãi khác. Nhưng phe chủ chiến muốn xây dựng trường thành để đẩy lùi các cuộc tấn công. Họ lập luận điều này là cần thiết để bảo vệ văn minh Hoa Hạ chống lại lực lượng họ coi là "man rợ".
Hình minh họa, ảnh: The Wall Street Journal.
Tư duy này đang lặp lại ở Biển Đông, nơi Trung Quốc bồi đắp các đảo nhân tạo khổng lồ bằng cách phá hủy các rặng san hô và hút cát từ đáy biển, nhằm tạo ra một bức "Trường Thành bằng cát" để bảo vệ yêu sách bành trướng đường lưỡi bò gặm hết gần như toàn bộ Biển Đông.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái BÌnh Dương ví von những công trình này là "Vạn Lý Trường Thành bằng cát", trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo, Trung Quốc đang xây một "Vạn Lý Trường Thành" để tự cô lập mình ở Biển Đông với các hành động đe dọa các nước láng giềng.
Sắp tới Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sẽ ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ở Biển Đông, mà nhiều khả năng sẽ hủy bỏ đường lưỡi bò phi pháp.
Việc này đang đặt giới lãnh đạo Trung Quốc vào mâu thuẫn. Những tranh luận trong triều đình nhà Minh mấy trăm năm trước dường như đang lặp lại ở Trung Nam Hải hiện nay về việc Trung Quốc cần phải ứng xử như thế nào với phần còn lại của thế giới. Phản ứng của Trung Quốc với phán quyết của PCA sẽ cho thế giới thấy điều này.
Thực tế việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh không đơn giản là sự thể hiện của chính sách "bế quan tỏa cảng" như hình dung của phương Tây, mà là kết quả của những cuộc tranh luận gay gắt, cuối cùng thì phe chủ chiến thắng thế.
Phe chủ hòa muốn Trung Quốc duy trì đạo đức, tính ưu việt của văn hóa truyền thống, hình ảnh vị thế quốc gia trở thành thiểu số, ngoại lệ.
Tại Bắc Kinh những cuộc tranh luận về Biển Đông vẫn diễn ra gay gắt, trong đó phái diều hâu từ quân đội muốn biến Biển Đông thành ao nhà để hải quân của họ có thể tự tung tự tác. Lập trường này được các tập đoàn năng lượng hỗ trợ.
Thậm chí phe diều hâu Trung Quốc còn có ý định (kế hoạch) hất Việt Nam, Philippines khỏi địa bàn đóng quân ở Trường Sa. Lực lượng này cổ súy cho một cuộc chiến tranh ngắn để buộc các nước nhỏ "quy thuận" Trung Hoa.

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự

Những chính khách ôn hòa, những học giả và luật sư Trung Quốc mong muốn Trung Quốc trỗi dậy hòa bình và không làm hỏng hình ảnh đất nước trước công luận toàn cầu, muốn giải quyết vấn đề thông qua ngoại giao thay vì xây những "Vạn Lý Trường Thành".
Nhưng lực lượng hiếu chiến đang thắng thế, giống như thời nhà Minh xây Vạn Lý Trường Thành. Họ ra sức tuyên truyền về cái gọi là "chủ quyền từ thời cổ đại" của Trung Quốc và "một tấc lãnh thổ cũng phải bảo vệ". Những ai không đồng ý với họ sẽ bị chụp mũ là hèn, không yêu nước, tệ hơn nữa là kẻ phản bội.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang gia tăng ở Trung Quốc. Những "con diều hâu" đang gia tăng ảnh hưởng không chỉ nhấn mạnh vào việc xây dựng một "Vạn Lý Trường Thành" vật lý trên Biển Đông, mà còn cả một bức trường thành trong tư tưởng, nhận thức xã hội.
Càng ngày họ càng thấy Biển Đông là đấu trường cho cuộc đối đầu với Mỹ và phương Tây. Nhưng một Vạn Lý Trường Thành là vô ích, khi năm 1644 hàng đoàn kỵ binh Mãn Châu đã quét qua bức trường thành chiếm thủ đô Bắc Kinh, thành lập triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng, đồng thời là triều đại thứ 2 do một dân tộc thiểu số từng bị người Hán coi là "man rợ" lãnh đạo họ.
Đây là những bài học thực sự của Vạn Lý Trường Thành đối với Trung Quốc: Sức mạnh thực sự xuất phát từ đàm phán và thỏa hiệp tìm ra phương án các bên cùng chấp nhận được. Các bức trường thành được dựng lên chỉ là rào cản cho chính họ mà thôi.

Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc vào Đà Nẵng giới thiệu đây là biển Trung Quốc



Hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Nhập cảnh vào Việt Nam qua đường du lịch nhưng thực chất để làm hướng dẫn viên chui, nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử khi thuyết minh với khách.
Ngày 28/6, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết đã nhận được tài liệu gồm ảnh, video về việc nhiều người Trung Quốc làm hướng dẫn viên du lịch chui tại Việt Nam.
Trong số những tài liệu này, ngoài việc hướng dẫn viên người Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ, không dùng tiền Việt Nam khi mua hàng hóa, dẫn khách trên xe hay các điểm du lịch còn có đoạn video ghi lại cảnh hướng dẫn viên tên Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam.
huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam
Xue Chun Zhe xuyên tạc lịch sử Việt Nam khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.
Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: "14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn thuộc quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc".

Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn trên xe khách qua biển Mỹ Khê còn ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
"Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh... nên dù biết tiếng Trung nhưng chúng tôi không hiểu họ nói gì", một hướng dẫn viên du lịch giấu tên cho hay.
Theo các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt, hiện nay có khoảng 60 người Trung Quốc đang hoạt động du lịch chui trên địa bàn Đà Nẵng. Hầu hết công ty lữ hành nhận dẫn đoàn khách Trung Quốc đều do người Việt đứng tên để đảm bảo thủ tục pháp lý, còn điều hành hoạt động đều do người Trung Quốc đứng phía sau.
huong-dan-vien-du-lich-trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-viet-nam-1
Một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc sử dụng đồng nhân dân tệ để mua hàng hóa. Ảnh: Hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung cung cấp.
Ngày 9/6, nhóm các hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt đã tập hợp nhau lại, mời lãnh đạo Sở Du lịch, trong đó có ông Trần Chí Cường đến dự để trực tiếp trao đổi những bất cập. "Chúng tôi đã tiếp nhận những thông tin này, đồng thời kết nối với các anh em hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung người Việt để thu thập thêm thông tin và sắp tới phối hợp với các ngành để xử lý", ông Cường nói.
Theo quy định, người nước ngoài không được phép hành nghề hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam. Tháng 11/2015, khi ông Li Mu Zi (quốc tịch Trung Quốc) bị một người đồng hương dùng súng bắn chết do mâu thuẫn trong việc làm ăn, công an Đà Nẵng cho biết nạn nhân từng bị buộc xuất cảnh vì nhập cảnh vào Việt Nam nhưng lại tổ chức phiên dịch, hướng dẫn cho người Trung Quốc du lịch.
Đại tá Trần Hữu Do, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an thành phố Đà Nẵng), cho biết những người nhập cảnh vào Việt Nam dưới hình thức du lịch, nếu không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn dẫn khách, làm hướng dẫn viên du lịch chui là vi phạm pháp luật. Nếu công an phát hiện hoạt động không đúng với mục đích nhập cảnh sẽ trục xuất về nước.
Mới đây, hôm 24/6, khi nghe doanh nghiệp phản ánh tình trạng các công ty du lịch đưa người từ Trung Quốc sang làm hướng dẫn viên du lịch tại Đà Nẵng, khiến hơn 100 hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt "phẫn uất", Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết ông đã nghe nhiều thông tin về người Trung Quốc làm du lịch chui.
Theo Chủ tịch Đà Nẵng, cùng với việc trốn tránh sự kiểm soát, trốn thuế, hiện tượng hoạt động du lịch chui còn gây phản cảm về văn hóa và làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch Đà Nẵng. Ông chỉ đạo ngành Du lịch thành phố phối hợp với công an, quản lý thị trường và chính quyền các quận, huyện phải họp bàn để có giải pháp kịp thời.
Nguyễn Đông 
( Vnexpress )
Hồng Thủy

Không có nhận xét nào: