Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

“Kiên nhẫn, kiên định” là một khí phách để đi được đến cuối cùng của con đường; 10 mỹ đức một người cần có trong đời, bạn có mấy?

(Ảnh minh họa/Nguồn: Sưu tầm)


Đời người là một quá trình tu dưỡng bản thân trở thành một người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, một người thực sự tốt. Dưới đây là 10 mỹ đức tốt đẹp của làm người, bạn đã tu dưỡng được mấy phẩm chất?

1. Trí tuệ

Trí huệ là một loại mỹ đức tối trọng yếu của con người. Loại mỹ đức này dẫn đường cho những đạo đức tốt đẹp khác. Người có trí huệ, phân biệt được phải trái, đúng sai, việc gì nên làm việc gì không. Do đó, trí huệ là yếu tố vô cùng quan trọng của một người.

2. Ngay thẳng

Công chính ngay thẳng mang ý nghĩa tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người. Để dưỡng được loại phẩm chất này phải là người không chỉ hiểu biết mà còn phải hiểu thấu đáo về đạo đức làm người.

3. Bền gan vững chí

Kiên cường, bền gan vững chí có thể giúp chúng ta đối mặt với tất cả khó khăn, thử thách trong cuộc sống, trong công việc.

4. Kiểm soát bản thân

Khắc chế tính tình của bản thân, tiết chế dục vọng và tình cảm mãnh liệt của bản thân cũng chính là cách theo đuổi sự bình tĩnh, phải phép, phải Đạo. Người không kiểm soát được bản thân, phóng đãng dục vọng sẽ không thể làm được việc lớn, khó thành công trong cuộc đời.

5. Lòng yêu thương con người

Lòng yêu thương con người thực sự là một loại đạo đức tốt đẹp. Nó giúp người với người sống gần nhau hơn, hòa thuận hơn và bình an hơn. Yêu thương là sự nguyện ý cho đi, người ta sẽ nhận được hạnh phúc khi người ta biết cho đi, biết san sẻ với người khác.

6. Thái độ nhân sinh tích cực

Người ta nói rằng, tâm thái của một người như thế nào sẽ quyết định cuộc đời của người ấy như thế. Một người có thái độ sống tiêu cực thì không chỉ khiến cuộc sống của mình đi xuống mà bản thân còn trở thành “gánh nặng” cho người khác.

7. Chăm chỉ làm việc

Người xưa có câu, ông trời không phụ lòng người chăm chỉ, ông trời ban thưởng cho người chăm chỉ cần cù. Trong cuộc đời mỗi người, không có phẩm chất nào thay thế được phẩm chất “chăm chỉ làm việc”.

8. Chính trực

Chính trực kiên trì nguyên tắc nền tảng đạo đức, trung thành với lương tri của bản thân, hết lòng tuân thủ lời hứa và giữ gìn tín ngưỡng của bản thân. Đây là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của làm người.

9. Có lòng cảm kích, cảm ơn

Cảm kích, cảm ơn được ví là phương thuốc bí truyền của cuộc sống. Nó nhắc nhở chúng ta “uống nước phải nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Một người phải biết cảm kích trước việc thiện người khác làm, trước thiện tâm của người khác, biết cảm ơn Trời, đất, Thần Phật thì cuộc đời mới vui vẻ, khoái hoạt.
Một lời cảm ơn không chỉ kích thích người nghe tiếp tục làm việc tốt mà còn thể hiện bản thân mình là người hiểu biết, khiêm nhường!

10. Khiêm tốn

Khiêm tốn được xem là trụ cột của đạo đức làm người. Người càng hiểu biết thì càng khiêm nhượng, khiêm tốn. Trái lại, người khoa trương, ba hoa thì thường là người hiểu nông, hiểu cạn.
Khiêm tốn còn là một mặt của sự khoan dung. Từ xưa đến nay, người có tài lại khiêm tốn mới được người đời kính trọng!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

“Kiên nhẫn, kiên định” là một khí phách để đi được đến cuối cùng của con đường

con-duong-dai-dien

Điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời là có thể biết được rằng mình sống để làm gì? Nhưng một người khi đã lựa chọn được con đường đi, mục đích và ý nghĩa của cuộc đời mình nhưng lại không có khả năng “kiên nhẫn, kiên định” thì thật khó để đi đến đích. “Kiên nhẫn, kiên định”  là phẩm chất thể hiện một người có khí phách. 
Nhắc tới từ “kiên nhẫn, kiên định”, thông thường chúng ta sẽ liên tưởng đến cảnh một ai đó đang cố gắng thoát ra khỏi hoàn cảnh khốn cùng của bản thân, hay đang cố gắng hoàn thành một công việc, một sự nghiệp nào đó.
Nhưng trong cuộc sống đời thường, loại khí phách này có rất nhiều biểu hiện vừa tinh tế lại vừa kỳ diệu. Trong mỗi người đều có tiềm lực ý chí kiên nhẫn, bền gan vững chí, kiên định của bản thân mình, có thể vui vẻ đón nhận khó khăn trong cuộc đời mà vượt lên.
Ví như một người đã lựa chọn con đường tu hành, hoàn thiện bản thân, trở về với bản tính lương thiện ban đầu nhưng lại không thể kiên định được với con đường mình đã lựa chọn này thì sẽ dễ dàng bị dừng giữa đường.
Cho nên, “Kiên nhẫn, kiên định” là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thành công của một người. Một người có năng lực “kiên nhẫn, kiên định” tức là có đủ tố chất kiên cường thường có những biểu hiện dưới đây.

1. Đứng trước mọi việc đều tự xét lại mình, tìm nguyên nhân ở bản thân mình

Người kiên nhẫn, kiên định khi gặp phải vấn đề sẽ không bao giờ đi trách tội người khác, thoái thác trách nhiệm. Họ luôn bồi dưỡng cho bản thân một loại ý thức mạnh mẽ, chính là tự mình gánh chịu trách nhiệm. Điều này có thể khiến họ tự mình giải quyết được vấn đề mà không rơi vào vũng bùn tuyệt vọng và chỉ biết oán trách người khác.

2. Không bao giờ oán hận

Một người bình thường sẽ luôn vì những việc không hài lòng mà phát tiết cáu giận bực tức thậm chí oán hận người khác, nhưng người có khí phách sẽ hiểu rõ rằng, oán hận là vô ích. Kỳ thực, kiên nhẫn còn bao hàm một tầng ý nghĩa đó là luôn có một tâm tính tốt đẹp.

3. Có khả năng tỉnh ngộ

Một người muốn đi qua được những lúc “sóng to gió lớn” hay “lúc hiểm nghèo” thì thực sự phải hiểu rõ và tin vào bản thân mình. Người kiên nhẫn, kiên định sẽ luôn có thói quen tăng cường tín niệm, bồi dưỡng năng lực giác ngộ của bản thân.

4. Tiếp nhận được giới hạn, thiếu sót của bản thân

Mấu chốt của khí phách và lòng can đảm, sự hiểu biết của bản thân chính là tiếp nhận được sự không hoàn mỹ cũng như giới hạn của mình.
Người thông minh sẽ hiểu rõ và tiếp nhận được những thiếu sót và sở trưởng của bản thân mình, từ đó mà thích ứng được với mọi hoàn cảnh.

5. Không so sánh bản thân với người khác

Mỗi người, trong nội tâm đều có những điều phải suy nghĩ, phải “đấu tranh, vật lộn” và mỗi người cũng sẽ có những định nghĩa khác nhau về sự thành công và về ý nghĩa của cuộc đời.
Hơn nữa, điều kiện hoàn cảnh, mục đích sống của mỗi người lại có sự khác biệt cho nên, lấy người khác làm thước đo cho bản thân mình thì chẳng những phí công vô ích mà còn làm hại bản thân mình.

6. Không để bản thân rơi vào trầm luân

Người kiên nhẫn, kiên định hiểu được mục đích của con đường mình đã chọn, hiểu được ý nghĩa của những việc mình làm cho nên họ không dễ dàng buông thả bản thân, để bản thân rơi vào trạng thái trầm luân, không vựng dậy được.
Khi gặp cảnh khó khăn, gian nan thử thách, những khảo nghiệm trong cuộc đời, họ có thể đối mặt với chúng mà nở một nụ cười rồi bước đi tiếp.

7. Không tính toán

Người kiên nhẫn, kiên định hiểu được rằng, mọi việc trong cuộc sống không thể mãi tính toán mà ra được, bởi vì khó có thể biết trước được tường tận điều gì.
Cho nên, họ chỉ một mực kiên nhẫn, kiên định, họ tin rằng có tín niệm thì sẽ thành công. Họ không cố chấp vào những tính toán ấy để khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi thì bị suy sụp mà ngã xuống.
Nếu bạn đã lựa chọn được con đường đi đúng đắn cho bản thân mình, hay đang bước đi trên con đường ấy rồi thì hãy “kiên nhẫn, kiên định”, bạn nhất định sẽ đi được đến cuối cùng của con đường đó. Chỉ có “kiên nhẫn, kiên định” với tín niệm của bản thân mình bạn mới không vì một chút khó khăn, khổ nạn mà dễ dàng dừng lại giữa đường để phải thấy hối tiếc trong tương lai!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
 Xem thêm:

Không có nhận xét nào: