TPO - UBND TP Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Công an TP phối hợp cảng vụ hàng không, cảng hàng không, đài kiểm soát không lưu chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn không để việc sử dụng đèn chiếu tia laser vào máy bay tái diễn.
Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.
Theo văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng chỉ đạo Công an TP điều tra, làm rõ động cơ, mục đích, đối tượng thực hiện các vụ chiếu tia laser vào máy bay đã xảy ra trên địa bàn từ tháng 2/2016 đến nay, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 
Công an TP cùng đơn vị liên quan có nhiệm vụ xác định các khu vực điểm liên quan trục đường cất, hạ cánh của máy bay để có kế hoạch tăng cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi sử dụng đèn chiếu tia laser vào máy bay, uy hiếp an toàn hoạt động bay. UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu công an các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp nắm tình hình, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa việc sử dụng đèn chiếu tia laser trên địa bàn.
Trước đó theo báo cáo của Bộ GTVT thời gian qua, trên địa bàn một số cảng hàng không, sân bay đã xảy ra hiện tượng dùng đèn chiếu tia laser vào tàu bay khi đang hạ cánh, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hàng không. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ Công an, GTVT, Quốc phòng và UBND các tỉnh, thành, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Khánh Hòa..., chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp nghiệp vụ; phối hợp với ngành hàng không chủ động phát hiện, phòng ngừa ngăn chặn không để vụ việc tái diễn. Đồng thời xác định các khu vực trọng điểm liên quan trục đường cất hạ cánh của tàu bay để có kế hoạch tăng cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi sử dụng đèn chiếu laser vào tàu bay uy hiếp an toàn hoạt động bay. 
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo công an các địa phương liên quan khẩn trương điều tra làm rõ động cơ, mục đích, đối tượng thực hiện các vụ việc chiếu laser vào tàu bay đã xảy ra từ tháng 2 đến nay, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời chỉ đạo công an các địa phương triển khai các biện pháp nắm tình hình, chủ động làm tốt công tác phòng ngừa…

Đường 2000 tỷ bị cào bóc nham nhở: Lãnh đạo Bộ GTVT nói gì?


(VTC News) - Lãnh đạo bộ GTVT nói gì trước tình trạng đoạn đường dài 30km ở Quảng Bình vừa đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã hư hỏng, hằn lún, bị cào bóc nham nhở?
Sáng 30/6, trả lời PV VTC News qua điện thoại, ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, lãnh đạo bộ đã nắm được tình trạng đoạn đường thuộc dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Bình do Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình làm chủ đầu tư xuất hiện hằn lún và đã có yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa dứt điểm tình trạng nêu trên.
Thứ trưởng Thọ cho hay, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông – Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo chủ đầu tư nhanh chóng sửa chữa, khắc phục tình trạng hằn lún, văn bản này cũng có quy định rõ ràng về thời gian hoàn thành quá trình khắc phục. Hiện chủ đầu tư đang tiến hành cào bóc và chuẩn bị thảm lại.
A 2

Dù được đầu tư số tiền "khủng" trên 2000 tỷ đồng và mới đưa vào sử dụng hơn năm nhưng đoạn đường thuộc dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Quảng Bình do Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình làm chủ đầu tư đã xuất hiện hắn lún, cào bóc sửa chữa nham nhở - Ảnh: Trần Anh.

Cũng trong sáng 30/6, ông Nguyễn Văn Dưỡng – Giám đốc Công ty TNHHH MTV Tasco Quảng Bình (chủ đầu tư) cho biết, phía chủ đầu tư đã nắm được tình trạng đoạn đường dài 30 km ở Quảng Bình bị xuống cấp, hằn lún, đã khảo sát và đang cho sửa chữa.
Theo ông Dưỡng: ”Tình trạng hằn lún có thể do nhiều nguyên nhân. Theo chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá, nguyên nhân thứ nhất có thể do thời tiết nắng nóng, nhiều lúc nhiệt độ mặt đường lên ngưỡng 84 độ trong khi bê tông nhựa chỉ chịu được mức nhiệt 60 độ thôi. Nguyên nhân thứ hai là do xe quá tải chạy nhiều gây ra tình trạng hằn lún”.
Ông Dưỡng cho biết thêm, hiện đơn vị đang tiến hành cào bóc những đoạn đường bị hằn lún và sau đó sẽ cho tiến hành thảm nhựa lại.
A 1

Nhiều đoạn đường bị hằn lún nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được sửa chữa khiến cánh tài xế bức xúc và lo lắng sợ tai nạn mỗi khi đi qua đoạn đường này - Ảnh: Trần Anh.

Trả lời câu hỏi vì sao cào bóc lên đã lâu mà vẫn chưa thảm lại, ông Nguyễn Văn Dưỡng  - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tasco Quảng Bình cho hay: “Bộ GTVT có quy định, đoạn đường nào bị lún hơn 2,5 cm thì phải cào bóc và thảm lại. Hiện đơn vị đã thuê tư vấn là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ Đại học Xây dựng nghiên cứu, thiết kế và thi công thử nghiệm hỗn hợp bê tông nhựa tối ưu. Sau khi có phương án tối ưu thì công ty sẽ trình phương án cho Bộ GTVT phê duyệt thì mới tiến hành thảm, tránh tình trạng thảm lại 2 – 3 lần lại hỏng”.
Video: Cận cảnh đoạn đường 30km được đầu tư trên 2000 tỷ đồng vừa sử dụng hơn năm đã hỏng
Ông Dưỡng cũng cho biết thêm, toàn bộ kinh phí cào bóc, sửa chữa các đoạn đường bị lún được trích từ kinh phí của riêng công ty, dự kiến trong tháng 7 hoặc tháng 8 công ty sẽ tiến hành thảm nhựa lại đối với những đoạn đường bị lún và đã cào bóc.
Trước đó, ngày 29/6 VTC News có đăng tải bài viết “Đường hơn 2000 tỷ dồng bị cảo bóc nham nhở”.
Theo đó, đường dài 30 km được đầu từ hơn 2000 tỷ đồng theo hình thức BOT thuộc dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A đoạn Km 597+549 - Km 605+000 và đoạn Km 617+000 - Km 641+000 đi qua 3 huyện, thị xã của tỉnh Quảng Bình gồm Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn vừa đưa vào sử dụng được hơn năm đã xuất hiện hằn lún, xuống cấp và cào bóc nham nhở.
IMG_6780 (FILEminimizer)
Ghi nhận của PV VTC News, tại quốc lộ 1A đoạn đi qua hai phường Quảng Thuận và Quảng Thọ (Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) cho thấy, mặt đường bê tông nhựa có dấu hiệu hằn lún, nhiều đoạn lún trải dài.
Mặt đường nhiều chỗ đã được cào bóc lên để sửa chữa nhưng chưa được đơn vị thi công và chủ đầu tư thảm lại khiến người đi đường rất khó chịu và bức xúc vì cho rằng đường mới mà đi cứ như đường cũ.
Anh Nguyễn Xuân Hùng (28 tuổi, tài xế xe tải) chia sẻ: “Đoạn đường ở đây có nhiều chỗ có dấu hiệu xuống cấp, hằn lún. Xe tôi đi qua đoạn đường này thường rung lắc, gây khó khăn trong việc điều khiển phương tiện”.


“Đoạn đường này mới đưa vào sử dụng nhưng tôi thấy đã có rất nhiều lần đơn vị thi công cho xe và công nhân đi sửa lại rồi”, bà Nguyễn Thị Niệm (50 tuổi, phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn) thông tin.