Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

WIKILEAKS CÔNG BỐ” “NĂM 2020 VN SẼ LÀ 1 TỈNH CỦA TRUNG CỘN G”; Nhà thầu Trung Quốc đang chiếm hết "cơm ăn" của doanh nghiệp Việt!; Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác; Hướng dẫn viên "chui" người Trung Quốc được "bật đèn xanh"; Không “tiếp tay” cho đối tác Trung Quốc hoạt động lữ hành, hướng dẫn trái phép; Nên công khai về hợp tác biển Việt-Trung

Posted on 

Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời:
Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng? 

Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt Nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung Quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”…

Thôi rồi ! …. Thế là xong …
Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình rước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung Quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao) xuất hiện tại một nhà hàng Trung Quốc tại Vũng Tàu, hay Dự án boxit Tây Nguyên và gần đây nhất là tin Trung Quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp – Thanh (1887) …
Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam Quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.
Những tài liệu tối mật do Wikileaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.
(Chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileaks: Julian Assange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)
Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu, bây giờ Wikileaks xác nhận thì có đến hơn 90% là đúng sự thật.
Đây quả là 1 tin buồn cho đất nước, dân tộc Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến, nay đã được đảng Cộng Sản bán sĩ cho Trung Cộng với cái giá không thể rẻ hơn: FREE …
Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây:
– Giao Hoàng Sa Trường Sa cho TC
– Giao Tây Nguyên cho TC
– Cắt thêm đất biên giới cho TC
– Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho TC
– Cho dân TC ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
– Luật lệ VN không dám đụng đến dân TC đang sống ở VN
– Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong
cuộc chiến 1979 với TC.
– In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN.
– Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ TC có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) …..tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.
Xin quý vị đọc và phổ biến cho mọi thân hữu.

Nhà thầu Trung Quốc đang chiếm hết "cơm ăn" của doanh nghiệp Việt!






















Dân trí "Tại sao chúng ta không tạo việc làm cho người dân mà cứ để tổng thầu Trung Quốc ăn hết cơm của doanh nghiệp (DN) Việt. Nếu có thị trường, có việc làm, DN Việt đủ tự tin để làm tốt, đủ tài chính để thuê chuyên gia và nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước. Đây là điều hiển nhiên, không phải ngộ nhận!".
 >> Công nghiệp Việt Nam: Đuổi kịp Thái Lan? - Mơ hão!
 >> Nghịch lý lượng kỹ sư đông, Việt Nam không làm nổi ốc vít
 >> Ngoài ốc vít, Việt Nam "bó tay" với sơn ôtô

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam khi chia sẻ với báo giới xung quanh câu chuyện, ngành cơ khí Việt Nam sau 30 năm vẫn chỉ đi sau các nước và hiện trạng: Việt Nam đang phải nhập cả công nghiệp phụ trợ cho cơ khí.
Các doanh nghiệp cơ khí Việt hề không thua kém!?
Theo ông Thụ, có những nguyên nhân chính do chủ quan cũng như khách quan. Chủ quan là dù Nhà nước ban hành rất nhiều văn bản, nhưng đến nay các chính sách đều ngoài tầm với của các DN, không thiết thực cho họ. Bản thân các DN cơ khí trong nước không có thị trường, các tổng thầu, thầu phụ thuộc về các DN nước ngoài, DN cơ khí quốc doanh, còn cơ khí tư nhân bị gạt ra rìa.
"Nói đi nói lại trong rất nhiều năm, trong rất nhiều chính sách nhưng chúng ta cũng không thực hiện được cho ngành cơ khí, nào là chính sách tín dụng ưu đãi, thị trường, đặt hàng của Nhà nước.... Chúng ta có thể đưa 30.000 tỷ đồng để vực dậy ngành bất động sản trong khi cơ khí chưa được 30 tỷ đồng để phát triển một trong những ngành được coi là xương sống của đất nước", ông Thụ cho biết.
Theo ông Thụ, chúng ta có các Quyết định 1791 của Chính phủ về: Khuyến khích chế tạo các nhà máy nhiệt điện. Tuy nhiên, quyết định này thực hiện nửa vời và các DN cơ khí không được thụ hưởng. "Chúng tôi không đổ lỗi cho chính sách, cho Nhà nước mà chúng tôi muốn có thị trường, có công ăn việc làm và được coi trọng, tin tưởng", ông Thụ nói.
"Trước đây, chúng ta rơi vào bẫy đấu thầu trong ngành cơ khí, cứ giá rẻ là chúng ta làm, đấu thầu nên tổng thầu rơi hết vào tay Trung Quốc, trong khi đó DN trong nước chỉ "mon men" làm thầu phụ với chi phí ít ỏi. Chúng ta chịu phận làm thuê giá rẻ ngay trên chính nước chúng ta", ông Thụ cho biết.
Về mặt kỹ thuật, ông Thụ khẳng định nhiều DN cơ khí của Việt Nam không thua kém DN nước ngoài, thậm chí còn hơn cả họ. Nhiều DN nhập cả công nghệ chế tạo đời đầu của các nước EU, Mỹ với giá rất đắt đỏ để cạnh tranh. Nhiều DN thuê lại các chuyên gia, kỹ sư về hưu, những chuyên gia nước ngoài có uy tín về làm giám đốc bộ phận nghiên cứu, chế tạo và tổng công trình sư..., chúng ta có thể thuê thiết kế, thiết bị.
Không cần gì, chỉ cần thị trường!
"Chúng ta chưa có thị trường và Nhà nước chưa có niềm tin vào các DN tư nhân trong nước. Các công trình lớn đều dành tổng thầu cho các DN ngoại, đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc chiếm số lượng lớn. Họ không chỉ đem máy móc cũ, lạc hậu mà còn đem cả công nhân hàn xì, đục đá, đào đất sang Việt Nam. Như vậy, ngành cơ khí nói riêng và rộng hơn là DN Việt Nam bị gạt ra khỏi miếng cơm, manh áo và công việc”, ông Thụ nhấn mạnh.
Theo ông Thụ, người Việt Nam hoàn toàn làm được, hơn 15 năm và 20 năm trước đây, chúng tôi đã làm được với sản lượng cho nhà máy nhiệt điện với 40% cơ cấu thép. Hiện nay, chúng ta xây dựng cơ chế mời thầu, giao tổng thầu, thế là chúng ta không có việc.
"Chúng ta còn hơn 30 nhà máy nhiệt điện nhỏ và vừa nữa, tại sao không đặt ra yêu cầu: 30 - 40% thiết bị trong nước hay lại đi giao thầu toàn bộ cho nước ngoài để họ tuồn những công nghệ phế thải từ những thập kỷ trước. Nhìn thấy điều này, chúng tôi bức xúc lắm, đau lòng lắm. Nhân ngày 29/4 tới đây, Thủ tướng tiếp xúc với các lãnh đạo DN tại TP.HCM, chúng tôi sẽ kiến nghị và dốc lòng đưa tất cả những điều lâu nay cho Chính phủ, chứ cứ thế này mãi chúng ta đi sau và nhập tất cả công nghiệp phụ trợ nữa", ông Thụ kiến nghị.
Theo ông Thụ là: Nếu không hỗ trợ được tài chính, không giúp DN Việt được công nghệ và ứng dụng khoa học thì hãy để cho DN có thị trường, có đất sống. Đừng chỉ định thầu, giao thầu hoặc đấu thầu "kiểu hình thức" nữa.
Ông Thụ nêu ví dụ, hai cái nhà máy 1,1 tỷ USD Alumin ở Nhân Cơ, mà nhà thầu Trung Quốc chỉ giao cho DN Việt 20 triệu USD, có nghĩa là chỉ nhận được 2%, các công trình không thể gọi là cơ khí mà chỉ là linh phụ kiện bồn bể mà thôi. "Nhìn thấy cảnh như vậy, thấy đau lòng quá", ông Thụ chua chát.
"Nếu chính sách của chúng ta trong giai đoạn mới, trong bộ máy mới đề cao tiết kiệm đầu tư công, tránh lãng phí thì nhất thiết phải khai thác triệt để lực lượng cơ khí trong nước, cho họ đất sống và thị trường. Chúng tôi chỉ cầu mong như thế, chẳng nhẽ cả ngành cơ khí của đất nước này không tập hợp được lực lượng, không có bộ óc để làm được mà cứ phải đi theo nước ngoài thì sẽ đi đến đâu?", ông Thụ trăn trở.
Theo đề nghị của ông Thụ, là hãy giao công việc cho các DN Việt, nếu làm không được, hãy cho nước ngoài. "Chúng tôi chẳng có mục tiêu nào khác và mong muốn gì hơn. Thùng bể cũng đi mua về, kết cấu thép cũng đi mua về, tiền mua thì ít tiền lót tay thì nhiều. Chất lượng dự án do cơ quan Nhà nước đứng ra thẩm định lẫn nhau, tiền ở đâu cho đủ được?", ông Thụ khẳng định.
Nguyễn Tuyền


Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác

31/03/2016 08:28 GMT+7
TTO - Tại sao các dự án luôn bị đội vốn? Các nhà thầu Trung Quốc thi công với chất lượng kém lại đòi điều chỉnh tăng giá thầu với lý do vật tư, nhân công tăng...

Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác
Sân vận động Mỹ Đình - Ảnh: Nguyễn Khánh
Đó là chia sẻ của ông Hà Quang Dự - nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban TDTT - về việc nhà thầu Trung Quốc HISG trúng thầu và xây sân vận động Mỹ Đình năm 2001. 
Thời điểm đó Chính phủ đưa ra hạn mức chi phí xây dựng công trình là 67 triệu USD. Khi mở thầu, có rất nhiều doanh nghiệp nộp hồ sơ, trong đó có ba nhà thầu lớn: Philipp Holzmann AG International (Đức) và Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc), Lemma (Mỹ).
Theo ông Dự, qua tìm hiểu thì nhà thầu Mỹ thực chất là một công ty của một số người Việt đứng đằng sau, giá bỏ thầu của Lemma cũng rất cao và phương án thiết kế kém nhất trong ba nhà thầu. Philipp Holzmann bỏ thầu 57 triệu USD, có thiết kế rất đẹp, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn Âu - Mỹ. 
Philipp Holzmann cũng có hai chuyên gia người Pháp từng tham gia thiết kế xây dựng sân vận động State de France (Pháp). Riêng nhà thầu Trung Quốc HISG bỏ thầu 53 triệu USD - thấp nhất trong số các đơn vị tham gia đấu thầu. 
Sau vòng chấm thầu thứ nhất, ông Dự cho biết ông đã có văn bản gửi Chính phủ và đề nghị chọn nhà thầu Philipp Holzmann.
Ông Hà Quang Dự chia sẻ: “Tiêu chuẩn kỹ thuật của HISG chỉ đạt chuẩn Trung Quốc và Việt Nam. Ngay thời điểm đó hội đồng thẩm định đấu thầu do thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tấn Vạn làm chủ tịch đã có văn bản khẳng định phương án kiến trúc do nhà thầu Trung Quốc HISG thiết kế không đạt yêu cầu.
Cuối cùng HISG đã trúng thầu.
Bộ Xây dựng sau đó lại có văn bản khác khẳng định HISG đạt tiêu chuẩn. Lần đầu tiên trong lịch sử diễn ra việc đơn vị trúng thầu rồi là HISG lại được sửa phương án thiết kế sân vận động. 
Cũng phải nói thêm rằng HISG khi đó chưa có kinh nghiệm xây dựng những công trình lớn như sân vận động Mỹ Đình”.
Theo kết luận thanh tra thời điểm tháng 3-2004, quá trình xây sân vận động Mỹ Đình nhà thầu Trung Quốc HISG đã có nhiều sai phạm nghiêm trọng như: 94% thiết bị sử dụng xây sân vận động (17/18 triệu USD tiền thiết bị) không đúng với hợp đồng. 
“Kết luận thanh tra về sai phạm hàng loạt của nhà thầu HISG sau khi xây sân vận động Mỹ Đình đã được công khai nhiều người biết từ năm 2004. 
Tôi tiếc rằng nếu chúng ta chọn nhà thầu Âu - Mỹ, chắc chắn chất lượng sân vận động Mỹ Đình sẽ tốt hơn thế này, thiết kế cũng đẹp hơn. Hằng năm ngành thể thao không phải bỏ ra hàng tỉ đồng để sửa sân như suốt những năm qua”.
Nhà thầu Trung Quốc bỏ giá thấp, chất lượng thấp
Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác
Gần 10 năm kiên trì cải tạo với khoản đầu tư gần 9 nghìn tỷ đồng. Thành phố đã biến Nhiêu Lộc từ một dòng kênh chết trở thành một lá phổi xanh khổng lồ, mang lại môi trường trong lành cho một siêu đô thị đông đúc và chật chội như Sài Gòn
Ông Fernando F. Requena - nguyên trưởng đoàn tư vấn thiết kế, kỹ sư trưởng tư vấn giám sát dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (Công ty tư vấn quốc tế CDM - Mỹ) - cho biết tại dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (đưa vào sử dụng năm 2012) có hai nhà thầu Trung Quốc tham gia hai gói thầu. 
Cả hai nhà thầu đều thi công với chất lượng kém, chậm tiến độ, để lại những hậu quả như chi phí tăng cao, công trình phải sửa chữa.
Cụ thể, ở gói thầu thi công lắp đặt tuyến cống bao băng dưới đáy sông Sài Gòn, phía Trung Quốc đấu thầu với giá thấp hơn vài chục phần trăm so với dự toán, nhưng trong quá trình thi công họ không thực hiện đúng quy trình, khiến công trình gặp sự cố và làm tiến độ chậm trễ gần 2 năm, sau đó chủ đầu tư buộc phải thuê nhà thầu khác.
Ở gói thầu đóng cừ bêtông hai bên bờ kênh, nhà thầu cũng không tuân thủ quy trình thi công. Khi đưa công trình vào sử dụng thì các cừ bêtông bị xiêu vẹo, phải tốn chi phí khắc phục.
Điều tệ hại hơn là các nhà thầu Trung Quốc thi công chậm trễ nhưng họ lại đòi điều chỉnh tăng giá thầu với lý do vật tư, nhân công tăng, dẫn tới việc dự án luôn bị đội vốn.
Theo ông Fernando F. Requena, các nhà thầu Trung Quốc có chiến lược là bỏ giá thầu rất thấp, trong hồ sơ thầu họ luôn đưa tên nhà thầu có năng lực và uy tín. Nhưng khi bắt tay vào thi công thì không phải là nhà thầu nêu trong hồ sơ thầu mà là một nhà thầu không có năng lực về nhiều mặt.
Cụ thể, tại hạng mục di dời đường ống cấp nước phi 2.000mm (cấp nước cho TP.HCM) ở cầu Điện Biên Phủ (Q.Bình Thạnh), dự toán thầu là 2 triệu USD nhưng nhà thầu chỉ bỏ giá 300.000 USD.
Tuy nhiên khi triển khai, nhà thầu Trung Quốc dây dưa chậm trễ rồi bỏ luôn hạng mục này, chủ đầu tư lại phải thuê nhà thầu khác vào thi công, tốn thêm chi phí đầu tư dự án.
Làm gì để tránh được nhà thầu Trung Quốc kém năng lực? Ông Fernando F. Requena cho rằng vấn đề chính là chủ đầu tư, đơn vị tư vấn cần phải xem xét thật kỹ hồ sơ thầu. Chẳng hạn, khi họ đưa ra giá thầu thấp thì phải yêu cầu giải trình vì sao giá thầu thấp.
Nếu họ giải trình được thì thông qua, còn không giải trình được thì cương quyết loại bỏ nhà thầu. Liên quan tới chất lượng ống cấp nước Trung Quốc ở dự án nước sạch sông Đà 2, ông Fernando F. Requena nói:
“Vấn đề chính là chủ đầu tư phải kiểm tra giá thầu họ bỏ thấp có đúng không, cần xem xét kiểm tra các tiêu chí về kỹ thuật để bảo đảm chất lượng công trình và kiểm soát chặt chẽ họ trong quá trình thi công”.
NGỌC ẨN - K.XUÂN



>

Hướng dẫn viên "chui" người Trung Quốc được "bật đèn xanh"

 - Nguyên Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch chia sẻ, chính những công ty Việt Nam và địa phương đã tiếp tay, bật đèn xanh cho hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc hoạt động chui.
Từ đầu năm đến nay, khách du lịch Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đột biến, nhưng kèm theo đó là những hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hoạt động chui ở Việt Nam ngày càng nhiều, thuyết minh sai cả về địa lý, lịch sử, văn hoá Việt Nam.
Vì đâu lại có tình trạng lộn xộn này và cơ quan chức năng đã làm được gì?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam. Ông Bình nguyên là Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Mời bạn đọc theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

Nhà báo Phạm HuyềnThưa ông, ông nhận định thế nào về sự tăng trưởng đột biến lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam trong nửa đầu năm nay và kèm theo đó là tình trạng các hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc hoạt động chui ở Việt Nam?
Ông Vũ Thế Bình: Lượng khách du lịch Trung Quốc tăng trưởng mạnh là chuyện bình thường. Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc tăng 47,9%, là con số rất lớn và năm nay, chúng ta có thể đạt con số 2-2,5 triệu khách Trung Quốc đến Việt Nam.
Thế nhưng, khách Trung Quốc đi đến đâu cũng kéo theo những hệ luỵ bởi đặc tính của người Trung Quốc, của văn hoá Trung Quốc cũng như cách kinh doanh của người Trung Quốc. Thực ra, việc hướng dẫn viên chui của người Trung Quốc ở Việt Nam chỉ là một trong những hệ quả của hoạt động kinh doanh kiểu Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch.
Trước tiên, họ bao giờ cũng tận thu chính như khách du lịch Trung Quốc.
Vì vậy, bao giờ họ cũng mua tour với giá tương đối rẻ khi sang Việt Nam hay các nước khác, nhưng sau đó, các công ty du lịch Trung Quốc bám theo và thu một cách kịch liệt từ việc mua hàng của khách du lịch, ăn uống, đi chơi của khách du lịch. Họ chăm sóc, hay nói một từ hơi thô thiển là chăn dắt một cách kỹ lưỡng. Ai là người chăn dắt khách và giúp thu tiền về cho các công ty này? Đó chính là các hướng dẫn viên người Trung Quốc. Cho nên, họ phải núp bóng, sang đây trực tiếp chăn dắt những khách du lịch đó. Điều đó là không tránh khỏi được ở bất kể thị trường nào.
Chỉ có vấn đề, nếu các quốc gia có biện pháp quản lý mạnh mẽ thì mới ngăn chặn được.
Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, gần đây, một trường hợp là công ty du lịch Silent Bay ở Nha Trang, Khánh Hoà đã bị rút giấy phép gì những dấu hiệu sai phạm liên quan đến cả hoạt động hướng dẫn viên người Trung Quốc hoạt động chui. Ông đánh giá thế nào về vụ việc này và theo ông, chúng ta sẽ phải gánh chịu hệ luỵ thế nào nếu tình trạng trên không được kiểm soát?
Ông Vũ Thế Bình: Trước tiên, phải nói rằng, tệ nạn đó đã gây ảnh hưởng nặng nề đến du lịch Việt Nam. Về mặt chính trị, những hướng dẫn viên người Trung Quốc có nhiệm vụ sang đây là để thu tiền của khách du lịch, họ không quan tâm gì đến văn hoá, lịch sử và dường như chẳng đọc sách vở về Việt Nam. Về điều này, ai đó đi bên cạnh những đoàn du lịch Trung Quốc đều biết.
Chưa kể, đó là chuyện họ xuyên tạc lịch sử của ta. Họ có thể nói biển là của Trung Quốc, đất là của Trung Quốc và rất có thể, họ có thể nói Việt Nam chính là kẻ xâm lược, chiếm đất của họ cũng nên? Chính vì vậy, hệ luỵ về mặt chính trị như vậy là rất lớn.
Thứ hai là về mặt kinh tế, vì họ tận thu như vậy nên chúng ta chẳng thu được gì nhiều từ họ. Cho nên trong Luật Du lịch
Vừa rồi, Tổng cục Du lịch có rút giấy phép của công ty Silent Bay. Chúng tôi nghĩ rằng, điều đó là quá cần thiết. Chắc không phải chỉ có một Silent Bay vi phạm như thế đâu. Việc tiếp tay cho các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh du lịch ở Việt Nam trái phép hiển nhiên là có doanh nghiệp Việt Nam.
Với những người làm lâu năm trong lĩnh vực du lịch, gắn bó chặt chẽ với thị trường Trung Quốc như chúng tôi thì có thể nói rằng, lẽ ra, những việc làm này phải làm từ lâu rồi. Mỗi một năm, chúng ta phải rút đi 5-10 công ty đón khách Trung Quốc, chúng ta có thể chọn lọc được những doanh nghiệp nghiêm túc hơn để có thể chấn chỉnh được hoạt động lộn xộn của khách Trung Quốc tại Việt Nam.
Nhà báo Phạm Huyền: Tình trạng này bây giờ mới xảy ra hay đã xảy ra từ lâu rồi, thưa ông?
Ông Vũ Thế Bình: Du lịch Việt Nam đón khách Trung Quốc đến nay đã được khoảng 20 năm và việc kinh doanh của Trung Quốc như hiện nay rộ lên đã có khoảng 15 năm trở lại đây.
Đối với khách biên giới và khách Trung Quốc trước đây, Tổng cục Du lịch đã có kinh nghiệm chiến đấu với họ và đã lập lại trật tự. Chúng ta có thể thấy, có một mẫu rất tuyệt vời, đó là Câu lạc bộ lữ hành 849 đón khách Trung Quốc ở cửa khẩu Lạng Sơn.
Đó có lẽ là một thành công duy nhất đối với việc quản lý du khách Trung Quốc. Trong suốt gần 10 năm, khách Trung Quốc đi qua cửa khẩu Lạng Sơn rất trật tự, không có hiện tượng nợ công ty Việt Nam, không có hiện tượng cho người hướng dẫn viên núp bóng và phải hoạt động theo một mức giá đã được ấn định. Những hoạt động đó, chúng ta đã từng làm nhưng ta chỉ làm được khi Tổng cục Du lịch hết sức nghiêm túc, mạnh mẽ, quyết liệt với loại hình du lịch này.
Nhà báo Phạm Huyền:Cá nhân ông mong chờ hành động căn cơ nào từ Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng như các Sở Văn hoá thể thao và du lịch địa phương để chấm dứt tình trạng này?
Ông Vũ Thế Bình: Tôi nghĩ rằng, trước tiên phải mở một chiến dịch chấn chỉnh khách du lịch Trung Quốc ở Việt Nam mà trước tiên là chấn chỉnh các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đón khách Trung Quốc phải cam kết đối với cơ quan Nhà nước về việc thực hiện nghiêm túc Luật Du lịch, trong đó, đặc biệt là tất cả các đoàn du lịch phải có hướng dẫn viên là người Việt Nam.
Vừa qua, Khánh Hoà có nói, lượng hướng dẫn viên của ta ít quá, nhưng tôi cho đó là sự nhầm lẫn. Việt Nam hiện có 500-700 hướng dẫn viên nói tiếng Trung Quốc. Chúng ta rất thừa chứ không hề thiếu. Chẳng qua là, doanh nghiệp du lịch không muốn thuê vì muốn tiết kiệm chi phí nên đã bật đèn xanh cho các hướng dẫn viên Trung Quốc hành nghề.
Nếu các hướng dẫn viên là người Việt Nam đi theo đoàn Trung Quốc mà không đảm nhiệm phần hướng dẫn, mà chỉ làm bình phong cho hướng dẫn viên đó hành nghề. Điều đó có nghĩa là cả công ty lẫn hướng dẫn viên người Việt đã đồng loã giúp cho công ty Trung Quốc làm chui ở Việt Nam thì phải xử lý nghiêm khắc, kể cả rút giấy phép, tước giấy hành nghề.
Thứ hai là, về quản lý, các địa phương phải tập trung sức mạnh, tăng cường đội ngũ thanh tra du lịch, giám sát tất cả các hoạt động du lịch từng đoàn một. Trong bối cảnh này, chúng ta không thể buông lỏng được nữa. Những trường hợp nói xấu Việt Nam, nói sai sự thật lịch sử Việt Nam thì phải lập tức xử lý, trục xuất về nước.
Nếu chúng ta không làm mạnh mẽ thì không bao giờ chấn chỉnh được hoạt động của khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam.
VietNamNet


Không “tiếp tay” cho đối tác Trung Quốc hoạt động lữ hành, hướng dẫn trái phép

(Dân trí) - Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết trong thời gian tới sẽ tăng cường kiểm soát các đơn vị, cá nhân người Trung Quốc nghi vấn hoạt động lữ hành, hướng dẫn trái phép. Đồng thời, Xử lý nghiêm nếu có đơn vị lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên Việt Nam “tiếp tay” cho người nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép.


Hình ảnh một HDV Trung Quốc (áo đen) được cho là đang hoạt động chui ở Đà Nẵng ngay trong sáng 29/6 vừa được các HDV ghi hình, cung cấp cho PV Dân trí
Hình ảnh một HDV Trung Quốc (áo đen) được cho là đang hoạt động "chui" ở Đà Nẵng ngay trong sáng 29/6 vừa được các HDV ghi hình, cung cấp cho PV Dân trí
Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2016, ước đạt 211.079 lượt khách Trung Quốc đến Đà Nẵng, tỷ trọng chiếm 26,53% (tăng 83% so với cùng kỳ năm 2015).
Với sự tăng trưởng nóng của thị trường khách Trung Quốc đã dẫn đến một số vấn đề như các đối tượng là tổ chức, cá nhân người Trung Quốc đến thành phố hoạt động không đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch của thành phố.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, trong thời gian tới, Sở đã có kế hoạch tăng cường triển khai thanh, kiểm tra các đơn vị, cá nhân người Trung Quốc nghi vấn hoạt động lữ hành, hướng dẫn trái phép trên địa bàn thành phố. Xử lý nghiêm nếu phát hiện có đơn vị lữ hành, khách sạn, hướng dẫn viên Việt Nam “tiếp tay” cho người nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép.
Ngành du lịch TP đồng thời tiếp tục nhắc nhở, cảnh báo các đơn vị lữ hành, khách sạn, khu điểm du lịch, hướng dẫn viên về việc không tiếp tay cho các cá nhân, công ty nước ngoài hoạt động lữ hành quốc tế trái phép tại Đà Nẵng; chủ động cung cấp thông tin với cơ quan quản lý nhà nước khi phát hiện dấu hiệu hoạt lữ hành quốc tế trái phép để xử lý theo quy định.
Sở đề nghị các công ty lữ hành, khách sạn và hướng dân viên thực hiện theo đúng qui định của nhà nước về hoạt động du lịch phát hiện, không tiếp tay với đối tác Trung Quốc hoạt động chưa đúng quy định.
Nguồn tin từ Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay trên địa bàn thành phố có 19 công ty lữ hành quốc tế và 7 chi nhánh chuyên khai thác thị trường khách Trung Quốc. Thành phố có 2.238 hướng dẫn viên; trong đó có 360 HDV quốc tế tiếng Trung do thành phố Đà Nẵng cấp th. Bên cạnh đó, còn có khoảng 60 HDV từ các địa phương khác đến Đà Nẵng hoạt động.
Khánh Hiền



Ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, phụ trách bang giao với Việt Nam vừa có chuyến thăm Hà Nội cuối tháng 6/2016.
Theo thông tin báo chí, sáng ngày 27/6/2016, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận trong đó có “biên bản ghi nhớ” về hợp tác an ninh biển.

Về phía Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Hồng Quang – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.

Như truyền thông đã đưa, tình hình Biển Đông thời gian qua rất căng thẳng vì thường xảy ra những va chạm gây tổn thất về người và tài sản của ngư dân của các quốc gia giáp Biển Đông với lực lượng cảnh sát biển một số nước; sự xuất hiện gần đây của lực lượng hải quân một số nước cùng với những tuyên bố cứng rắn liên quan tới Biển Đông của một số chính khách có trách nhiệm của một số quốc gia trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Nga và EU…
Không rõ, biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những nội dung cụ thể gì, có sự thỏa thuận ràng buộc nhau không và bản ghi nhớ này có góp phần làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên Biển Đông hay không? - Phạm Viết Đào
Với một số nước trong khu vực Biển Đông thì Philippines đã đưa vụ kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh hải ra tòa án quốc tế; Tổng thống Indonezia có mặt trên chiến hạm của nước này những ngày gần đây nhằm khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Trong khi đó cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN tại Côn Minh, Trung Quốc đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông; Việt Nam lại liên tiếp bị hai vụ tai nạn máy bay trên Biển Đông hiện chưa công bố nguyên nhân.

Trong bối cảnh đó, dư luận hết sức chú ý tới chuyến thăm và các buổi hội đàm, hội kiến của ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc với các quan chức Việt Nam là các ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng Bí thư Đảng, Trần Đại Quang- Chủ tịch nước, Phạm Bình Minh - Phó Thủ tướng, 
Bộ trưởng Ngoại giao, bên cạnh các văn kiện được ký kết.

Không rõ, biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng của Việt Nam và Trung Quốc bao gồm những nội dung cụ thể gì, có sự thỏa thuận ràng buộc nhau không và bản ghi nhớ này có góp phần làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên Biển Đông hay không?

Cần được bạch hóa

Các thỏa thuận Việt - Trung mới về hợp tác trên Biển Đông có thể liên quan tới sinh mệnh của ngư dân Việt Nam, theo tác giả.
Có một điều quan trọng cần được bạch hóa, đó là biên bản ghi nhớ về hợp tác an ninh biển giữa hai lực lượng cảnh sát chức năng Việt Nam - Trung Quốc, điều được cho là có liên quan tới số phận của hàng ngàn ngư dân miền trung Việt Nam, mà hiện hàng ngày vẫn phải ra khơi bám biển vì cơm áo và họ thường xuyên bị đe dọa bởi cảnh sát biển Trung Quốc.

Như thông tin và tuyên bố của những người có trách nhiệm của hai phía Việt Nam và Trung Quốc, về Biển Đông, giữa hai nước đang tồn tại nhiều khác biệt, bất đồng.
Chắc chắn những thỏa thuận hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển Việt-Trung trong bản ghi nhớ vừa ký ngày 27/6/2016 không là những tài liệu tuyệt mật, không thể bạch hóa thông tin vì bản thân thỏa thuận này liên quan tới ngư dân Việt Nam, do vậy ngư dân Việt Nam cần được biết - Phạm Viết Đào
Do vậy, phía Việt Nam nên công khai những nội dung đã ký kết này trong biên bản ghi nhớ hợp tác an ninh biển với lực lương cảnh sát biển Trung Quốc; để thứ nhất ngư dân miền trung Việt Nam trong những ngày sắp tới yên tâm ra khơi đánh cá mà không lo bị những tai nạn thảm khốc trên biển do bởi sự hành hung, chặn húc của tàu hải cảnh Trung Quốc…

Thứ hai, những nội dung công khai trong biên bản ghi nhớ hợp tác an ninh biển Việt-Trung biết đâu giúp cho các nước khác vừa để chứng kiến, tham khảo làm khuôn mẫu, trọng tài cho các tranh chấp thường xảy ra với lực lượng hải cảnh Trung Quốc, tránh những xung đột, va chạm trên biển gây mất an ninh Biển Đông…

Vì chắc chắn những thỏa thuận hợp tác giữa hai lực lượng cảnh sát biển Việt-Trung trong bản ghi nhớ vừa ký ngày 27/6/2016 không là những tài liệu tuyệt mật, không thể bạch hóa thông tin vì bản thân thỏa thuận này liên quan tới ngư dân Việt Nam, do vậy ngư dân Việt Nam cần được biết, nhất là khi Quốc hội Việt Nam gần đây đã thông qua luật về Quyền tiếp cận thông tin của công dân, một bước đi được cho là tiệm tiến đảm bảo quyền tự do về thông tin của người dân.

Ngoài ra, thiết nghĩ sự công khai bạch hóa các thỏa thuận được ký kết cũng là cơ sở để xác nhận sự thiện chí, tầm, thế và trách nhiệm giải quyết tranh chấp của các bên liên quan, trong cuộc tham gia ký kết và với ngư dân của nước mình.

Nhà văn Phạm Viết Đào
Gửi cho BBC từ Hà Nội

* Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn, blogger và nhà quan sát thời sự Việt Nam đang sinh sống tại Hà Nội.

(BBC)


Không có nhận xét nào: