Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Clinton và Trump khẩu chiến gay gắt đến phút chót; Tranh luận trực tiếp: Ông Trump ngắt lời bà Hillary 51 lần, bà ngắt lời ông 17 lần

Dân trí Hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump vừa kết thúc vòng tranh luận trực tiếp đầu tiên với những đấu khẩu gay gắt về nhiều chủ đề nóng bỏng không chỉ của riêng nước Mỹ mà của cả thế giới. Cả hai đều khẳng định đã chuẩn bị sẵn sàng và đủ khí chất để trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
 >> Cuộc “đấu khẩu” lịch sử Kennedy - Nixon trên truyền hình Mỹ
 >> "Cuộc tranh luận thế kỷ" giữa Clinton và Trump có thể thu hút 100 triệu người theo dõi

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa ứng viên Cộng hòa Donald Trump và ứng viên Dân chủ Hillary Clinton bắt đầu lúc 9 giờ tối ngày 26/9 giờ địa phương.
Chủ đề đầu tiên là kinh tế, với việc ông Trump nói rằng các việc làm đang “rời bỏ nước Mỹ”.
Cuộc tranh luận kéo dài 90 phút được dự đoán là cuộc tranh luận thu hút nhiều người xem nhất trong lịch sử truyền hình Mỹ, lên tới 100 triệu người.
Các cuộc thăm dò trước cuộc tranh luận cho thấy bà Clinton dẫn trước sít sao trước đối thủ Cộng hòa.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Theo bạn, ứng viên nào gây ấn tượng hơn trong cuộc tranh luận?

 
Câu hỏi cuối cùng

(Ảnh: BBC)
(Ảnh: BBC)
Câu hỏi cuối cùng được người dẫn chương trình Holt đưa ra là liệu các ứng viên có chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới hay không.
Bà Clinton trả lời: "Tôi ủng hộ sự dân chủ của chúng ta. Sẽ có những lúc bạn chiến thắng, nhưng cũng có những lúc phải thất bại, Tuy nhiên tôi nhất định ủng hộ kết quả của cuộc bầu cử này".
Ông Trump thì nói rằng ông sẽ chấp thuận kết quả cuộc bầu cử kể cả khi bà Clinton đánh bại ông. "Nếu bà ấy chiến thắng, tôi hoàn toàn ủng hộ bà ấy", ông Trump nói. Trước đó, vị tỷ phú New York này từng nói rằng ông lo ngại kết quả bầu cử sẽ có gian lận.
Vấn đề hạt nhân
Hai ứng viên tổng thống chuyển sang một chủ đề tranh luận cũng khá nóng bỏng khác của thế giới đó là vấn đề hạt nhân. Ông Trump cho rằng, hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất thế giới, hơn cả mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Theo ông, Trung Quốc cần có trách nhiệm ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên và rằng nước Mỹ không thể là "cảnh sát của thế giới".
Ủng hộ hay không ủng hộ tham chiến ở Iraq và Libya
Tranh luận về việc ai đã ủng hộ cuộc chiến ở Iraq và Libya, Donald Trump nói ông luôn phản đối việc Mỹ đưa quân tới Iraq vào tháng 3/2003 và chỉ trích bà Clinton vì bỏ phiếu ủng hộ cho cuộc xâm lược này vào năm 2002 khi bà còn là một nghị sĩ trong Quốc hội Mỹ.
Trong khi đó, bà Clinton nói ông Trump hoàn toàn ủng hộ cuộc chiến ở Iraq và thậm chí còn hợp tác làm ăn với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi. “Donald Trump ủng hộ cuộc chiến Iraq, điều đó đã được chứng minh hết lần này đến lần khác. Ông ấy thực sự ủng hộ những hành động mà chúng ta đã làm ở Libya”, bà Clinton nói.
Ông Trump liền phản bác lại phát biểu này của bà Clinton: “Sai, sai, sai. Tôi không ủng hộ cuộc chiến ở Iraq - đó chỉ là những lời vô nghĩa của truyền thông, được hậu thuẫn bởi bà Clinton”.
Trên thực tế, trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào tháng 9/2002, ông Trump đã từng lên tiếng ủng hộ cuộc chiến này. Tuy nhiên đến tháng 9 năm nay, tỷ phú New York lại một mực phản đối cuộc chiến tranh Iraq, dẫn chứng đến các cuộc phỏng vấn trước đó vào tháng 1 và tháng 3 năm 2003.
Đổ lỗi cho bà Clinton về sự trỗi dậy của IS

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)
Ông Trump đổ lỗi cho cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về sự trỗi dậy của IS, đồng thời cho rằng Mỹ lẽ ra nên lấy hết dầu của Iraq vì điều đó sẽ giúp ngăn chặn được IS.
“Bà đã chiến đấu với IS cả quãng đời trưởng thành của mình”, ông Trump nói, đồng thời cho rằng cựu Ngoại trưởng Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố này.
Lập luận này dường như hơi kỳ lạ, theo BBC bình luận. Bà Clinton năm nay 68 tuổi, trong khi đó IS chỉ mới nổi lên vào năm 2009, mặc dù gốc rễ của nó là từ nhóm khủng bố Al Qaeda thuộc dòng Sunni, ra đời từ năm 2004.
“Khi bà làm ngoại trưởng, IS chỉ là một nhóm rất nhỏ, còn bây giờ IS đã có mặt ở 30 nước rồi, và bà định ngăn chúng lại ư? Tôi không nghĩ thế”, ông Trump nói.
Ông cũng đả kích việc trang web chiến dịch tranh cử của bà Clinton phác thảo kế hoạch ứng phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nếu bà đắc cử. Bà Clinton lập tức phản pháo: "Ít nhất thì tôi cũng có một kế hoạch cụ thể".
Clinton: Tôi đã chuẩn bị để trở thành tổng thống
Tỷ phú Trump châm chọc đối thủ khi cho rằng, gần đây tại Philadelphia và Detroit, bà Clinton chỉ ngồi nhà để vận động, trong khi ông xông xáo bên ngoài.
Tuy nhiên, bà Clinton đã đáp khéo lại rằng: "Tôi nghĩ ông Trump chỉ trích tôi vì chuẩn bị cho cuộc tranh luận này. Đúng vậy, các bạn có biết tôi đã chuẩn bị những gì không. Tôi đã chuẩn bị để trở thành tổng thống. Điều đó rất tốt".
Đáp lại, tỷ phú Trump nói rằng, ông có khí chất làm tổng hơn bà Clinton."Tôi có nhiều đánh giá tốt hơn bà ấy. Tôi cũng có nhiều khí chất làm hơn bà ấy. Và tôi có khí chất của người giành chiến thắng", ông Trump nói. Phát ngôn này đã gây ra những tiếng cười khúc khích từ phía khán giả và từ đối thủ của ông trên khán đài.

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn dự đoán ứng viên nào sẽ đắc cử tổng thống Mỹ?

 
An ninh mạng

Hai ứng viên trong cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)
Hai ứng viên trong cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)
Tranh cãi về vấn đề an ninh mạng, bà Clinton cho rằng chính Nga đứng sau vụ tấn công vào các tổ chức của Mỹ, trong đó có hệ thống máy chủ của Ủy ban Dân chủ quốc gia. Bà cũng chỉ trích việc ông Trump từng tuyên bố mời Nga tấn công hòm thư để lục lại các email đã xóa của bà. "Tôi rất sốc khi ông Trump công khai mời Putin tấn công mạng nhằm vào người Mỹ", bà Clinton nói.
Về phần mình, ông Trump nói rằng, ông không biết liệu có phải tin tặc Nga đứng sau vụ tấn công máy chủ của đảng Dân chủ hay không. "Cũng có thể là Trung Quốc", ông Trump nói.

Ivanka Trump, con gái ông Trump, chăm chú theo dõi cuộc tranh luận. Ngồi cạnh cô là ứng viên phó tổng thống Mike Pence và vợ ông. (Ảnh: Reuters)
Ivanka Trump, con gái ông Trump, chăm chú theo dõi cuộc tranh luận. Ngồi cạnh cô là ứng viên phó tổng thống Mike Pence và vợ ông. (Ảnh: Reuters)
Clinton, Trump liên tục cắt ngang lời nhau trong cuộc tranh luận
Vấn đề chủng tộc và bạo lực súng đạn
Tranh luận về vấn đề chủng tộc và tình trạng bạo lực súng đạn, bà Clinton nói rằng, việc hàn gắn sự khác biệt
về chủng tộc sẽ giúp khôi phục niềm tin giữa các cộng đồng với lực lượng cảnh sát, và phải đảm bảo lực lượng này phải được huấn luyện tốt nhất và "chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết". Bà cũng cho rằng, kiểm soát súng đạn cũng là một phần để giúp ngăn chặn tội phạm liên quan đến bạo lực súng đạn.

Bà Clinton công kích: "Điều đáng tiếc là ông ấy vẽ ra một bức tranh tiêu cực về cộng đồng người da đen ở đất nước chúng ta. Các doanh nghiệp da đen cung cấp công việc cho rất nhiều người, đó là cơ hội cho nhiều gia đình làm việc để đảm bảo cho tương lai con em chúng ta”.
Bà Clinton cũng nhân dịp này cáo buộc rằng ông Trump lâu nay có rất nhiều những hành động bị coi là phân biệt chủng tộc, ví dụ như đi đầu trong phong trào nghi vấn về nguồn gốc của ông Barack Obama - vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ.
Về phần mình, ông Trump cho rằng bà Clinton né tránh đề cập đến cụm từ "luật pháp và trật tự". Ông nói: "Chúng ta cần luật pháp và trật tự ở đất nước của chúng ta". Ông cho rằng ở những nơi như Chicago hay Ferguson, người Mỹ gốc Phi đang sống trong một "địa ngục" bởi nó quá nguy hiểm, "Bạn bước ra đường và có thể bị bắn bất cứ lúc nào", ông Trump nói. Theo ông, nước Mỹ cần đưa ra chính sách "chặn và sờ", giúp nhân viên an ninh xác định người bị chặn có mang vũ khí không.

(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Tranh luận gay gắt về kinh tế và các hiệp định thương mại
Clinton, Trump tranh luận về chính sách kinh tế


Tỷ phú Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp (Ảnh: Reuters)
Tỷ phú Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp (Ảnh: Reuters)
Tỷ phú New York Donald Trump công kích bà Clinton khi cho rằng các kế hoạch kinh tế của bà "chỉ là nói miệng, không hành động, nghe thì có vẻ thuyết phục nhưng không bao giờ có hiệu quả".

Bà Clinton mặc bộ đồ đỏ trong cuộc tranh luận đầu tiên với ông Trump (Ảnh: Reuters)
Bà Clinton mặc bộ đồ đỏ trong cuộc tranh luận đầu tiên với ông Trump (Ảnh: Reuters)
Trump cho rằng, hiệp định NAFTA được ký kết dưới thời Tổng thống Bill Clinton là một thiếu sót và là "điều tồi tệ nhất" đối với ngành sản xuất của Mỹ. Tỷ phú này cho rằng, bà Clinton đã thay đổi quan điểm về NAFTA và nhiều năm qua phải tìm cách khắc phục hậu quả.
"Chồng bà đã ký NAFTA. Đó là hiệp định thương mại tồi tệ nhất từng được ký kết. Và bây giờ bà lại muốn ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Nó cũng sẽ tồi tệ như NAFTA...", ông Trump nói.
Ông Trump đã cắt ngang lời bà Clinton khi nói về TPP: "Bà gọi nó (TPP) là tiêu chuẩn vàng. Nhưng bà không có bất cứ kế hoạch nào. Ngoại trưởng Clinton, bà không có kế hoạch nào".

Liên tục bị cắt ngang lời, bà Clinton đã hóm hỉnh nói với đối thủ của mình rằng: "Tôi có cảm giác tối nay ông đổ mọi tội lỗi lên đầu tôi".
Ứng viên tổng thống đảng Độc lập, ông Gary Johnson, mặc dù không có mặt tại buổi tranh luận, song cũng "nhập cuộc" khi bình luận trên mạng xã hội rằng: "Tôi nhận thấy rằng hiện tại tôi đồng ý với cả 2 ứng viên".
Clinton và Trump bắt tay trước khi bước vào tranh luận trực tiếp
Mở đầu tranh luận
Người dẫn chương trình Holt bắt đầu cuộc tranh luận bằng một câu hỏi dành cho bà Clinton về lý do để bà nghĩ rằng bà là lựa chọn tốt hơn cho nước Mỹ để tạo ra việc làm cho nền kinh tế. Bà Clinton nói rằng, bà muốn tạo thêm việc làm và hỗ trợ những người đang phải cân bằng giữa gia đình và công việc.
Bà Clinton ngay sau đó cũng "nhường" quyền tranh luận cho ứng viên Trump. Ông Trump nói rằng, Trung Quốc và Mexico đang biến Mỹ thành một ngân hàng và rồi nước Mỹ để mất việc làm về phía các nước đó. Tỷ phú này cũng cho biết thêm, nếu đắc cử, ông sẽ giảm đáng kể thuế cho doanh nghiệp cũng như sẽ đàm phán lại các hiệp định thương mại.

Clinton và Trump bắt tay trước khi bắt đầu tranh luận (Ảnh: AFP)
Clinton và Trump bắt tay trước khi bắt đầu tranh luận (Ảnh: AFP)
Cuộc chiến tâm lý
Cuộc tranh luận trực tiếp giữa 2 ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump bắt đầu từ 9 giờ tối ngày 26/9 theo giờ địa phương (8 giờ sáng 27/9 giờ Việt Nam), tại đại học Hofstra, phía đông New York.

Cuộc tranh luận dự kiến thu hút khoảng 100 triệu người theo dõi. (Ảnh: BBC)
Cuộc tranh luận dự kiến thu hút khoảng 100 triệu người theo dõi. (Ảnh: BBC)
Khoảng 1.000 cảnh sát và nhân viên an ninh cùng với cảnh sát và nhân viên mật vụ đã được huy động cho sự kiện này. Riêng chi phí cho hoạt động bảo vệ an ninh của sự kiện ước tính khoảng 2 triệu USD. Cuộc tranh luận dự kiến thu hút lượng người kỷ lục với khoảng 100 triệu người theo dõi.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa bà Clinton và ông Trump dự kiến thu hút lượng người theo dõi kỷ lục so với các cuộc bầu cử trước đó. (Ảnh: BBC)
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa bà Clinton và ông Trump dự kiến thu hút lượng người theo dõi kỷ lục so với các cuộc bầu cử trước đó. (Ảnh: BBC)
Bà Clinton được cho là phải đối mặt với áp lực lớn hơn bởi bà từng trải qua 34 cuộc tranh luận bầu cử sơ bộ, từng chạy đua vào Nhà Trắng năm 2008, và do đó kỳ vọng của cử tri vào bà lớn hơn. Tuy nhiên Kelleyanne Conway, quản lý chiến dịch tranh cử của ứng viên Cộng hòa Donald Trump, lại bác bỏ quan niệm cho rằng bà Clinton là một nhà thuyết trình kỳ cựu, mặt khác nhấn mạnh ông Trumo đã sẵn sàng để đấu khẩu với bà.
Về phía đảng Dân chủ, phát ngôn viên của bà Clinton, Jennifer Palmieri, tuần trước khẳng định: “Chúng tôi luôn sẵn sàng đối phó với mọi “bộ mặt” của Trump. Ông ta có thể gây hấn hoặc có thể bị động, điều này thật khó để đưa ra kết luận". Người phát ngôn này cũng bình luận rằng: “Donald Trump cứ lặp lại những lời nói dối với hy vọng mong manh là không ai chỉ ra lỗi sai của ông ấy. Điều này đảm bảo trình độ nói dối của ông ta là chưa từng có tiền lệ trong nền chính trị Mỹ".
Còn theo kết quả khảo sát của Washington Post  ABC News, cả ông Trump và bà Clinton “nhập cuộc” khi không được sự ủng hộ của đa số cử tri. Cụ thể, khoảng 57% cử tri Mỹ không ủng hộ cả 2 ứng viên này trở thành chủ nhân tiếp theo của Nhà Trắng.
Lester Holt - người chịu áp lực hơn cả
Chịu áp lực trong cuộc tranh luận không chỉ có 2 nhân vật chính mà còn là người dẫn chương trình Lester Holt - nhà báo 57 tuổi của đàiNBC News. Ông Holt được cho là sẽ phải đối mặt với áp lực thậm chí lớn hơn cả ông Trump và bà Clinton với vai trò điều phối cuộc tranh luận.

Người dẫn chương trình Lester Holt. (Ảnh: NBC)
Người dẫn chương trình Lester Holt. (Ảnh: NBC)
Cuộc tranh luận sẽ được chia ra làm 6 phần mỗi phần 15 phút và bắt đầu bằng câu hỏi của Lester Holt, người dẫn chương trình của đài NBC News. Sau mỗi câu hỏi liên quan đến 3 chủ đề “Phương hướng của nước Mỹ”, “Tiến tới sự thịnh vượng” và “Đảm bảo an ninh cho nước Mỹ”, mỗi ứng viên có 2 phút để trả lời, tranh luận. Được biết, các chủ đề này đã được gửi trước đó khoảng 1 tuần cho các ứng viên nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng có thể thay đổi theo tình hình.
Trước thềm cuộc tranh luận, nhà báo Holt đã phải đối mặt với những đồn đoán ông có thể thiên vị cho ứng viên Dân chủ bằng cách đưa ra những câu hỏi dễ cho bà Clinton, ngược lại có thể gây khó cho ông Trump.
Bản thân ông Trump tuần trước chỉ trích rằng ông Holt là “người của đảng Dân chủ”. “Đó là hệ thống chẳng ra gì, bọn họ đều là người Dân chủ, đó là một hệ thống bất công”, ông Trump nói. Tuy nhiên, ông Trump đã nhầm bởi thực tế theo bản đăng ký bầu cử ở bang New York, ông Holt là người của đảng Cộng hòa.
Minh Phương-An Bìn





Những ấn tượng sau cuộc tranh luận đầu tiên của Clinton và Trump

27/09/2016 10:20 Bản in





Ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên vào 21h tối 26/9 giờ địa phương (8h ngày 27/9 theo giờ Việt Nam).
Đây là vòng mở màn trong tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp diễn ra trong khoảng 6 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11 tới. Cuộc tranh luận đầu tiên kéo dài 90 phút giữa 2 ứng viên tổng thống Mỹ 2016 diễn ra tại Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, được truyền hình trực tiếp trên nhiều kênh lớn như CNN, ABC…
Sau khi chào nhau bằng một cái bắt tay và nụ cười tươi, hai ứng viên bắt đầu cuộc tranh luận mở đầu quan trọng. Bà Hillary Clinton là người trả lời câu hỏi đầu tiên của người dân chương trình, bắt đầu bằng chủ đề chính trị, sau đó là kinh tế và an ninh.
Bị Clinton “tấn công”, Trump “thở dài”
Khi nhắc đến chủ đề chủng tộc, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng: “Thật không may là ông Trump đã vẽ ra một bức tranh tiêu cực và kinh khủng đối với cộng đồng người da màu ở Mỹ”. Ngay lập tức, tỷ phú Trump đã đáp trả bằng cách lớn tiếng thở dài và tỏ vẻ hoài nghi ra mặt.

Sorry, no compatible source and playback technology were found for this video. Try using another browser like Chrome or download the latest Adobe Flash Player.

Bà Clinton và ông Trump bắt tay người dẫn chương trình khi bắt đầu buổi tranh luận. Nguồn: Reuters
Bà Clinton cũng đáp lại kêu gọi về “luật pháp và trật tự” mà ông Trump đưa ra. “Chúng ta cần phải luôn luôn đảm bảo rằng người dân Mỹ được an toàn. Có những cách đúng đắn để làm việc đó và cũng có những cách không hiệu quả. Hãy dừng những hành động, câu nói đùa giỡn không theo đúng thể chế lại”, bà nói.
Về vấn đề biến đổi khí hậu, bà Clinton nhắc lại rằng ông Trump từng gọi biến đổi khí hậu là “một trò lừa bịp do Trung Quốc tạo ra”. CNN đã ngay lập tức kiểm tra và xác nhận chính xác ứng viên đảng Cộng hòa từng vài lần viết trên mạng xã hội Twitter rằng “biến đổi khí hậu là trò lừa đảo của người Trung Quốc” hay “trò lừa bịp đắt tiền”.
Ông Trump cũng nói với CNN tháng 9 năm ngoái rằng ông không tin vào cái gọi là biến đổi khí hậu. Sau đó, ông Trump lại “chữa thẹn” bằng cách cho biết “Tất nhiên là tôi chỉ đùa thôi, nhưng điều này xảy ra là có lợi cho Trung Quốc bởi Bắc Kinh chẳng làm gì để giúp giảm bớt tình trạng này”.
“Bà Clinton đã đánh IS cả đời”
Đề cập đến một vấn đề nóng hổi hiện nay trên thế giới, là cuộc chiến chống khủng bố, cụ thể là IS. Tỷ phú Donald Trump cho rằng: “Bà Clinton đã chiến đấu với IS cả quãng đời trưởng thành của mình”.
Theo CNN, đây là một giả thiết hoàn toàn sai lệch. IS mới hình thành từ năm 2006 sau khi tách khỏi al Qaeda ở Iraq. Trong khi đó, bà Clinton lại sinh năm 1947.
“Ông Trump đang giấu diếm thứ gì đó”
Ứng viên đảng Dân chủ cho rằng có điều gì đó đằng sau việc ông Trump từ chối không công bố khoản hoàn thuế của mình. Trước đó, ông Trump lặp lại rằng ông sẽ không hoàn thuế cho đến khi hoàn tất quá trình kiểm tra.
“Ngay khi việc kiểm tra sổ sách hoàn tất, tôi sẽ công bố”, ông nói thêm rằng ông sẽ công bố ngay lập tức nếu bà Clinton cũng công khai các thư điện tử mà bà đã xóa trong hòm thư cá nhân của mình.
Bà Clinton đáp trả rằng: “Đó hẳn phải là thứ gì rất quan trọng và tồi tệ mà ông Trump đang giấu diếm. Có lẽ ông Trump không giàu như mình nói hoặc có thể ông không phải là một người làm từ thiện nhiều như tuyên bố. Hay ông không muốn người dân Mỹ biết rằng thực ra ông chẳng đóng một đồng thuế nào cho đất nước”.
Tỷ phú Trump ngay lập tức ngắt lời bà Clinton khi tự khen mình: “Điều đó có nghĩa là tôi thông minh”.
Bà Clinton khẳng định việc sử dụng thư điện tử cá nhân của mình là một sai lầm nhưng điều đó không giúp ông Trump được miễn trách nhiệm truy thu thuế.
Một số hình ảnh của buổi tranh luận:
Các kênh truyền hình lớn đều phát sóng trực tiếp buổi tranh luận của hai ứng viên Tổng thống.
Bà Clinton tươi tắn bắt đầu buổi tranh luận.
Ông Trump thường xuyên ngắt lời đối thủ và làm bộ mặt hoài nghi.
Vợ và con gái của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Hai ứng viên tranh luận nảy lửa.
Ông Trump hôm nay có phong thái điềm tĩnh hơn các lần tranh luận khác.
Bà Clinton rạng rỡ và thể hiện phong thái điềm tĩnh.
Các con của tỷ phú Donald Trump.
Hai ứng viên tranh luận trong 90 phút.
Ông Trump cho rằng bà Clinton đã chiến đấu chống IS từ khi trưởng thành.
Các hãng truyền thông và báo chí không thể bõ lỡ cuộc tranh luận quan trọng này.
Cựu Tổng thống Bill Clinton và con gái Chelsea ngồi ở hàng ghế đầu.
Người dân Mỹ chăm chú theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình.
Hai ứng viên kết thúc buổi tranh luận lúc 9h45 ngày 27/9 (giờ Việt Nam).
Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.
Tuệ Minh (lược dịch)


Tranh luận bầu cử Mỹ: Bà Clinton lúng túng khi bị ông Trump “cướp lời”



Hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump đã bắt đầu cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình vào lúc 9h tối ngày 26/9 (giờ địa phương). Hai bên liên tục ngắt lời nhau. Bà Clinton tỏ ra lúng túng.
Sau màn chào hỏi nhau với cái bắt tay và nụ cười, hai đối thủ ngay lập tức tấn công lẫn nhau.  Họ đả kích nhau về vấn đề kinh tế, các chính sách đối ngoại.
Bà Clinton gọi ứng viên Đảng Cộng hòa là Donald còn vị tỷ phú gọi ứng viên Đảng Dân chủ là Ngoại trưởng Clinton.
Hai ứng viên bắt tay chào hỏi trước khi bước vào cuộc tranh luận.
Trong khi bà Clinton gọi những chính sách về thuế của ông Trump nhằm “tiếp tay” những người giàu có Mỹ thì ông Trump công kích bà Clinton khi cho rằng các kế hoạch kinh tế của bà “chỉ là nói suông, không hành động, nghe thì có vẻ thuyết phục nhưng không bao giờ có hiệu quả".
Bà Clinton trở nên lúng túng khi ông Trump đặt câu hỏi: "Bà đã làm gì trong 30 năm qua?". Khi bà Clinton nói: “Tôi thấy mình đang bị đổ lỗi cho tất cả những gì đã xảy ra”, ông Trump nói: “Tại sao không?” khiến cả hội trường ồ lên.


Bà Clinton tỏ ra lúng túng khi bị ông Trump "cướp lời".
Ông Trump cũng liên tục “cướp lời”, nói át bà Clinton khiến người dẫn chương trình của Đài NBC Lester Holt phải yêu cầu ông tạm ngừng nói và cho bà Clinton trình bày.
Khi bà Clinton đề cập tới các vụ “không phải nộp thuế” trong quá khứ của ông Trump, ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa không ngần ngại cắt lời: “Người ta gọi đó là thông minh”.
Bà Clinton nói: "Ông chưa bao giờ phải trả bất kỳ khoản thuế thu nhập liên bang nào trong nhiều năm. Tôi đã gặp rất nhiều người phải chịu thiệt thòi bởi công việc làm ăn của ông, những người ông từ chối trả tiền, ông Donald".
Bà cho biết ngay trong hàng ghế khán giả có một kiến trúc sư không được ông Trump trả công.
Trump đáp: "Có thể là do anh ta không làm tốt công việc".
Ủy ban Tranh luận Tổng thống lưỡng đảng chọn Lester Holt, đài NBC, làm người dẫn dắt cuộc tranh luận. Chủ đề chính trong cuộc tranh luận là "Hướng đi của Mỹ", "Đạt được thịnh vượng" và "Bảo vệ Mỹ". Ba chủ đề này bao trùm nhiều lĩnh vực.
Cuộc tranh luận diễn ra tại Đại học Hofstra, Long Island, bang New York. Đây cũng là nơi tổ chức tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên tổng thống vào năm 2012 và 2008.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Reuters của Anh, một trong những hãng tin lớn nhất thế giới.

PHẠM KHÁNH (Lượ


Bà Clinton: 'Donald Trump-người đàn ông từng gọi phụ nữ là lợn'


In bài viết
Hai ứng cử viên tranh chức Tổng thống Mỹ: Donald Trump và Hillary Clinton trong phiên tranh luận trực tiếp đầu tiên
   Hai ứng cử viên tranh chức Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên, cả hai đã đụng độ trên mọi mặt trận từ thương mại, khai thuế và tính tình.

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên tranh chức Tổng thống Mỹ đã kết thúc vào tối 26.9 (giờ Mỹ). Trong cuộc tranh luận này, mọi chủ đề gần như không có giới hạn và cả hai ứng viên đã liên tục tấn công vào luận điểm của nhau.
Ông Trump nhấn mạnh bà Clinton là một chính trị gia lâu năm, sẽ không thể thay đổi nước Mỹ nếu làm được làm Tổng thống. Ngược lại, cựu Ngoại trưởng Clinton thì nói rằng ông trùm bất động sản New York đang cố "giấu" điều gì đó khi không công khai hồ sơ thuế của mình.
Ngay sau cuộc tranh luận trực tiếp, ông Trump nhận xét: Hillary có nhiều kinh nghiệm, nhưng toàn là kinh nghiệm xấu".
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên này khá lòng vòng, theo Fox News hiện không rõ ai sẽ được hưởng lợi thế từ cuộc tranh luận này và phải chờ các cuộc thăm dò dư luận tiếp theo để biết điều đó. Vào tháng 10 tới, trước thời điểm tổng tuyển cử vào tháng 11, ông Trump và bà Clinton sẽ tranh luận trực tiếp với nhau 2 lần nữa.
Trong cuộc tranh luận trực tiếp với bà Clinton, ông Trump đã phủ nhận những tấn công liên tục của nhiều chính trị gia và từ phe bà Clinton rằng tính tình của ông không hợp để làm Tổng thống Mỹ.
"Tôi có một tính tình mạnh mẽ, Tôi biết làm thế nào để giành chiến thắng", Trump nhấn mạnh, trái ngược với những chế giễu của bà Clinton vào tuần trước. Ứng cử viên của đảng Cộng hòa ngược lại còn cho rằng bà Clinton "hoàn toàn mất kiểm soát".
Ông Trump cũng liên tục nói rằng bà Clinton "không có sức chịu đựng", trong khi bà Clinton bình tĩnh đáp lại rằng ông Trump nên coi lại thời bà làm Ngoại trưởng Mỹ.
"Sau khi ông công du đến 112 quốc gia và thương lượng một thỏa thuận hòa bình, một thỏa thuận ngừng bắn, hàng loạt vụ thả các nhà bất đồng chính kiến... Và giành 11 giờ điều trần liên tục trước Quốc hội, ông mới đủ tư cách nói chuyện với tôi về sức chịu đựng", bà Clinton khoe kinh nghiệm làm việc của mình.
Về vấn đề kinh tế, ông Trump tuyên bố sẽ xây dựng lại kinh tế Mỹ, đem việc làm lại cho đất nước. Trong khi bà Clinton nhấn mạnh là kinh tế Mỹ hiện đang trong giai đoạn hồi phục và chỉ cần xây dựng lại tầng lớp trung lưu Mỹ là đủ.
Cuộc tranh luận lại hướng về vấn đề cá nhân, khi ông Trump nói hiệp định NAFTA mà Tổng thống Bill Clinton ký là "thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất lịch sử", đồng thời nhắc cử tri về việc bà Clinton từng gọi tội phạm chưa thành niên là "siêu động vật săn mồi".
Ngược lại, bà Clinton chỉ trích việc ông Trump không đưa ra tờ khai thuế, dù tỉ phú New York biện hộ rằng lý do chính là do "kiểm toán". Bà Clinton cho rằng đối phương không thực sự giàu như ông khoe, khi nói "có điều gì đó ông ta đang giấu".
Ông Trump liền tuyên bố sẽ đăng tải tờ khai thuế của mình, trái với lời khuyên của luật sư của ông nếu bà Clinton công khai "33.000 email" mà bà đã xóa.
"Ngay khi bà đăng tải chúng, tôi sẽ cho mọi người xem tờ khai thuế của tôi", ông Trump nói.
Giai điệu của cuộc tranh luận ngày càng gay gắt hơn khi sắp hết thời gian. Bà Clinton nói rằng ông Trump là một người đàn ông "từng gọi phụ phụ nữ là lợn, đồ vụng về là con chó".
Cuối cùng, bất chấp hàng loạt các tranh cãi ngoài lề, cả hai ứng viên tranh chức Tổng thống Mỹ đều nhấn mạnh họ sẽ tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố nếu trở thành Tổng thống Mỹ.
Thiên Hà (theo Fox News)


Bà Hillary Clinton gây ấn tượng trong cuộc tranh luận đầu tiên

(TTXVN/VIETNAM+) Bản in

Bà Hillary Clinton (phải) và ông Donald Trump (trái) trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, Mỹ ngày 26/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sau 90 phút tranh luận vào tối 26/9 giờ Mỹ (sáng 27/9 theo giờ Việt Nam) tại hội trường Đại học Hofstra ở Hempstead, thành phố New York, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đã kết thúc cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cả hai đều tranh thủ “trận so găng” này để công kích các quan điểm chính sách của nhau và bà Hillary được đánh giá đã có một buổi tối gây ấn tượng mạnh hơn.

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên gồm 3 chủ đề: Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Làm thế nào đạt thịnh vượng và Đảm bảo An ninh cho đất nước.

Mở đầu, cựu Ngoại trưởng Hillary đã công kích các quan điểm chính sách kinh tế của tỷ phú Trump. Bà đặt câu hỏi liệu ông Trump sẽ đưa nền kinh tế Mỹ đi về đâu khi mà các công ty thuộc quyền sở hữu của ứng cử viên này đã 4 lần tuyên bố phá sản và bản thân ứng cử viên Cộng hòa không nộp thuế liên bang trong nhiều năm, đồng thời bà cũng thách thức đối thủ công khai hồ sơ thuế.

Đáp lại, ứng cử viên Donald Trump bày tỏ hoài nghi đối với những cam kết của bà Hillary và yêu cầu cựu Ngoại trưởng Mỹ công khai hơn 33.000 lá thư điện tử cá nhân. Ứng viên này cho rằng người lao động Mỹ đang bị cướp việc làm, giảm thu nhập bởi những thỏa thuận thương mại yếu kém, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và nền kinh tế Mỹ thì đang nợ 20.000 tỷ USD.

Liên quan tới tương lai của nước Mỹ, bà Hillary tuyên bố nước Mỹ phải nhanh chóng chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đẳng đối với các sắc tộc thiểu số khi mà số công dân da màu bị các nhân viên thực thi pháp luật bắt giữ hoặc bắn chết cao hơn hẳn so với công dân da trắng; tình trạng quản lý súng đạt thiếu chặt chẽ khiến số vụ xả súng ngày càng tăng.

Đáp lại quan điểm trên, ông Trump cho rằng nước Mỹ cần phải khôi phục trật tự xã hội và luật pháp. Theo ứng cử viên Cộng hòa, vấn đề người nhập cư trái phép là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. Về chính sách đối ngoại, bà Hillary đánh giá an ninh mạng là một trong những thách thức lớn nhất của Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Về phần mình, tỷ phú Trump cáo buộc trong 8 năm Tổng thống Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma) cầm quyền, nước Mỹ đã đánh mất khả năng kiểm soát đối với Internet và khiến lĩnh vực an ninh mạng trở nên dễ bị tổn thương.

Đối với cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq, ứng cử viên Hillary tuyên bố nếu trở thành chủ nhân Nhà Trắng, bà sẽ tăng cường chiến dịch không kích, ngăn chặn mọi nguồn cung cấp tài chính và chiến binh nước ngoài của IS.

Còn ứng cử viên Trump thì cho rằng chính quyền Obama đang thực thi một chính sách yếu đuối trong cuộc chiến này và ông Obama cùng bà Hillary phải chịu trách nhiệm về sự hình thành của IS.

Ứng cử viên Hillary cũng cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác an ninh chủ chốt, trong khi ông Trump nhắc lại quan điểm rằng Mỹ không thể bảo vệ tất cả các nước và đồng minh của Washington sẽ phải gánh vác những trách nhiệm lớn hơn.

Truyền thông tại Mỹ cho biết có thể cuộc tranh luận này thu hút lượng khán giả kỷ lục hơn 100 triệu người xem.

Theo kết quả thăm dò nhanh Internet được trang mạng fortute.com thực hiện ngay sau cuộc tranh luận, bà Hillary được đánh giá màn trình diễn ấn tượng hơn với 54% số phiếu bầu, trong khi ông Trump nhận được 45% số phiếu.

Theo kế hoạch, 2 ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump sẽ tiến hành tổng cộng 3 cuộc tranh luận trực tiếp trước ngày bầu cử 8/11.

Cuộc tranh luận thứ hai dự kiến diễn ra ngày 9/10 tại trường Đại học Washington ở thành phố St. Louis (bang Missouri) và cuộc tranh luận thứ ba sẽ được tổ chức tại trường Đại học Las Vegas ở thành phố Las Vegas (bang Nevada).

Ngoài ra, hai ứng cử viên liên danh Phó Tổng thống cũng sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp tại Đại học Longwood ở bang Virginia./.

Tranh luận trực tiếp: Ông Trump ngắt lời bà Hillary 51 lần, bà ngắt lời ông 17 lần


Theo thống kê của trang Vox Media, số lần ông Donald Trump ngắt lời bà Hillary Clinton trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình nhiều gấp 3 lần so với số lần bà Hillary ngắt lời ông.
Trong 26 phút đầu tiên của cuộc tranh luận diễn ra vào sáng ngày 27/9 theo giờ Việt Nam, ông Trump đã ngắt lời bà Hillary tới 25 lần.
Và tính đến thời điểm cuộc tranh luận kết thúc, ông Trump đã “chặn họng” bà Hillary tới 51 lần, – trong khi bà chỉ ngắt lời ông có 17 lần.
Cứ 3 lần bị ông Trump ngắt lời, bà Hillary mới ngắt lời ông 1 lần. Ảnh VOX
Cứ 3 lần bị ông Trump ngắt lời, bà Hillary mới ngắt lời ông 1 lần. Ảnh VOX
Tính cả những lần ngắt lời từ người dẫn chương trình Lester Holt, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ bị ngắt lời tổng cộng 70 lần, còn ứng cử viên Đảng Cộng hòa bị ngắt lời 47 lần. Như vậy, người dẫn chương trình đã ngắt lời ông Trump tới 30 lần, còn ngắt lời bà Hillary 19 lần.
Trang Vox cho rằng một số lần ông Trump ngắt lời bà Hillary để nói những lời dối trá hoàn toàn, như nhấn mạnh rằng ông không bao giờ nói biến đổi khí hậu là một âm mưu của Trung Quốc, hay phủ nhận rằng ông đã từng nói những điều xúc phạm đến phụ nữ mà bà Hillary nêu ra.
Một số lần khác ông Trump ngắt lời đối thủ để thể hiện cảm xúc, làm ra vẻ không tin những gì bà Hillary nói, hoặc vào những lúc mà ông thậm chí chỉ thốt ra một từ “Không” như một cậu học sinh.
Những lần ngắt lời khác là khi ông Trump lớn tiếng với bà Hillary cho đến khi cuối cùng bà chỉ mỉm cười và đành để cho ông tiếp tục nói, hoặc cho đến khi người dẫn chương trình xen vào để nhấn mạnh rằng ông chỉ được phân bổ 2 phút để nói.
Tuy nhiên, trang Vox cho rằng đó đã là một màn trình diễn khá tuyệt vời đối với ông Trump khi ông không đến nỗi hùng hổ như một đối thủ trước đây từng làm với bà Hillary khi bà chạy đua vào Thượng viện năm 2000.
Nhưng nếu Trump nỗ lực để tự làm mình “dịu dàng” hơn nữa, thì đó không phải là phong cách của ông.
Trong bối cảnh của một cuộc tranh luận như thế này, việc ngắt lời ít khi thể hiện đẳng cấp xã hội, mà thường là họ đang tìm kiếm sự chú ý, hoặc khuyên bảo người bị ngắt lời, hoặc cả hai.
Đúng là trong cuộc tranh luận này, người dẫn chương trình Lester Holt đã ngắt lời ông Trump nhiều gấp đôi so với việc ngắt lời bà Hillary, hơn nữa còn xoáy sâu vào các vấn đề bất lợi cho ông Trump trong khi không nhắc đến các bê bối của bà Hillary. Điều này làm dấy lên hoài nghi rằng có sự thiên vị cho ứng cử viên Đảng Dân chủ.
Hạo Nhân
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: