Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Vnexpress: Nhận 9 tháng tù vì tát CSGT; PL: Hành hung phóng viên: Công an huyện Đông Anh xin lỗi báo Tuổi trẻ ?"Ông Lê Như Tiến: Cần khởi tố, đưa ra xét xử việc hành hung nhà báo nghiêm trọng"


Vnexpress: Nhận 9 tháng tù vì tát CSGT, thiếu nữ ngất xỉu

Nhận định hành vi tát nam cảnh sát giao thông của nữ sinh lớp 12 Phạm Thị Mỹ Linh rất manh động, gây ảnh hưởng xấu an ninh trật tự..., TAND quận 12 (TP HCM) tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù. Nghe xong bản án, Linh ngất xỉu trong vòng tay người thân.
Hàng trăm người dự phiên xử thiếu nữ tát CSGT

Sáng hôm nay, trả lời HĐXX, Linh thừa nhận hành vi tấn công CSGT là sai. Cô nữ sinh lớp 12 khai do gia đình khó khăn, nhà chỉ có một chiếc xe máy, nếu bị cảnh sát lập biên bản tạm giữ xe sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống nên đã lao vào ngăn cản.
* Clip: Phiên tòa xét xử thiếu nữ tát cảnh sát giao thông
dcsa
Linh nói: "Bị cáo biết lỗi rồi. Bị cáo mong được tha thứ để tiếp tục được đi học để nuôi mẹ, nuôi em...". Ảnh: Quốc Thắng.
Theo bị cáo Linh, lúc đó do quá kích động khi thấy mẹ khóc còn 2 cảnh sát liên tục lôi kéo, đập vào xe nên đã đẩy họ ra đường và... tấn công. Tuy nhiên cách lý giải này không được đại diện VKS chấp nhận bởi cho rằng Linh không thể bị "kích động" trước hành động đúng pháp luật của CSGT.
Có mặt tại tòa, mẹ Linh cũng thừa nhận con gái đã hành xử sai. Bà bảo sau khi ly hôn, 3 mẹ con sống với nhau, do bươn chải với cuộc sống nên bà ít quan tâm, dạy dỗ đúng mức con cái.
Trong phần buộc tội, đại diện VKS lên án hành vi xem thường pháp luật của bị cáo Linh và đề nghị HĐXX tuyên phạt cô từ 6 đến 9 tháng tù về tội "chống người thi hành công vụ".
Bào chữa cho Linh, luật sư không tranh luận về tội danh của thân chủ mà chỉ đưa ra những tình tiết giảm nhẹ. Từ đó, ông đề nghị HĐXX cho Linh được hưởng án treo.
Trong lời nói sau cùng, cô gái 18 tuổi nghẹn giọng, mắt đỏ hoe: "Bị cáo biết lỗi rồi. Bị cáo mong được tha thứ để tiếp tục được đi học để nuôi mẹ, nuôi em...".
dads
Linh ngất xỉu khi nhận 9 tháng tù. Ảnh: Quốc Thắng.
Giờ nghị án, Linh ngồi lặng lẽ, cúi đầu và liên tục thở dài. Hỏi vì sao lại có hành động "quá đáng" như vậy với cảnh sát giao thông, cô bật khóc: "Lúc đó em chẳng suy nghĩ được gì. Thấy mẹ khóc em thương quá... Về nhà em hối hận nhiều lắm. Biết mình sai, em đã đi tìm các anh ấy để nói một lời xin lỗi nhưng không gặp".
Với nhận định, Linh chưa phạm tội lần nào, nhân thân tốt... nhưng hành vi lại manh động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của lực lượng làm nhiệm vụ và an ninh trật tự xã hội, HĐXX tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù giam.
Sau khi nghe tuyên án, hai dòng nước mắt lăn dài trên mặt, Linh lặng thinh một lát rồi ngã khụy xuống ghế.  
Quốc Thắng


Khi 'kiêu binh' đấm đá vào quyền được thông tin


In bài viết
Phóng viên Quang Thế (áo trắng) bị cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh đuổi đánh khi tác nghiệp - Ảnh: Minh Chiến (Thanh Niên)
   Hôm nay là nhà báo với vai trò người đưa tin được luật pháp và xã hội thừa nhận mà bị đánh thì ngày mai sẽ đến ai?

Cảnh video phóng viên báo Tuổi Trẻ, Quang Thế bị nhân viên công lực đấm đá, hành hung khi anh đến thu thập thông tin một cách bình thường ở cầu Nhật Tân đã gây sốc mạnh với hàng triệu người đọc báo, tiếp nhận thông tin. Chưa hết, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đến hiện trường cũng bị kẻ tự xưng là chỉ huy nhưng mặc thường phục đạp mạnh vào thiết bị ghi hình của nhà báo, hệt như hành vi của tên du côn trong phim ảnh bạo lực.
Trước đó mấy ngày, phóng viên của VTC điện tử cũng bị đánh đập tơi tả bởi nhân viên công lực cưỡng chế đất mà không có lời xin lỗi nào. Lực lượng đó là công an xã. Những hành động bất chấp pháp luật, xem thường công luận của những người được giao nhiệm vụ bảo vệ pháp luật đó khiến giới công luận phẫn nộ.
Quyền đưa tin đã được quy định trong Luật Báo chí. Quyền tự do ngôn luận cũng được Hiến pháp hiến định. Quyền tiếp cận thông tin của người dân cũng đã được ghi nhận cụ thể trong luật và được tôn trọng phổ quát trên thế giới, mà cơ quan bảo vệ pháp luật nào cũng phải ghi nhớ.
Cá nhân tôi khi xem các clip, từ người đưa tin ở Đông Anh bị đấm đá, đập máy ghi hình, đến công an xã Cư Pô trấn áp một phóng viên vẻ ngoài thư sinh, đều cảm thấy bất an. Bởi hôm nay là nhà báo với vai trò người đưa tin được luật pháp và xã hội thừa nhận mà bị đánh thì ngày mai sẽ đến ai? Không lẽ là người dân, là người đóng thuế để “nuôi” những cú đấm, cú đá, và cái dùi cui vung lên tương tự?
Mấy tháng trước, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo xử lý quán cà phê Xin Chào và vụ điện thoại cùi bắp đã lòi ra cả tá “kiêu binh công lực” phá hoại hình ảnh của ngành công an cảnh sát.
Hôm nay những cú đấm đá, ngôn từ chửi bới nhằm vào những phóng viên hiện trường ở Đông Anh càng cho thấy không ít kiêu binh nữa núp bóng công lực để hành động như côn đồ. Thật may mắn cho giới báo chí và cũng may mắn cho quyền được thông tin của người dân là các phóng viên hiện trường đã ghi lại toàn bộ hành vi bạo lực đó.
Tự do ngôn luận đã bị xúc phạm, bị tấn công. Các hình ảnh có tính tố giác hành vi vi phạm pháp luật chứ không chỉ là hành vi “không đúng”, vì “áp lực”, như ông Phạm Nam Thắng, đội trưởng đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh nói nhẹ tênh nhằm bao che cho những kẻ vi phạm, kèm lời xin lỗi, tại văn phòng báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội.
Vừa mới đây, vào ngày 22.9 án xử công an Tuy Hòa đánh chết dân trong nhà tạm giữ. Hôm sau, 23.9 là phiên xử CSGT gọi giang hồ đánh chết người dân vì dám cự cãi. Đấy là đám “kiêu binh” đã phá hoại hình ảnh gây dựng trường kỳ của bao nhiêu thế hệ công an cảnh sát.
Việc đánh người đang hoạt động theo Luật Báo chí rồi xảo biện bằng cách cho rằng đó là “hành vi không đúng” và đổ tại áp lực lại càng khiến công luận bất an. Cách ứng xử đó tạo tiền lệ xấu với minh bạch thông tin. Những kẻ “kiêu binh” như thế không được phép là công an nhân dân được nuôi từ nguồn thuế của người dân. Không thể dung túng cho những cú đấm đá ấy vào quyền đưa tin theo luật pháp, trong một nhà nước pháp quyền.
Quốc Nam

"Cần khởi tố, đưa ra xét xử việc hành hung nhà báo nghiêm trọng"

Hoàng Đan | 
"Cần khởi tố, đưa ra xét xử việc hành hung nhà báo nghiêm trọng"
Ông Lê Như Tiến. Ảnh: T.C

Ông Tiến cho rằng, chúng ta cần lên án, xử lý nghiêm minh và đưa ra khỏi ngành ngay những người thực thi, bảo vệ pháp luật mà lại có hành vi cản trở, hành hung nhà báo nghiêm trọng.

Những hình ảnh và video được đăng tải trên báo chí ghi lại cảnh một số người được cho là cán bộ thuộc Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đuổi theo một phóng viên của báo Tuổi trẻ và "tung cước đấm, đá" trước sự chứng kiến của người dân đang khiến dư luận không khỏi bức xúc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 13 đã bày tỏ sự bức xúc của mình trước nhiều vụ việc nhà báo, phóng viên bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp trong thời gian qua.
Là người tham gia thẩm tra luật báo chí sửa đổi năm 2016 sẽ có hiệu lực thi hành vào đầu năm 2017, theo ông Tiến, luật báo chí trước đây và luật báo chí sửa đổi 2016 đã đưa vào điều 9 quy định:
Cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
"Nhưng trong thực tế, một số cá nhân, tổ chức, thậm chí có người đứng đầu còn chỉ đạo để xúc phạm, thóa mạ, nhà báo, phóng viên, rồi thu giữ, hủy hoại phương tiện, tài liệu.
Không chỉ vậy, có những nơi còn trắng trợn hơn khi hành hung, xâm phạm đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng của nhà báo, phóng viên. Đó là những điều không bình thường, không thể chấp nhận được trong một xã hội dân chủ của chúng ta.", ông Tiến nói.
Cũng theo ông Tiến, việc người không am hiểu pháp luật hành hung nhà báo, phóng viên đã rất sai trái, đáng lên án còn người hiểu biết pháp luật, thực thi, bảo vệ pháp luật còn hành hung nhà báo, phóng viên thì càng phải lên án mạnh mẽ.
"Tôi cho rằng, không thể chấp nhận được người am hiểu pháp luật, hiểu biết luật báo chí, luật tôn trọng, bảo vệ danh dự, sức khỏe, tính mạng người khác và đang thực thi, bảo vệ pháp luật mà lại có hành vi cản trở, hành hung nhà báo, phóng viên như thế.
Người ta chỉ có tội khi bản án của tòa án tuyên có hiệu lực còn tất cả những công dân nói chung, nhà báo nói riêng khi đang hoạt động đúng pháp luật mà lại vô cớ bị xúc phạm, hành hung, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng là vi phạm", ông Tiến bày tỏ.
Nguyên ĐBQH khóa 12, 13 cũng chia sẻ, thực tế, chúng ta đang đẩy mạnh an toàn trong xã hội bằng cách nêu cao khẩu hiệu "sống làm việc theo Hiến pháp, pháp luật", mà Hiến pháp năm 2013 bảo vệ quyền con người, quyền tự do báo chí, ngôn luận của công dân và bảo vệ cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
"Quyền được tiếp cận thông tin là quyền của mọi công dân và nhà báo, phóng viên là người đưa những thông tin chính thống đến người dân, thế mà lại ngăn cản, cản trở người ta hoạt động có nghĩa là cản trở tự do ngôn luận, báo chí của công dân và cản trở tự do hành nghề mà pháp luật bảo hộ.
Chúng ta cần lên án, chê trách mạnh mẽ, xử lý nghiêm minh và đưa ra khỏi ngành ngay những người thực thi, bảo vệ pháp luật mà lại có những hành vi vi phạm nghiêm trọng, trái pháp luật.
Ngoài ra, theo tôi, các cơ quan điều tra, bảo vệ, thực thi pháp luật cũng cần khởi tố, đưa ra xét xử nghiêm túc một số vụ việc có những hành vi cản trở, hành hung nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến danh dự, sức khỏe, tính mạng của nhà báo, phóng viên để làm gương", ông Tiến nhấn mạnh.
Ông Tiến cũng đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam cũng như các đơn vị chủ quản, cơ quan báo chí có nhà báo, phóng viên bị cản trở hành hung cần phải lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu các cơ quan chức năng, bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch những người vi phạm.
theo Trí Thức Trẻ


Về chuyện phóng viên Trần Quang Thế (Báo Tuổi Trẻ) bị ăn đấm

Anh phóng viên lên cầu Nhật Tân để chụp ảnh một vụ chết người, cảnh sát hình sự đã có mặt từ trước đó rất sớm và đang tiến hành điều tra. Anh phóng viên cố vượt rào vào để chụp ảnh, bị nhắc nhở nhưng vẫn cố bon chen nên đã bị các chiến sĩ hình sự thần thánh cho dăm cái bạt tai, một phát đá vào xương cụt và 2 cú teken tsuki vào quai hàm với lực sinh công vừa đủ. Anh bị vô hiệu hoá trong tích tắc.
quang-the-2-2236
Các bạn phóng viên khác đồng loạt ăn vạ, ủng hộ đồng nghiệp ra mặt, như thế tôi không ưng, việc gì cũng phải nhìn nhận công chính. Tôi khẳng định màn chào hỏi của các anh hình sự là hợp lý và trong chừng mực nào đó có thể thông cảm được, thậm chí đáng khen.
Đây là hiện trường của một vụ án mạng, hoặc chí ít, một vụ nghi là án mạng. Hiện trường là ở trên cầu, nơi anh tài xế taxi đã bỏ lại chiếc xe cùng đôi Chaco Nguyễn Quý Đức đế nhựa quai dù. Mọi chi tiết đều gợi mở một vụ tự tử nhưng không hẳn, trong xe có rất nhiều vết máu bất thường khiến các chiến sĩ công an thần thánh với chỉ 3 giây quan sát, đã khẳng định rằng anh tài xế bị sát hại và ném xác xuống chân cầu để dựng hiện trường giả một cách cực kỳ tinh vi.
14446105_753587044783752_2105629610674226682_n-1558
Nguyên tắc đầu tiên trong phá án, đó là phải bảo vệ hiện trường bằng mọi giá, cảnh sát hình sự được đào tạo cực kỳ kỹ càng và bài bản, ngay cả việc chụp ảnh nạn nhân cũng cần vài chục giờ học cả lí thuyết với thực hành mới có thể làm mà không xáo trộn hiện trường. Khi cảnh sát đến nơi, việc đầu tiên là phong toả không cho người dân tiếp cận, thậm chí, họ có quyền chặn cả cây cầu để phục vụ điều tra.
Anh phóng viên với chiếc Nikon bóng nháy gật gù chiến lợi phẩm từ mùa Euro, cùng bầu nhiệt huyết căng tràn xông vào hiện trường như một thằng ngu học nên đã bị khống chế. Chỉ chậm 1 giây thôi, anh phóng viên đã giúp giảm xác suất phá án thành công xuống chỉ còn phân nửa, gì chứ riêng phá hoại thì có ai qua mặt được các phóng viên nhiệt tình xông xáo???
photo-4-1474639920800
Một nguyên tắc nữa, đó là ngoài bảo vệ hiện trường về mặt vật lý, thì cảnh sát cần phong toả thông tin để tránh đánh động hung thủ. Khi anh phóng viên cố chụp ảnh, cảnh sát có quyền nghi ngờ anh thu thập thông tin để hỗ trợ hung thủ, hoặc phát tán đánh động hung thủ. Ví như anh có thể sẽ post ảnh hiện trường lên facebook cá nhân cùng caption “Mỗi người đi qua hãy thả 1 tim, share cho anh lái taxi được siêu thoát” viết bằng teencode chẳng hạn, thì điều này sẽ cung cấp cho hung thủ những thông tin quý giá về diễn biến cuộc điều tra, và hắn sẽ có thời gian, phương tiện để chuẩn bị đối phó. Việc ra tay nhanh gọn của các anh công an nên được ủng hộ thậm chí thưởng huân chương.
Hãy xem clip, nếu không điếc, các bạn sẽ nghe thấy rõ ràng anh chỉ huy ở hiện trường hét lớn: “Các đồng chí, trấn áp đối tượng này đưa về trụ sở cho tôi”. Điều này có nghĩa đây là nghiệp vụ đơn thuần, các anh chị nhà báo ạ, chứ không phải công an có thù oán gi với các anh chị. Nothing personal, việc họ phải làm như vậy, đừng hiểu lầm.
Còn các anh chị phóng viên không thể đòi công an hay bất kỳ ai trên dải đất Annam này có thiện cảm và cư xử nhẹ nhàng với các anh chị được, không tin hãy thử đến ruộng rau của nông dân và nói hey, em là nhà báo, em đến làm phóng sự nông sản. Tin tôi đi, cơ sở nha khoa gần nhất ngay sau đó sẽ có một ngày cực kỳ bận rộn.
Như vậy, hành động khống chế anh phóng viên phá hoại là hợp tình và hợp lý để phục vụ công tác điều tra, thậm chí nếu chẳng may khi trói giật cánh khuỷu anh phóng viên có trót làm anh rời mẹ cả 2 chi trước ra, thì cũng hoàn toàn có thể chấp nhận. Bên Tây họ gọi đây là collateral damage tức thiệt hại song hành, đau thương nhưng cần thiết.
Các anh chị nghĩ rằng vì là phóng viên, nên tự cho mình quyền được húng, thế là tôi chê.
Húng ở đâu không biết chứ ở Hanoi, người ta gọi là bạc hà.
Chung Nguyễn/Phú
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, vui lòng để bình luận phía dưới)






Phải xử lý nghiêm các cá nhân đấm chảy máu miệng, đập máy móc của nhà báo

TRỰC NGÔN

(GDVN) - Cần xử lý nghiêm những đối tượng được cho là cán bộ Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) hành hung, cản trở sự tác nghiệp của phóng viên, nhà báo.

Đánh phóng viên đổ máu, đập thiết bị tác nghiệp…
Sáng 23/9, sau khi nhận được thông tin một tài xế taxi tử vong dưới chân cầu Nhật Tân chưa rõ nguyên nhân, rất nhiều cơ quan báo chí đã cử các phóng viên, nhà báo đến tác nghiệp, ghi nhận lại hiện trường.
Tuy nhiên, trong lúc tác nghiệp, một nhóm côn đồ, xưng danh là chỉ huy (mặc áo đỏ), được cho là Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) nhảy vào đập phá máy ảnh, đánh đấm phóng viên đến phun máu trước sự chứng kiến của nhiều người dân và đặc biệt là những cán bộ Công an mặc sắc phục chỉ biết đứng khoanh tay nhìn.
Nhóm người được cho là Công an hình sự huyện Đông Anh (Hà Nội) hung hãn tấn công phóng viên Quang Thế (áo sơ mi trắng) khi đến hiện trường tác nghiệp (Ảnh HN)
Cụ thể sự việc, vào khoảng 8h30 ngày 23/9, nhiều người dân phát hiện một nam thanh niên nằm bất tỉnh dưới chân cầu Nhật Tân (Xã Vĩnh Ngọc) với nhiều vết đâm, phía trên cầu là một chiếc xe taxi đã hư hỏng một số bộ phận, bên trong xe có sự xáo trộn.
Nạn nhân trên được xác định là Mai Trọng Quỳnh (SN 1980, ở tổ 80 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, tài xế hãng taxi VIC).

Cần làm rõ thông tin 2 Công an TP.Hạ Long hành hung 1 Công an tỉnh Quảng Ninh

(GDVN) - Thông tin 2 anh em ruột, đều đang là Công an TP. Hạ Long và là con trai của Phó Trưởng Công an TP Hạ Long hành hung 1 Công an tỉnh Quảng Ninh...
Nhận được thông tin, nhiều phóng viên, nhà báo được cơ quan tòa soạn cử tới hiện trường ghi nhận vụ việc, trong đó có phóng viên Trần Quang Thế, (anh Thế hiện đang công tác tại Báo Tuổi trẻ TP HCM, văn phòng đại diện tại Hà Nội).
Tuy nhiên, trong lúc đang tác nghiệp, phóng viên Anh Thế cùng một số đồng nghiệp đã bị một nhóm đối tượng cản trở, hành hung, đập phá thiết bị ghi hình.
"Họ chỉ tay, chửi thề quát tháo tôi và hai đồng nghiệp khác rồi đấm đá túi bụi vào mặt và người khiến tôi không kịp đỡ, bị chảy máu miệng, thương vùng đầu.
 Họ tiếp tục dồn tôi ra giữa đường hành hung trong khi xung quanh có rất nhiều ô tô lưu thông tốc độ cao. Ngoài đồng nghiệp và người dân, có nhiều công an viên chứng kiến", anh Thế nói.
Đối tượng (áo trắng) cố tình xô đẩy, làm hư hỏng máy ghi hình của phóng viên rồi sau đó bỏ đi (Ảnh MC)
“Mày thích quay không? Mày muốn gì? Tôi yêu cầu ông ra ngoài…Tôi yêu cầu ông ra khỏi khu vực này, kể cả ông quay, đập luôn đi….”, lời lẽ thách thức, dọa dẫm của người mặc áo đỏ rồi sau đó đập máy ảnh của phóng viên.
Trong đơn trình báo gửi Công an xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội), phóng viên Trần Quang Thế tường trình thêm:
“Vào khoảng 10h sáng ngày 23/9, sau khi nhận được thông tin về vụ tự tử trên cầu Nhật Tân, lãnh đạo văn phòng Báo Tuổi trẻ tại Hà Nội có chỉ đạo tôi đến hiện trường để tác nghiệp. Ngay sau khi tôi đến hiện trường và chụp một bức ảnh thì có một số người đàn ông lao đến giật máy, đánh đập tôi.
Vụ việc khiến tôi bị chảy máu mồm. Không dừng lại ở đó, những người đánh tôi còn dọa sẽ tiếp tục đánh nếu tôi không rời khỏi hiện trường. Tôi tác nghiệp theo luật pháp Việt Nam.
Thời điểm tôi chụp ảnh tại hiện trường không có dây an toàn của cơ quan chức năng. Bản thân tôi khi tác nghiệp cũng đứng xa hiện trường vụ việc khoảng 30 mét cùng với nhiều phóng viên báo đài khác. Tôi nghi những người đánh tôi là Công an vì họ từ hiện trường chạy ra”.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, phóng viên Trần Quang Thế đã đến công an xã Vĩnh Ngọc trình báo.
Tiếp nhận đơn trình báo của phóng viên, lãnh đạo Công an xã Vĩnh Ngọc cho biết:“Vào thời điểm đó, chúng tôi đang ở dưới chân cầu, nên không biết ở trên xảy ra vấn đề gì. Nếu có gì sơ xuất mong các nhà báo, phóng viên thông cảm cho anh em chúng tôi khi làm nhiệm vụ"
Không chỉ phóng viên Trần Quang Thế bị hành hung, thấy sự việc bất bình, một nam phóng viên Báo Pháp Luật Việt Nam cũng lại hỏi nguyên do.
Tuy nhiên, nam phóng viên này liền bị một người trong nhóm lớn tiếng đe dọa tự xưng là chỉ huy,  sau đó ra tay đập máy ảnh của phóng viên.
“Mày thích quay không? Mày muốn gì? Tôi yêu cầu ông ra ngoài…Tôi yêu cầu ông ra khỏi khu vực này, kể cả ông quay, đập luôn đi….”, người đàn ông mặc áo đỏ đe dọa, thách thức.
“Bất kể là ai cũng phải xử lý nghiêm”
Trước sự việc trên, chiều ngày 23/9, Thượng tá Phạm Nam Thắng - Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội.
Tại đây, thượng tá Thắng thừa nhận cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã có "thái độ không đúng" và cho biết: “Đây là những cán bộ trẻ, có thể do bị áp lực vì lúc đang làm ở hiện trường rất đông người hiếu kỳ tụ tập xem nên hành xử không đúng"
Thượng tá Phạm Nam Thắng - Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho rằng đây là sự việc đáng tiếc (Ảnh MC)
Ông Thắng cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc và ông thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân nhà báo Trần Quang Thế.
Ông Thắng cho biết thêm lãnh đạo Công an huyện đã yêu cầu những người liên quan làm tường trình và sẽ có hình thức kiểm điểm xử lý đối với những người tham gia hành hung nhà báo Quang Thế.
Cũng trong chiều ngày 23.9, trả lời báo chí về vụ việc, đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ việc 2 cán bộ thuộc Công an huyện có hành vi đuổi đánh phóng viên Trần Quang Thế.

Mang danh người chiến sỹ công an là danh dự, tự hào, vậy mà...

(GDVN) - Đã mang danh người chiến sỹ công an, là danh dự và tự hào; khi khoác lên mình bộ quân phục thì ngoài tự hào thì còn có trách nhiệm cao cả với nó.
Theo đại tá Tuấn, 2 người có hành vi xô xát với anh Trần Quang Thế là cán bộ thuộc Đội Cảnh sát hình sự (Công an huyện Đông Anh). Tuy nhiên, khi được  báo chí đề nghị cung cấp tên tuổi 2 cán bộ hành hung phóng viên thì ông Tuấn từ chối.
“Mức độ vụ việc đến đâu, nguyên nhân như thế nào, chúng tôi vẫn đang làm rõ. Chúng tôi cũng đã cử cán bộ sang làm việc với Văn phòng Báo Tuổi Trẻ để có thông tin cụ thể. Quan điểm của tôi là nếu cán bộ có sai phạm, phải xử lý nghiêm”ông Tuấn khẳng định.
Liên quan đến vụ việc trên, ngay trong ngày 23/09, thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng đã chỉ đạo xử lý, ông cho biết,  đã nắm được thông tin vụ việc và “đã giao cho PC 44 - Văn phòng Cơ quan điều tra Công an TP.Hà Nội xác minh.
“Nếu là cán bộ Công an vi phạm thì dứt khoát sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu không phải cán bộ công an thì cũng phải xử lý chứ không thể để tình trạng như thế", Thiếu tướng Khương khẳng định.
“Nếu là cán bộ Công an vi phạm thì dứt khoát sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu không phải cán bộ công an thì cũng phải xử lý chứ không thể để tình trạng như thế", Thiếu tướng Đoàn Duy Khương khẳng định.
Tướng Khương cũng gửi lời chia sẻ tới các phóng viên bị cản trở, hành hung khi tác nghiệp sáng nay 23/9 trên cầu Nhật Tân. “Tớ cũng biết là anh em phóng viên cũng chỉ là tác nghiệp để đưa tin cho kịp thời sự thôi”, ông Khương nói.
Cũng theo vị Giám đốc Công an TP.Hà Nội, Công an huyện Đông Anh đã có báo cáo lên Ban Giám đốc, nhưng ông Khương vẫn yêu cầu PC44 - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra vào cuộc làm rõ.
Theo báo cáo của Công an huyện Đông Anh, vụ án xảy ra trên cầu Nhật Tân là do đối tượng tự sát với những vết cắt ở tay chân 5 - 6 vết dao nhưng mà chưa chết nên người này đã nhảy từ trên cầu xuống đất dẫn tới tử vong.
Tướng Khương nói: “Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, tổ chức bảo vệ hiện trường thì phóng viên rất là lộn xộn nên anh em cán bộ Công an phải ngăn cản để bảo vệ hiện trường. Hai bên cũng có những trao đổi qua lại, cũng không đến mức cãi cọ gì nhau cả.
Tuy nhiên, tôi vẫn yêu cầu phải làm rõ hình ảnh phóng viên bị đánh là thế nào, ai là người hành hung phóng viên".
Giám đốc Công an TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Hành động cản trở, hành hung phóng viên như vậy là không được. Bất luận đó là ai”.
Trước tình trạng nhiều vụ việc phóng viên, nhà báo bị cản trở tác nghiệp, thậm chí bị hành hung, tại lớp tập huấn với chủ đề “Bảo vệ an toàn nhà báo”- do Văn phòng UNESCO phối hợp với Bộ TT-TT tổ chức ngày 12/8/2016, tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng phòng Quản lý Báo chí Trung ương - Cục Báo chí - Bộ TT-TT nhấn mạnh:
“Việc đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật là hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi này không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhà báo, cơ quan báo chí mà còn ảnh hưởng đến quyền được thông tin của người dân, xã hội, phải được xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và cần phải lên án mạnh mẽ”.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
Hội Nhà báo yêu cầu trả lời rõ việc hành hung nhà báo
Ngay trong tối 23/9, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ông Thuận Hữu cho biết cơ quan này đã nắm bắt thông tin ban đầu và ngay trong ngày đã gửi công văn đến Công an huyện Đông Anh yêu cầu trả lời rõ về việc nhà báo Quang Thế bị hành hung.
Ông Thuận Hữu khẳng định sau khi có trả lời chính thức từ phía cơ quan công an, Hội Nhà báo tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để yêu cầu làm rõ vụ việc. “Quan điểm của Hội nhà báo không chỉ trong trường hợp này mà bất kỳ trường hợp nào cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp cũng đều phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật” - ông Thuận Hữu nhấn mạnh.

Trực Ngôn

Vụ hành hung phóng viên: Công an huyện Đông Anh xin lỗi báo Tuổi trẻ

Cập nhật 07:48 ngày 24/09/2016
(Pháp luật) - Liên quan đến vụ hành hung phóng viên xảy ra sáng 23/9 trên cầu Nhật Tân, Thượng tá Phạm Nam Thắng - Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã tới trụ sở báo Tuổi trẻ xin lỗi phóng viên Trần Quang Thế, người bị hành hung sáng cùng ngày.
Theo đó, trong chiều cùng ngày, Thượng tá Phạm Nam Thắng - Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội. Thượng tá Thắng thừa nhận cán bộ chiến sỹ của đơn vị đã có “thái độ không đúng. Đây là những cán bộ trẻ, có thể do bị áp lực vì lúc đang làm ở hiện trường rất đông người hiếu kỳ tụ tập xem nên hành xử không đúng”.
Phóng viên bị đấm vỡ mồm, công an huyện Đông Anh xin lỗi

Phóng viên báo Tuổi trẻ (áo trắng) bị hành hung sáng 23/9.

Thượng tá Thắng cho biết, lãnh đạo Công an huyện Đông Anh đã yêu cầu những người liên quan làm tường trình và sẽ có hình thức kiểm điểm xử lý đối với những người tham gia hành hung phóng viên Quang Thế. Đây là sự việc rất đáng tiếc và ông Thắng thay mặt đơn vị xin lỗi cá nhân phóng viên Trần Quang Thế và xin lỗi báo Tuổi trẻ.

Trước đó, sáng cùng ngày, nhận được thông tin ở khu vực cầu Nhật Tân có vụ tài xế taxi tử vong bên dưới chân cầu, phóng viên Quang Thế được sự chỉ đạo của cơ quan đến tìm hiểu sự việc. Đến nơi, phóng viên Quang Thế không thấy có biển thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng cũng không căng dây bảo vệ hiện trường. Rất nhiều người dân hiếu kỳ đứng trên cầu tìm hiểu, dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh vụ việc.

Phóng viên Quang Thế cho biết, khi anh đưa máy ảnh ra chụp ảnh thì có một chiến sĩ công an mặc cảnh phục ra nói không được chụp. Anh Thế đã trình giấy tờ liên quan chứng minh mình đang đi tác nghiệp. Sau đó, anh Thế đi ra cách xa hiện trường khoảng 30m và chụp ảnh thì bị một nhóm người, trong đó có chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát Hình sự - Công an Đông Anh mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung.

Anh Quang Thế bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình sự việc Quang Thế. Phóng viên Quang Thế đến Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh trình báo vụ việc.
Đạt Lê
Clip  Người đàn ông chết dưới cầu Nhật Tân và chiếc taxi có vết máu bị bỏ lại



Clip Người đàn ông chết dưới cầu Nhật Tân và chiếc taxi có vết máu bị bỏ lại
Theo Kinh tế và Đô thị

Không có nhận xét nào: