Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Chúng tôi muốn công lý cho những người đã chết oan…; Thủ tướng: Thanh tra xả lũ thuỷ điện Hố Hô, xả lũ sai phải đền dân; Bộ Công Thương kết luận Thủy điện Hố Hô xả lũ đúng quy trình, phù hợp về chuyên môn

Mai Tú Ân
Chúng tôi phải lên tiếng để đòi công bằng cho những người đàn ông, đàn bà và trẻ nhỏ đã chết thảm ngày 14/10/2016 ở các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An bởi có sự xả lũ vô trách nhiệm của các quan chức nhà máy thủy điện Hố Hô. Tôi không có các con số của các nhà máy thủy điện xả lũ ra trong ngày 13 -14/10 đó, cũng như không có được các con số dữ liệu về thủy văn, dòng chảy, lượng mưa,v.v… để có thể  đưa ra các dự đoán chính xác về việc các nhà máy thủy điện có làm sai hay không trong cơn lũ khủng khiếp mà Hà Tĩnh phải gánh chịu với hàng chục người chết. Việc đó cần phải có những chuyên gia đầu ngành và độc lập làm việc với nhau và đưa ra kết luận cuối cùng. Phần tôi chỉ đưa ra những phân tích sơ khởi sau đây.
Các ông đã nói rằng để cứu nhà máy thủy điện, tránh vỡ đập. Đây rõ ràng là những lời nói dối hoặc chống chế yếu ớt với những ai hiểu biết về thủy điện. Vì mọi cao trào của nước hồ dâng mà các nhà thiết kế xây dựng đã hoạch định bao giờ cũng chỉ ở mức 70 – 80%  so với mực nước cao nhất có thể làm tràn bờ và gây mất an toàn. Xin thưa: nói mất an toàn ở đây đầu tiên là phải nói đến mất an toàn cho các cư dân sống ở trong làng mạc, dưới nguồn nước đổ ra nếu có sự cố vỡ đập. Sau đó mới đến an toàn của nhà máy thủy điện, cụ thể là an toàn của hồ chứa nước. Nhưng cũng xin nói ngay là với một hệ thống phòng ngừa chắc chắn, các cửa tràn, mương dẫn nước tự động cùng hệ số an toàn cao của bất cứ nhà máy thủy điện nào cũng đều đảm bảo không có sự cố. Có lẽ nhiều chục năm rồi không hề có sự cố nào xảy ra trong hàng ngàn nhà máy thủy điện trên thế giới cả.
Các lãnh đạo nhà máy thủy điện ở HT đã nói dối khi nói rằng, vì chúng tôi lo sợ cho nhà máy thủy điện nên khi xả nước đã không chú ý lắm về nguồn nước xả ra. Vì bất cứ ai nắm vị trí xây dựng, sản xuất điện của một nhà máy thủy điện đều hiểu được tầm quan trọng của việc an toàn cho người dân sống ở hạ lưu dòng nước, và việc bảo đảm tính mạng và tài sản của họ luôn được đứng lên hàng đầu. Nên các công việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho môi trường xung quanh là một mệnh lệnh rõ ràng và thuộc về nguyên tắc. Các vị lãnh đạo nhà máy đều đã đi học nước ngoài, bằng cấp này tiến sĩ nọ thì đương nhiên phải biết nguyên tắc này trong việc xây dựng và vận hành một nhà máy thủy điện. Và không thể giả vờ hay giả nai mà nói rằng, chúng tôi lo sợ cho sự an toàn của nhà máy mà không lưu tâm lắm tới việc xả lũ. Nói như thế thì cũng giống như ta nói: chúng tôi lo cho sự an toàn của khẩu súng nên không để ý lắm đến viên đạn bay đi đâu và có giết ai không.
Vấn đề thứ hai là các ông lãnh đạo của nhà máy thủy điện Hố Hô khi trả lời phỏng vấn của báo chí thì có nói đại ý rằng. Nhà máy thủy điện Hố Hô là nhà máy nhỏ, lượng nước xả ra không thể làm ngập lụt được. Đó là do lượng mưa quá lớn gây ngập lụt. Nhà máy thủy điện Hố Hô 14 KW. Hồ nước 38 triệu km3. Xây dựng từ 2010.
Đó là vấn đề giải trình của các ông bên nhà máy thủy điện xả lũ, còn chúng tôi là người đại diện tinh thần cho những con người đau khổ đã chết đêm qua trong bão lũ thì chúng tôi không đồng ý. Các ông nói rằng, nước chứa trong hồ cũng là nước mưa của mùa mưa năm đó. Và nếu nó có gây lụt thì cũng là lượng nước đó, nhà máy thủy điện chỉ chứa lượng nước đó và cho xả ra cũng lượng nước đó mà thôi. Tôi xin đưa ra một phản biện đơn giản ý kiến đó bằng một ví dụ sau đây:
Ta có hai cái chai nước, một chai ta đổ rỉ rỉ, rả rả nước chảy ra và coi như nước mưa chảy bình thường. Còn chai nước kia thì coi như là của nhà máy thủy điện của các ông đã lưu trữ. OK. Không có gì tranh cãi cả. Nhưng khi mùa mưa bão đến thì từ cái chai nước đang đổ nước kia nước sẽ đổ nhanh ra miệng cống và thoát đi. Bao nhiêu năm nay nó vẫn thoát đi như thế. Nhưng  vấn đề ở đây là chỗ các ông đã chứa quá nhiều nước vào trong chai chứa trữ, và do những lý do tắc trách, giờ thì các ông tống xuất nước ra khi cả thiên hạ đang ngập nước. Giống như bất ngờ đổ nước từ cái chai vẫn chứa nước đó ra và hòa vào dòng chảy cùng lúc của chai nước đổ ra trước đó. Như vậy là mặc dù lượng nước không thay đổi nhưng lưu lượng nước đã tăng gấp đôi bởi có hai nguồn nước cùng xả ra. Và đó là những giọt nước tràn ly và giết người của các ông ở nhà máy thủy điện.
Chưa hết, khi xả nước ra thì các ông đã xả với tốc độ nước thoát ra lớn nhất: 1800 m3/giây. Tức 7,3 triệu m3/giờ. Có thể nhìn thấy tốc độ nước xả ra rất lớn với lưu lượng lớn tuyệt đối của thiểt kế lớn nhất, phải gấp nhiều lần tốc độ trữ nước. Và với sự xả nước như thế của nhà máy thì nước sẽ không thoát kịp. Cả số lượng nước chảy tự nhiên, cả do xả nước và cả do xả nước gấp gáp như vậy thì số lượng nước đã gấp ba lần lượng nước bình thường và biến thành lũ để ngập tràn nhà cửa, hoa màu và chính cả những người dân Hà Tĩnh đang ngủ say đêm đó.
Nhưng đáng buồn là vẫn chưa hết thảm họa với những người dân hiền lành đó. Địa bàn miền Trung hẹp với bên núi, bên biển và thật ngạc nhiên khi thấy nó xảy ra lũ lụt. Đó là những vùng, làng mạc nằm ở phía trên vùng núi với các rãnh xẻ, khe lớn hoặc thung lũng hẹp. Khi nước bất ngờ đổ tới với số lượng lớn thì đây chính là những điểm kẹt chết người, những nút thắt kinh hoàng dẫn đến thảm họa khôn lường cho người dân. Ngập lụt tuy không kéo dài nhưng cũng đủ để giết người và làm tan hoang tất cả…
Than ôi. Đó cũng chưa phải là thảm họa cuối cùng cho những con người nghèo khổ này. Xem các biên bản thanh minh của thủy điện Hố Hô, ta sẽ thấy nhà máy đã xả lũ tận lực vào khoảng 18 giờ của cái ngày tang tóc 14/10/2016 ấy. Khi đó ở ngoài biển bắt đầu có thủy triều lên, biến thành triều cường dâng nước ngược ở các cửa sông khiến dòng chảy từ trong ra không thoát được. Các tác động của con nguòi đó đã khiến cho nước lũ dâng nhanh đến kinh hồn từ 7 mét tới 10 mét, thậm chí còn cao hơn nữa.
Cuối cùng là việc xả lũ vào giờ đó, trong lúc người dân đang yên bình với giấc ngủ thì nước đã biến thành lũ và ào ạt tràn về trong đêm khiến người dân không kịp trở tay. Mặc dù nhà máy nói có gọi điện báo trước việc xả lũ nhưng ông Chủ tịch huyện Hương Điền nói không hề nhận được.
Giờ đây thì chỉ còn là những cuộc tranh cãi vô ích khi đã có những người lương dân đã chết oan bởi dòng lũ hung hãn được sinh ra bởi thiên tai, nhưng cũng bởi cả nhân tai nữa. Nhưng cũng bởi vì những đồng bào đã chết oan uổng đó mà chúng tôi thấy phải đòi sự công bằng cho họ, đòi biết sự thật và đòi có một phiên tòa để đưa những kẻ thủ ác ra trước vành móng ngựa. Chỉ có như thế thì mới không còn những vụ Hố Hô nữa, và linh hồn của những người đã chết mới siêu thoát…
Ủng hộ Luật sư Ngô Ngọc Trai cùng các Luật sư khác khởi kiện vụ xả lũ gây chết người này.
M.T.A.
Tác giả gửi BVN
17/10/2016 21:02

Thủ tướng: Thanh tra xả lũ thuỷ điện Hố Hô, xả lũ sai phải đền dân

(NLĐO)- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thanh tra việc vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy điện vừa qua, trong đó có việc xả lũ của thủy điện Hố Hô; xác định cụ thể trách nhiệm đền bù thiệt hại...

Tối 17-10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng đã có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc kiểm tra việc xả lũ của các hồ thủy điện tại khu vực miền Trung gửi các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và UBND các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra vận hành xả lũ của các hồ thủy điện thời gian qua
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm tra vận hành xả lũ của các hồ thủy điện thời gian qua
Theo Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, những ngày qua, mưa lớn trên diện rộng đã ngập lụt nghiêm trọng, thiệt hại nặng về người và tài sản của nhân dân và nhà nước tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế.
"Chính quyền một số địa phương và dư luận cho rằng có nhà máy thủy điệnxả lũ không báo trước gây bị động cho công tác ứng phó, thiệt hại của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ TN-MT, NN-PTNT và các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy điện trong đợt mưa lũ vừa qua, trong đó có việc xả lũ của hồ thủy điện Hố Hô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, xác định cụ thể trách nhiệm đền bù thiệt hại, đề xuất phương án khắc phục, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25-10"- ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Thông, Phó giám đốc nhà máy thủy điện Hố Hô, cho biết: "Vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 14-10, mưa lớn khiến bờ phải của nhà máy bị sạt trượt, an toàn của nhà máy cũng như các công nhân đang làm việc bị đe dọa nên chúng tôi quyết định dừng vận hành nhà máy, mở cửa xả tràn với mức 1.800m3/s. Lúc quyết định xả tràn vào 18 giờ 30 phút ngày 14-10, chúng tôi có gọi điện cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, huyện và các xã vùng hạ du".
Thuỷ điện Hố Hô xả lũ ngày 16-10 - Ảnh: Đức Ngọc
Thuỷ điện Hố Hô xả lũ ngày 16-10 - Ảnh: Đức Ngọc
Theo ông Thông, việc nhà máy thủy điện mở hết các cửa xả tràn là bất khả kháng, do trời mưa quá lớn, là tại trời.
Còn theo ông Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP thủy điện Hồ Bốn kiêm trưởng ban phòng chống thiên tai của nhà máy thủy điện Hố Hô, vào khoảng hơn 18 giờ ngày 14-10, mưa lớn, nước đổ về lòng hồ quá nhanh, nguồn điện phải đóng nên nhà máy thủy điện Hố Hô đã xả tràn từ 18 giờ 30 phút ngày 14-10 đến khoảng 2 giờ ngày 15-10 mới vận hành lại 1 tổ máy và tiến hành hạ cửa van xuống điều tiết việc xả lũ. Ông Hùng cũng thừa nhận thủy điện Hố Hô không có chức năng cắt và điều tiết lũ.
Trước đó, liên quan đến việc thủy điện Hố Hô xả lũ gây ngập lụt lớn, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng việc xả lũ của nhà máy thủy điện Hố Hô là chưa đảm bảo quy trình. Ngoài ra, thời điểm xả lũ lại vào buổi tối, thời gian quá gấp, nước lên quá nhanh nên người dân không kịp di chuyển tài sản đến nơi an toàn. Vào sáng ngày 15-10, phát biểu sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình mưa lũ ở huyện Hương Khê, ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng việc thủy điện Hố Hô xả lũ bất ngờ từ 500m3/s - 1.800m3/s đã khiến người dân trở tay không kịp.
Thủ tướng phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung
Cũng trong tối 17-10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung.
Trong những ngày qua mưa lũ đã làm chết và mất tích 29 người, trên 121.000 ngôi nhà, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như trạm xá, bệnh viện, trường học, giao thông, thủy lợi bị ngập, hư hại; đời sống của nhiều hộ dân vùng ngập lũ, nhất là tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đang hết sức khó khăn.
Để chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào và các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát động tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị để quyên góp ủng hộ các địa phương và nhân dân vùng bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý hỗ trợ trước mắt 1.500 tấn gạo cho tỉnh Quảng Bình để cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói tại vùng ngập lũ; giao Bộ Tài chính khẩn trương xử lý cụ thể theo quy định. UBND tỉnh chịu trách nhiệm rà soát, đảm bảo cấp phát kịp thời, đúng đối tượng.
Về hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, nhà cửa), sau khi lũ rút, tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thống kê, đánh giá cụ thể đầy đủ, kịp thời, chính xác thiệt hại, xác định rõ trách nhiệm khắc phục của địa phương, của các bộ, ngành, nhu cầu hỗ trợ trước mắt gửi Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai tổng hợp, đề xuất báo cáo Thủ tướng theo quy định (đối với các công trình mang tính chất lâu dài, cần chủ động bố trí trong kế hoạch đầu tư trung hạn để từng bước thực hiện). Bộ Giao thông vận tải xử lý khắc phục các tuyến quốc lộ, đường sắt.
Phó Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc bổ sung các trạm quan trắc gió tại khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Giao Bộ TN-MT phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sớm triển khai theo quy hoạch, phục vụ công tác giám sát, cảnh báo thiên tai.
Để hạn chế thiệt hại, hỗ trợ nhân dân sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND các tỉnh tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ của địa phương, phối hợp với các lực lượng có liên quan tiếp tục tìm kiếm những người còn đang mất tích.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương tập trung khắc phục ngay sự cố trên các tuyến giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, nhất là đối với tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ địa phương đủ cơ số thuốc, hóa chất xử lý nước, môi trường; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với địa phương trong việc xử lý môi trường sau khi lũ rút, không để bùng phát dịch bệnh trên người và vật nuôi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và cơn bão SARIKA, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và thông báo cho nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.
Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng đóng chân trên địa bàn hỗ trợ địa phương triển khai tìm kiếm người mất tích, khắc phục hậu quả mưa lũ theo đề nghị của địa phương. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Quảng Bình triển khai ngay phương án phù hợp cứu nạn 4 thuyền viên trên tàu vận tải bị mắc cạn ngoài cửa sông Gianh theo đề nghị của địa phương, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia cứu nạn.
Thế Dũng

(Xã hội) - Việc nhà máy thủy điện Hố Hô phải mở cửa van là phù hợp về chuyên môn nhưng sự phối hợp giữa nhà máy và địa phương là chưa chặt chẽ.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì buổi làm việc với thủy điện Hố Hô - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì buổi làm việc với thủy điện Hố Hô – Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ngày 18/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Nhà máy thủy điện Hố Hô, thuộc địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Qua báo cáo về quy trình cho thấy một số điểm bất cập cần phải rút kinh nghiệm trong vận hành nhà máy và phối hợp trong công tác phòng chống lũ, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
Báo cáo nhanh về kết quả điều tra của đoàn công tác, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết qua kiểm tra hồ sơ liên quan đến vận hành hồ chứa, giai đoạn từ ngày 13 đến trưa 14/10, lũ còn thấp nên nhà máy đã vận hành hạ mức nước để đón lũ, đạt yêu cầu quy trình vận hành.
Bí thư Huyện ủy Hương Khê Đinh Hữu Tân: Nên xả lũ trước khi lũ đến để đảm bảo an toàn lòng hồ (ảnh: T.Hoa)
Bí thư Huyện ủy Hương Khê Đinh Hữu Tân: Nên xả lũ trước khi lũ đến để đảm bảo an toàn lòng hồ (ảnh: T.Hoa)
Tuy nhiên, từ chiều 14 đến đêm 15/10 lũ lên đột ngột, trong khoảng 5 tiếng lũ đã tăng gần 4 lần từ 550m3-1.800m3/s. Đặc biệt, do có tình huống bất ngờ là sạt trượt khối lượng lớn bên mái phải của thủy điện, gây nên nguy cơ phá vỡ tường chắn, có thể khiến trạm cấp điện dừng hoạt động và không thể mở được cửa van.
bo cong thuong ket luan ve vu xa lu cua nha may thuy dien ho ho hinh 1
Thủy điện Hố Hô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xả lũ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
“Kể cả nhà máy lớn hơn mà ảnh hưởng tới người dân cũng còn phải xem xét, nhà máy quy mô nhỏ như Hố Hô mà không đảm bảo an toàn cho người dân thì phải tính toán hiệu quả hoạt động, giảm thiểu thiệt hại” – thứ trưởng khẳng định.
Báo cáo nhanh về kết quả điều tra của đoàn công tác, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết qua kiểm tra hồ sơ liên quan đến vận hành hồ chứa, giai đoạn từ ngày 13 đến trưa 14-10, lũ còn thấp nên nhà máy đã vận hành hạ mức nước để đón lũ, đạt yêu cầu đúng quy trình vận hành.
thuy-dien-ho-ho-xa-lu-bat-ngo-se-xu-ly-nghiem_161516135
Do đó, việc chưa được mở cửa van hoàn toàn, nhưng buộc phải mở là phù hợp về góc độ chuyên môn. Nếu không mở thì lũ lên cao, khu sạt trượt tiếp tục lở ra dẫn tới mất điện thì không thể mở được nữa và nguy hiểm còn lớn hơn nhiều.
Tuy nhiên, ông Đỗ Đức Quân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng cũng cho rằng, sự phối hợp giữa nhà máy và địa phương chưa chặt chẽ, nhà máy chỉ thông báo và chưa quan tâm xem phía dưới hạ du triển khai như thế nào.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc thủy điện Hố Hô xả lũ (ảnh: T.Hoa)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc thủy điện Hố Hô xả lũ (ảnh: T.Hoa)
Ông Quân nói: “Qua thực tế địa phương và qua báo cáo cho thấy có thông báo về việc xả lũ nhưng chi tiết cụ thể thế nào thì chưa rõ, cũng chưa có trao đổi 2 chiều chặt chẽ. Một số con số trong báo cáo này phải kiểm tra lại và chúng tôi đang giao cơ quan chuyên môn đánh giá, đồng thời yêu cầu nhà máy xem xét lại để giải trình. Về xử lý phần sạt trượt, chúng tôi đã yêu cầu nhà máy khắc phục ngay, nếu không cơn bão số 7 tới đây sẽ rất nguy hiểm”.
Ông Đỗ Đức Quân – Phó tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng nói: “Việc thủy điện mở cửa tự do là chấp nhận được nhưng về mặt xả lũ thì không được hay lắm”. “Việc chưa được mở cửa van hoàn toàn nhưng buộc phải mở là phù hợp về góc độ chuyên môn. Nếu không mở thì lũ lên cao, khu sạt trượt tiếp tục lở ra dẫn tới mất điện thì không thể mở được nữa và nguy hiểm còn lớn hơn nhiều” – ông Quân nói.
Ông Đỗ Đức Quân - Phó tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng nói: "Việc thủy điện mở cửa tự do là chấp nhận được nhưng về mặt xả lũ thì không được hay lắm"
Ông Đỗ Đức Quân – Phó tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng nói: “Việc thủy điện mở cửa tự do là chấp nhận được nhưng về mặt xả lũ thì không được hay lắm”
Đại diện Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh cho rằng trong bối cảnh mưa đổ về hồ với dung tích 1.800 – 2.000m3/s, khả năng điều tiết của hồ đập là không thể. Nếu khẳng định thủy điện hoàn toàn gây ra lũ cho địa phương là không đúng. Vấn đề là có sự phối hợp tốt hơn để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.
Kết thúc buổi làm việc, vẫn chưa có kết luận cuối cùng về việc thủy điện có là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập lụt nặng ở vùng hạ du Hương Khê hay không, vì có nhiều nguồn chảy vào hạ du Hương Khê, song Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định, lũ lên nhanh cho thấy quy trình thực hiện hồ chứa chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt trong vận hành. Công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ chưa được đánh giá tốt.
Ngoài ra, Công ty cũng chưa chấp hành triệt để quy trình vận hành hồ chứa. Cụ thể, trong trường hợp khẩn cấp phải báo cáo lên Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ Công Thương, chính quyền địa phương các cấp huyện, xã… nơi chịu tác động của việc xả lũ, song việc báo cáo chưa đến nơi đến chốn.
Người dân ngơ ngác chơi vơi trên dòng nước lũ.
Người dân ngơ ngác chơi vơi trên dòng nước lũ.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói: “Nhiều gia đình phản ánh là từ khi họ nhận được tin Nhà máy xả lũ rất ngắn, từ 30 phút đến 1 tiếng có khi lũ về đến nhà rồi. Trong thời gian ngắn như vậy, người dân không kịp di dời tài sản, thậm chí nhiều người kịp đến nơi an toàn. Dung tích của nhà máy nhỏ nhưng nếu đúng vào lúc mưa lũ lớn mà nhà máy vận hành không đúng quy trình làm trầm trọng hơn khó khăn của hạ du thì đương nhiên nhà máy phải chịu trách nhiệm”.
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cũng yêu cầu Tổng cục Năng lượng rà soát nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung quy trình vận hành hồ chứa, đảm bảo phát điện, an toàn hạ du và lợi ích thủy điện, an toàn cho bà con. Đồng thời, đề nghị địa phương phối hợp chặt hơn nữa, tạo điều kiện cho nhà máy thực hiện tốt trách nhiệm cụ thể trong quy trình vận hành hồ chứa, phương án phòng chống lụt bão hạ du.
(Theo Tuổi Trẻ)

Bộ Công Thương: 'Thủy điện Hố Hô xả lũ chưa đúng quy trình'

  • 2
 Sau khi nghe báo cáo từ đoàn công tác Tổng cục năng lượng, thứ trưởng Bộ Công Thương đã kết luận thủy điện Hố Hô xả lũ chưa nghiêm ngặt theo quy trình hồ chứa.
Chiều 18/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng có buổi làm việc tại UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) về vấn đề liên quan đến quy trình xả lũ của Nhà máy thủy điện Hố Hô làm ngập hàng nghìn nhà dân ở vùng hạ du trong nhiều ngày qua.
Sau khi nghe báo cáo từ ông Đỗ Đức Quân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng (Bộ Công thương) dẫn đầu đoàn công tác về làm việc một ngày trước đó, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng kết luận "thủy điện Hố Hô xả lũ chưa nghiêm ngặt theo quy trình hồ chứa".
Bo Cong Thuong: 'Thuy dien Ho Ho xa lu chua dung quy trinh' hinh anh 1
Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Hòa.
Thứ trưởng chỉ rõ lý do, công tác kiểm tra để bảo đảm an toàn trước mùa mưa lũ của nhà máy thủy điện này chưa tốt. Cụ thể, thủy điện Hố Hô không duy tu bảo dưỡng đường vận hành lên nhà máy. Trạm diezen phát điện để mở cửa van bố trí chưa hợp lý.
"Đáng ra trạm này phải được đặt ở vị trí mà trong mọi tình huống khẩn cấp đều xử lý được. Nếu sạt lở vừa phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạm", Thứ trưởng lý giải.
Khi nghe lãnh đạo nhà máy báo cáo trận mưa lớn vừa rồi buộc buộc phải mở cửa tràn tối đa để xả lũ nhằm đảm bảo an toàn. 
Ông Vượng khẳng định, việc xả lũ qua tràn của thủy điện Hố Hô là chưa đúng theo quy trình. Do công tác kiểm tra, đánh giá an toàn cho công trình trước mùa mưa lũ chưa bảo đảm.
Bo Cong Thuong: 'Thuy dien Ho Ho xa lu chua dung quy trinh' hinh anh 2
Đến sáng 18/10, thủy điện Hố Hô đã ngừng xả lũ. Ảnh: Phạm Hòa.
Theo Thứ trưởng, trong trường hợp này đáng lẽ phải xả ra ít hơn lưu lượng đổ về. Lãnh đạo nhà máy giải thích trước nguy cơ khối sạt lở có thể đổ vào nhà máy, gây mất an toàn cho công trình, bắt buộc phải mở cửa tràn tối đa.
"Điều đó thể hiện nhà máy chưa chấp hành một cách triệt để đầy đủ quy trình vận hành hố chứa trong thời gian mưa lũ. Thủy điện Hố Hô chưa phát hiện kịp thời nguy cơ khối đất đá sạt lở bên vai phải của nhà máy", Thứ trưởng truy vấn.
Đại diện Bộ Công Thương kết luận thêm thủy điện Hố Hô chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương và người dân trong việc thông báo xả lũ. Nhà máy chưa phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện diễn tập di dời dân trong trường hợp khẩn cấp.
Bo Cong Thuong: 'Thuy dien Ho Ho xa lu chua dung quy trinh' hinh anh 3
Thủy điện Hố Hô xả lũ vào đêm 14/10 kết hợp với mưa lớn gây ngập nhiều vùng ở huyện Hương Khê. Ảnh: Phạm Hòa.
Cuối buổi làm việc, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng yêu cầu Nhà máy thủy điện Hố Hô khắc phục những thiếu sót trên trong thời gian sớm nhất.
Nhà máy thủy điện Hố Hô được vận hành từ năm 2010, có công suất 14 MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3. Nhà máy thủy điện Hố Hô thuộc Công ty cổ phần thủy điện Hồ Bốn (trong đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc giữ 93,09% cổ phần), mực nước dâng bình thường 70 m.

Lập tổ điều tra việc xả lũ tại nhà máy thủy điện Hố Hô

Bộ Công Thương đã thành lập tổ công tác điều tra việc xả lũ tại nhà máy thủy điện Hố Hô (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) do Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo.

'Xả một giờ 7,2 triệu khối nước làm sao dân chạy kịp được'

Đoàn công tác của Bộ Công thương đã vào kiểm tra đột xuất quy trình xả lũ của Nhà máy thủy điện Hố Hô vì đã gây nên lũ lụt tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Nguyễn Dương - Phạm Hòa
Hậu họa thủy điện: Chặn nước thu tiền, xả lũ dìm dân

Hậu họa thủy điện: Chặn nước thu tiền, xả lũ dìm dân

Không dừng lại ở những sự cố như vỡ đập, nứt đập, vỡ đường ống dẫn dòng, thủy điện từ lâu đã khiến bao người nghi ngại, sợ hãi khi vào mùa mưa bão bỗng biến thành những “quả bom nước”,...
Kiểm tra thủy điện Hố Hô: Công lý không phải là “diễn viên hài”?

Kiểm tra thủy điện Hố Hô: Công lý không phải là “diễn viên hài”?

Liên quan đến sự việc nhà máy thủy điện Hố Hô ồ ạt xả lũ vào ban đêm, không thông báo cho cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh cũng như chính quyền huyện Hương Khê và bà con nơi đây biết, dẫn...
Sự ‘ngang ngược’ của thủy điện

Sự ‘ngang ngược’ của thủy điện

Tuyệt đại đa số các dự án thủy điện đều có câu: điều tiết nước cho vùng hạ lưu. Thế nhưng, nhìn lại mấy năm qua, khi những dự án thủy điện đầu các nguồn sông "trăm hoa đua nở" thì vấn đề...
Cần đình chỉ vĩnh viễn những công trình thủy điện gây họa

Cần đình chỉ vĩnh viễn những công trình thủy điện gây họa

Những thông tin có hay không việc Nhà máy Thủy điện Hố Hô xả lũ bất hợp lý, là một nguyên nhân làm gia tăng mức độ ngập úng do lũ lụt gây ra, gây thiệt hại nặng nề cho tài sản, sinh mạng...

Không có nhận xét nào: