Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

CP Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc là Phó: " tái cơ cấu" ngành đóng tàu, "bay hơn" 4,5 tỷ USD mà không thành; Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu 480 tỷ USD, liệu có " ị " ra 100 Vinashin ?; Thủ tướng: 3 thế mạnh phát triển của Việt Nam

VnEconomy: "Muốn tái cơ cấu, không thể không bỏ tiền"

Theo Thủ tướng, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công...

"Muốn tái cơ cấu, không thể không bỏ tiền"
Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cùng tổ.
NGUYÊN VŨ
Tái cơ cấu nền kinh tế không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể làm được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, sáng 22/10.

Tại tổ thảo luận số 7, Thủ tướng có mặt từ đầu giờ, lắng nghe toàn bộ ý  kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Theo Thủ tướng, cần phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công. Bởi không quyết tâm chính trị cao thì vẫn là cách làm cũ, không ăn thua, kém hiệu quả.

Ở đây phải có bộ máy, cán bộ làm tái cơ cấu. Nhiều ý kiến cho rằng, người đứng đầu phải đứng ra ra chỉ đạo tái cơ cấu hay là có đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ đi cái gì kém hiệu quả, Thủ tướng nói.

Phải bỏ tiền

Chính phủ dự kiến nguồn lực để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020, dự kiến khoảng 10.567 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương khoảng 480 tỷ USD).

 Trong đó tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương dự kiến khoảng 3.570 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 180 tỷ USD). 

Về cơ cấu dự kiến vốn trong nước khoảng 75%, vốn ngoài nước khoảng 25%. Nguồn vốn FDI trong thời kỳ này dự kiến khoảng 1.462 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 68 tỷ USD). Nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020 cũng đạt khoảng 39,5 tỷ USD (các Bộ, ngành Trung ương khoảng 21 tỷ USD, các địa phương khoảng 18,5 tỷ USD với tổng số trên 1.203 dự án).

10 triệu tỷ đồng hay  480 tỷ USD, theo nhiều vị đại biểu là con số không hề nhỏ so với quy mô nền kinh tế GDP loanh quanh 200 tỷ USD và thu ngân sách chưa đến 50 tỷ  USD.

5 năm mà huy động thế này rất đáng lo ngại khi mà cân đối thu chi chưa bảo đảm, mỗi năm vẫn bội chi 5%, nợ xấu và nợ đọng xây dựng cơ bản không giải quyết được sẽ trở thành nợ công thì không biết Chính phủ xoay xở kiểu gì, ông Vân lo ngại.

Nhắc đến ý tưởng huy động nguồn lực trong dân chừng 500 tấn vàng và 20 tỷ USD, đại biểu Vân cho rằng nếu có chừng đó thì cũng chưa đủ.

Cùng băn khoăn, đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cho rằng con số lên đến 10 triệu tỷ là rất lớn và dự kiến huy động bên ngoài như Chính phủ dự kiến liệu có đảm bảo hay không?

Đề cập 3 trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, đặc biệt là thương mại và một số tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước… Thủ tướng khẳng định muốn làm những cái đó thì phải có nguồn lực.

Nợ xấu hiện nay rất lớn, muốn giải quyết vấn đề nợ xấu phải bỏ tiền bạc ra. Nhà nước phải dành ra một nguồn lực cần thiết, có ý kiến cho rằng, lấy trong dự trữ ngoại hối, hay bán doanh nghiệp Nhà nước…Tái cơ cấu không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể tái cơ cấu, ông nói.

Hết nhiệm kỳ mà chẳng ai mất chức 
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu 5 năm qua, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) nhận xét, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước hết sức chậm. Trong khi từ nhiệm kỳ trước đã có chỉ đạo là nếu ai chậm trễ thì người đứng đầu bộ, ngành đơn vị đó phải chịu trách nhiệm, sẽ bị mất chức nhưng hết khoá rồi cũng chả thấy ai mất.

Cũng băn khoăn về kết quả tái cơ cấu còn rất chậm, đại biểu Trần Xuân Hùng (Hà Nam) nhận xét, con đường dài nhất Việt Nam là từ lời nói đến việc làm, như nhiều ý kiến đã đánh giá, quả là dài quá, đi mãi không đến nơi. 

Trước kỳ họp này tôi có ký văn bản gửi Vụ thông tin của Quốc hội để xin số liệu về tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nhưng số liệu trả lời thì cụ thể là không có, đại biểu Hùng cho biết.

Bên cạnh doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng cũng là nội dung được nhiều đại biểu đề cập.

Theo đại biểu Võ Trọng Việt (Lạng Sơn) cần đánh giá xem số lượng ngân hàng hiện tại là nhiều hay ít. Đến giờ vẫn còn tranh cãi, một phái nói ít, một phái bảo phải nhiều, vậy tái cơ cấu theo hướng nào, ít hay nhiều cũng chưa rõ ràng. 

Tái cơ cấu ngân hàng hiện cũng như đảo nợ vậy, không giải quyết được gì cả, rất nguy hiểm, ông Việt nhận xét.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết tới đây, nhà điều hành sẽ dùng nguồn lực Nhà nước mạnh hơn để xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là mạnh dạn thí điểm cho phép phá sản ngân hàng yếu. Việc này được thực hiện dựa trên cơ sở bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, không để xảy ra hiệu ứng “domino” an toàn hệ thống, ông Huệ nói.

Theo Phó thủ tướng, Nhà nước không thể cứu mãi các ngân hàng làm ăn yếu kém. Cho rằng việc này sẽ cảnh tỉnh được nhiều ngân hàng cổ phần hiện nay, Phó thủ tướng nói "Nếu cứ làm ăn yếu kém rồi lại để Nhà nước lo bằng cách mua lại 0 đồng mãi là không thể được".

 Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng không được lẫn lộn dùng ngân sách Nhà nước và nguồn lực Nhà nước trong xử lý nợ. Thực chất nguồn lực Nhà nước đã được sử dụng để xử lý vấn đề này, khi các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu thì chỉ phải đóng thuế 25%; hay việc cho VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt thông qua tái cấp vốn...
( http://vneconomy.vn/thoi-su/muon-tai-co-cau-khong-the-khong-bo-tien-20161022114214624.htm )


Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Chi tiêu phải trong khả năng“

VOV.VN - “Chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế. Vay nợ là phải trong khả năng trả nợ chứ dứt khoát không nới trần nợ công”

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạn điều này khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22/10.
Đội vốn thì người quyết định đầu tư chịu trách nhiệm
PV: Chính phủ đưa ra con số huy động để tái cơ cấu là khoảng 10 triệu tỷ đồng liệu có khả thi, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Cứ nhân lên tổng mức huy động toàn xã hội khoảng 30% GDP. Mỗi năm 220 tỷ USD thì 5 năm được bao nhiêu rồi tính 30% của số đó thì sẽ ra con số huy động nguồn lực. Tính toán thì chúng ra sẽ thấy ngay con số.
chi tieu phai khong de ganh nang tra no cho doi sau hinh 1
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22/10
PV: Trong đề án tái cơ cấu lần trước Chính phủ không đưa ra con số định lượng cụ thể như lần này?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tất cả định lượng lần này cũng là dự báo định hướng hết. Mình định hướng được là vì làm theo Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách, có làm kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn. Từ đó có điều kiện để cân đối được tổng thể hơn, còn trước đây làm theo từng năm.
PV: Lâu nay xảy ra tình trạng các dự án đầu tư công hay bị đội vốn so với dự toán ban đầu. Vậy lần này Chính phủ có lường trước những tình huống này?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Sau khi có Chỉ thị về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ thì nhà nước, kể cả Trung ương, địa phương chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn đã được duyệt. Còn ai làm đội vốn thì người nào quyết định đầu tư người đó chịu trách nhiệm. Chính phủ kỹ luật, thắt chặt tài chính ngân sách. Lần này phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương về ngân sách.
Vay nợ phải trả được nợ
PV: Có ý kiến cho biết Chính phủ đề xuất nới trần nợ công để có dư địa mới cho đầu tư phát triển, thưa ông?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Vấn đề nới hay không nới trần nợ công đã được bàn thảo khá nhiều trong cả các nhà quản lý cũng như giới chuyên gia theo nguyên lý chung nhà đang nghèo, đất nước đang khó khăn chưa có của ăn của để phải đi vay để phát triển.
Nhiều người cũng nói rằng tại sao các nước phát triển nợ công hơn 100%, thậm chí 200% mà mình lại cứ chốt 65%. Cái này Chính phủ tính toán kỹ, đúng trần nợ công quan trọng nhưng không phải là tất cả. Khả năng trả nợ mới là quan trọng.
Để bảo đảm bền vững an toàn nợ công thì dứt khoát chúng ta phải khống chế trần nợ công là không vượt quá 65%GDP, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 55% cho đến tận năm 2020. Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ và đã trình với Quốc hội như thế.
Để bảo đảm được đất nước phát triển thì phải có thể chế để huy động được cao độ nguồn lực. Mọi người đều nói, kiều hối về cũng nhiều, ngoại tệ trong dân cũng nhiều, vàng trong dân cũng còn lắm thì bây giời Chính phủ đang đây đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp thành lập nhiều lên thì đầu tư vào nhiều hơn, môi trường kinh doanh tốt hơn thì người dân sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư, kinh doanh. Một đồng nhà nước bỏ ra đầu tư chỉ có tác dụng “mồi” thôi.
Tái cơ cấu đầu tư công thì phải nằm trong tái cơ cấu lại thu chi ngân sách và bảo đảm bền vững, an toàn nợ công. NSNN chỉ đầu tư vào những cái thiết yếu, quan trọng, có tính chất làm “mồi” và phấn đấu làm sao tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của toàn xã hội giảm xuống. Thứ hai là hiệu quả đầu tư phải tăng lên. Đó là hai mục tiêu đặt ra trong tái cơ cấu đầu tư công thời gian tới.
Muốn như thế, phải làm bài bản khoa học. 5 năm chốt như thế rồi, từng năm thì phải siết chặt kỷ luật tài khóa. Thứ hai là tiết kiệm và siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Cố gắng tăng thu để tăng chi mà chi tiêu là phải trong khả năng của nền kinh tế chứ không để lại gánh nặng trả nợ. Vay nợ là phải trong khả năng trả nợ chứ dứt khoát không nới trần nợ công.
PV: Chi theo kịch bản tăng trưởng nhưng dự báo kịch bản tăng trưởng hiện dưới mức kế hoạch đặt ra thì điều này cần tính toán như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thực tế, bội chi như năm nay Chính phủ đã đưa xuống mức rất thấp là 3,5% và như vậy tổng nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản không được như móng muốn của các bộ, ngành, địa phương đâu.
Chính phủ quyết tâm kiểm soát tổng bội chi tuyệt đối theo đúng số Quốc hội quyết định, tức là không vượt. Số bội chi vẫn trong khung Quốc hội quyết định nhưng tăng trường kinh tế không đạt. Cho nên sẽ có thêm nguyên tắc bổ sung là nếu các địa phương giảm thu thì phải điều chỉnh các khoản chi. Trong thời gian tới đây phải phấn đấu để tăng thu ngân sách...
PV: Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!./.
Ngọc Thành/VOV.VN

Thủ tướng: 3 thế mạnh phát triển của Việt Nam

Người đứng đầu Chính phủ nêu 3 khu vực của nền kinh tế cần tập trung đẩy mạnh trong quá trình tái cơ cấu là nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin.


thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 3 thế mạnh phát triển của Việt Nam. Ảnh: Giang Huy
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội ngày 22/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với ý kiến của nhiều đại biểu cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế là việc khó, vì đất nước đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau. Từ Đổi mới đến nay cũng đã 30 năm nên phải có quyết tâm chính trị thực sự cao.
“Nếu không đủ quyết tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì bất hợp lý”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Cho biết hiện có nhiều lĩnh vực đã và đang tái cơ cấu, như đầu tư công, hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước…, Thủ tướng nêu rõ cần phải có nguồn lực để thực hiện các công việc này. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền bạc ra, theo quy luật biện chứng thì vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được”. 
Thủ tướng lưu ý việc tập trung vào một số thế mạnh của Việt Nam để tái cơ cấu. “Vậy thế mạnh là cái gì?”, Thủ tướng nêu câu hỏi và cho biết sẽ đề xuất với Quốc hội có chính thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao. Thế mạnh này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ của Cà Mau là nơi nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD. Vậy phải tập trung giải quyết các vấn đề về chất lượng giống, môi trường, thâm canh…
Thế mạnh tiếp theo chính là du lịch. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế hằng năm đến Việt Nam còn khiêm tốn. “Ta hiện có 6-7 triệu khách, trong khi Hong Kong 7,3 triệu dân có 60 triệu khách, Thái Lan 60 triệu khách, Singapore 30 triệu khách”, Thủ tướng nêu số liệu và cho rằng cùng với thu hút khách du lịch quốc tế thì phải chú ý thúc đẩy thị trường nội địa. “Đã có bao nhiêu người dân trong nước đi đến mũi Cà Mau? Bao nhiêu phong cảnh đẹp trải dài trên đất nước ta mà bà con chưa biết hết. Đây chính là thị trường tiềm năng cho du lịch”, Thủ tướng nói.
Thế mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu lên là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - nền kinh tế số. “Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nếu không đề cập đến vấn đề này thì chúng ta sẽ lạc hậu”, ông nói.
thu-tuong-3-the-manh-phat-trien-cua-viet-nam-1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với các đại biểu về tái cơ cấu nền kinh tế. Ảnh:Giang Huy
Cũng góp ý vào kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng 5 năm qua, tái cơ cấu nhưng không rõ mô hình. Lần này mô hình được vạch ra là tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo, phương thức tăng trưởng chuyển mạnh từ chiều rộng sang chiều sâu. Tuỳ từng ngành, lĩnh vực, địa phương sẽ phát triển và tái cơ cấu theo hướng này. 
Theo ông Huệ, chiến lược tăng trưởng trước đây chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư, lần này tăng trưởng phải dựa thêm vào khu vực nội địa. Năm 2016, dân số cả nước khoảng 92,7 triệu người, đây là một thị trường rất rộng lớn, còn rất nhiều dư địa có thể khai thác, không chỉ là người Việt dùng hàng Việt mà còn phải tổ chức lại thị trường trong nước.
Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công
Về trần nợ công hiện đã sát ngưỡng 65% GDP, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói hiện có ý kiến cho rằng nếu không đầu tư lấy gì phát triển, các nước trần 70-100% GDP, Việc Nam có 65% GDP thì sao phải chặn? "Tuy nhiên, Chính phủ kiên quyết giữ trần nợ công", Phó thủ tướng Huệ khẳng định và cho biết Nhà nước sẽ không bỏ tiền cứu những doanh nghiệp thua lỗ, dự án đầu tư không hiệu quả.
Ủng hộ việc kiên quyết giữ trần nợ công 65% GDP, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay các nước thường dùng chỉ tiêu kép, nói nợ công phải đi liền với GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh mức thu nhập bình quân đầu người một số nước xung quanh với Việt Nam thì thấy rằng nợ đang rất cao.
Ông Lê Thanh Vân - Uỷ viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội bày tỏ lo lắng về nguồn lực lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tương đương gần 500 tỷ USD, để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. “Hiện nay thu ngân sách hàng năm chưa đến 50 tỷ USD, GDP loanh quanh khoảng 200 tỷ USD, lại còn các vấn đề như bội chi, nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản... Không biết Chính phủ sẽ xoay sở như thế nào để có nguồn lực tái cơ cấu nền kinh tế lớn như vậy”, ông Vân nói và cho biết vừa qua có ý tưởng huy động trong nhân dân 500 tấn vàng, nhưng ngay cả huy động được chỗ này thì cũng chưa đủ.
“Có lẽ phải tính toán lại, không nên đặt mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Vân nói.
Võ Thành - Hoài Thu


Thủ tướng: Vẫn vở cũ chép lại thì khó thành công


Nói về đề án tái cơ cầu nền kinh tế tại thảo luận tổ của đoàn ĐBQH Hải Phòng sáng nay, Thủ tướng nhấn mạnh là phải dám cắt bỏ đi cái gì kém hiệu quả, nếu bình bình thì khó làm, vẫn vở cũ chép lại thì khó thành công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng kinh tế nhiều thời kỳ khác nhau, từ khi đổi mới đã hơn 30 năm nên giờ tái cơ cấu lại không phải là dễ, bởi tái là làm lại cho cơ cấu kinh tế phù hợp, để công nghiệp hóa đi lên.
“Chúng ta phải có quyết tâm chính trị rất cao mới có thể tái cơ cấu thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh. Nếu không quyết tâm chính trị cao thì vẫn là cách làm cũ, không ăn thua, kém hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tái cơ cấu kinh tế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng cho rằng phải có bộ máy, cán bộ làm tái cơ cấu. Nhiều ý kiến đề nghị, người đứng đầu phải đứng ra chỉ đạo tái cơ cấu hay là có đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ đi cái gì kém hiệu quả.
Từ TƯ đến các địa phương, ngay các đoàn thể chính trị cũng cần tham gia vào quá trình đó, QH tham gia giám sát như thế nào.
“Nếu bình bình thì khó làm lắm. Vẫn vở cũ chép lại thì khó thành công”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, để tái cơ cấu, phải có nguồn lực. Nợ xấu hiện nay rất lớn, muốn giải quyết, phải bỏ tiền bạc. Vì vậy Nhà nước phải dành ra một nguồn lực cần thiết. Có ý kiến cho rằng, lấy trong dự trữ ngoại hối, hay bán doanh nghiệp nhà nước…
Thủ tướng khẳng định: “Không dùng đến kinh phí tiền bạc thì không thể tái cơ cấu”.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đặt vấn đề tập trung vào một số thế mạnh của VN để tái cơ cấu. “Thế mạnh VN là gì, phải tìm ra, chúng ta cũng đề xuất với QH nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao phải đặt ra cho rõ ràng hơn”, Thủ tướng nói.
Lấy điển hình từ Cà Mau là nơi sản xuất tôm lớn, xuất khẩu đến 1 tỷ USD, Thủ tướng đặt vấn đề phải nâng cao chất lượng thế nào, giống gì, thâm canh ra sao, môi trường thế nào…
Đề cập đến du lịch, Thủ tướng cho rằng đây cũng là một thế mạnh cần tập trung. “Mình hiện nay có 6 - 7 triệu khách trong khi như Hồng Kông có 6 - 7 triệu dân mà có 60 - 70 triệu khách, Thái Lan 60 - 70 triệu khách còn Singapore có mấy triệu dân mà 30 triệu khách”, Thủ tướng dẫn chứng các nước trong khu vực.
Từ đó, ông lưu ý VN có phong cảnh rất đẹp nhưng gần 100 triệu dân thì có mấy người đến được mũi Cà Mau. “Mở ra như thế nào để cả nội địa với quốc tế chứ không chỉ quốc tế không, cần đẩy mạnh tiêu dùng nội địa lên, đó là thế mạnh của VN”, Thủ tướng gợi ý.
Thế mạnh thứ ba được Thủ tướng nêu là nắm bắt được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nền kinh tế số. 
“Người Việt thông minh, sáng tạo. Cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, nếu không, chúng ta sẽ lạc hậu”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Bộ trưởng KH&ĐT: 10 triệu tỷ đồng tái cơ cấu không phải lấy từ ngân sách là chính
Giải thích con số CP cần 10 triệu tỷ đồng tái cơ cấu nền kinh tế, Bộ trưởng KH&ĐT cho biết nguồn vốn này được cân đối từ nguồn lực chung của đất nước. 
“Phải huy động từ xã hội, huy động các nguồn lực, không phải đặt vấn đề từ ngân sách là chính mà một phần từ ngân sách, chủ yếu là xã hội để tái cơ cấu”, ông Nguyễn Chí Dũng giải thích.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tái cơ cấu kinh tế
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, ngân sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 1/3 trong số 10 triệu tỷ đồng cần để tái cơ cấu.

H.Nhì - T.Hằng


Huy động trong dân 6 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu kinh tế?

Dân trí Theo tờ trình của Chính phủ, nguồn lực cần thiết để thực hiện Đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 là hơn 10,5 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, dự kiến ngân sách Nhà nước chỉ “gánh” 1/3, còn lại khoảng 6 triệu tỷ đồng sẽ huy động trong dân - từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
 >> Hơn 10,5 triệu tỷ đồng để tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020
 >> Năm trọng tâm, 10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam


Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Theo tờ trình của Chính phủ về đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, nguồn lực cần thiết để tái cơ cấu sẽ lên đến hơn 10.567.000 tỷ đồng (hơn 10,5 triệu tỷ) theo giá thực tế.
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội sáng nay (22/10), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, để có 10,5 triệu tỷ đồng nói trên, phải cân đối chung nguồn lực của đất nước và nguồn lực của xã hội để tái cơ cấu chứ không thể chỉ dùng ngân sách Nhà nước.
“Chỉ dùng ngân sách thì không thể có hơn 10 triệu tỷ đồng, ngân sách không đủ. Chủ trương chung trong tái cơ cấu cũng là không dựa, không quá phụ thuộc vào ngân sách”, ông Dũng lưu ý. Theo đó, nguồn lực sẽ huy động cả từ nước ngoài và tư nhân trong nước.
Cho biết “chưa xác định chính xác, chi tiết” về tỷ lệ đóng góp của ngân sách Nhà nước vào con số 10,5 triệu tỷ đồng nới trên, nhưng theo ông Dũng, dự kiến cơ cấu có thể ngân sách sẽ gánh 1/3, còn lại 2/3 sẽ huy động từ các nguồn lực xã hội khác.
Giải thích cụ thể hơn, Bộ trưởng Bộ KHĐT cho hay, 1/3 trong số hơn 10,5 triệu tỷ nói trên sẽ được lồng ghép trong chương trình kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. 2 triệu tỷ đầu tư công trong kế hoạch này nằm trong nguồn lực để tái cơ cấu nền kinh tế.
Khoảng 6 triệu tỷ đồng còn lại nói nôm na là huy động trong dân. Do vậy, theo ông Nguyễn Chí Dũng, cần phải tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, thông thoáng để người dân sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư một cách an toàn, hiệu quả.
“Điều chủ yếu là phải tạo được niềm tin cho người dân đối với Nhà nước và nền kinh tế để họ yên tâm đầu tư, làm ăn”, ông nói.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ phải tạo được môi trường đầu tư hấp dẫn, minh bạch, cạnh tranh so với các nước khác, từ đó mới thu hút được nguồn tiền đổ vào. Đây chính là nỗ lực của Chính phủ trong thời gian gần đây khi tích cực cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường pháp lý an toàn, thân thiện và cạnh tranh so với các nước trong khu vực.
Trao đổi với các đại biểu Quốc hội về đề án tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ trình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đây là một nhiệm vụ khó khăn và cần có quyết tâm chính trị thực sự cao.
“Nếu không đủ quyết tâm sẽ vẫn cách làm cũ, không ăn thua. Ngoài ra, cần bộ máy triển khai công việc này. Có đề xuất là phải thành lập đội đặc nhiệm tái cơ cấu, dám cắt bỏ những gì bất hợp lý”, người đứng đầu Chính phủ cho hay.
Thủ tướng cũng cho rằng, muốn tái cơ cấu nền kinh tế thành công thì cần phải có nguồn lực thực hiện. Đơn cử nợ xấu đang rất lớn, muốn giải quyết thì “phải bỏ tiền bạc ra”, bởi theo quy luật biện chứng thì “vật chất giải quyết vật chất, không chỉ nói miệng là được”.
Bích Diệ

5 dự án nghìn tỷ thua lỗ: “Phải quy được trách nhiệm thì mới thuyết phục”

Dân trí Lãnh đạo Chính phủ khẳng định, với các dự án thua lỗ, kéo dài, Nhà nước kiên quyết không tiếp tục đổ vốn vào cứu mà sẽ bán hoặc cho phá sản. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quy được trách nhiệm thì mới thuyết phục. Hơn nữa, tái cơ cấu không thể chỉ bằng lý luận chung chung, phải nêu được địa chỉ rõ ràng, gắn với trách nhiệm tập thể, cá nhân.
 >> Tiền Nhà nước còn phải lo cho dân, không thể đổ thêm vào các “siêu dự án” thua lỗ
 >> Siêu dự án thép 10 tỷ USD: Không nên sử dụng công nghệ Trung Quốc
 >> Hơn 4.500 tỷ đồng đã “ném” vào siêu dự án Gang thép Thái Nguyên


Một vấn đề được nhiều vị đại biểu đặt ra tại phiên thảo luận tại tổ về kinh tế - xã hội diễn ra sáng nay (22/10), đó là hiệu quả đầu tư công ở mức thấp, khi mà thực tế cho thấy có không ít công trình thua lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, những dự án vốn hàng nghìn tỷ nhưng “đắp chiếu”…
Những dự án này tiêu tốn đáng kể nguồn lực xã hội và cản trở sự thành công của công cuộc tái cơ cấu.
Theo nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Phương, đại biểu tỉnh Quảng Bình, với những dự án nói trên, đến nay vẫn chưa có phân tích cụ thể nào tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến thua lỗ để từ đó khắc phục được triệt để vấn đề.
“Tôi đề nghị sắp tới, chúng ta đánh giá thành tích vừa phải thôi, phải tìm được nguyên nhân của những thất bại để người sau có thể tránh được sai lầm của người đi trước”, ông Phương góp ý.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 22/10 (ảnh: BD)
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 22/10 (ảnh: BD)
Trong khi đó, theo đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình), tinh thần của Chính phủ là “công khai, minh bạch” nhưng khi ông tiếp nhận thông tin về 5 dự án lớn thua lỗ, dù ai cũng đã biết song vẫn đóng dấu “mật”.
“Kinh doanh lỗ, lãi là bình thường. Phải công khai thì mới biết được vì sao lỗ. Qua công khai thì mới có trách nhiệm làm tốt hơn, chứ không nên hạn chế thông tin. Tôi cho đây là một bài học kinh nghiệm về công khai minh bạch để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, đại biểu Ninh Bình bình luận.
Ngoài ra, ông Phương cho rằng, khi phát hiện có vấn đề thì phải xử lý nghiêm túc, có địa chỉ và quy trách nhiệm thì mới thuyết phục. “Chỉ nói một số nơi, một bộ phận… thì ai cũng nghĩ là không phải đề cập đến mình”, vị đại biểu cho biết.
Đại biểu Bùi Văn Phương cũng đề nghị, cần xem lại từ những vấn đề cụ thể, chứ lý luận đã nói quá nhiều “Cứ nói tăng cường, đẩy mạnh khắc phục… nhưng nói rồi để đấy chứ không giải quyết được vấn đề”.
Ông Phương dẫn chứng, ngay như vấn đề lãng phí đã được nêu ra, song không chỉ ra được lãng phí ở đâu, do ai. Trong khi đó, ở cơ sở, có địa phương dự kiến xây một nhà cấp 4 hơn 3 gian mà lập dự toán tới 1,4 tỷ đồng trong khi nếu để dân xây dựng thì chỉ tốn hết 200 triệu đồng.
“Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và phải có địa chỉ để khắc phục. Chứ đầu tư hàng trăm nghìn tỉ đồng mà tác động lại nền kinh tế chẳng được bao nhiêu!”, ông Phương không khỏi bức xúc phát biểu.
Liên quan đến vấn đề trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, sẽ phải phân loại những doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ trước đây là thua lỗ do khách quan hay chủ quan, có khả năng tái cơ cấu được hay không.
“Nếu thua lỗ do khách quan và còn có khả năng tái cơ cấu được thì mới tập trung tái cơ cấu. Không lạm dụng tái cơ cấu. Những anh nào không còn khả năng nữa như Thép Thái Nguyên thì không thể bỏ thêm tiền vào nữa”, Phó Thủ tướng kiên quyết.
Theo đó, quan điểm của Chính phủ là dứt khoát xử lý các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và các dự án đầu tư thất thoát kém hiệu quả, không thể cứu.
Mới đây, khi trình bày về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã cho biết, trong năm tới, công tác điều hành của Chính phủ sẽ nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Cụ thể, “đối với các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, mất vốn chủ sở hữu mà không thể tháo gỡ được thì xem xét cho bán hoặc phá sản theo quy định của pháp luật”.
Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Trung ương đã chỉ đạo và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng đề án thành lập Ủy ban đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
“Tức là chúng ta sẽ tách chức năng sở hữu và chức năng quản lý ra. Hy vọng các quyết định đầu tư, việc quản lý dự án sẽ được tiến hành chặt chẽ hơn, giảm rồi dẫn đến không còn thất thoát, lãng phí”, ông Dũng cho hay.
5 dự án nghìn tỷ thua lỗ, nguy cơ phá sản
1. Dự án nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ có tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), PVN làm chủ đầu tư;
2. Dự án nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (một trong ba nhà máy ethanol trọng điểm quốc gia) có tổng vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung;
3.Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu tư;
4. Dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An có tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, do Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và Vận tải – Tracodi làm chủ đầu tư. Đến năm 2009, dự án này được chuyển cho Tổng công ty Giấy Việt Nam -Vinapaco theo Quyết định 731/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
5. Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình có tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng với chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hoá chất Việt Nam.
Bích Diệp

Không có nhận xét nào: