Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

TP.HCM thu ngân sách gấp đôi Hà Nội nhưng chi ít hơn 10.000 tỷ đồng; Bí thư Thăng: TP.HCM quá tải cả trên trời, dưới đất; Đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Hà Nội gần bằng 10 Bộ ngành cộng lại; Dân Sài Gòn bức xúc vì bị “tận thu” gồng ngân sách cho cả nước

TP.HCM thu ngân sách gấp đôi Hà Nội nhưng chi ít hơn 10.000 tỷ đồng

TP.HCM thu ngân sách gấp đôi Hà Nội nhưng chi ít hơn 10.000 tỷ đồng

Nguồn thu từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nước cộng với thuế xuất nhập khẩu mang lại lợi thế lớn cho ngân sách của TP.HCM

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 của TP.HCM cho biết tổng thu ngân sách trên địa bàn này ước đạt trên 280 ngàn tỷ đồng. Con số này cao gần gấp đôi kết quả mà thành phố Hà Nội ghi nhận là 146.585 tỷ đồng.
Tuy nhiên mức chi ngân sách của TP.HCM lại thấp hơn 10 nghìn tỷ đồng so với con số mà thành phố Hà Nội đã chi ra trong năm là gần 70 nghìn tỷ đồng.
Cùng với các tỉnh lân cận, TP.HCM là địa bàn lớn về sản xuất hàng xuất khẩu. Các cảng biển lớn cũng tập trung ở TP.HCM.
Do đó nguồn thu thuế XNK tại đây chiếm tỷ trong lớn trong tổng thu ngân sách (khoảng 30%) và gấp nhiều lần Hà Nội.
Đồng thời hàng loạt doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại đây cũng góp phần làm nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của TP.HCM đạt trên 100 nghìn tỷ đồng.
Nguồn thuế thu nhập cá ngân cũng đóng góp hơn 20.000 tỷ đồng trong ngân sách của TP.HCM.
Ngược lại, trong năm qua chi đầu tư phát triển (chủ yếu là xây dựng cơ bản) của TP.HCM thấp hơn gần 4 nghìn tỷ so với Hà Nội.
Bên cạnh đó các khoản chi thường xuyên cho y tế, giáo dục, hành chính, sự nghiệp kinh tế của TP.HCM đều tăng rất thấp so với năm 2014. Đặc biệt khoản chi cho sự nghiệp y tế còn giảm 6% trong năm 2015.
Thu ngân sách nhà nước năm 2015 tại Hà Nội và TP.HCM. Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Thu ngân sách nhà nước năm 2015 tại Hà Nội và TP.HCM. Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Chi ngân sách nhà nước năm 2015 tại Hà Nội và TP.HCM. Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Chi ngân sách nhà nước năm 2015 tại Hà Nội và TP.HCM. Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
An Huy
Trí Thức Trẻ

Bí thư Thăng: TP.HCM quá tải cả trên trời, dưới đất

Chủ Nhật, ngày 23/10/2016 08:09 AM (GMT+7)
Thảo luận tại tổ chiều 22-10, Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ ra rất nhiều khó khăn TP phải đối mặt như: ùn tắc giao thông, quá tải trường học, bệnh viện, ô nhiễm môi trường…
Bí thư Thăng: TP.HCM quá tải cả trên trời, dưới đất - 1
Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng tại buổi thảo luận tại tổ chiều 22-10
Chiều 22-10, các đại biểu Quốc hội (QH) tiếp tục thảo luận tại tổ về kế hoạch tài chính, đầu tư công, phương án phân bổ ngân sách giai đoạn 2016-2020.
Theo ông Đinh La Thăng, Trưởng đoàn Đại biểu QH TP HCM, với mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra là TP HCM phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP 2011-2020, cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân cả nước, thì cần xem xét để tăng tỉ lệ điều tiết cho ngân sách TP với những nguồn thu có sự phân chia giữa Trung ương và TP thực hiện từ 2015.
Bí thư Thành ủy đánh giá trong 5 năm vừa rồi, tỉ lệ điều tiết cho TP là 23% vẫn là thấp. Trong khi chưa tăng tỉ lệ điều tiết, vẫn giữ nguyên ở mức 23% thì xem xét tăng nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ các chương trình mục tiêu và tăng hỗ trợ từ nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn. Đồng thời, ưu tiên các nguồn tài chính thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải TP đã được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện để TP phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, thực hiện tốt vai trò trung tâm vùng của cả nước.
Về tình hình thực tế, Bí thư chỉ ra mức độ nỗ lực “thắt lưng buộc bụng” của TP là rất lớn. “Thực sự, trụ sở cơ quan làm việc của Thành ủy và UBND TP có thể nói là kém nhất cả nước. Vừa rồi đoàn kiểm tra của Chính phủ vào làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) thì các anh nói không ngờ Sở KH-ĐT của TP lại làm việc ở trụ sở xập xệ, chật chội như vậy. Thành uỷ thì các ban ở lung tung các nơi và cũng rất chật chội, xập xệ. Các sở - ngành không có tiền sửa chữa nữa chứ chưa nói xây mới. Phòng lãnh đạo của Thành ủy, UB cũng là cơi nới” - Bí thư Thành ủy dẫn chứng.
Tuy nhiên, theo Bí thư Đinh La Thăng, để giữ được tốc độ tăng trưởng cao hơn 1,5 cả nước thì cần phải đầu tư trở lại. “Thành ủy cũng bàn và báo cáo Bộ Chính trị và báo cáo QH là giảm điều tiết về TP 2%, tức là còn 21%. Rõ ràng không có đầu tư trở lại thì khó lòng làm được”- Trưởng đoàn đại biểu QH TP HCM cho hay.
Nguyên do cho nhu cầu giữ lại số thu ngân sách của TP là bởi hiện nay, thách thức của TP HCM là quá lớn. Theo Bí thư Đinh La Thăng, rác thải là vấn đề cần được lưu tâm bởi dự báo năm 2020 TP có 5.500 tấn rác/ngày nhưng thực tế, bình quân hiện nay một ngày đã có tới 7.500 tấn. Bên cạnh đó, còn vấn đề vệ sinh thực phẩm, quá tải bệnh viện, quá tải trường học. Dẫn chứng, ông Thăng cho hay mỗi năm, TP tăng thêm bình quân 85.000 học sinh phổ thông nên xây trường học rất nhiều nhưng không đáp ứng được; sĩ số mỗi lớp phổ biến trên 50 trong khi quy định chỉ có 35 học sinh… Ngoài ra, kết nối của TP cũng rất yếu khi tất cả các cửa ngõ đều tắc. Sân bay Tân Sơn Nhất dự báo đến năm 2020 đạt 25 triệu hành khách nhưng năm nay dự kiến đã 32 triệu khách rồi…
“Quá tải cả trên trời và dưới đất. Đi máy bay bay giữa trời cả nửa tiếng… Không phải là kêu khổ mà phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng để có đề xuất với QH làm sao cùng chia sẻ cho cả nước. Bởi nói vậy thôi chứ không thể đầu tư tất cả cho chỗ có hiệu quả, cho đầu tàu. Nhưng mức độ thế nào hài hoà để vùng sâu xa chế độ chính sách cũng lo được, đồng thời cũng phải chăm lo được cho đầu tàu để tốc độ chạy nhanh hơn, đủ lực để chạy. Chứ đầu tàu chậm lại 1 chút để lấy lại gia tốc là rất khó” - Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.
Tin tức trong ngày - Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, máy bay phải chờ trên trờiSân bay Tân Sơn Nhất quá tải, máy bay phải chờ trên trờiSân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải từ trên trời xuống đất khiến nhiều chuyến bay phải bay chờ vài chục phút trên trời
Tin tức trong ngày - Ông Đinh La Thăng tìm lời giải bài toán quá tải bệnh việnÔng Đinh La Thăng tìm lời giải bài toán quá tải bệnh việnBí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã lắng nghe những kế sách giúp kéo giảm tình trạng quá tải bệnh viện và sử dụng kháng sinh bừa bãi tại...

Đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Hà Nội gần bằng 10 Bộ ngành cộng lại

Đầu tư từ ngân sách Trung ương cho Hà Nội gần bằng 10 Bộ ngành cộng lại

Số tiền đầu tư của riêng Hà Nội sử dụng trong 2 tháng đầu năm từ ngân sách Trung ương gần bằng với tổng số tiền đầu tư của 10 Bộ ngành sử dụng vào khoảng gần 3.500 tỷ đồng.


Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Hai ước tính đạt 10.432 tỷ đồng. Trong đó, vốn trung ương 2.200 tỷ đồng và vốn địa phương 8.200 tỷ đồng. Tính chung 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 25,3 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2% kế hoạch năm và tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2015, gồm có:
Cụ thể, vốn trung ương quản lý đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, bằng 10,3% kế hoạch năm và tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó những Bộ ngành sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư nhất như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo…
Ngoài ra, vốn địa phương quản lý đạt 19,5 nghìn tỷ đồng, bằng 10,2% kế hoạch năm và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 14 nghìn tỷ đồng, bằng 9,8% và tăng 8,2%; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 10,8% và giảm 5,6%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 1091 tỷ đồng, bằng 15% và giảm 2,1%.
Các địa phương tiêu nhiều tiền nhất từ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho đầu tư như Hà Nội đạt 3134 tỷ đồng; Bà Rịa - Vũng Tàu 963 tỷ đồng; thành phố Hồ Chí Minh 812 tỷ đồng; Nghệ An 806 tỷ đồng; Thanh Hóa 755 tỷ đồng; Kiên Giang 629 tỷ đồng...
An Ngọc
Theo Trí thức trẻ

Dân Sài Gòn bức xúc vì bị “tận thu” gồng ngân sách cho cả nước


Trong khoảng hai thập kỷ qua, cho dù đã tạo ra gần 20% GDP và hơn 30% ngân sách quốc gia, nhưng TP.HCM chỉ được giữ lại chưa đến 25% nguồn thu. Người Sài Gòn không khỏi bức xúc vì bị bóp chặt ngân sách địa phương mình để gồng gánh ngân sách cho cả nước.
Năm 2014 thành phố HCM thu về cho ngân sách 252.186 tỷ đồng đạt và vượt chỉ tiêu 110,35% dự toán, nhưng trung ương chỉ cho giữ lại 23% để đầu tư trở lại. Trong khi các đô thị khác thì được giữ lại 40%-100% rồi còn nhận ngân sách từ trung ương rót xuống, như vậy TP.HCM gánh 1/3 ngân sách cho cả nước.
Điển hình như thủ đô Hà Nội được giữ lại 43% ngân sách thu về để tái đầu tư cơ sở hạ tầng, trong khi TP.HCM là đô thị đầu tàu của cả nước chỉ được giữ lại 23% đã làm hạn hẹp ngân sách cho hạ tầng của đô thị này.
Với ngân sách để lại khá eo hẹp như hiện nay, TP.HCM sẽ rất khó để tái đầu tư nhằm phát huy tiềm năng lợi thế trung tâm thương mại quan trọng nhất của cả nước.
Với ngân sách để lại khá eo hẹp như hiện nay, TP.HCM sẽ rất khó để tái đầu tư nhằm phát huy tiềm năng lợi thế trung tâm thương mại quan trọng nhất của cả nước.
Nhiều ý kiến phản hồi của người dân Sài Gòn đã thể hiện bức xúc của mình về việc chi tiêu ngân sách của thành phố. Một bạn đọc viết trên tờ Tuổi Trẻ Online:
TP.HCM xứng đáng được giữ lại ngân sách nhiều hơn thế. Tôi cảm giác như TP là chùm khế ngọt& bị trèo hái mỗi ngày, trong khi lại không được vun trồng& chăm bón cho xứng đáng. Là TP lớn nhất, giàu có nhất VN, trên 10 triệu đang sinh sống, đóng góp nhiều nhất cho ngân sách mà không có sân vận động nào đủ chuẩn, không có nhà hát nào đủ lớn, hạ tầng thì manh mún chỉ vì không có tiền để đầu tư. Đó là 1 sự bất công rất lớn cho người dân TP này, những người đóng góp rất nhiều cho đất nước.” – nickname Người SG.
“Thật sự mà nói, mức đóng góp của TP.HCM so với ngân sách cấp cho thành phố này chưa tương xứng… Hay nói cách khác là bất công. Nhưng thành phố này phải gồng mình thực hiện chỉ tiêu ngân sách mục tiêu và hoàn thành tốt hơn mong đợi.” Văn Phúc viết trên bình luận của tờ Tuổi Trẻ.
TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương góp hơn 40% số thu ngân sách. Nhưng buồn nổi số chi thì quá ít. Tôi nhớ năm 2009 Bình Dương nộp khoảng 30 ngàn tỷ và được chi khoảng 10 ngàn tỷ. Trong khi đó Đà Nẵng nộp khoảng 10 ngàn tỷ nhưng được chi khoảng 40 ngàn tỷ. Về sau tôi nghe bà con khen lãnh đạo Đà Nẵng tài giỏi, làm hay, làm tốt,… tôi nói thầm, nếu Bình Dương chúng tôi có được một nửa tiền như Đà Nẵng có khi làm tốt gấp đôi! Đúng thật, buồn cho câu chuyện phân bổ nguồn lực! “- Nguyễn Văn Thuận.
Về việc phân bổ ngân sách “bất công” này Phó đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Du Lịch phát biểu thảo luận về dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước hôm 17/4. “Tại kỳ họp rồi, cử tri hỏi, tại sao Hà Nội để lại 41%, TP.HCM chỉ để lại 23%, tôi không biết trả lời thế nào. Nếu minh bạch ra không ai so bì”, ông nói và nhận định có thể Hà Nội phải làm nhiệm vụ chi cho trung ương cao hơn.
Ông bổ sung: Phải giảm tối đa cơ chế xin-cho… Làm sao để Quốc hội kiểm soát ngân sách thực sự, nếu không dù Quốc hội có quyền lực cao thế nào thì cũng chẳng có quyền thực sự gì”.
http://kenh13giaitri.info/dan-sai-gon-buc-xuc-vi-bi-tan-thu-gong-ngan-sach-cho-ca-nuoc.html

Không có nhận xét nào: