Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương công khai phản đối dự án thép Cà Ná VietTimes 11/12/2016 11:30 GMT+7 3 liên quan; Hiểm hoạ Trung Quốc trong dự án thép Cà Ná; Vnexpress: Mỹ có thể điều tra nghi án Trung Quốc 'rửa thép' tại Việt Nam

21.09.2016
Cờ Trung Quốc đã tung bay ở Vĩnh Tân, và sắp tới là Cà Ná? Ảnh: Lê Anh Hùng
Cờ Trung Quốc đã tung bay ở Vĩnh Tân, và sắp tới là Cà Ná? Ảnh: Lê Anh Hùng
Gần một tháng nay, dự án khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná do Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đề xuất triển khai tại Ninh Thuận đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng Việt Nam. Với tổng vốn đầu tư lên tới 10,6 tỷ USD, dự án khổng lồ này đang bị dư luận lo ngại là sẽ trở thành một Formosa Hà Tĩnh mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là sau khi người ta phát hiện ra bóng dáng Trung Quốc đằng sau dự án.
Về mặt môi trường, dự án đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cả giới chuyên môn lẫn dân chúng, trong bối cảnh thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Bắc Trung Bộ vẫn còn nóng hổi, nhức nhối, và tiếp tục là một hiểm hoạ lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những hệ luỵ về an ninh quốc phòng của dự án đối với đất nước chúng ta.
Vì sao Trung Quốc quan tâm đến dự án thép Hoa Sen Cà Ná
Cà Ná là một khu vực có địa thế hiểm trở, vừa nhỏ vừa hẹp, trước mặt là biển, sau lưng là đồi núi. Quốc lộ 1A chạy qua đây là tuyến độc đạo nối liền Nam - Bắc. Vì thế, chỉ cần một đội quân nhỏ là đã đủ sức chia cắt giao thông Bắc - Nam. Nếu bị tắc ở đây, xe cộ từ phía Bắc vào phải quay trở ra thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, cách Cà Ná khoảng 30km, rồi theo tỉnh lộ 27 để đi lên Tây Nguyên; còn xe cộ từ phía Nam ra thì phải quay lại thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách Cà Ná khoảng 70km, rồi theo tỉnh lộ 28 để đi lên Tây Nguyên. Nếu Tây Nguyên cũng bị chia cắt nữa thì coi như Việt Nam bị chia cắt thành 2 phần ở đây.
Đặc biệt, Cà Ná còn có cảng nước sâu tự nhiên với độ sâu tới 20m, không bị bồi lắng và hàng trăm năm qua chưa có bão. Đây là địa điểm lý tưởng cho tàu chiến đổ bộ và neo đậu.
Như vậy, về mặt quân sự, Cà Ná là một khu vực cực kỳ xung yếu. Nó là vị trí đắc địa cho cả đội quân nằm vùng lẫn lực lượng đổ bộ từ ngoài biển vào. Nếu kiểm soát được Cà Ná thì khi hữu sự, Trung Quốc chỉ cần kích hoạt quả bom nguyên tử mang tên “bùn đỏ” ở Tây Nguyên, hoặc phối hợp với lực lượng từ bên kia biên giới Campuchia đánh sang, là có thể chia cắt Việt Nam thành hai phần tại khu vực này. Chưa hết, cùng với các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa, lúc đó Việt Nam còn bị chia cắt cả đường biển.
Trong bài “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân và hiểm hoạ mất nước” trên VOAngày 20/4/2015, chúng tôi đã báo động việc Trung Quốc đã thiết lập được căn cứ ở Vĩnh Tân thông qua việc làm chủ đầu tư 2 dự án nhà máy nhiệt điện là Vĩnh Tân 1 và Vĩnh Tân 3 theo hình thức BOT.
Vĩnh Tân chỉ cách Cà Ná chừng 6km, và cũng là một địa điểm xung yếu về an ninh quốc phòng. Hai căn cứ quân sự trá hình cách nhau chỉ 6km – mức độ nguy hiểm đến thế nào thì có lẽ ai cũng hình dung ra được.
Đặc biệt, vịnh Cam Ranh – lá bài quan trọng nhất của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ Trường Sa và Biển Đông – chỉ cách Cà Ná 75km. Nếu kiểm soát được Cà Ná và vùng biển xung quanh, Trung Quốc sẽ dễ dàng uy hiếp Cam Ranh, cũng như tàu bè ra vào vịnh. Ngoài ra, Cà Ná cũng chỉ cách địa điểm đặt Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) khoảng 20km và Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) khoảng 50km.
Trung Quốc có thể làm chủ dự án thép Hoa Sen Cà Ná như thế nào?
Một khi dự án được triển khai, Trung Quốc có rất nhiều cách thức hợp pháp để trở thành chủ nhân thực sự của nó. Chẳng hạn, họ có thể mua cổ phần của HSG; ký hợp đồng EPC với chủ đầu tư rồi sau khi thực hiện xong hợp đồng thì lấy giá trị hợp đồng làm vốn góp; cho tập đoàn Hoa Sen vay vốn rồi tiến tới thoả thuận chuyển nợ thành vốn góp; mua cổ phần của đối tác tham gia thực hiện dự án với Hoa Sen, v.v.
Dự án Hoa Sen Cà Ná và các căn cứ khác của TQ từ Hà Tĩnh trở vào. Xin lưu ý thêm, Campuchia giờ đã trở thành một căn cứ khổng lồ của TQ, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh.
Dự án Hoa Sen Cà Ná và các căn cứ khác của TQ từ Hà Tĩnh trở vào. Xin lưu ý thêm, Campuchia giờ đã trở thành một căn cứ khổng lồ của TQ, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh.
Với một vị trí vô cùng lợi hại như Cà Ná thì ngay cả khi không trực tiếp tham gia vào dự án thép, Trung Quốc cũng sẽ tìm mọi cách để thâu tóm nó thông qua những cách thức hợp pháp nêu trên. Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ từng khẳng định việc sử dụng công nghệ thép của Trung Quốc “không thành vấn đề”, và trong bối cảnh nợ nần đầm đìa như hiện nay thì việc HSG bắt tay với các ông chủ Trung Quốc là một khả năng rất dễ xảy ra. (Xin lưu ý là tháng 6/2015, tập đoàn CISDI của Trung Quốc đã đến Ninh Thuận để khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná, và tháng 7/2015 HSG đã cử người sang Trung Quốc để làm việc với CISDI. Từ năm 2008 đến nay, CISDI đã thiết kế kỹ thuật, lập dự án khả thi, mua sắm thiết bị, và thi công những hạng mục quan trọng nhất của dự án Formosa Hà Tĩnh.)
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của công luận, ngay trong ngày Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Trung Quốc, Bộ Công Thương vẫn lên tiếng bảo vệ dự án thép Hoa Sen Cà Ná. Chưa hết, ngày 13/9 vừa qua, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phạm Văn Linh còn chỉ thị cho các cơ quan báo chí trong cả nước “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen”. Xem ra một đại hiểm hoạ quân sự - kinh tế - môi trường nữa lại sắp lơ lửng trên đầu dân tộc.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
  • 16x9 Image

    Lê Anh Hùng

    Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
  • Mỹ có thể điều tra nghi án Trung Quốc 'rửa thép' tại Việt Nam

    WSJ trích dẫn một nguồn tin thân cận cho biết Bộ Thương mại Mỹ có thể bắt đầu một cuộc điều tra chính thức hôm nay, về việc các công ty Trung Quốc xuất thép sang Mỹ qua Việt Nam, để được hưởng thuế thấp hơn. 

    Hồi tháng 9, 4 hãng thép - U.S. Steel, Nucor, AK Steel Holding và ArcelorMittal đã nộp kiến nghị lên Bộ Thương mại Mỹ. Họ cho rằng các công ty Trung Quốc đã đưa thép sang Việt Nam, thực hiện một số thay đổi cần thiết để chúng được coi là thép Việt. Từ đó, các công ty này có thể xuất sản phẩm sang Mỹ với thuế rẻ hơn. Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ từ chối bình luận về vấn đề này.
    Mấu chốt của vấn đề là liệu sự thay đổi này, ví dụ như mạ kẽm để chống mòn, có thể biến số thép này thành sản phẩm mới hoàn toàn để gắn mác "Made in Vietnam" hay không. Nhóm luật sư của các công ty Mỹ khẳng định việc bọc một lớp khác bên ngoài sản phẩm "chỉ là sự đầu tư nhỏ, mang lại quá ít giá trị và không thêm vào thành phần mới".
    my-co-the-dieu-tra-nghi-an-trung-quoc-rua-thep-tai-viet-nam
    Các công ty Mỹ cho rằng đối thủ Trung Quốc đang lách thuế nhập khẩu thông qua Việt Nam. Ảnh: Reuters
    Các công ty châu Á nhập khẩu thép vào Mỹ thì cho rằng họ đang bị đối xử không công bằng. Minmetals - một hãng kinh doanh thép có trụ sở tại New Jersey (Mỹ) phản đối cuộc điều tra này. Trong văn bản gửi Bộ Thương mại Mỹ, họ khẳng định thép "đã có sự thay đổi đáng kể".
    Năm ngoái, chịu áp lực từ các hãng thép Mỹ, giới chức nước này đã áp thuế nhập khẩu cao hơn, có loại lên tới 266%, với ít nhất 4 danh mục thép của Trung Quốc. Nhờ đó, các hãng thép Mỹ mới có thể nâng giá sản phẩm. Còn giờ họ lại lo ngại thép xuất từ Việt Nam tràn qua các cảng biển Mỹ.
    Theo công ty dịch vụ dữ liệu Global Trade Information Services, trong 6 tháng đầu năm, số thép xuất từ Việt Nam sang Mỹ là hơn 312.000 tấn, tăng mạnh so với hơn 25.700 tấn cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng 46%, lên 6,3 triệu tấn. Con số này năm ngoái chỉ là 4,3 triệu tấn.
    Kinh tế Trung Quốc chậm lại đang khiến nhiều ngành sản xuất nước này lâm vào tình trạng dư cung trầm trọng, đặc biệt là thép. Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu tại đây sẽ giảm khoảng 5,5% năm nay. Điều này có nghĩa Trung Quốc sẽ dư thừa hàng chục triệu tấn sản phẩm. Và họ sẽ tích cực xuất khẩu, nhấn chìm các thị trường khác bằng mức giá không thể rẻ hơn.
    Bắc Kinh đang bị cáo buộc bán phá giá tại nhiều thị trường, buộc các đối thủ đóng cửa nhà máy và khiến hàng nghìn người mất việc. Giới chức châu Âu cho biết khoảng 40.000 việc làm ngành thép tại khu vực này đã bị cắt giảm vài năm qua. Hồi tháng 1, Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu lên tới 13% cho thép Trung Quốc.
    Hà Thu
  •  (theo WSJ/CNN)http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/my-co-the-dieu-tra-nghi-an-trung-quoc-rua-thep-tai-viet-nam-3495272.html

  • "số thép xuất từ Việt Nam sang Mỹ là hơn 312.000 tấn, tăng mạnh so với hơn 25.700 tấn cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam tăng 46%, lên 6,3 triệu tấn. Con số này năm ngoái chỉ là 4,3 triệu tấn." Vậy mới có nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh và sắp tới là nhà máy thép Cà Ná. Thực chất những nhà máy này biến thép có mác Made in China thành thép...made in Vietnam để xuất sang Mỹ hưởng thuế suất thấp hơn. Nước Mỹ thời TT Bill Clinton và Obama đã quá ưu đãi cho Việt Nam nhưng tiếc thay người dân Việt không được hưởng mà chuyển hết cho Trung Hoa cộng sản! 
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương công khai phản đối dự án thép Cà Ná

    VietTimes  3 liên quan

GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết ông đã phản đối dự án này ngay từ đầu.
Nguyen Thu truong Bo Cong thuong cong khai phan doi du an thep Ca Na - Anh 1
Ảnh minh họa, nguồn internet
Tại Tọa đàm "Làm ăn gì năm 2017" sáng 10/12, GS Nguyễn Mại cho biết, dự án thép Cà Ná Hoa Sen đã được trình, Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Công Thương mời chuyên gia đánh giá. Trong đó, ông cũng là người được mời. Tuy nhiên, GS Nguyễn Mại là một trong số những chuyên gia đã phản đối dự án này ngay từ khi thông tin những đầu tiên được công bố.
Theo GS Nguyễn Mại, hiện gang thép trên thế giới rất nhiều và không khó mua. Do đó, Việt Nam có thể đi vào công nghiệp hiện đại như hợp kim cao cấp, vật liệu nano sau đó bán ra thị trường thế giới và mua thép.
Ông cũng cho rằng, cần tập trung vào làm công nghiệp tương đối hiện đại đi cùng thế giới, bỏ qua những ngành công nghiệp cổ điển. Chẳng hạn, đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất hợp kim cao cấp, nhập khẩu công nghệ ở những nước tiên tiến, nước G7 với giá trị bằng 5-7 lần so với sản xuất thép.
Theo ông Mại, Việt Nam không nên đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác, như tại Trung Quốc hiện đang dư thừa khối lượng thép khổng lồ, 3 năm vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu bỏ các nhà máy gang thép công suất dưới 2 triệu tấn, vì những nhà máy như vậy không có lợi cho kinh tế, môi trường.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, Trung Quốc đang dư thừa công suất thép cực kỳ lớn (dự kiến 1.600 triệu tấn/năm) nên buộc họ tăng tốc độ bán hàng để tránh lãng phí đầu tư. Bởi vậy, nếu Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) muốn xây dựng dự án này để cạnh tranh buôn bán thép với Trung Quốc thì câu hỏi đặt ra là liệu có cạnh tranh được không?
Tại buổi Đại hội cổ đông bất thường của HSG diễn ra vào tháng 9/2016 vừa qua, các cổ đông đã cho ý kiến về dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận của doanh nghiệp này. Đã có 100% cổ đông đang sở hữu hơn 134 triệu cổ phần (làm tròn) tham dự đại hội của HSG đều thông qua các nội dung này.
Theo tờ trình HĐQT HSG gửi đến cổ đông, Ban Giám đốc công ty đề xuất nhà đầu tư thông qua chủ trương triển khai đầu tư tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, công suất 6 triệu tấn/năm. Tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn/năm.
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty cho rằng: “những gì dư luận thể hiện trong thời gian, có không ít trong đó chỉ muốn ném đá, thọc gậy bánh xe, đố kỵ với HSG”.
Được biết, đầu tháng 12/2016, Bộ Công Thương đã có dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Tại danh mục dự kiến các dự án trong quy hoạch ngành thép Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 định hướng đến năm 2035, chính thức nhắc tới dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen.
Dự thảo nêu rõ: Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná ở Ninh Thuận giai đoạn 1 do Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư. Giai đoạn 1 của dự án vẫn chưa xác định thời điểm triển khai. Nhưng tổng thể, dự án này dự kiến được đầu tư thành 5 giai đoạn. Giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2022. Giai đoạn 3 là năm 2025. Giai đoạn 4 năm 2028 và giai đoạn 5 là 2031.
Theo bản tin Hiệp hội Thép tháng 12/2016, tình hình nhập khẩu: Lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu tháng 10/2016 đạt hơn 1,9 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu hơn 830 triệu USD. Tính chung tổng lượng thép thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1/2016 đến 31/10/2016 hơn 15,8 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 6,62 tỷ USD.
Tình hình xuất khẩu: Tháng 10/2016: Việt Nam xuất khẩu hơn 332 ngàn tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm. Kim ngạch xuất khẩu đạt gần 205 triệu USD. Trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 3,4 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,99 tỷ USD.
Quang Minh -



Không có nhận xét nào: