Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Đội tuyển Việt Nam thua đội Indonezia: Lỗi của Hữu Thắng

Phạm Viết Đào.

Mình không phải là dân ghiền bóng đá, thỉnh thoảng có ghé coi chủ yếu là những trận trong khuôn khổ WORLD CUP và EURO CUP; Còn những trận do đội Việt Nam đá thì chỉ xem trận nào thấy dư luận có vẻ om xòm và có kịch tính…
Kết quả hình ảnh cho Chảo lửa Mỹ Đình

Xem thì có hứng thú nhưng không hiểu kỹ lắm các bài mảng miếng chuyên môn về bóng đá; Tuy vậy, mình cũng cảm nhận được trận nào hay, trận nào giở, hiểu được cầu thủ nào tài, huấn luyện viên nào giỏi… ngoài tỷ số trận đấu…
Mình có theo dõi cả 2 trận đội Việt Nam gặp đội Indonezia sơ bộ có mấy nhận xét sau đây:
1/ Về trình độ kỹ thuật cá nhân được sử dụng để tranh cướp bóng, đội Việt Nam đều và cao thủ hơn các cầu thủ Indonesia; các mảng miếng tranh bóng, dẫn dắt bóng đội Việt Nam tỏ ra ma mãnh tinh quái hơn, nếu tranh chấp tay đôi, các cầu thu Indonesia thường bị cầu thủ Việt Nam dắt mũi, lấn lướt…
Hai bàn thắng của đội Việt Nam trong trận lượt về hoàn toàn do tài nghệ của các chân xút chứ không do ăn may; Còn 2 bàn thua là do lỗi của hậu vệ Đình Đồng và của thủ môn bất đắc dĩ Quế Ngọc Hải…
2 bàn thua này của đội Việt Nam không do thành quả của tài nghệ tranh cướp, tài xút bóng của các cầu thủ Indonesia; Cộng bàn thua của Quế Ngọc Hải trên sân khách thì cả 3 bàn thua đều do lỗi của hậu vệ phía ta ?
Đội Indozia chỉ thắng quá đội đầu trong cú đá phạt góc trong trận lượt đi là có đẳng cấp…
2/ Đội tuyển Indonezia có ưu thế vượt trội hơn so với đội tuyển Việt Nam về mặt thể lực, mỗi khi tiền đạo của họ có bóng thường có độ càn lướt cao nên làm cho hàng phòng ngự của đội tuyển Việt Nam nhanh chóng bị rung động, rã đám…
Ngoài ưu điểm đó ra, đội Indo nhìn chung đá đơn giản, các tuyển thủ của họ chỉ có 2 miếng võ sở trường: chọc và phá…Không cản được bóng trong chân đội tuyển Việt Nam, không tranh được thì phá thậm chí sẵn sàng phạm luật…Còn mỗi khi tiền đạo có bóng thì chọc thật nhanh và mạnh do họ có thể lực tốt…
Thế vì sao đội Việt Nam bị gục ngã trước đội tuyển Indo, một đội tuyển mà về trình độ kỹ thuật, chuyên môn về tranh cướp bóng không hơn Việt Nam ? Trận trên sân Mỹ Đình gần như đội Việt Nam thường lấn sân, áp đảo đội Indo, cầm bóng nhiều hơn, xút về khung thành Indo nhiều hơn…
Tại sao đội Việt Nam lại bế tắc trước cầu môn của đội Indo mặc dù cũng đã tạo được không ít cơ hội?
Theo mình, sự thất bại này là do bởi trình độ của Hữu Thắng chưa ngang tầm với nhiệm vụ của một huấn luyện viên nhà nghề. Với vai trò dẫn dắt đội bóng, Hữu Thắng mới tỏ được năng lực phẩm chất của một cầu thủ đàn anh truyền nghề, các mảng miếng đá bóng cho các cầu thủ đàn em…
Muốn dẫn dắt một đội bóng chuyên nghiệp, nhà nghề đòi hỏi huấn luyện viên trưởng phải có trình độ Maestre ( bậc thầy ) ở các góc độ sau đây. Những trận cầu lớn thường là những cuộc đấu trí giữa các huấn luyện viên...
Trước một trận đấu, trước một cuộc ra quân huấn luyện viên trưởng phải vạch ra cho được chiến lược phòng thủ, tấn công tương thích với đối thủ để chỉ đạo các tuyển thủ có những bải bản lớp lang để ứng phó…
Kết quả hình ảnh cho Hữu Thắng khóc
Đội Việt Nam thua vì lý do sau đây:
1/ Thua vì chưa xây dựng được hàng rào phòng ngự bài bản, chắc chắn
Người xem vẫn nghe nói tới chiến thuật phòng ngự-tấn công hay lấy tấn công để phòng ngự đó chẳng qua là sơ đồ, công thức chiến thuật…

Đội tuyển Indonesia đứng về trình độ kỹ thuật cá nhân không hơn đội tuyển Việt Nam nhưng họ có một huấn luyện viên nhà nghề đó là ông Alfred Riedl; Mỗi khi đội tuyển Indo mất bóng, chúng ta thấy cầu môn của họ được được bọc lót dày đặc, kèm người và cản trở chân xút đối phương rất hiệu quả, bài bản…

Trong khi đó thủ môn Việt Nam và hàng trung vệ của Việt Nam nhiều phen bị đơn độc, tan đàn sẻ nghé, hiệp đồng không ăn ý; Do vậy nên tỏ ra bị động, luống cuống dẫn tới phạm lỗi ngớ ngẩn như trường hợp lỗi của Quế Ngọc Hải trong trận lượt đi, đánh nguội cầu thủ đối phương của thủ môn Nguyễn Mạnh trên sân Mỹ Đình dẫn tới bị thẻ đỏ…

Cái sự bị động, luống cuống, thiếu bài bản của các cầu thủ trong việc tạo dựng hàng rào phòng tuyến phòng thủ mỗi khi bị mất bóng, mỗi khi đội nhà thất thế, khung thành bị chao đảo trước tấn công của đối phương…

Cái sự thiếu bài bản này là lỗi, trách nhiêm của Hữu Thắng, không do lỗi nhãn tiền của cầu thủ. Việc xây dựng tuyến hàng rào phòng thủ lý ra phải huấn luyện từ trước, tập kỹ hơn các mảng miếng kỹ các kỹ thuật cá nhân…

Khi mất bóng thì ai chạy về khu vực nào, phối hợp với ai, ngăn chặn hướng nào phải được lập trình từ trước, tập luyện từ trước…

Đây là điểm yếu của đội tuyển Việt Nam, điểm yếu này thuộc trách nhiệm, non yếu, thiếu kinh nghiệm về nghề huấn luyện của Hữu Thắng..

2/ Thua vì bế tắc trong việc tìm đường chọc thủng hàng rào phòng ngự đối phương

Tương tự, muốn “khoan cắt bê tông” để đưa bóng vào khung thành đối phương cũng phải có bài chứ không phụ thuộc vào khả năng chạy chỗ, sức cản lướt và độ tinh quái của các chân xút, tài nghệ bẩm sinh của tiền đạo…

Các huấn luyện viên nhà nghề họ đều có bài trong việc dàn xếp các hàng rào phòng ngự, cũng như thiết kế, tổ chức các mũi đột phá tấn công vào khung thành đối phương và được luyện tập từ trước, lập trình từ trước…

Các bài vở này thường phải được huấn luyện viên trưởng hoạch định, vạch và chuẩn bị sẵn trên cơ sở nắm chắc các dữ liệu, sở trường, kỹ thuật, tâm lý của các đối thủ…trước khi vào trận…

Để học được các bài này, không gì hơn là xem kỹ các trận đá bóng kinh điển, cùng phân tích các chiến thuật kỹ năng phòng ngự mỗi khi mất bóng và các hướng mũi bài đột phá mỗi khi có bóng…của các bậc thầy thế giới.

Hữu Thắng là một huấn luyện viên trẻ, trưởng thành từ một tuyển thủ có năng lực; hy vọng anh sẽ chịu khó trau dồi thêm những kiến thức mang tầm chiến lược hơn trong việc cầm quân nếu muốn đưa đội tuyển đạt được ngôi vị cao hơn trong khu vực…

Qua trận bóng đá này cho thấy: Kết quả cuối cùng của một trận đấu phụ thuộc nhiều vào trí tuệ của Huấn luyện viên trưởng: Các cầu thủ có tài giỏi đến mấy nhưng huấn luyện viên trưởng chưa tài, chưa đủ tầm chiến lược bao quát trận đấu chưa kể trong đội lại có đứa bán độ thì khó lòng đưa đội bóng đạt tới được đỉnh cao.

Bóng đá cũng giống như thế sự, chính trường...không mấy khác nhau !

P.V.Đ




Không có nhận xét nào: