Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Thu thẻ nhà báo Phó tổng biên tập báo Thanh niên; Nhà báo Lý Tiến Dũng, Lý Chánh Trung qua đời

05/12/2016 18:57 GMT+7

TTO - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã ký Quyết định thu hồi Thẻ nhà báo số hiệu IBT01621 thời hạn 2016-2020 đối với ông Đặng Ngọc Hoa (Đặng Việt Hoa), Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên.
Cụ thể, theo Quyết định số 2184/QĐ-BTTTT được ký ngày 5-12, ông Đặng Ngọc Hoa bị thu thẻ nhà báo vì đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Cùng ngày, tại Quyết định số 2185/QĐ-BTTTT, Bộ Trưởng Trương Minh Tuấn cũng quyết định thu Thẻ nhà báo số hiệu IBT01627 của ông Võ Văn Khối, lý do ông Khối đã bị xử lý kỷ luật cách chức Ủy viên Ban Biên tập, Tổng Thư ký tòa soạn Báo in Báo Thanh niên tiếng Việt.
Báo Thanh niên có trách nhiệm thu hồi thẻ nhà báo của hai người trên và gửi về Cục Báo chí trước ngày 18-12 tới.

 

  • 3 giờ trước



Nhà báo Lý Tiến DũngImage copyrightFACEBOOK LY TIEN DUNG

Cựu Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Lý Tiến Dũng, người từng bị thuyên chuyển vì phản bác Ban Tuyên giáo Trung ương, vừa qua đời ở tuổi 58.
Cáo phó của gia đình cho hay ông qua đời hôm 4/12. Lễ viếng được tổ chức hôm thứ Hai 5/12 và ông sẽ được an táng vào ngày 7/12.
Được biết ông bị bệnh ung thư thận.
Ông Lý Tiến Dũng, sinh năm 1959, từng là đại úy Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng kinh qua một số vị trí trước khi làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tháng 10/2008, ông và ông Đăng Ngọc, Phó Tổng biên tập báo này bị kỷ luật thuyên chuyển vì "vi phạm Luật Báo chí".
Một năm trước đó, Đại Đoàn Kết cho đăng lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phản đối chủ trương dỡ bỏ Hội trường Ba Đình, xây dựng tòa nhà Quốc hội mới trên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Lời giới thiệu của tòa soạn khi ấy viết rằng lá thư của tướng Giáp bị các báo từ chối, nhưng Đại Đoàn Kết quyết định công bố để "giải tỏa những bức bối từ các vị cán bộ lão thành và nhiều bạn đọc có quan tâm".
Ban Tuyên giáo Trung ương phê phán Tổng biên tập Lý Tiến Dũng vì cho đăng lá thư trong khi Quốc hội đã biểu quyết thông qua đề án.
Trong nửa đầu năm 2008, Đại Đoàn Kết cũng đăng một số bài báo mà nhiều người cho rằng "lọt lưới kiểm duyệt".
Ông Lý Tiến Dũng hôm 10/12/2007 gửi thư lên lãnh đạo Đảng về "một số vấn đề không bình thường tại Ban Tuyên giáo Trung ương". Lá thư này sau được phát tán trên mạng internet.
Lá thư phê phán trực diện ông Hồng Vinh, lúc đó là Phó Ban Tuyên giáo, và cho rằng trong ban này "có quá nhiều người làm không được việc, không được đồng chí và nhân dân ủng hộ".
Sau lá thư này, ông Dũng đã bị mất chức.

'Dũng cảm bảo vệ sự thật'

Hôm 5/12, trả lời BBC từ bang California, Mỹ, bà Mai Hiền, cựu Tổng biên tập báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh xác nhận: "Ông Dũng bị Hồng Vinh, trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương phê bình. Ông Dũng thẳng thắn phê phán Hồng Vinh trên mạng. Do đó, ông bị bãi chức Tổng biên tập."
"Nhìn chung, Lý Tiến Dũng là một nhà báo có năng lực, dũng cảm bảo vệ sự thật. Đó là điều hiếm thấy đối với người làm báo trong chế độ toàn trị."




Bà Mai Hiền cũng kể thêm: "Thời ông Dũng còn đi học ở Học viện Quân sự (trường đào tạo sĩ quan cao cấp), giữa hội trường, khi nghe ông Lê Đức Anh, bộ trưởng Bộ quốc Phòng, nhục mạ ba của Dũng là giáo sư Lý Chánh Trung (chính khách và nhân sỹ yêu nước qua đời tháng 3/2016 ), ông Dũng đã quát: "Nói láo, ba tôi luôn luôn là một nhà yêu nước".
Do đó, ông Dũng đã phải rời quân ngũ, vào làm phóng viên báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh."
Một trong những đồng nghiệp cùng thời với ông Dũng, nhà báo Hoàng Linh viết trên Facebook: "Lý Tiến Dũng đã ngừng tay viết vì lẽ vô cùng của tự nhiên chứ không vì một sức mạnh nào khác, dù nhiều người muốn ông khuất phục."
"Trong ký ức của tôi, Lý Tiến Dũng là một nhà báo yêu nước đến tột độ, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên và luôn đứng về phía người lao động nghèo, người yếu thế trong xã hội và đấu tranh không mệt mỏi cho nữ quyền."
"Từng là một người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu, Lý Tiến Dũng hiểu rõ những giá trị mà một nhà báo phải bảo vệ vượt trên quyền lợi của những nhóm lợi ích, nói cách nào đó ông đã đi theo con đường đầy khí phách của người cha lừng lẫy giáo sư, nhà báo Lý Chánh Trung."
"Nhiều dự báo của Lý Tiến Dũng về sự chệch hướng của các nhóm lợi ích, tập đoàn kinh tế… đã trở thành sự thật, dù khi đăng tải những bài báo đó trên Đại Đoàn Kết, ông đã gặp nhiều phiền toái".

Nguyễn Hữu Thao đã chia sẻ bài viết của Truong Huy San.
5 giờ
NHÀ BÁO LÝ TIẾN DŨNG
Xin chia sẻ lên đây
Hình ảnh một con người
Một nhà báo chân chính
Phẩm chất thật tuyệt vời!
Không quỳ lụi nịnh bợ
Làm báo, sống hiên ngang
Một tổng biên tập hiếm
Trông làng báo Việt Nam!
Truong Huy SanTheo dõi
7 giờ
LÝ TIẾN DŨNG
"Tôi có nhận được văn bản số 46-BC/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó ban Hồng Vinh ký. Văn bản này đóng dấu 'Mật', nêu một số vấn đề về báo Đại Đoàn Kết, và nhận xét về Ban biên tập báo. Một văn bản với những lời lẽ ngây ngô về chính trị, lại rất hách dịch chụp mũ (kiểu thường thấy ở những người có kiến thức rất hạn chế, nhưng lại thích thể hiện quyền lực) che giấu một động cơ thiếu minh bạch".
Thật khó để tin người có những lời lẽ đanh thép trên đây là Tổng Biên tập của một tờ "lề phải": báo Đại Đoàn Kết. Làng báo từng ghi danh những TBT cương trực như Tô Hòa, Võ Như Lanh, Vu Kim HanhNguyễn Thế ThanhTam Chanh, Nguyễn Công Khế... những người luôn đối diện với những vấn đề nóng bỏng của đất nước và sẵn sàng tranh luận với các Ban Tuyên giáo, từ Trung ương tới Thành ủy, nhưng vỗ vào mặt một phó ban tuyên giáo đương nhiệm như vậy thì chỉ có Lý Tiến Dũng.
Vậy mà anh đã ra đi chiều qua, 17:42, ngày 4-12 (1959 - 2016).
Biết bệnh từ 26 Tết năm ngoái mà Dũng và gia đình giấu. Vợ anh, Nong Thanh Vannói, "Anh ấy luôn sợ phiền bạn bè". Anh trai Dũng, nhà báo Lý Chánh Dũng cho biết, khi phát hiện Dũng bị ung thư thận, bác sỹ khuyên anh, nếu mổ cắt một quả thận thì có khả năng sẽ sống thêm được 20 năm nhưng Dũng không cho Tây y can thiệp.
Lý Tiến Dũng đúng là người luôn tự mình quyết định cuộc đời mình, ghế cũng thế mà chết cũng thế.
Năm 2007, nếuTBT Lý Tiến Dũng không có bức thư phản pháo ban Tuyên Giáo có thể Dũng đã không mất chức. Năm 1992, nếu đại úy Lý Tiến Dũng không có những lời vỗ mặt khi một đại tướng xúc phạm đến gia đình anh (anh là con trai cụ Lý Chánh Trung) có thể anh đã lên tướng...
Dũng làm báo sau tôi nhưng chúng tôi, tuy có nhiều điểm khác nhau, nhanh chóng trở thành đồng nghiệp cùng "xông pha lửa đạn" với nhau. Cái cách Dũng vung bút cũng tới tận cùng như cái cách anh ôm cây đàn ghi-ta để hát "Trần Trụi 87; Chiếc Vòng Cầu Hôn hay Giấc Mơ Chapi...
58 tuổi là già hay trẻ. 58 năm là ngắn hay dài. Cuộc đời của của một con người chưa hẳn kết thúc khi họ ra đi bởi có những người sẽ còn sống rất lâu trong lòng bạn bè, đồng nghiệp.
Tâm có. Trí có. Dũng có. Lý Tiến Dũng sẽ là một tên tuổi còn được nhắc nhiều trong làng báo. Thanh thản mà đi nhé, Dũng ơi.

Giáo sư Lý Chánh Trung qua đời

  • 14 tháng 3 2016


Image copyrightFACEBOOK LY CHANH DUNG
Image captionGiáo sư Lý Chánh Trung là cây bút nổi tiếng ở Sài Gòn trước 1975

Giáo sư Lý Chánh Trung qua đời ngày 13/3 tại nhà riêng ở Thủ Đức, hưởng thọ 89 tuổi.
Ông sinh năm 1928 trại Trà Vinh, là một cây bút nổi tiếng tại Sài Gòn với các tác phẩm triết học và những bài báo viết về thanh niên Việt Nam trước 1975.
Ông Lý Chánh Trung từng giảng dạy đại học tại Văn Khoa Sài Gòn, dạy triết học tại Viện Đại học Huế và Đà Lạt.
Những tác phẩm nổi tiếng của ông trước 1975 như Ba năm xáo trộn, Tìm về dân tộc, Cách mạng và đạo đức, Tìm hiểu về nước Mỹ, Bọt biển và sóng ngầm, Tôn giáo và dân tộc.
Ông Nguyễn Quốc Thái, biên tập tờ Tạp chí Đất Nước năm 1966 nói ông Trung là người “có tư tưởng rất cách tân”. Khi đó ông Lý Chánh Trung làm chủ nhiệm tờ này.
Trả lời BBC Tiếng Việt từ Sài Gòn, ông Thái mô tả: “Cái nhìn của anh Trung được sự chú ý của giới trí thức trong nước, giới Công giáo và người ngoài Công giáo. Nhiều bài của anh gây ấn tượng với Hội đồng Giám mục lúc đó."


Image captionGiáo sư Nguyễn Đình Đầu và ông Nguyễn Quốc Thái (phía sau) tại lễ viếng

"Những bài viết của anh Lý Chánh Trung về dân tộc, sau này tập hợp trong quyển "Tìm về dân tộc" đã đánh rất mạnh vào tâm thức, tình tự dân tộc của sinh viên, học sinh và trí thức. Và ngay cả cá nhân tôi, làm việc với anh Trung nhiều năm. Qua những bài viết của anh, tôi rất xúc động và phần nào ảnh hưởng quan niệm của tôi về mặt xã hội."
Những bài báo của ông bàn nhiều về chủ đề dân tộc, yêu nước, chiến tranh. Một số bài được tập hợp và in trong các tập Ba năm xáo trộn, Tìm về dân tộc, Cách mạng và đạo đức...

Một trí thức 'bao dung'

Ông Thái nhận định: “Anh Trung là một nhà trí thức có uy tín. Các bài viết anh đặt ra có một sắc thái và tính cách riêng trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, gây ấn tượng rất sâu sắc trong giới sinh viên học sinh, vốn đang đứng giữa một cuộc chiến tranh. Vào thời kỳ từ 1966 - 1969, anh Trung viết những bài khiến nhà cầm quyền lúc đó không vừa ý lắm. Nhưng cách đặt vấn đề của anh rất tình cảm. Anh nghiêng về ngôn ngữ đằm thắm với dân tộc, chứ không nghiêng về chủ nghĩa. Cách viết của anh thuyết phục được rất nhiều người.”
Giáo sư sử học Nguyễn Đình Đầu cùng với ông Lý Chánh Trung sáng lập tờ Sống Đạo từ năm 1962 – 1970. Ông Đầu nhận định: “Ông Lý Chánh Trung viết những bài có tính cách đời thường, giọng văn sâu sắc, hấp dẫn, về những vấn đề chiến tranh, hòa bình, về sự tranh đấu cho giáo dục tiếng Việt và tranh đấu cho người nghèo."
Nói với BBC Tiếng Việt, ông Nguyễn Đình Đầu nói ông Trung là một giáo sư triết học với “tinh thần bao dung”, “yêu dân tộc”và “tha thiết với Tiếng Việt”.
Ông Trung xuất hiện nhiều trong các phong trào học sinh, sinh viên xuống đường trước 1975.


Image captionÔng Nguyễn Thiện Nhân đến viếng ông Lý Chánh Trung

Ông Quốc Thái cho biết: "Anh Chung xuống đường với sinh viên. Khi cảnh sát có thái độ mạnh tay với Đại học Văn Khoa thì ông đứng ra phản đối công khai. Trước 1975, ở miền Nam có quyền tự trị đại học. Cảnh sát xông vào khuôn viên một trường đại học mà nếu giáo sư và ban giám hiệu trường phản đối thì cảnh sát phải ra khỏi trường. Anh Lý Chánh Trung rất quyết liệt bảo vệ sinh viên xuống đường lúc đó”.
“Cho đến hôm qua tôi vẫn thấy một số sinh viên xuống đường thời đó đến viếng ông Lý Chánh Trung.”
Ông Nguyễn Quốc Thái đã cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đến tiễn đưa ông Lý Chánh Trung chiều 13/3. Cả ba người từng là những đồng nghiệp tại tờ Tạp chí Đất Nước từ 1966.

Không có nhận xét nào: