Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

LÍNH TRUNG QUỐC BẮN THƯƠNG BINH VIỆT, BẮN CẢ SƯ TRƯỞNG CỦA HỌ Ở MẶT TRẬN VỊ XUYÊN HÀ GIANG

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho cao điểm 1509

Lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam tại Cao điểm 1509

Lão Sơn là tên chung mà phía Trung Quốc nói về những trận đánh ác liệt giữa quân Trung Quốc lấn chiếm với bộ đội Việt Nam trên các mỏm núi tại khu vực ngã ba Thanh Thuỷ, gồm địa bàn 2 xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Vị Xuyên, Hà Giang giai đoạn từ 1983-1989…
Tại những mỏm núi từng xảy ra những trận đánh giằng co, ác liệt, quân 2 bên tranh dành nhau từng hốc đá, từng khe suối; Phía Việt Nam đã gọi các tên các trận đánh này theo cách riêng:
-Trận đánh bảo vệ 1509 diễn ra ngày 28/4/1984;
- Trận phản công đánh chiếm lại Cao điểm 772, (lính Hà Giang thời đó gọi là “ Đồi thịt băm” );
-Những trận đánh giằng co cuối năm 1984 kéo sang năm 1985 tại Cao điểm 685 ( Lính Hà Giang gọi 685 là “Lò vôi thế kỷ” vì đạn pháo 2 bên ngày đêm bắn phá nên ngọn núi này trắng xoá như vôi) Ngọn núi đá vôi 685, theo các cơ quan trắc địa đã sạt thấp 3 m so với trước chiến tranh…
-Khu vực Ngã ba Thanh Thuỷ thì lính Hà Giang gọi là “ Cối xay thịt” thế kỷ…
-Còn các trận đánh tại Đồi Đài, Đồi Cô X. thì phía Trung Quốc gọi Điểm cao 211, 400…
Về trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 ngày 28/4/1984, CCB Đường Minh Tuấn, nguyên kế toán pháo binh đại đội 14, trung đoàn 122, Sư 313, quê ở Hương Canh, Phúc Yên; Đường Minh Tuấn là một trong những người lính cuối  cùng rút khỏi 1509 chiều 28/4/1984 đã kể cho người viết bài này: Phía quân ta, Sư đoàn 313 đã bố trí 1 đại đội khoảng 100 tay súng chốt giữ cao điểm này.
Trước khi mở đợt tấn công ồ ạt vào rạng sáng ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã liên tục bắn pháo vào trận địa của quân ta suốt cả tháng trước đó.
Từ 6 giờ sáng 28/4/1984 cho tới chiều, quân ta đã chống trả quyết liệt, gây cho phía Trung Quốc nhiều thương vong, khoảng 3 giờ chiều thì 1509 bị thất thủ vì quân ta hết đạn, bộ đội của Sư đoàn 313 đã phải “ mở đường máu” để rút lui…
Về thông tin: lính Trung Quốc bắn thương binh Việt Nam trong trận đánh này, theo tài liệu của mạng Quốc Phòng Trung Quốc, Defense-China.com đã mô tả như sau:”Trung đoàn 118 của Trung Cộng phải đến 15h30 mới hoàn toàn chiếm được đỉnh 1509 sau khi đơn vị phòng ngự hy sinh đến người cuối cùng. Đặc biệt, có 4 nữ cán binh CSVN cố thủ trong hang đá, không chịu đầu hàng và lính Trung Cộng đã phải dùng súng phun lửa mới tiêu diệt được những cô gái này.
Quân Trung Cộng cũng bị thương vong nặng: trung đoàn 118 bị chết 198 lính cùng một số bị thương. Trong đó một tiểu đoàn của trung đoàn này có tới 70% quân số bị loại khỏi vòng chiến.
Sự kiện 4 nữ cán bịnh CSVN cố thủ trong hang đá bị lính Trung Cộng dùng súng phóng hoả thiêu chết trong hang, đã được một cán binh Trung Cộng kể lại trong hồi ký của anh, đặng trong mạng Quốc Phòng Trung Quốc. Đoạn thiêu đốt 4 nữ cán binh CSVN, anh ta đã viết:

就在我们连浴血奋战的同时,其他兄弟部队的攻坚战也同样坚苦地进行着:五连打的是老山主峰阵地,他们从开始进攻到占领主峰表面阵地只用了二个小时左右,仗打得也是异常艰苦,敌军依托险峻的地势顽强的抵抗,这使得五连伤亡巨大;快到中午的时候五连的副连长张大仅也牺牲了,他的肠子都叫打出来了,还在那坚持指挥直至牺牲。兄弟团的部队那天打的是老山松毛岭地区,主攻662。6高地,他们的战前准备很充分,步炮协同也好,进攻一开始,九分钟就拿下了662。6的表面阵地。接着又把松毛岭那一片几十个阵地都攻下来了;那天,他们还抓了几个俘虏,都是在一个洞里抓的。在124阵地上,他们还在一个洞子里堵住了四个女兵,这几个女兵死活就是不出来,我们的人也冲不进去,最后没折了,就用火焰喷射器猛干,全烧成球了;敌人的阵地上啥都有,那天他们的战利品最多了,还缴了一大堆便西服呢。”


Nguồn tin thứ hai do anh Hà Minh Thành, một Việt Kiều tại Nhật đã cùng tham gia đoàn làm phim của Đài truyền hình TBS Nhật Bản làm bộ phim về chiến tranh biên giới Việt-Trung, Hà Minh Thành đã lên quay phim trên Cao điểm 1509 vào năm 2009;  đạo diễn Bành Trung Nghĩa, một đạo diễn người Trung Quốc, từng có em hy sinh tại Lão Sơn thực hiện bộ phim này…


Sau đây là điều mà Hà Minh Thành đã nghe thấy một CCB Trung Quốc Vương Hoàn Hải kể với anh:
 “Chào anh Đào ! 
Em là Hà Minh Thành, ở Nhật xin gửi tặng anh Đào một số hình ảnh về núi Đất bây giờ đã thuộc về Trung Quốc sau hiệp định hoạch định biên giới; tên mới của Trung Quốc bây giờ là Lão Sơn mà em đã chụp vào tháng 12 năm ngoái ( 2009 ). Khu vực này hiện tại vẫn còn được xem là khu vực quân sự trọng yếu do quân đội Trung Quốc quản lý. Dĩ  nhiên ngoài những chỗ họ cho phép thì hầu như họ cấm chụp ảnh, quay phim với lý do có rất nhiều mìn. 
Ông Vương Hoàn Hải một sĩ quan Trung Quốc từng tham gia cuộc chiến đó đã cho em biết đó là nơi chôn các binh sĩ Việt Nam bị chết trong trận đó. Ông ta vô tình kể một chi tiết là sau khi chiếm được Núi Đất thì họ thu gom hài cốt binh sĩ cả 2 bên, thi thể lính Trung Quốc thì họ đưa về phía sâu bên Trung Quốc cách đó 10km và làm nghĩa trang liệt sĩ , còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp. 
Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3700 xác binh sĩ VN. ( 1 ) Cho đến ngày hôm nay ông ta và các đồng đội vẫn còn ám ảnh tiếng kêu gào của các thương binh VN trong biển lửa khi hỏa thiêu họ. Em đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống cảm tạ trước ngôi mộ hoang tàn mà trong đó có thể có thi thể của anh Tạo em của anh, một người bằng tuổi của em đã Vị quốc vong thân…”
(1/http://caonienbachhac2011.blogspot.com/2011/03/cao-iem-1509-mo-tap-cua-chien-si-csvn.html )

Nhân chứng thứ 3: Đường Minh Tuấn kể:
Từ trên Mỏm 1, mỏm cuối cùng Tuấn và đồng đội còn giữ được tới tầm 3 giờ chiều; Tuấn cho biết: bọn em còn nghe rõ đồng đội kêu la từ mỏm 2, đồng hương ơi cứu nhau với…Sau đó thì nghe súng nổ.
Bộ đội ta thương vong và hy sinh đều được đưa vào trong hầm, khi lính Trung Quốc tràn được lên thì chúng xả súng bắn chết cả thương binh. Trong trận đánh bảo vệ 1509 những thương binh liệt sĩ ta không mang được ai về; chắc lính Trung Quốc đã chôn cất anh em mình tại chỗ…

Qua 3 nguồn tin trên có thể xác tín một sự thật: Không có chuyện “có 4 nữ cán binh CSVN cố thủ trong hang đá” bị bắn chết như mạng Trung Quốc đưa mà chắc chắn đó là anh em thương binh của Việt Nam, được đưa vào hầm và đã bị bắn chết, chính Đường Minh Tuấn có nghe tiếng kêu cứu của họ…

Lính Trung Quốc bắn Sư trưởng của họ Túc Nhung Sinh, con Đại tướng Túc Dụ tại Lão Sơn

 

Trong bài: Lão sơn thảm bại, Túc Nhung Sinh thăng quan

La Gia Bình (TQ)Nguyễn Thị Anh Thư dịch từ nguồn: Nguồn: 名将粟裕之子粟戎生67军对越作战中5.31惨败之谜
发表时间: 2011-02-14 03:14 作者: 罗家坪 看中国15/2/2011
(http://boxitvn.blogspot.com/2011/04/lao-son-tham-bai-tuc-nhung-sinh-thang.html

Đã viết về câu chuyện này như sau:” Sau thảm bại ngày 31 tháng 5 ( 1985), Quân 67 còn xảy ra một chuyện trước sau chưa từng có trong chiến tranh với Việt Nam. Một người chiến sĩ, vốn người  Táo Trang [18], từ trận đánh đồi 211 may mắn được sống quay về, vào giờ ăn cơm sáng, bước vào nhà ăn sở chỉ huy Quân 67, nhằm Túc Nhung Sinh mà bắn. Túc Nhung Sinh nhanh nhẹn trốn xuống gầm bàn ăn, nên không bị thương. Nhưng người cảnh vệ của họ Túc thì bị giết chết, Quân trưởng Quân 67 Trương Chí Kiên bị thương xuyên bả vai, còn mười người gồm binh lính sĩ quan đang đứng tại hiện trường cũng trúng thương.
Cả hiện trường náo loạn, tất cả đều cho rằng đây là đội đặc công mà bên Việt Nam phái sang thâm nhập đánh úp, mấy ngày sau mà chưa làm rõ được đầu đuôi là chuyện gì. Mà người chiến sĩ ấy cũng an toàn trở về từ hiện trường. Mấy ngày sau, mới phát hiện anh ấy đã tự sát tại hầm nước phía sau sở chỉ huy Quân 67. Trong lòng còn ôm ngọn súng, do đã qua một thời gian dài nên xác đã bốc mùi. Thế là (sự việc xảy ra ở) Quân 67 lại một lần nữa bị thông báo trong toàn quân.
Sau khi sự việc phát sinh, Quân ủy trung ương, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia và Quân khu Tế Nam  liên tiếp phái người đến Quân 67 điều tra nguyên nhân sự việc. Trương Chí Kiên đang nằm viện, phải chịu việc điều tra, khóc mà nói rằng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến nông nỗi quân của mình lại cầm súng bắn vào Quân trưởng của họ như vậy!”
Sau khi đưa thông tin này, tôi đã gặp và trao đổi với Đại tá Bùi Như Lạc, nguyên là Sư trưởng Sư 313 của Việt Nam, người trực tiếp chỉ huy trận đánh làm tan rã sư 199 của Đại Quân khu Bắc Kinh tháng 5/1985, ông cho biết đó là trận đánh tại 2 ngọn đồi phía Việt Nam gọi là Đồi Đài và Đồi cô X. nằm tại ngã ba Thanh Thuỷ…
Sở dĩ gọi Đồi cô X. vì liên quan tới chuyện tình của một cô gái Hà Giang tuẫn tiết ở đây vì thất tình, đây là nơi xảy ra trận đánh lớn mà báo mạng Trung Quốc đưa…

P.V.Đ.


Căm hờn nhìn quân Trung Quốc sát hại thương binh trên ‘Đồi thịt băm’

(An ninh quốc phòng) - Ông nhận ra ngay là chúng đang hạ sát nốt những đồng đội của mình đang bị thương nằm dưới chiến hào, thỉnh thoảng có những tiếng la phát lên rồi tức khắc im bặt. 

Kỳ 4: Ký ức tàn bạo của lính Trung Quốc
Nhắc đến trận chiến kinh hoàng trên “Đồi thịt băm”, điểm cao 772 trong ngày 12/7/1984, ký ức của cựu binh Phạm Ngọc Quyền (Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356) cùng các đồng đội của mình vẫn ghi nhớ từng khoảnh khắc. Đó là cảm giác căm hận khi trực tiếp nhìn thấy lính Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, liên tiếp hạ sát những chiến sĩ của Sư đoàn 356, khi họ đã bị thương, mất hết sức chiến đấu, nằm trên những sườn đồi, vách núi, mỏm đá, chiến hào của điểm cao 772.
“Quân Trung Quốc cũng hiểu biết luật pháp quốc tế, không được bắn thương binh. Nhưng chúng hành động ngược lại. Tôi nghe thấy có nhiều tiếng la, tiếng súng nổ. Đồng đội tôi bị thương không chạy thoát được, chúng nó tràn xuống bắn chết hết. Thật may mắn là tôi đã chạy thoát, giờ là thời điểm chúng tôi công bố sự thật này cho mọi người được biết”, ông Quyền ứa nước mắt.
Những ký ức kinh hoàng đó, cứ ảm ảnh cựu binh Phạm Ngọc Quyền cùng những người lính khác mãi tận hơn 30 năm sau, ám ảnh cả trong từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Mỗi lần gặp lại đồng đội cũ, thăm lại chiến trường xưa, kể lại ký ức bi tráng ở mặt trận Vị Xuyên, họ lại ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Với họ, một khi những câu chuyện chiến tranh khốc liệt chưa được công bố để tất cả mọi người được biết, câu chuyện về sự hung tàn của quân xâm lược Trung Quốc, một khi những đồng đội của họ còn nằm lại trên những điểm cao chưa được quy tập về, một khi chưa xác định được thân nhân, danh tính của những chiến sĩ đã quên mình vì Tổ quốc trong cuộc chiến khốc liệt ở Vị Xuyên, cả đời họ không thể thanh thản được.
Hài cốt liệt sỹ ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) được thu thập sau 30 năm kết thúc chiến tranh Ảnh: Báo tuổi trẻ
Hài cốt liệt sỹ ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) được thu thập sau 30 năm kết thúc chiến tranh Ảnh: Báo tuổi trẻ
Quay trở lại trận đánh trên “Đồi thịt băm”, đúng 4h sáng 12/7/1984, mặt đất rung chuyển, chớp lửa chói lòa, cỏ cây đất đá rơi ầm ầm. Quân Trung Quốc nhanh chóng phản pháo, trút đạn như mưa lên các sườn của cao điểm 772. Ông Quyền cùng đồng đội tai ù đặc vì tiếng pháo nổ, những cột lửa đỏ rực.
Lúc đầu lệnh nổ súng chưa phát ra, các chiến sĩ chỉ biết núp xuống trong những công sự vừa đào cách đấy ít phút, giữ cho thân mình khỏi bị những mảnh đạn văng phải. Nhưng pháo địch bắn càng lúc càng nhiều hơn, ta bắn một thì chúng bắn mười. Có vẻ như quân Trung Quốc đã phát hiện ra hướng tấn công của Sư đoàn 356, chúng căn chỉnh và dội pháo thẳng vào đội hình các chiến sĩ đang ẩn nấp bên những sườn dốc của cao điểm 772.
Tình hình có vẻ xấu đi, đã bắt đầu có thương vong và hi sinh, đâu đó có tiếng gọi cứu thương, những công sự được các chiến sĩ đào sẵn trước trận đánh cũng bị đạn pháo cày xới tung tóe.
Trời đã tờ mờ sáng, cùng với những ánh chớp lửa, sương mù dày đặc, tầm nhìn chỉ vài mét, nhưng cựu binh Phạm Ngọc Quyền vẫn kịp nhìn thấy xung quanh là những đoạn chiến hào vỡ nát, anh em đồng đội thương vong, bê bết máu. Bên phải của ông, một chiến sỹ tên Minh (pháo thủ số 2 của đội cối 60) bị thương vào bụng trái, chỉ kịp thều thào vài tiếng rồi lịm hẳn. Ông Quyền giật khẩu cối, nằm tựa lưng vào mé chiến hào bắn trả lên trên. Tuy nhiên, ông mới chỉ bắn được tầm 5 quả thì lập tức bị phản đạn hất tung, cả người và khẩu cối văng ra xa.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các chiến sĩ trên Mặt trận Vị Xuyên năm 1984 Ảnh tư liệu
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các chiến sĩ trên Mặt trận Vị Xuyên năm 1984 Ảnh tư liệu
Chưa kịp nhận ra mình có bị thương hay không, chỉ thấy đau ê ẩm cả người, ông Quyền lồm cồm bò dậy, tiếp tục nhặt lấy khẩu súng AK gần đó bắn về phía trước. Trong một thoáng chốc, ông nghe thấy tiếng thét của đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Bùi Minh Đệ: “xung phong” phát ra ở gần đó, rồi liên tiếp những bóng đen nhảy ra khỏi chiến hào tiến lên đỉnh núi.
Cựu binh Phạm Ngọc Quyền không thể xông lên được, vì bên sườn phải bỗng có từng loạt đạn rít lên veo véo, bay ngang qua trước mặt. Ông nhận ra là từ lèn đá 685, những ánh chớp cứ hắt ra từ nơi đó dội thẳng xuống đội hình Tiểu đoàn 2. Phía dưới, rất nhiều đồng đội hy sinh nằm la liệt, và một trung đội của Sư đoàn 356 đang bắn trả kịch liệt lên lèn đá.
Lúc này, pháo Trung Quốc có vẻ như đã lắng xuống, nhưng đạn cối, và đủ các loại đạn khác của địch trên đỉnh 772 lại bắt đầu dội xuống ầm ầm, nhiều hơn hẳn trước. Quân địch bắn kiểu như không bao giờ sợ hết, đạn dược là vô tận. Tiến không được, lùi không xong, một suy nghĩ thoáng qua trong đầu cựu binh Phạm Ngọc Quyền: “Chả lẽ mình cứ nằm ở đây chờ chết hay sao?”.
Ngay tức khắc, ông nhặt lấy một quả lựu đạn đưa nhanh lên miệng giật chốt, tung về phía trước, rồi cầm khẩu AK lao nhanh về hướng bên phải, mấy đồng đội ở gần đấy cũng đang chĩa súng bắn xối xả lên đỉnh núi. Tuy nhiên, bỗng có một tiếng nổ đanh phát ra ngay bên cạnh mình, cùng quầng lửa đỏ rực bốc lên, ông Quyền tối sầm mặt mũi, đổ gục xuống và không còn nhận biết gì nữa.
Cựu binh Phạm Ngọc Quyền: tôi thấy quân Trung Quốc bất chấp cả luật pháp quốc tế
Cựu binh Phạm Ngọc Quyền: “Tôi thấy quân Trung Quốc bất chấp cả luật pháp quốc tế”
“Tự dưng tôi thấy mẹ, mẹ hiện ra vỗ về an ủi, rồi cứ thế lùi xa dần. Tôi khóc, đưa tay định níu lấy, thì một cảm giác nhói đau trong người phát ra. Tôi tỉnh dậy, mới biết là chỉ gặp mẹ trong giấc mơ, còn bản thân đã bị một đống đất đá phủ lên trên, dấu mình xuống dưới đó, cũng chính vì thế mà tôi thoát chết ”, ông Quyền hồi tưởng lại.
Gạt được lớp đất đá phủ lên người, ông mới nhận ra trời đã về trưa, ánh nắng chói lòa, xung quanh im ắng. Bỗng chốc, có tiếng súng lẹt đẹt, rồi có tiếng người, ông Quyền nhìn thấy phía trên đỉnh 772 xuất hiện rất nhiều bóng đen, xì xào với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Tiếp đó, chúng tỏa xuống, đi lại trên những đoạn giao thông hào, tay cầm súng, cứ chĩa thẳng xuống dưới chân mình và bắn.
Cựu binh Phạm Ngọc Quyền nhận ra ngay là chúng đang cố tình hạ sát nốt những đồng đội của mình đang bị thương nằm dưới chiến hào. Thỉnh thoảng có những tiếng la phát lên rồi tức khắc im bặt. Một cảm giác căm thù, khí uất bốc lên. Ông biết, nếu mình vẫn nằm yên một chỗ thì chỉ một lát nữa cũng sẽ chung một số phận thảm khốc.
“Không, đằng nào cũng chết, trước khi chết thì cũng phải cho một vài đứa đi theo mình mới bõ”. Ngay tức khắc, ông Quyền nén đau vớ lấy khẩu AK ở gần đấy, nhặt vội một quả lựu đạn chày, một quả lựu đạn cầu duỗi thẳng chốt cài vào lỗ khuy áo ngực, dù tấm áo lúc đó đã rách tả tơi. Ông tính sẽ bất thình lình chồm dậy bắn trả khi chúng gần tới.
Chưa chắc đã có thể thoát thân được trong tình cảnh thập tử nhất sinh ấy, nhưng nếu như không chạy thoát, ông nghĩ mình sẽ dùng miệng khẽ cúi xuống cổ áo, cắn, rút chốt quả lựu đạn cầu, thế là xong, mình sẽ chết chung với quân thù.
Còn tiếp…
Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt

Chuyện ít biết về mặt trận Vị Xuyên: Cuộc chiến khốc liệt

Ít ai biết rằng, năm 1984, tại Vị Xuyên (Hà Giang) xảy ra cuộc xung đột cực kỳ khốc liệt. Kỳ 1: Cựu chiến binh và ký ức không quên Những ngày này, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên đông hơn thường...
‘Thung lũng gọi hồn’, ‘Đồi thịt băm’… những địa danh dựng tóc gáy ở Vị Xuyên

‘Thung lũng gọi hồn’, ‘Đồi thịt băm’… những địa danh dựng tóc gáy ở Vị Xuyên

“Đồi thị băm”, là cái tên mà các cựu binh chiến tranh biên giới Hà Giang thường gọi, đó là điểm cao 772 khốc liệt nhất là trong trận đánh ngày 12/7/1984. Kỳ...
(Theo VTC)

Không có nhận xét nào: