Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT HẾT THUỐC CHỮA: BỊ PHỤ HUYNH " VÂY", HIỆU TRƯỞNG VUNG DAO CHÉM LÀM 1 NGƯỜI BỊ THƯƠNG; BỘ GIÁO DỤC KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN 80 TRIỆU USD ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG...KẺO HIỆU TRƯỞNG LẠI PHẢI DÙNG DAO

Bị phụ huynh “vây”, hiệu trưởng vung dao chém làm 1 người bị thương

18/01/2017 14:41

(NLĐO)- Trong lúc bị hàng chục phụ huynh và người dân bao vây, lúc giằng co, hiệu trưởng đã vung dao chém một phụ huynh bị thương.

Sáng 18-1, ông Phạm Thanh Minh, Trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình cho biết vừa tạm đình chỉ công tác đối với thầy Nguyễn Minh Khai – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, Thị xã Ba Đồn) để các cơ quan chức năng làm rõ hành vi nói trên.
Hàng trăm phụ huynh học sinh và người dân tụ tập tại trường phản đối với thầy Khai có mặt – ảnh người dân cung cấp
Hàng trăm phụ huynh học sinh và người dân tụ tập tại trường phản đối với thầy Khai có mặt – ảnh người dân cung cấp
Sự việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 30 ngày 16-1, khi nghe thông tin thầy Nguyễn Minh Khai xuất hiện tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ, nhiều phụ huynh học sinh và người dân đồng loạt kéo đến trường vây hãm thầy hiệu trưởng để đòi đối chất. Tuy nhiên, vì sợ hãi thầy Khai đã lên xe máy bỏ đi về nhưng bị người dân chặn lại để hỏi rõ sự tình.
Các lực lượng chức năng đến giải cứu thầy Nguyễn Minh Khai
Các lực lượng chức năng đến giải cứu thầy Nguyễn Minh Khai
Lời qua tiếng lại một lúc, thầy Khai đã rút một con dao thủ sẵn trong người rồi vung lên dọa chém. Tuy nhiên bị một số người dân ngăn cản rồi lao vào dật con dao mà thầy Khai đang nắm trên tay, trong lúc giằng co thầy hiệu trưởng đã vung dao chém làm ông Mai Lưu (SN 1961, trú thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc) bị một vết thương sâu ở 2 ngón tay phải và được đưa đến Trạm Y tế xã sơ cứu và hiện đang phải điều trị tại một cơ sở y tế trên địa bàn.
Nhận được thông tin, các lực lượng chức năng thị xã Ba Đồn đã có mặt trấn an người dân, làm công tác tư tưởng. Đồng thời mời thầy Nguyễn Minh Khai về cơ quan công an để làm việc. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, đám đông cơ bản mới được giải tán.
Ông Mai Lưu bị thầy hiệu trưởng chém bị thương phải điều trị tại một cơ sở y tế – ảnh Minh Tuấn
Ông Mai Lưu bị thầy hiệu trưởng chém bị thương phải điều trị tại một cơ sở y tế – ảnh Minh Tuấn
Theo nhiều phụ huynh có con em đang theo học tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ cho biết nguyên nhân trước đó thầy Hiệu trưởng đã tổ chức thu nhiều khoản tiền trái quy định, có những phát ngôn gây bức xúc, trong khi đó cơ quan chức năng đã có quyết định kỷ luật và thuyên chuyển công tác nhưng không hiểu sao thời gian này thầy Nguyễn Minh Khai vẫn xuất hiện và điều hành mọi hoạt động tại trường nên gây bức xúc cho phụ huynh học sinh.
M.Tuấn

Khởi động dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam

(Dân trí) - Chiều 17/1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị khởi động dự án "Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông" (RGEP) với cam kết tài trợ cho vay 77 triệu USD (vốn ODA ưu đãi) và 3 triệu USD (vốn đối ứng) từ Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam để thực hiện dự án.

Hướng đến 7 kết quả đầu ra chính
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết, mục tiêu của dự án là: "Nâng cao kết quả học tập của học sinh thông qua việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận dựa trên năng lực; nâng cao hiệu quả dạy - học bằng việc biên soạn, thực hiện sách giáo khoa phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới và đổi mới đánh giá giáo dục học sinh".
Đây là một dự án trọng điểm trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo ở Việt Nam. Hiệp định tài trợ Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới đã được tuyên bố bắt đầu có hiệu lực từ ngày 8/8/2016. Dự án được triển khai trên cả nước từ năm 2015 đến năm 2020.

Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu khởi động dự án.
Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Mạnh Hùng phát biểu khởi động dự án.
Ông Đoàn Văn Ninh - Giám đốc Ban quản lý dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) cho hay, kết quả đầu ra chính của dự án gồm 7 nội dung: Chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực được ban hành; Tài liệu hướng dẫn dạy học và tài liệu hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa cho các tổ chức, cá nhân; Bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn được phê duyệt cho phép sử dụng; Học sinh khó khăn được mượn sách giáo khoa mới; Sách giáo khoa song ngữ (tiếng Việt – tiếng dân tộc thiểu số); Hệ thống tập huấn, bồi dưỡng giáo viên qua mạng được đưa vào hoạt động; Hệ thống đánh giá định kỳ năng lực giáo dục quốc gia được xây dựng và áp dụng.
Dự án bao gồm 4 thành phần, trong đó thành phần “Hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo chương trình mới” chiếm 25% kinh phí. Thành phần “Hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông” chiếm gần 50% kinh phí. 25% còn lại dành cho hai thành phần “Hỗ trợ phát triển chương trình” và “Quản lý dự án”.
Để dự án được triển khai hiệu quả, ngoài Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Ban Quản lý dự án, Ban Phát triển chương trình tổng thể, Ban Phát triển chương trình môn học, Các ban biên soạn bộ sách giáo khoa (do Bộ GD&ĐT thực hiện) còn có Hội đồng Tư vấn quốc tế với các chuyên gia giáo dục, kỹ thuật thế giới.

Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bày tỏ cam kết đồng hành hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công dự án RGEP.
Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bày tỏ cam kết đồng hành hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công dự án RGEP.
Ông Ousmane Dione – Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam cải thiện hệ thống giáo dục phổ thông bằng việc xây dựng nội dung chương trình mới, đồng thời tiếp cận và áp dụng phương pháp dạy học mới dựa trên việc hoàn thiện nền tảng giáo dục sẵn có của Việt Nam và tiếp thu kinh nghiệp đổi mới của các nền giáo dục thành công trên thế giới.
“Hơn 15 triệu trẻ em đang đi học sẽ được hưởng lợi từ chương trình này. Không có sự đầu tư nào tốt cho tương lai hơn sự đầu tư cho giáo dục. Chúng tôi chúc mừng và mong muốn trở thành đối tác đồng hành cùng các bạn”, Giám đốc Ousmane Dione bày tỏ.
Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng lưu ý, điều kiện thực hiện dự án với sự hỗ trợ tích cực của Ngân hàng thế giới (WB) có thuận lợi nhưng cũng có những thách thức không nhỏ. Với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông này, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cán bộ Ban Quản lý dự án, chuyên gia trong nước và các chuyên gia tư vấn quốc tế vô cùng quan trọng, nhất là trong việc xây dựng chương trình và biên soạn bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông có chất lượng tốt nhất.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình RGEP cho biết, chương trình sẽ hướng đến xây dựng chân dung người công dân mới.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình RGEP cho biết, chương trình sẽ hướng đến xây dựng chân dung người công dân mới.
Chân dung của người công dân Việt Nam thời đại mới
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông đổi mới này là một bước đi tất yếu và cũng là sứ mạng của chương trình giáo dục phổ thông hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, tiếp thu tiến bộ của thời đại, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam và những giá trị phổ quát của nhân loại.
Để thực hiện mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong chương trình, hai triết lý giáo dục được dự án lấy làm nền tảng gồm: Thực học - thực nghiệp (Học đi đôi với hành, Lý luận gắn với thực tiễn, Phân luồng và hướng nghiệp) và Dân chủ (Lấy người học làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động học tập; Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Chương trình mở bảo đảm quyền tự chủ sáng tạo của người học, địa phương và không gian sáng tạo cho người viết sách cũng như giáo viên).
Đặc biệt, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình này sẽ hướng đến xây dựng chân dung của người công dân Việt Nam mới. Theo đó, học sinh Việt Nam sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ đạt được những Phẩm chất (Nhân ái, khoan dung, chuyên cần, tiết kiệm, trách nhiệm, kỷ luật, trung thực, dũng cảm) và Năng lực cốt lõi (gồm Năng lực chung như tự chủ, hợp tác, sáng tạo; Năng lực đặc thù như sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tin học, thẩm mỹ, thể chất; Năng lực chuyên biệt thể hiện ở năng khiếu riêng của từng học sinh) để có thể sẵn sàng học tập ở trình độ cao hơn hoặc sẵn sàng cho các yêu cầu việc làm trong thế kỷ 21.
Tin, ảnh: Lệ Thu – Anh Xuyên

Không có nhận xét nào: