Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Hầm chui sông Hàn liên quan đến 40 biệt thự Sơn Trà?

(Tin tức thời sự) - Dự án xây dựng hàng loạt biệt thực trên bán đảo Sơn Trà thực chất có mối liên hệ với dự án xây dựng hầm chui vượt sông Hàn.

Những giá trị của rừng quốc gia Sơn Trà
Dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng những ngày qua khiến dư luận lo ngại vì có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến môi trường khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà khi một vệt rừng tại khu vực bãi Tiên Sa bị cày xới.
Sau khi được báo chí phản ánh, các ngành chức năng của TP. Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra và phát hiện một loạt các sai phạm trong giấy phép xây dựng của dự án.
Theo lý giải của chủ đầu tư, do nôn nóng muốn hoàn thành dự án đúng thời hạn nên doanh nghiệp đã thi công đổ móng 40 căn biệt thự khi chưa hoàn tất các thủ tục xin cấp phép. Hiện 40 móng biệt thự này được xác định là công trình xây dựng chưa được thành phố cấp phép.
Trước những thông tin về dự án trên, ngày 23/3, Đất Việt đã liên hệ với KTS Hồ Duy Diệm - nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch TP Đà Nẵng, ông cho biết: "Sơn Trà không chỉ là rừng mà là rừng vàng. Nếu làm sáng tỏ những giá trị quý hiếm của Sơn Trà, khu sinh quyển thiên nhiên thì Sơn Trà sẽ tôn vinh Đà Nẵng và người ta sẽ biết đến Đà Nẵng nhiều hơn.
Ham chui song Han lien quan den 40 biet thu Son Tra?
Nền móng của 40 biệt thự đang được xây dựng
Năm 1977, Sơn Trà đã được Chính phủ công nhận là một trong mười khu rừng quốc gia.
Năm 1987, Quảng Nam - Đà Nẵng đã đề xuất và năm 1992, Bộ Lâm nghiệp đã công nhận Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích bán đảo 4400ha.
Và Sở Lâm nghiệp Đà Nẵng đã đề xuất xây dựng Sơn Trà thành rừng Quốc gia Vạn tháo độc nhất vô nhị của Việt Nam và thế giới.
Chỉ cần đưa ra một phép so sánh đơn giản như sau: Vườn Bách thảo Hà Nội chỉ có 30 loài cây. Vườn Bách thảo Sài Gòn mới có 100 loài. Vườn quốc gia của Hoàng gia Anh vô địch thiên hạ cũng chỉ có 250 loài cây mà đã nổi tiếng thế giới, trở thành trường học của bao nhiêu nhà lâm nghiệp thế giới...
Theo điều tra từ 1987 đến 1992 rừng quốc gia Sơn Trà có 986 loài cây, trong đó có 163 loại thảo dược quý hiếm, trong khi Việt Nam có trên 9000 loài cây.
Rừng quốc gia Sơn Trà đa dạng sinh học với nghìn loại cây quý giá biết bao nhiêu cho Việt Nam và nhân loại, nhất là trong bối cảnh khí hậu thế giới đang bị biến đổi vùng sinh quyển thế giới Bạch Mã, Bà Nà, Hải Vân, Sơn Trà, Cù Lao Chàm đều cần được bảo vệ và tôn trọng.
Cùng với đó là hàng trăm loài động vật trong đó có loài Voọc Chà vá xinh đẹp quý hiếm gần bị tuyệt chủng trên thế giới.
Nếu xây dựng rừng Quốc gia Sơn Trà thành vườn Vạn tháo, vườn Sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn gien động vật, thực vật khu sinh quyển... thì giá trị của nó sẽ gấp nhiều so với bài toán bất động sản. Các công trình cầu Thuận Phước, cầu Rồng chỉ là công trình ở đâu cũng có, còn Sơn Trà có thương hiệu quý giá như vậy, nó là của cả nước, của thế giới thì đừng nên sử dụng tùy tiện.
Tôi còn nhớ trước đây, khi ông Nguyễn Bá Thanh còn sống và đang làm Bí thư thành phố, tôi đã gửi những phân tích của mình về vấn đề này đến cho anh, thì anh đã có suy nghĩ tích cực và đã dừng lại dự án 2000 ngôi biệt thự, chân núi Sơn Trà từ độ cao 200m trở xuống.
Thế nhưng, đến nay, họ lại dựa vào những đề án thời đó để làm, nhưng những cơ sở pháp lý, những dự án khoa học, những kiến nghị tâm huyết bị lãng quên. Giờ người ta chỉ biết ăn xổi, dựa vào địa thế cảnh quan thiên nhiên hiếm sẵn có để làm lợi cho một ít người nào đó".
Bên cạnh đó, theo ông Diệm, đáng lẽ cần phải chỉ rõ vì sao rừng Quốc gia Sơn Trà Đà Nẵng được Chính phủ công nhận là một trong mười rừng quốc gia của Việt Nam tù năm 1977 và năm 1992 đã được Bộ Lâm nghiệp công nhận là Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà với diện tích 4400ha đất Quốc phòng bảo vệ an ninh quốc gia... lại bị chia cắt ra thành từng mảng khác nhau với những mục đích của các quyết định trước đây.
Khi nó bị băm nát thì các nhà khảo cổ học, sinh vật cảnh, bảo tồn trên thế giới sẽ trách móc. Mà được biết, dự án trên không chỉ là 40 biệt thự, mà là hơn 1000ha đất rừng Sơn Trà.
"Khi tôi còn làm ở Hội quy hoạch thì Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà có diện tích 4400ha, nhưng sau 20 năm thì bị lấn dần làm các resort cao cấp phía Đông khu bán đảo, nên chỉ còn hơn 3000ha.
Bây giờ, nếu xây dựng biệt thự tiếp thì mất thêm 1000ha nữa, mà lại tập trung vào những vùng cây quý hiếm, những vùng sinh sống của động vật hoang dã, diện tích rừng chỉ còn 2000ha, khu đang lấn chiếm là khu phía Tây của bán đảo Sơn Trà (khu đất quản lý của quân đội).
Những chỗ còn được giữ lại là trơ trọc, con người không đến được, tất nhiên chỗ đó, không có nước cho voọc uống", ông Diệm chỉ rõ.  
Mối liên kết với dự án hầm chui sông Hàn
Ở góc độ khác phân tích thêm, ông Diệm nói thêm: "Chắc các bạn còn nhớ dự án hầm chui vượt sông Hàn vừa qua được thành phố đề xuất xây dựng, nó liên quan đến dự án xây hàng loạt các biệt thự bên bán đảo Sơn Trà.
Ham chui song Han lien quan den 40 biet thu Son Tra?
Mô hình hầm chui qua sông Hàn
Tôi đã từng phân tích nếu hầm chui sông Hàn được xây lên thì cũng chỉ phục vụ hơn 200.000 dân ở 2 phường (Thọ Quang và Mân Thái) bên bờ đông. Chưa kể ngư dân 2 phường biển này ít có nhu cầu qua trung tâm TP hằng ngày, vì họ là dân đánh cá, bám biển là chủ yếu.

Không có nhận xét nào: