Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Trung Quốc nhượng bộ gì với ông Trump?; Chuyến công du Hoa Kỳ của ông Dương Khiết Trì "xôi hỏng bỏng không"?

Xuất khẩu than sang Trung Quốc là hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Triều Tiên  /// AFP
Xuất khẩu than sang Trung Quốc là hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Triều TiênAFP
Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề trắng tay khi nhượng bộ với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan.
Trước khi chính thức cầm quyền hồi tháng 1, ông Trump từng nói bóng gió về khả năng từ bỏ chính sách “một Trung Quốc” mà Mỹ công nhận trong nhiều thập niên qua, trừ phi Bắc Kinh đưa ra những nhượng bộ đối với Washington.
Việc bổ nhiệm nhiều thành viên nội các nổi tiếng cứng rắn với Trung Quốc càng gây lo ngại rằng ông Trump sẽ theo đuổi ý định trên và bắt đầu một giai đoạn nguy hiểm tiềm tàng trong quan hệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi nhậm chức với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 9.2, tổng thống Mỹ bất ngờ thoái lui khi cam kết tôn trọng chính sách “một Trung Quốc”. Điều này làm dấy lên tranh luận liệu có phải chủ nhân Nhà Trắng “phất cờ trắng” trước Bắc Kinh hay đang thương thảo một thỏa thuận bí mật nào đó.

Theo tờ Politico, tại cuộc họp báo hôm 27.2, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer từ chối tiết lộ chi tiết về nhượng bộ mà Tổng thống Trump nhận được từ Trung Quốc để đổi lấy cam kết duy trì chính sách đối với Đài Loan. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu nhà lãnh đạo Mỹ có giành được gì trong cuộc mặc cả này hay không, phát ngôn viên Mỹ đã bóng gió: “Tổng thống luôn nhận được cái gì đó”.
Giới quan sát nhận định nhượng bộ đầu tiên của Trung Quốc đối với Mỹ có thể là về vấn đề Triều Tiên, vốn đang trở thành thách thức lớn nhất trong chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Hôm 18.2, tức hơn một tuần sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập, Trung Quốc tuyên bố ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu than từ Triều Tiên từ đây đến cuối năm. Do than chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên và Trung Quốc là nước duy nhất nhập than từ nước láng giềng này, nên quyết định của Bắc Kinh sẽ gây tổn hại cho ngân sách của Bình Nhưỡng.
Điều này lý giải cho phản ứng giận dữ hiếm hoi của Triều Tiên nhằm vào Trung Quốc. Trong bản tin đăng tải hôm 23.2, Hãng thông tấn KCNA cáo buộc Trung Quốc “múa theo điệu của Mỹ” khi thực hiện “những bước đi vô nhân đạo” nhằm ngăn chặn giao thương giữa 2 nước.

Tờ Nikkei Asian Review cho rằng có thể ông Tập đã phê duyệt bước đi này làm “nhành ô liu” gửi đến ông Trump, sau lời xác nhận tiếp tục theo đuổi chính sách “một Trung Quốc”. Với Chủ tịch Tập, việc tỏ chút “lòng thành” với ông Trump về vấn đề Triều Tiên là rất quan trọng.
Áp đặt biện pháp trừng phạt khắt khe nhất trong nhiều năm qua đối với Bình Nhưỡng sẽ giúp nuôi dưỡng cảm nhận ở Washington rằng Bắc Kinh rốt cuộc đã làm điều gì đó giúp chính quyền mới của Mỹ. Cùng lúc, Trung Quốc cũng muốn nhận lại “cái gì đó” từ “thỏa thuận bí mật”. Tờ Nikkei Asian Review nhận định ông Tập chí ít đã đẩy quả bóng sang phía sân ông Trump trong vấn đề Triều Tiên.
Theo Reuters, tình hình Triều Tiên đã được đề cập trong các cuộc gặp giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì với Tổng thống Trump, và các quan chức cấp cao hôm 27.2. Hai bên nhất trí về sự cần thiết phải vận dụng “áp lực quốc tế mạnh” để khắc chế Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Ông Dương là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc thăm Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức. Chuyến thăm này cũng nhằm mục đích thảo luận những lợi ích chung về an ninh, đồng thời thu xếp cho cuộc gặp đầu tiên giữa ông Trump và ông Tập.

Ông Trump tăng 10% chi tiêu quốc phòng
Trong dự thảo ngân sách đầu tiên kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn bổ sung 54 tỉ USD cho an ninh và quốc phòng trong tài khóa 2018, tức tăng 10% so với năm trước đó, theo Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ Nhà Trắng. Khoản này sẽ được bù trừ bằng cách cắt giảm ngân sách cho những chương trình phi quân sự.
Giám đốc Văn phòng quản lý và ngân sách Mick Mulvaney cho biết khoản chi dành cho quốc phòng sẽ tăng lên mức 603 tỉ USD, trong khi các chương trình nội địa và viện trợ cho nước ngoài bị giảm xuống còn 462 tỉ USD. Đài CNN dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết ngân sách của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẽ giảm đến 1/4, có nghĩa là chỉ đủ để cơ quan này duy trì được những chức năng cơ bản nhất. Viện trợ nước ngoài cũng sẽ bị cắt giảm mạnh để cho phép Lầu Năm Góc mua thêm tàu chiến, máy bay chiến đấu. Bên cạnh đó, ông Trump cũng đề xuất bổ sung 30 tỉ USD cho ngân sách quốc phòng trong năm 2017. H.G
Trùng Quang

Khuynh hướng chống phương Tây của Tập Cận Bình cho thấy ông sẽ không cố gắng "làm bạn với Hoa Kỳ" như Giang Trạch Dân hay Đặng Tiểu Bình.

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc đã kết thúc 2 ngày thăm Hoa Kỳ với các cuộc tiếp xúc song phương cùng các quan chức cấp cao trong Nội các Tổng thống Donald Trump và chào xã giao tân chủ nhân Nhà Trắng.

Không có thỏa thuận nào được công bố sau chuyến thăm ngoài những phát biểu đóng khung trong nghi thức ngoại giao quen thuộc từ chính phủ hai nước.

Một hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với Chủ tịch Tập Cận Bình mà nhiều người dự đoán cũng không được nhắc tới.

Bên cạnh những bình luận cho rằng ông Dương Khiết Trì đã "thất bại" trong chuyến thăm này, không đạt được kết quả nào trong 3 vấn đề quan trọng: Triều Tiên, Biển Đông và thương mại, cũng có những đánh giá cho thấy khả năng Trung Quốc đã âm thầm nhượng bộ Donald Trump.

Tổng thống Donald Trump luôn luôn đạt được một cái gì đó

The Guardian ngày 28/2 đưa tin, Thư ký báo chí Nhà Trắng Spicer cùng ngày cho biết trong cuộc họp báo: "Tổng thống luôn luôn đạt được một cái gì đó".

Đây là câu trả lời của ông Spice với câu hỏi từ một phóng viên: ông Donald Trump có dám đảm bảo với người dân Mỹ rằng, ông đã nhận được một cái gì đó khi chấp nhận tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" hay không?

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong chuyến thăm Mỹ thứ 2 kể từ khi tỉ phú Donald Trump trúng cử Tổng thống. Ảnh: Daily Mail.

Tờ báo Anh lý giải, trước khi lên nắm quyền, tỉ phú Donald Trump đã phát biểu công khai rằng ông có thể đảo ngược lập trường của Mỹ trong vấn đề Đài Loan.

Nhưng trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây, ông khẳng định rằng sẽ tôn trọng nguyên tắc này.

Điều đó khiến những suy đoán ông "đầu hàng" Bắc Kinh nổi lên trong dư luận.

Theo The Guardian, phát biểu trên của người phát ngôn Nhà Trắng cho thấy Trump đã có được nhượng bộ nào đó từ Trung Nam Hải, cái ông Spicer gọi là "một cái gì đó".

Thư ký báo chí Nhà Trắng từ chối cung cấp chi tiết sự nhượng bộ (nếu có) từ Trung Nam Hải để đổi lấy cam kết tiếp tục tôn trọng chính sách "một nước Trung Quốc" với lý do:

Trump không thích thảo luận công khai về các chiến lược đàm phán của mình.

Bruce Gilley, một chuyên gia về Trung Quốc từ Đại học bang Portland cho biết, ông lạc quan về khả năng Donald Trump cùng Tập Cận Bình có thể tìm ra một mối quan hệ hợp tác cùng có lợi.

"Tôi nghĩ rằng họ có khá nhiều điểm chung. Cả hai đều là người nghiêm túc và dứt khoát. Cả hai ông đều hành động như những doanh nhân. 

Sự khác biệt chỉ là Trump đang ở trong một hệ thống kiểm soát ông ấy, còn Tập Cận Bình thì không.

Khuynh hướng chống phương Tây của Tập Cận Bình cho thấy ông sẽ không cố gắng "làm bạn với Hoa Kỳ" như Giang Trạch Dân hay Đặng Tiểu Bình đã từng làm.

Nhưng Tập Cận Bình đã thể hiện trước Donald Trump rằng, khi ông muốn tạo sức hút, ông hoàn toàn có thể. Trong một số tình huống, chính sách không can thiệp không phải là một lựa chọn xấu". [1]

Chuyến công du Hoa Kỳ của ông Dương Khiết Trì "xôi hỏng bỏng không"?

Xôi hỏng bỏng không là bình luận của tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản được Đa Chiều ngày 28/2 dẫn lại, về kết quả chuyến công du 2 ngày tới nước Mỹ của ông Dương Khiết Trì.

Đầu tiên là vấn đề Triều Tiên mà Bắc Kinh, Washington không thể né tránh trong bất kỳ cuộc tiếp xúc cấp cao nào.

Ngày 12/2 Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo khiến Mỹ còn chưa hết bất mãn, thì mới đây lại xảy ra sự cố anh trai ông Kim Jong-un được cho là bị ám sát tại Malaysia.

Điều này đã khiến ông Donald Trump "vô cùng phẫn nộ" với Bắc Hàn khi trả lời phỏng vấn Reuters.

Mặc dù sau vụ thử tên lửa hôm 12/2, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu than từ CHDCND Triều Tiên ít nhất cho đến cuối năm nay, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẫn công khai đón tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên sang thăm lúc này.

Đồng thời vì lo ngại Mỹ có các biện pháp cứng rắn đối với Bình Nhưỡng, Bắc Kinh liên tục kêu gọi Washington quay trở lại bàn đàm phán 6 bên. Thái độ và chính sách này của Trung Quốc khác hoàn toàn với Donald Trump.

Thứ hai là câu chuyện Biển Đông, trước khi vào Nhà Trắng ông Donald Trump đã thể hiện một lập trường khác hoàn toàn Barack Obama, sử dụng mọi biện pháp cứng rắn bảo vệ lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ trong khu vực.

Cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson đang tuần tra ở Biển Đông.

Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - Đô đốc Harry Harris tuyên bố: các chiến hạm Mỹ sẽ tiến hành hàng loạt "hoạt động nghiệp vụ" bình thường ở Biển Đông, nếu gặp phải phản ứng quá khích sẽ đáp trả thích đáng bằng vũ lực.

Trong khi đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố, yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc với Biển Đông, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) là "bất khả xâm phạm". 

Tuyên bố này đã không chừa đường lùi cho khả năng thỏa hiệp với Mỹ ở Biển Đông, do đó nguy cơ nổ ra xung đột rất lớn. Đi Mỹ trong vai trò đặc sứ của Trung Nam Hải, ông Dương Khiết Trì rất khó tháo gỡ nút thắt này.

Vấn đề thứ ba là thương mại Trung - Mỹ.

Sau cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình không lâu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Trung Quốc là "nhà vô địch thao túng tiền tệ". Trump sẽ không né tránh một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Trước thái độ này của Trump, Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách hoãn xung, triển khai hợp tác. Tuy nhiên lập trường và nguyên tắc của hai bên cho đến nay vẫn cơ bản đối lập nhau, khả năng thỏa hiệp không cao.

Có lẽ chính vì điều này khiến cho kỳ vọng trong chuyến thăm Mỹ vừa qua của ông Dương Khiết Trì về một hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ vẫn chưa thể thực hiện. [2]

Trump không nói chơi

Cá nhân người viết đánh giá cao chiến thuật giữ bí mật của Tổng thống Donald Trump với cả đối thủ lẫn đối tác, nhất là với Trung Quốc khi động đến các vấn đề gai góc, nhạy cảm.

Việc không bộc lộ ý đồ trước, trong và cả sau đàm phán sẽ giúp Trump giữ thế chủ động trên bàn cờ chiến lược cả đối nội lẫn đối ngoại.

Thậm chí một tấm ảnh về cuộc chào xã giao của ông Dương Khiết Trì với chủ nhân Nhà Trắng trong 5 đến 7 phút, cũng không lọt ra ngoài.

Có lẽ chính nhờ chiến thuật này mới khiến ông luôn luôn "có được cái gì đó" từ bàn đàm phán.

Hơn một tháng qua kể từ khi chính thức bước vào Nhà Trắng, Trump đã cho thấy mình là một chính khách "nói là làm".

Mặc dù những quyết sách đối nội, đối ngoại của ông có thể gây tranh cãi trong chính lòng xã hội Mỹ cũng như dư luận truyền thông quốc tế, nhưng ông đã và đang thực hiện những gì cam kết khi tranh cử.

Mới đây nhất, việc Tổng thống Donald Trump kêu gọi tăng ngân sách quốc phòng thêm 54 tỉ USD, tương đương 10% ngân sách quốc phòng hiện tại là một minh chứng.

Chính giới quan sát Trung Quốc cũng ghi nhận điều này với đánh giá, quân đội Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở Biển Đông nếu đề nghị tăng ngân sách của Tổng thống Hoa Kỳ được Quốc hội nước này chấp nhận. [3]

Theo Reuters, một quan chức biết rõ về đề xuất này cho biết, yêu cầu của Tổng thống Trump tăng ngân sách cho Lầu Năm Góc để có tiền chi trả cho việc đóng tàu, mua sắm máy bay nhằm thiết lập một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở eo biển Hormuz và Biển Đông. [4]

Người viết cho rằng, mặc dù Tổng thống Donald Trump không phải người ra quyết định cuối cùng về ngân sách quốc phòng, mà do Quốc hội Mỹ quyết định, nhưng việc làm này của ông đã củng cố thêm lòng tin cho đồng minh và đối tác của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương rằng Trump không nói chơi, không xoay trục trên giấy.

Cá nhân người viết cũng đánh giá rất cao nhận định sắc sảo của học giả Bruce Gilley về Donald Trump và Tập Cận Bình trên The Guardian.

Hồng Thủy


(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào: