Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước; Ông Phí Thái Bình: 'Kết luận của cơ quan điều tra chưa khách quan'; Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?; Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Quy trách nhiệm người đứng đầu

23/05/2017 08:57 GMT+7

TTO - Ông Phí Thái Bình - cũng nguyên là chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông làm với động cơ trong sáng không vụ lợi. Vinaconex thu lợi hàng ngàn tỉ đồng từ dự án đường ống cấp nước sạch Sông Đà.
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước
Ông Phí Thái Bình - nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên chủ tịch HĐQT Vinaconex
Chiều qua 22-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Phí Thái Bình - nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội do những sai phạm trong giai đoạn ông làm chủ tịch HĐQT Vinaconex, đơn vị chủ đầu tư dự án đường ống nước sông Đà bị vỡ nhiều lần.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại tối 22-5 sau thông tin bị khởi tố, ông Bình nói:
“Đây là câu chuyện dài và tôi tin vào việc làm của tôi là đúng. Tôi suy nghĩ với trách nhiệm của mình tôi đã tận tâm tận lực, làm với động cơ trong sáng không vụ lợi.
Đặc biệt là tôi nghĩ mình đóng góp một phần trong việc giải quyết cơn khát nước sạch cho người dân thủ đô, quá trình thực hiện không thất thoát, không tiêu cực, không tham nhũng.
Đây là dự án giải quyết nhu cầu nước sạch cho hàng triệu người dân thiếu nước, vì thế không ai muốn xảy ra chuyện đáng tiếc.
Còn bây giờ phải phân ra câu chuyện về trách nhiệm của chúng tôi trong thời kỳ làm dự án, đó là cả một dự án kéo dài 4-5 năm mới xong và khi dự án còn đang dang dở thì tôi về công tác tại UBND TP Hà Nội”.
* Bây giờ cơ quan tố tụng quy trách nhiệm cho ông, khởi tố ông, ông có băn khoăn gì không?
- Tôi băn khoăn chứ. Tôi không có tội trong việc này. Dự án đó có hiệu quả, đó là nguồn nước dùng cho người dân, là mấy trăm lao động có việc làm và đặc biệt Vinaconex đã thu lợi hàng ngàn tỉ đồng ở dự án này.
Nhiều người cứ tưởng ngày xưa chúng tôi nhập ống của Trung Quốc nhưng không phải. Thực tế tổng công ty chúng tôi đã nghiên cứu rất trăn trở mới đi đến quyết định sử dụng vật liệu mới mà trên thế giới dùng nhiều nhưng ở VN chưa bao giờ dùng.
Đây là dự án mà doanh nghiệp lần đầu tiên ứng dụng công nghệ mới vào một dự án lớn nhất VN, nhập dây chuyền về sản xuất ống đường kính lớn theo tiêu chuẩn quốc tế, đường kính tới 1,8m để cấp cho dự án.
Còn ở trong nước đến bây giờ cũng chỉ sản xuất được ống gang có đường kính 80cm thôi, vì thế, thứ nhất phải nhập khẩu từ nước ngoài, thứ hai là đầu tư để khỏi phụ thuộc vào nước ngoài.
Chính vì những lý do đó, qua khảo sát, thiết kế, trăn trở, chúng tôi đi đến lựa chọn rất kỹ càng rồi mới nhập dây chuyền công nghệ về để sản xuất loại ống này cho sau này không phải phụ thuộc vào nước ngoài, không phải sử dụng ngoại tệ.
Đây cũng là dự án không sử dụng vốn ngân sách, mà là doanh nghiệp tự thiết kế, tự sản xuất ống, tự thi công và tự vận hành. Nhưng cũng không phải vì không sử dụng vốn ngân sách mà mình làm ẩu, làm bậy.
* Ý ông là không có chuyện vụ lợi, tư lợi từ dự án?
- Đúng vậy. Bây giờ cứ tìm hiểu xem mười mấy lần vỡ ống, ống đó là sản xuất năm nào. Mỗi ống đó đều có bản lý lịch riêng của từng ống, nó sản xuất ngày nào, đơn vị nào nhận, nhận lắp ở đâu, nó vị trí nào và quy trình quy phạm lắp đặt ấy có đầy đủ để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án không.
* Nhưng rõ ràng việc đường ống vỡ nhiều lần có liên quan đến chất lượng, thưa ông?
- Việc vỡ nhiều lần có lý do của nó, lý do đó đã được Bộ Xây dựng và cơ quan thẩm định xác định chính xác rồi. Tôi còn có suy nghĩ về một lý do khác khiến nó vỡ nữa, nhưng một lúc nào đó khi cần thiết tôi sẽ trao đổi.
Còn về dự án, tôi là người tư duy trăn trở để đưa dự án này ra cùng tập thể người lao động làm, vì mục tiêu trong sáng khi đó là Hà Nội khát nước quá, nguồn nước ô nhiễm, nguồn vốn ngân sách hạn hẹp thì mình phải làm.
Rất tiếc là dự án đang triển khai dang dở trong hai năm đầu thì tôi chuyển về Hà Nội. 
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội nói không có tội trong vụ vỡ ống nước
Đường ống nước sông Đà trong lần vỡ thứ 10 vào ngày 15-1-2015 - Ảnh: Phương Minh
Đổi sang dùng ống sợi composite cốt sợi thủy tinh
Ngày 15-4-2004, HĐQT Vinaconex đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, thay đổi ống truyền tải nước sạch từ gang dẻo sang ống sợi composite cốt sợi thủy tinh.
Thời điểm năm 2004, ông Bình giữ chức vụ chủ tịch HĐQT Vinaconex. Tháng 7-2006, ông Bình được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2006-2011. Đến năm 2011, ông Bình nghỉ hưu theo chế độ.
Đường ống nước sông Đà: 4 năm 20 lần vỡ, rò rỉ
Lần 1: Ngày 4-2-2012, đường ống bị vỡ tại Km10+300 trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội.
Lần 2: Ngày 23-3-2013, vỡ tại Km26+850 đại lộ Thăng Long.
Lần 3: Ngày  21-11-2013, vỡ tại Km27+060 đường đại lộ Thăng Long.
Lần 4: Ngày 16-12-2013, vỡ trên Đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất).
Lần 5: Ngày 1-4-2014, vỡ tại km 22+660, huyện Thạch Thất.
Lần 6: Ngày 26-4-2014, vỡ tại Km26+600 trên đại lộ Thăng Long.
Lần 7: Ngày17-6-2014, vỡ tại km25 trên Đại lộ Thăng Long, khu vực cầu vượt Đồng Chúc (đoạn qua huyện Thạch Thất).
Lần 8: Ngày 10-7-2014, vỡ tại vị trí km 25 gần cầu Đồng Trúc, đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất.
Lần 9: Ngày 12-7-2014, vỡ tại  km15 trên Đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Hoài Đức.
Sau lần vỡ thứ 9, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng liên quan việc thiết kế, phê duyệt, sản xuất và xây lắp tuyến ống truyền tải nước sạch (giai đoạn 1) của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
Lần 10: Ngày 15-1-2015, sự cố tại km 21+400 thuộc xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai.
Lần 11: Ngày 21-7-2015, vỡ tại Km26 trên đại lộ Thăng Long.
Lần 12: Ngày 25-7-2015, sự cố rò rỉ nước tại Km22+800 trên cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Lần 13: Ngày13-8-2015, sự cố tại vị trí km28 + 650 cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Lần 14: Ngày 25-9-2015, vỡ tại điểm ngã tư siêu thị Big C (Hà Nội).
Lần 15: Ngày 26-9-2015, vỡ tại km 26+450, đoạn qua huyện Thạch Thất.
Lần 16: Ngày 6-11-2015, vỡ tại km22 đại Lộ Thăng Long, đoạn qua huyện Thạch Thất.
Lần 17: Ngày 31-12-2015, rò rỉ tại Km22+00 (Đại lộ Thăng Long).
Lần 18: Ngày 11-7-2016, vỡ tại Km27+ 600 trên Đại lộ Thăng Long (đoạn qua huyện Thạch Thất).
Lần 19: Ngày 14-9-2016, sự cố rò rỉ tại vị trí Km21+600 trên Đại lộ Thăng Long.
Lần 20: Ngày 4-10-2016, sự cố rò rỉ tại km22+900, thuộc địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội.
THÂN HOÀNG - XUÂN LONG - LÂM HOÀ

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?


Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinaconex.
Trước đó, tháng 2/2016, VKSND Tối cao đã ra cáo trạng truy tố 9 bị can liên quan tới việc đường ống dẫn nước sông Đà liên tục bị vỡ về tội danh trên.
CQĐT xác định hành vi của ông Phí Thái Bình có liên quan đến giai đoạn ông làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex, chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sạch sông Đà.
Theo đó, ngày 10/10/2003, ông Phí Thái Bình đã ký quyết định số 1517- VC/ĐT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Trong đó, tuyến ống truyền tải nước sạch gồm 2 tuyến ống, vật liệu ống bằng gang dẻo, thép.
Phí Thái Bình, Vinaconex, vỡ ống nước Sông Đà, đường ống Sông Đà
Ông Phí Thái Bình
Ngày 15/4/2004, HĐQT Vinaconex ban hành quyết định số 468 - QĐ/VC- ĐT phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, trong đó tuyến ống truyền nước sạch được điều chỉnh thay đổi vật liệu bằng ống cốt sợi thủy tinh.
Nửa tháng sau, HĐQT Vinaconex có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phân chia các hạng mục, gói thầu, lựa chọn nhà thầu cho dự án. Tổng mức đầu tư là 1.450 tỷ đồng.
Sau khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác, từ ngày 4/2/2012 đến ngày 26/9/2015, tuyến ống truyền tải nước sạch này đã 14 lần bị vỡ với 18 cây ống cốt sợi thủy tinh bị phá hủy, gây thiệt hại lớn về kinh tế và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Sau khi thực hiện công tác giám định, ngày 15/4/2015, Bộ Xây dựng kết luận nguyên nhân tuyến ống liên tục bị vỡ là do sự bất lợi của một số yếu tố trong các giai đoạn sản xuất, thi công lắp.
Trong đó, nguyên nhân chính là chất lượng ống được sản xuất không đồng đều (mặt cắt ngang của thành ống có nhiều khuyết tật, rỗ), các mẫu ống được thử nghiệm hầu hết không đạt chỉ tiêu độ cứng vòng, bề mặt ống bị xước và có khuyết tật đã tạo ra những điểm xung yếu.
Xảy ra sự cố do muốn tiết kiệm?
Kết quả điều tra đã xác định được hành vi của các bị can thuộc Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội, công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex, đoàn tư vấn giám sát thuộc công ty cổ phần Nước và môi trường Việt Nam.
Cáo trạng cũ có nêu, trong vụ án này còn có trách nhiệm của các thành viên HĐQT tổng công ty Vinaconex, gồm các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch HĐQT và các ủy viên.
Kết quả điều tra đã xác định, sai phạm của HĐQT Vinaconex là quyết định cho thay đổi vật liệu tuyến ống, sử dụng ống cốt sợi thủy tinh thay cho ống gang dẻo, ống thép để đặt cho tuyến ống truyền nước sạch của dự án khi chưa thẩm định hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, HĐQT Vinaconex còn lựa chọn nhà thầu thiếu năng lực và kinh nghiệm để cung cấp ống composite cho dự án, sản phẩm cung cấp không đảm bảo chất lượng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Với thay đổi loại vật liệu này, HĐQT muốn tiết kiệm kinh phí đầu tư, thu hồi vốn nhanh.
Thời điểm đầu năm 2016, ông Phí Thái Bình đã nghỉ hưu nên cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét xử lý sau.
Nội dung cáo trạng nêu trên được phía VKS chuyển sang TAND TP Hà Nội để xét xử. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, đến ngày 31/5/2016, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Kết quả điều tra bổ sung của cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, năm 2004, HĐQT Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình - Chủ tịch, Nguyễn Văn Tuân, Tổng giám đốc, Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình…
Việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu phạm tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 bộ luật Hình sự. 
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ bản chất vụ án, có thân nhân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi nên liên ngành tư pháp Trung ương khi đó thấy rằng không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các thành viên HĐQT Vinaconex.
Truy tố 9 sếp vụ ống nước Sông Đà liên tục vỡ

Truy tố 9 sếp vụ ống nước Sông Đà liên tục vỡ


9 bị can bị truy tố do liên quan đến việc không đảm bảo độ bền ống nước Sông Đà đủ 50 năm.
Khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'


Việc khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.
Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi

Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi


Liên quan đến việc CQĐT khởi tố bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông không có tội trong việc này.
Đề nghị truy tố 9 bị can vụ án vỡ đường ống nước sông Đà

Đề nghị truy tố 9 bị can vụ án vỡ đường ống nước sông Đà


Ngày 15/7, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Vinaconex.
Khởi tố thêm 7 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà

Khởi tố thêm 7 bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà


Cơ quan cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố 7 bị can về hành vi “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
T.Nhung


Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Quy trách nhiệm người đứng đầu


 - Để xảy ra sự cố như đường ống nước sông Đà thì xem xét, quy trách nhiệm người đứng đầu là hoàn toàn đúng đắn chứ không có gì là quá nghiêm khắc.
Trao đổi với báo chí bên hành lang QH sáng nay, ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TƯ cho rằng, việc cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội (liên quan đến những sai phạm liên quan đến vụ vỡ đường ống nước sông Đà) là đúng.
Phí Thái Bình, đường ống sông Đà, vỡ đường ống sông Đà, Vinaconex
Ông Thào Xuân Sùng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận TƯ
Ông nhìn nhận như thế nào về việc cơ quan điều tra quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội?
Tôi theo dõi vụ việc từ đầu và cho rằng việc khởi tố vụ án là đúng nhưng trách nhiệm không chỉ là một cá nhân. Việc khởi tố đối với nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội là liên quan trách nhiệm người đứng đầu mà thôi. Còn sai phạm trong đường ống nước sông Đà liên quan tổ chức, đơn vị được giao thực thi nhiệm vụ.
Như vậy, không chỉ ở góc độ việc thực hành cụ thể mà còn là chủ trương, giải pháp có đúng hay không, liên quan quyết định mà quyết định bao giờ cũng là nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Nhưng hiện Viện Kiểm sát chưa phê chuẩn, thưa ông?
Tôi nghĩ đó là sự thận trọng. Còn cơ quan cảnh sát đề nghị phê chuẩn là tôi đồng tình. Khởi tố không có nghĩa là đã có tội.
Người dân Hà Nội rất cần nước sạch, đường ống vỡ rất nhiều lần mà không khắc phục được thì phải xem xét trách nhiệm từ chủ trương đến thực hiện, chứ không chỉ mình ông Phí Thái Bình.
Đây cũng là dịp để cấp uỷ, chính quyền xem xét một cách thấu đáo dự án này và rút kinh nghiệm sâu sắc trong triển khai các dự án lớn liên quan đến quốc kế dân sinh, liên quan đến người dân.
Nhiều vụ việc vừa qua cho thấy việc trách nhiệm người đứng đầu cũng như xử lý sai phạm với những người đứng đầu đã được nhấn mạnh. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Tôi rất đồng tình với chủ trương của TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là ý kiến của Tổng bí thư trong việc làm rõ trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý. Người đứng đầu là người được chuẩn bị đầy đủ về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tố chất cần thiết để chèo lái một tập thể.
Để xảy ra sự cố như đường ống nước sông Đà có nghĩa anh thực hiện nhiệm vụ dân giao chưa đến nơi đến chốn nên việc xem xét và quy trách nhiệm người đứng đầu là hoàn toàn đúng đắn và chính xác chứ không có gì là quá nghiêm khắc.
Việc quy trách nhiệm người đứng đầu trong thời gian tới đây sẽ thúc đẩy các cấp uỷ tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, cơ quan nhà nước, mặt trận đoàn thể hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy trình thực thi trách nhiệm chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu.
ĐBQH Nguyễn Văn Chiến (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội): Đối với các hành vi sai phạm gây thiệt hại cho xã hội thì cần phải xem xét tính chất, mức độ của hành vi đó để xử lý theo tính chất hình sự của pháp luật. Do vậy, bất kể ai khi có hành vi gây hại cho xã hội thì đều cần phải được xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi mà cơ quan điều tra đã xem xét, xác định đầy đủ các yếu tố xác định có yếu tố cấu thành tội phạm hình sự và khởi tố thì cơ quan kiểm sát cũng cần xem xét đề nghị của cơ quan điều tra.
Theo quy định của pháp luật đối với một người khi bị xem xét trách nhiệm hình sự như ông Phí Thái Bình thì đều có quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 còn quy định là họ có quyền không nhận trách nhiêm hình sự thuộc về mình và không khai báo những gì chống lại họ.
Do vậy, đương nhiên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét trách nhiệm thì người bị tình nghi, khởi tố như ông Phí Thái Bình có quyền khẳng định mình không có sai phạm.
Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?

Vì sao ông Phí Thái Bình đến nay mới bị đề nghị khởi tố?


Vụ án xảy ra từ đầu năm 2012, nhiều người liên quan đã bị truy tố. Tại sao đến nay CQĐT mới ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình?
Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'

Đề nghị khởi tố ông Phí Thái Bình: Loại bỏ vùng cấm, 'hạ cánh an toàn'


Việc đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch HN Phí Thái Bình thể hiện quyết tâm loại bỏ vùng cấm cũng như những cá nhân hạ cánh an toàn.
Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi

Ông Phí Thái Bình: Tôi không vụ lợi


Liên quan đến việc CQĐT khởi tố bị can vụ vỡ đường ống nước sông Đà, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex nói ông không có tội trong việc này.
Đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình

Đề nghị khởi tố nguyên Phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình


Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex.
Thu Hằng - Hồng Nhì

Ông Phí Thái Bình: 'Kết luận của cơ quan điều tra chưa khách quan'

Thừa nhận có một phần trách nhiệm trong việc đường nước sông Đà liên tục vỡ, nhưng ông Phí Thái Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Vinaconex cho rằng, kết luận của cơ quan điều tra chưa thấu đáo.


Ông Phí Thái Bình - người vừa bị công an khởi tố để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), trả lời phỏng vấn VnExpress.
- Ông cho biết lý do gì Vinaconex đầu tư dự án xây dựng đường ống nước Sông Đà vào năm 2004?
- Năm 2002, Hà Nội bắt đầu thiếu nước tại nhiều khu vực dân cư. Vinaconex là doanh nghiệp trung ương được thành phố Hà Nội tín nhiệm, tôi tham gia cấp uỷ thành phố và là người dân của Hà Nội, thấy rõ cảnh khát nước, thiếu nước như thế nào. Có đêm, tôi cũng lục đục đi xếp hàng lấy nước. Vậy tại sao, chúng tôi không đầu tư dự án sản xuất nước vì làm lĩnh vực này là nhân đạo.
Khi chúng tôi lập dự án đầu tư nhà máy nước sông Đà trình Chính phủ, có doanh nghiệp khác trình dự án sản xuất nước mặt sông Hồng, song lúc bấy giờ tổng dự án nước sông Hồng cao, an ninh nguồn nước không đảm bảo nên Chính phủ đã cho phép Vinaconex đầu tư dự án nước mặt sông Đà.
Đây là công trình không dùng vốn ngân sách nên chúng tôi càng phải có trách nhiệm với nguồn tiền đầu tư.
Thời điểm trình Chính phủ thì dự án còn sơ khai, có đề cập sử dụng đường ống gang dẻo vì thời điểm đó các đường ống trong nước đều sử dụng chất liệu này. Tuy nhiên, sau đó chúng tôi được một doanh nghiệp Áo giới thiệu công nghệ sản xuất sợi thủy tinh mà họ đã sản xuất và sử dụng ở  nhiều nước trên thế giới.
Chúng tôi cử đoàn chuyên môn sang Áo để xem công nghệ sản xuất và lắp đặt ống. Tìm hiểu thêm thông tin, Phòng đầu tư Vinaconex phát hiện Trung Quốc đã sử dụng ống sợi thủy tinh đại trà nhiều nơi ở nước này. Chúng tôi lại liên hệ với một số doanh nghiệp Trung Quốc và cử đoàn kỹ sư sang Trung Quốc tìm hiểu.
Để khảo sát thiết kế, chúng tôi đã mời hai đơn vị ở Tây Ban Nha và Phần Lan có nhiều kinh nghiệm về ống cốt sợi thủy tinh; hai đơn vị tư vấn trong nước thiết kế tuyến ống trên nền đất yếu. Sau đó, thuê một đơn vị đầu ngành của Bộ Xây dựng thẩm định dự án.
ong-phi-thai-binh-ket-luan-cua-co-quan-dieu-tra-chua-khach-quan
Nguyên phó chủ tịch Hà Nội Phí Thái Bình: "Dự án gặp sự cố liên tiếp bản thân tôi cảm thấy rất đau xót". Ảnh: Bá Đô
- Căn cứ vào đâu HĐQT Vinaconex thay đổi chất liệu ống dẫn sang cốt sợi thuỷ tinh công nghệ Trung Quốc?
- Khi đầu tư nhà máy nước sông Đà, chúng tôi suy nghĩ cần xây dựng nhà máy thiết bị vật tư để không lệ thuộc vào nước ngoài.
Trên thế giới đã nhiều nơi làm công nghệ ống sợi thủy tinh và hiệu quả tốt. Chất liệu này nhẹ hơn ống gang, thi công lắp đặt dễ hơn, xử lý nền móng dễ hơn, ống trơn nên tốc độ nước chảy nhanh hơn. Khi hỏng hóc thì xử lý được ngay, còn nếu vỡ ống gang thì phải mất cả tháng sửa chữa vì phải nhập khẩu. Chúng tôi tính rằng dự án sử dụng ống sợi thủy tinh giúp tiết kiệm được 48 tỷ đồng so với ống gang.
Thời điểm đó, dây chuyền công nghệ sản xuất đường ống sợi thủy tinh được doanh nghiệp Áo chào giá sản xuất 100 km đường ống mỗi năm là 20 triệu Euro, phía Trung Quốc chào giá 1,5 triệu USD. Hai dây chuyền đều theo công nghệ G7, khác nhau là phía Áo được tự động hóa hoàn toàn, còn công nghệ Trung Quốc có một số công đoạn cơ khí. Trong thực tế phía Trung Quốc đi trước mình nhiều năm và đã dùng đại trà, chúng tôi quyết định tìm công nghệ sản xuất ống sợi thủy tinh hiện đại nhất của Trung Quốc.
Sau đó, chúng tôi đấu thầu quốc tế mua dây chuyền công nghệ Trung Quốc để sản xuất ống sợi thủy tinh trong nước với giá 872.000 USD, trong khi đó phía Tây Ban Nha chào 20 triệu USD.
Mọi người nói Vinaconex ham rẻ song trong bối cảnh nước ta còn khó khăn, vốn doanh nghiệp hạn chế, dân cần có nước nhanh, chúng tôi phải khẩn trương sản xuất ống để đáp ứng được tiến độ của nhà máy nước.
- Nếu được chọn lại, ông vẫn chọn đường ống nước cốt sợi thuỷ tinh công nghệ của Trung Quốc hay có giải pháp nào khác?
- Hiệu quả kinh tế hơn nhiều nên tại sao ta không chọn? Nó giúp tiết kiệm hàng triệu đô thời điểm đó nên phải cân nhắc. Hơn nữa ống cốt sợi thuỷ tinh không bị rỉ sét như ống gang. Quan điểm của tôi, ống cốt sợi thuỷ tinh không có tội, công nghệ không có lỗi mà do quá trình sản xuất có đúng theo yêu cầu không. Chúng ta cần phải nhìn một cách khách quan, chứ không chỉ đổ cho công nghệ của Trung Quốc. Lúc bấy giờ, phía Trung Quốc cho người sang hỗ trợ để lắp đặt nhà máy sản xuất, đứng trực tiếp dạy vận hành và đến khi kết thúc, thẩm tra dự án họ mới về. 
Nhìn rộng ra, Vinaconex chưa bao giờ xây nhà 34 tầng trước đó song đã xây được nhà 34 tầng cao nhất Hà Nội, cũng như mạnh dạn làm thủy điện, xây cầu... Chúng tôi táo bạo nhưng thận trọng, chứ không phải làm bừa làm ẩu. Tôi từng lo ngay ngáy trong lòng là làm sao kịp tiến độ, cho tốt, hiệu quả kinh tế đảm bảo.
ong-phi-thai-binh-ket-luan-cua-co-quan-dieu-tra-chua-khach-quan-1
Đường ống nước sông Đà liên tục gặp sự cố trong những năm qua. Ảnh: Bá Đô
- Thời điểm đó, ông dành thời gian xuống giám sát quá trình thi công, lắp đặt đường ống nước như thế nào?
- Vinaconex xây dựng và làm hàng loạt dự án lớn nhỏ không riêng gì dự án cấp nước sạch Sông Đà. Hội đồng quản trị của tổng công ty phân nhiệm vụ cho từng cán bộ, chủ tịch làm gì, phó chủ tịch và các giám đốc dự án có nhiệm vụ gì đã rõ.
Ở dự án này, chúng tôi lập ban quản lý và giao cho một phó tổng giám đốc phụ trách, cắm chốt ở dưới công trường để giám sát việc thi công, sản xuất. Mọi việc được báo cáo thường xuyên và thống nhất.
- Vậy tại sao đường ống nước sông Đà liên tục vỡ?
Tôi cho rằng, nếu lắp đặt đúng thì sẽ không xảy ra vỡ. Qua thống kê thấy rằng có 20 ống vỡ được sản xuất những năm 2007-2008, trong khi những ống sản xuất từ tháng 1/2005 đến tháng 12/2006 chưa xảy ra vỡ ống nào.
Cũng cần phải đặt ra câu hỏi, tại sao 54 dự án sử dụng ống cốt sợi thuỷ tinh của nhà máy sản xuất Vinaconex trong nhiều năm qua, trong đó có 4 nhà máy thuỷ điện đã sử dụng để dẫn nước mà không bị vỡ, nhiều công trình có áp lực nước lớn gấp đôi đường ống nước sông Đà.
- Ông thấy trách nhiệm của mình đến đâu trong vụ việc này?
- Dự án gặp sự cố liên tiếp, bản thân tôi cảm thấy rất đau xót vì công sức của mình giờ đây không được trọn vẹn và đặc biệt điều buồn hơn nữa là nhiều lãnh đạo, anh em cùng tâm huyết, tận lực để xây dựng đường ống nước sạch phục vụ nhu cầu của người dân giờ đây lại vướng vào vòng lao lý.
Dự án triển khai được 2 năm thì tháng 9/2006, tôi thôi công việc ở Vinaconex. Theo kiểm định, 20 đoạn ống bị vỡ đều nằm trong giai đoạn khi tôi đã chuyển sang công tác tại UBND Hà Nội.
Khi đường ống vỡ, bản thân nhà tôi cũng bị mất nước, sinh hoạt đảo lộn. Việc người dân bức xúc về vỡ đường ống nước là điều đương nhiên, và tôi thấy một phần trách nhiệm của mình trong đó.
- Ông đánh giá thế nào về kết luận về vụ án của cơ quan điều tra?
- Về kết luận của cơ quan điều tra, tôi không có đánh giá gì nhiều, chỉ có điều việc này chưa được thấu đáo và khách quan cho lắm.
Giai đoạn đó Hà Nội thiếu nước sinh hoạt, nguồn nước bị ô nhiễm, chưa có đơn vị nào dám thực hiện nên Vinaconex quyết định đầu tư để thi công nhanh, cung cấp cho hàng triệu người sử dụng. Dự án này sinh ra lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Hiệu quả như thế vì sao không xem đến?
Đáng ra cơ quan điều tra phải xem xét trên nhiều phương diện như kỹ thuật, phân đoạn thời gian và cần hơn nữa là cá thể hoá trách nhiệm của từng người phụ trách, chứ không phải cứ dồn trách nhiệm về chủ trương chỉ đạo. Đặc biệt phải xem xét phương tiện kỹ thuật, khâu sản xuất ống, thi công lắp đặt, vận chuyển hay nguyên vật liệu đầu vào sản xuất ống cốt sợi thuỷ tinh.
Theo phê duyệt chủ trương ban đầu, dự án có một trạm bơm tăng áp và bể chứa để thử giảm tải áp lực cho đường ống khi cần thiết. Tuy nhiên, những người làm giai đoạn đó đã không thực hiện.
Cơ quan điều tra cần phối hợp với đơn vị chuyên ngành khoa học kỹ thuật để kiểm định lại toàn bộ đường ống, chứ không phải chỉ những đoạn bị vỡ. Kiểm định rõ vỡ do đâu, điểm sản xuất ống như thế nào, ai là người giám sát trực tiếp mọi việc thời điểm đó.
Đây là dự án đầu tiên do Vinaconex tự lắp đặt, thiết kế, thi công, vận hành và áp dụng vật liệu mới nên ít nhiều có trở ngại và hư hỏng nhất định. Cũng giống như các hãng xe nổi tiếng trên thế giới, họ sản xuất cũng bị lỗi và bị triệu hồi, tuy nhiên họ không hình sự hoá nó mà xem xét trên các phương diện khác.
Ngày 22/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố ông Phí Thái Bình, nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Vinaconex để điều tra hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty này.
Theo điều tra, trong giai đoạn làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex, chủ đầu tư dự án đường ống dẫn nước sạch sông Đà, ông Phí Thái Bình để xảy ra sai phạm hàng loạt, dẫn tới đường ống nước sạch kém chất lượng, hư hỏng nhiều lần, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của hàng trăm nghìn hộ dân.
Hồ sơ vụ án nêu, thực hiện chủ trương phát triển đô thị và môi trường của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông với yêu cầu xây dựng hệ thống cấp nước lâu dài, bền vững, Vinaconex đầu tư dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội với công suất 600.000 m3 một ngày đêm.
Dự án có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng, được xây dựng từ năm 2004, trong đó vay ngân hàng của Pháp hơn 13,6 triệu USD, vay hai ngân hàng trong nước gần 900 tỷ đồng. Gói thầu cung cấp ống và phụ kiện ống cốt sợi thủy tinh có giá trị quyết toán là 331 tỷ đồng, giá trị xây lắp tuyến ống 122 tỷ đồng.
Tháng 7/2006, ông Bình được bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2006-2011. Năm 2011, ông nghỉ hưu.
Đoàn Loan - Bá Đô

Không có nhận xét nào: