Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

GIẤY PHÉP 1517 CỦA BỘ TN-MT- "BÙA PHÉP" BIẾN BIỂN BÌNH THUẬN THÀNH NƠI ĐỔ PHẾ THẢI CHO CẢ CHÂU Á THÌ AI RA CANH ?; Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT
Bình luận về việc Bộ Tài nguyên-Môi trường ký giấy phép 1517/GP-BTNMT ngày 23/06/2017 cho phép đổ 1 triệu m3 chất thải xuống biển Bình Thuận, PGS.TSKH Nguyễn Tác An bình luận:
“Giấy phép là công cụ quản lý rất quan trọng của nhà nước, nhất là vấn đề phát triển nhưng nó lại như con dao hai lưỡi, nếu chúng ta làm sơ sài thì giấy phép trở thành “tấm bùa” cho những người làm ăn không đàng hoàng, lách luật”…
Đây là một tiên liệu của một nhà khoa học có kiến thức và kinh nghiệm trong việc bảo vệ môi trường; PGS.TSKH Nguyễn Tác An phản biện về Giấy phép 1517:
Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT
Về luật pháp có cho phép nhận chìm, nhưng nhận chìm trong luật pháp hiểu kiểu khác, tức là đã nhận chìm là nhận chìm xuống, nhận chìm là được bao bọc, gói kín, thả ở độ sâu nhất định và được kiểm soát, không trôi đi đâu, không trở lại nguồn ô nhiễm thứ cấp thì giấy phép cho nhận chìm cát bản chất không phải nhận chìm mà là xả thải.
Một điểm bất cập khác, theo ông An vị trí nhận chìm theo quy định phải là vị trí ít hoặc không có giá trị về hải dương học, về di sản thiên nhiên, về bảo tồn và các lợi ích kinh tế, xã hội cho phát triển. 
Nhưng giấy phép của Vĩnh Tân 1 cho nhận chìm ở vùng ven bờ (sâu 36m) trong khi theo khoa học hải dương thì vùng biển ven bờ luôn luôn là vùng biển giàu có, là vùng có nhiều tiềm năng, là nền tảng cho phát triển của các quốc gia có biển.
Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT

Đặc biệt, vùng ven bờ ở vùng biển Bình Thuận là hệ sinh thái nước trồi độc nhất vô nhị của Việt Nam và của Đông Nam Á, rất nhiều giá trị, một di sản thiên nhiên không có nước nào có, mình xả thải vào đó coi như phá nó đi.
Cũng theo ông An, thời điểm nhận chìm là thời điểm nước biển động lực không mạnh, phải có nghiên cứu đầy đủ để chất nhận chìm đó chìm xuống biển và không nổi lại. 
Trong khi đó, giấy phép lại chọn từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ nước trồi động mạnh nhất để cho phép xả thải là không hợp lý. Bởi lẽ, theo tính toán của Viện Hải dương học, thời gian đó trồi mạnh đến mức 3cm/giây…
Tuy có Hội đồng thẩm định, có chuyên gia nhưng mang tính hình thức, không ai có ý kiến phản biện gì đầy đủ, không ai đánh giá tác động gì cả. 
Nếu dùng xà lan hình phễu để thả xuống độ sâu 36m mà không cho lan truyền và dùng lưới để hạn chế… thì chỉ trẻ con mới nghe và đồng ý. 
Làm gì có lưới gì ngăn cản được chuyện đó, lại thải khối lượng rất lớn, gần 1 triệu m3 trên phạm vi 30ha thì làm sao nhận chìm được. Kỹ thuật thao tác mang tính tùy tiện”, ông An chỉ rõ.Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT
“Vùng ven bờ là vùng tài nguyên rất quý giá, vùng hoạt động của nghề cá Việt Nam, nhiều ngư dân sinh sống nuôi trồng ở đó, thải ra gần 1 triệu m3 bùn cát ở 30ha thì nền đáy đội lên 3cm, đó là thảm họa về mặt sinh thái. 
Nếu Bộ TNMT nói không tác động thì đấy chỉ là “cả vú lấp miệng em” cho nó vui thôi. Nói gì thì nói phải minh chứng bằng cơ sở khoa học hợp lý để người bình thường chấp nhận được, còn làm gì có chuyện đổ bùn xuống biển mà không lan truyền”, ông An nhấn mạnh thêm.”
Trước những ý kiến phản biện gay gắt, đích đáng và có cơ sở khoa học của PGS.TSKH Nguyễn Tác An, của một số chuyên gia, “chiều 19-7, bên lề cuộc làm việc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Bộ TN&MT, phóng viên Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi ngắn với Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà về việc nhận chìm 1 triệu m3bùn cát xuống vùng biển Tuy Phong được dư luận rất quan tâm những ngày qua.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định rằng đây là một vấn đề phức tạp, cần phải có nhiều thời gian để trao đổi về mọi khía cạnh.”
PGS.TSKH Nguyễn Tác An cho rằng:” vùng ven bờ ở vùng biển Bình Thuận là hệ sinh thái nước trồi độc nhất vô nhị của Việt Nam và của Đông Nam Á, rất nhiều giá trị, một di sản thiên nhiên không có nước nào có, mình xả thải vào đó coi như phá nó đi”…Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT
Bãi biển Mũi Né Bình Thuận
“Một đáy biển như thế lại có thể bị vò nát và xóa nhòa trước câu khẳng định của Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc - người ký giấy phép rằng, đáy biển khu vực này không có gì hết ngoài cát, chỉ là cát thôi, không hề có các hệ sinh thái, sinh vật như cỏ biển, san hô hay khu vực mà sinh vật biển sinh sản.
Và ông thứ trưởng này còn khẳng định đầy "trách nhiệm" rằng, nếu đáy biển ở đó có san hô, có cỏ biển, có hệ sinh thái...thì dứt khoát Bộ TNMT không bao giờ cấp phép. Hoạt động nhận chìm đã có ĐTM, được Hội đồng thẩm định thông qua, nếu có sự cố sẽ dừng ngay…”
http://www.baomoi.com/trieu-m3-bun-do-bien-binh-thuan-va-tien-hau-bat-nhat-cua-bo-tnmt/c/22757370.epi
Trả lời báo Pháp luật TP.HCM, ông Nguyễn Linh Ngọc-Thứ trưởng Bộ TN-MT trả lời theo lối “ cả vú lấp miệng em”:
“+ Không có. Nếu có thì không bao giờ chúng tôi cấp phép! Khẳng định với các bạn như vậy! Chúng tôi có trách nhiệm với môi trường, các bạn không nên đặt những câu hỏi kiểu như vậy”.
Cách trả lời hết sức láo lếu của ông TT Bộ Tài Nguyên Môi trường đã bị phóng viên VTC đập lại bằng một clip quay đáy biển Bình Thuận cho thấy những sinh vật đang tồn tại tại vùng biển này ?
Kết quả hình ảnh cho Giấy phép 1517 của Bộ TN-MT
Người Việt có câu: “đắm đò giặt mẹt” để nói về tình trạng lợi dụng việc này để làm việc kia… Người dân lo ngại việc Bộ TN-MT cấp phép cho nhà máy điện Vĩnh Tân được phép xả thải xuống biển Bình Thuận một cách ngon lành, rất chi là kinh tế thì liệu họ có làm tiếp cái khâu dịch vụ xả thải hộ những chất thải nơi khác chuyển về ? Thấy ngon thì lám tới; họ chẳng đã đang xin đổ tiếp thêm 2 triệu m3 nữa như báo chí đã đưa tin ?

Thụy Điển là quốc gia hiện đang phải nhập các nguồn rác từ các quốc gia về để tái chế vì rác trong Thụy Điển đã bị tái chế hết sạch…Liệu Bộ TN-MT có đang học theo cách của Thụy Điển…Có điều, Thụy Điển người ta dùng công nghệ để tái chế rác thải còn Bộ TN-MT thì dùng biển Bình Thuận để mần ăn…

Biển Bình Thuận là một trong những vùng biển hoang sơ và sạch được biết đến trong hơn chục năm nay khi người ta phát hiện đây là nơi có khả năng quan sát nhật thực toàn phần rõ nhất ở Việt Nam…Hệ thống khách sạn nhà hàng đã nổi lên nhanh trong vài chục năm gần đây ở Mũi Né…

Báo Dân trí đưa tin: “Tối ngày 17/7/2016, ông P., trú Hà Tĩnh, chủ của một trong số 5 xe nói trên, cho biết, tối ngày 15/7, một đoàn xe gồm 5 chiếc xe tải và xe đầu kéo được Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp (thuộc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà, Phú Thọ), đóng tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh thuê chở hàng ra Phú Thọ…

Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đã phải quay gấp về Hà Tĩnh để trả lại hàng sau khi chủ xe nhận ra toàn bộ số hàng mà công ty này được thuê chở là chất thải công nghiệp, xe không đủ chức năng để vận chuyển…”

Báo Giao thông đã đưa tin:
“Tối 17/5, trả lời câu hỏi của PV Báo Giao thông về việc hơn 145 tấn chất thải nguy hại của Formosa được đưa ra khỏi công ty này từ tháng 8/2015 hiện đang ở đâu, đã được xử lý hay chưa, ông Lê Nam Sơn, Chánh Thanh tra Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đang làm rõ”. 
Trước đó, báo chí đã liên phát hiện hai vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến chất thải của Formosa. Cụ thể, hơn 100 tấn chất thải của Formosa bị phát hiện chôn trái phép ở trang trại tư nhân ở huyện Kỳ Anh. Ngoài ra, khoảng 150 tấn chất thải khác cũng của Formosa được một HTX vận tải lén lút chở đến bãi rác Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) chôn lấp từ năm 2015.
Điều đáng lo ngại nhất là 145 tấn chất thải được chính Formosa báo cáo là chất thải nguy hại đang ở đâu, được xử lý như thế nào hiện vẫn chưa có câu trả lời.
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin sự việc…”
Có điều những phi vụ đổ trộm chất thải đó do tiến hành trên bờ nên đã bị phát hiện và đã ngăn chặn; Số bị phát hiện ngăn chặn vẫn là rất ít vì ai biết ma đi ăn cỗ lúc nào ?
Thử hình dung: Người ta lợi dụng cái giấy phép 1517 này để rồi kiêm thêm dịch vụ đổ phế thải cho các cơ sở công nghiệp trong và ngoài nước thì ai a ngoài biển mà kiểm soát mà canh chừng, mà ngăn chặn ?

Formosa từng đổ hàng nghìn tấn chất độc ở Campuchia…Còn ở Đài Loan đã có những đội thám tử tử tư chuyên rình bắt Formosa đổ trộm chất thải xuống biển. Đài Loan xử phạt rất nặng hành vi này nên chỉ cần các đội thám tử tư này tóm được 1 vụ là đủ tiền ăn chơi quanh năm?

Cạnh chúng ta, Trung Quốc là một “ thị trường tiềm năng” về chất thải công nghiệp; Chỉ cần mỗi người TQ ném sang 1 gói phân là đủ làm chết sạch cá biển Bình Thuận. 

Với cái giấy phép 1517 này người ta sẽ biến thành bùa phép để tiêu thụ chất thải công nghiệp cho Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và các quốc gia khác thì sao ?

Tàu Trung Quốc đã vào đánh cá trộm cách Đà Nẵng có 30-40 hải lý trong khi đặc quyền kinh tế biển theo UNCLOS là 200 hải lý ? Thế mà chỉ thấy báo chí đưa mà không thấy cơ quan nhà nước có động thái gì?
Rất có khả năng Bộ TN-MT đã bị bỏ bùa trong vụ cấp giấy phép 1517 cho phép Vĩnh Tân xả thải xuống biển Bình Thuận ?
Trong vụ này, Bộ TN-MT có giống như kẻ đi ăn trộm, kẻ tìm cách đổ trộm chất thải bị vạch mặt chỉ tên, bị băt tận tay day tận trán… nên bây giờ ông BT Trần Hồng Hà lai phải “ú ớ như Việt gian” khi gặp báo chí ?

P.V.Đ.

Bộ trưởng TN&MT: Chưa giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân thực hiện nhận chìm

- Bộ TN&MT đang chờ kết quả đánh giá của các nhà khoa học, từ đó xem xét có bàn giao biển để Nhiệt điện Vĩnh Tân được thực hiện nhận chìm hay không - Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi với VietNamNet.
Kiểm chứng lại hồ sơ 
Theo Bộ trưởng TN&MT, Viện Nghiên cứu Hải dương học Nha Trang đang triển khai các bước để đánh giá lại hiện trạng môi trường; khảo sát lại hiện trạng ở khu vực nhận chìm 1 triệu m3 khối bùn xuống biển Bình Thuận; đánh giá hiện trạng môi trường ở những khu vực có liên quan để xem xét nó có bị ảnh hưởng từ việc nhận chìm hay không…
ô nhiễm môi trường biển,nhiệt điện Vĩnh Tân,Bình Thuận,xả thải,ô nhiễm môi trường,Bộ trưởng Tài nguyên môi trường,Trần Hồng Hà
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: Đang chờ đánh giá của các nhà khoa học
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đây là cơ sở để đánh giá lại toàn bộ hiện trạng môi trường nền, từ đó so sánh đánh giá tác động mà DN xin nhận chìm đưa ra.
“Bộ sẽ kiểm chứng lại toàn bộ số liệu khảo sát đánh giá điều tra, đánh giá của tư vấn và DN liên quan đến đa dạng sinh học và nhiều vấn đề khác. Khi và chỉ khi có báo cáo kiểm chứng của Viện Hải dương học, lúc đó mới có quyết định cần đối chứng lại toàn bộ; các giải pháp mà DN đưa ra trong hồ sơ là đúng hay không đúng”.
Bộ trưởng Hà nhấn mạnh: Bây giờ mọi người hiểu cấp phép là nhận chìm thì chưa đúng. Giấy phép mà Bộ TN&MT vừa ký chỉ là một trong các khâu của việc có cho phép DN được nhận chìm hay không.
“Cấp phép hiện nay là đang thực hiện các bước như tôi nói. Sau khi cơ quan chuyên môn khẳng định, môi trường nơi nhận chìm không có tính đa dạng sinh học hoặc các hệ sinh thái quần thể có giá trị đặc thù; xem xét các biện pháp giám sát, lúc đó mình mới thực hiện bước hai, tức là giao vùng biển cho họ.
Hiện tại, cấp phép mới là bước đầu tiên. Trong giấy cấp phép này, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu làm những giám sát độc lập, kiểm định môi trường…
ô nhiễm môi trường biển,nhiệt điện Vĩnh Tân,Bình Thuận,xả thải,ô nhiễm môi trường,Bộ trưởng Tài nguyên môi trường,Trần Hồng Hà
Cụm nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.
Bản thân tôi cũng không ra biển được, chỉ thông qua các báo cáo khoa học của các cơ quan tư vấn. Bây giờ là lúc mình kiểm tra thực tế, sau đó sẽ đưa ra các bước thực hiện tuần tự”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho hay, nếu giả sử, các bước kiểm tra, xác định của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, san hô, hệ sinh thái ở vùng biển nhận chìm là phong phú thì không ai cho phép đổ thải ở khu vực đó.
“Lúc đó, Bộ sẽ yêu cầu dừng và phải xem xét lại toàn bộ những báo cáo của chủ dự án đưa ra. Hiện tại, đơn vị này đang làm hồ sơ theo đúng quy định pháp luật”.
Chưa bàn giao biển
Bộ TN&MT cũng đang đề nghị Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ thành lập một nhóm chuyên gia độc lập để giám sát, nghiên cứu ý kiến các nhà khoa học; xem xét các giải pháp trong việc cấp phép.
“Nếu họ thấy có điều gì không đáng tin cậy, mình sẽ tiếp tục bổ sung. Nếu chứng minh nó không thể làm được thì mình hoàn toàn có thể dừng. Công việc bây giờ mình đang làm hoàn toàn theo một trình tự vừa đảm bảo cơ sở khoa học, vừa theo quy định pháp luật, và đang làm hết sức cẩn trọng để có thể xem xét tính đến tất cả các ý kiến thực tế của các nhà khoa học".
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện theo luật tài nguyên môi trường biển về việc nhận chìm bùn thải xuống biển.
“Trước đây, đã từng thực hiện nhận chìm ở Cái Lân, Lạch Huyện… nhận chìm tới 12 triệu m3. Người Nhật Bản làm đảm bảo an toàn. Những kinh nghiệm như Nhật Bản làm thế nào, quá trình này Bộ đã tính đến những dự liệu có thể xảy ra, mình cũng yêu cầu chủ dự án thực hiện như vậy”.
“Bộ vẫn chưa bàn giao biển, vẫn đang chờ các nhà khoa học chuyên môn thẩm định. Còn có một giai đoạn là xem xét lại, kiểm chứng lại tất cả các cơ sở khoa học, sau đó nếu thấy ổn mình mới giao vùng biển”, Bộ trưởng khẳng định.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Võ Sỹ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, đơn vị này đang kiểm tra thực địa tầng nền đang được xin ý kiến để Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải. Thời gian thực kiểm tra khoảng 2 tuần. 
Trò chuyện với người viết thư gửi Tổng bí thư, Thủ tướng

Trò chuyện với người viết thư gửi Tổng bí thư, Thủ tướng

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận trả lời VietNamNet về đơn gửi Tổng bí thư, Thủ tướng kiến nghị dừng đổ bùn xuống biển Bình Thuận.
Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình

Cấp phép 'nhận chìm' bùn thải ở Hòn Cau: Bộ TN&MT tin kiểm soát được tình hình

Thừa nhận việc nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải có tác động tới môi trường, đại diện Bộ TN&MT tin rằng 'vẫn có thể kiểm soát được tình hình".        
Vụ biển Hòn Cau: ‘Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế’

Vụ biển Hòn Cau: ‘Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế’

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã phát biểu như trên tại kỳ họp HĐND tỉnh sau khi thông tin cắt bỏ diện tích khu bảo tồn biển Hòn Cau “làm nóng” nghị trường.
Bộ Tài nguyên lý giải việc cấp giấy nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải

Bộ Tài nguyên lý giải việc cấp giấy nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải

Bộ TN&MT vừa ký giấy phép chấp thuận cho công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân.
Hỏa hoạn ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Hỏa hoạn ở nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Một vụ nổ lớn xảy ra trưa nay tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, khiến một số công nhân bị bỏng.
Kiên Trung

Không có nhận xét nào: