Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

PHẢI CHỮA TRỊ “VỤ CAI LẬY”- NHƯ CHỮA TRỊ CÁC CA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM BẨN

Phạm Viết Đào.



Không định viết về vụ Cai Lậy đang ầm ỹ dư luận cả nước gần tháng nay. Sau khi nghe 3 phương án do BT Bộ Giao Thông Nguyễn Văn Thể nêu ra trong buổi làm việc với Thủ tướng thấy tức anh ách nên thấy phải vào cuộc.
Nghe 3 phương án mà BT Bộ Giao thông đưa ra người ít kiến thức về kinh tế xã hội và chuyện BOT cảm thấy như Bộ Giao thông vô can trong chuyện này; Họ đã làm hết trách nhiệm, tính toán hết nước cái để xây dựng một công trình ích nước lợi dân. Nghĩa là họ đã tính toán hết cách rồi và bây giờ sự thể xảy ra rất dễ bùng nổ vấn đề chính trị xã hội, do xúi bẩy, xo thế lực thù địch. Do vậy nên họ tìm cách lẩn ra, đẩy quả bóng ra cho cả “làng Vũ Đại” giải quyết; cho chính phủ đứng ra mà chịu trận cho việc làm sai quấy của Bộ Giao thông.
Các dự án BOT là dự án sòng phẳng và minh bạch nguồn vốn đầu tư, điều kiện đầu tư và thu hồi vốn đầu tư; Điều kiện đó, những điều cần và đủ và trong khuôn khổ pháp lý hiện hành, nhà đầu tư nào thấy có thể làm được và có lợi thì đổ vốn vào.
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là tạo ra sân chơi bình đẳng, cân bằng lợi ích của các thành phần trong xã hội; Đảm bảo sòng phẳng, minh bạch về lợi ích giữa nhà nước-nhà đầu tư và những người sử dụng cơ sở BOT được đầu tư. Không được phép để bên nào ép bên nào; không được phép để bên này chèn ép, ăn gian bên kia…
Thế nhưng vụ khủng hoảng Cai Lậy đã nổ ra khiến cho Thủ tướng phải vào cuộc vì nó đe dọa tới nhiều mối quan hệ trong xã hội. Nguyên nhân của vụ khủng hoảng này, theo người viết này là lỗi của Bộ Giao thông Vận tải, đã xô đẩy dự án này vào cái tình huống: những người thụ hưởng dự án giao thông này với nhà đấu tư đối đầu tư do sự ăn gian trong một số công đoạn, hạng mục đầu tư.  

Ăn gian 1:
Về cơ sở pháp lý của các cơ sở đầu tư BOT giao thông, nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng tuyến giao thông nào thì được phép thu phí lưu thông trên tuyến đường mình bỏ vốn. Cái trạm thu phí Cai Lậy đã không đặt tại tuyến đường tránh mà họ bỏ vốn đầu tư mà đã xây trạm thu phí chườm lên cả tuyến số 1, đó có tuyến lưu thông qua thị trấn Cai Lậy, không phải là địa chỉ đầu tư BOT. Do sự ăn gian này mà nhiều người dân không lưu thông qua tuyến đường tránh BOT phải đóng phí ?
Ăn gian 2:
Theo thông tin báo chí thì tuyến đầu tư này dài 12 km được nhà đầu tư quyết toán hay khai vống lên tới 1.400 tỷ đồng; Do vậy, số tiền này được phân bổ vào giá vé vào số năm khai thác, thu hồi phí?
Trả lời chất vấn tại Quốc hội phiên họp tháng 6/2017, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Trọng Nghĩa cho biết:” Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải cùng với Bộ Xây dựng đang tổng hợp báo cáo đánh giá suất đầu tư theo tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng soạn thảo thì suất đầu tư cho đường 6 làn xe khoảng 200 tỷ/km…”( tương đương 9 triệu USD)
Còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư được đại biểu Nguyễn Văn Nhường đã phát tại diễn đàn Quốc hội:” “So với Trung Quốc, nơi có những điểm tương đồng, chi phí làm đường cao tốc của họ chỉ là 5 triệu USD, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 - 4 triệu USD/km.”
Trong khi đó tuyến đường tránh Cai Lậy chỉ có 2 làn xe mà đầu tư tới 14.000 tỷ là một quyết toán cần phải xem xét khi so sánh với số liệu của BT Trương Trọng Nghĩa, nếu làm 6 làn thì mỗi km có giá 200 tỷ; Từ đó có thể tính ra nếu làm 2 làn, số tiền chỉ có thể ở mức 200 tỷ : 3 = 70 tỷ?
Thế nhưng tuyến đường tránh chỉ có 2 làn xe Cai Lậy có giá 1400 tỷ: 12 = khoảng trên 110 tỷ đồng/1 km; Như vậy con số quyết toán này đã vượt định mức mà Chính phủ đã công bố mỗi km đường là 110 tỷ-70 tỷ = 40 tỷ ?
Như vậy tuyến đường tránh Cai Lậy 12 kim này đã ăn gian, khai khống hay vì lý do gì mà đội vốn lên gần 500 tỷ đồng ?
Ăn gian 3:
Theo Thông tư 159 (từ http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-159-2013-tt-btc-1749?cbid=6488) quy định:“ Trong trường hợp đường bộ đặt thu phí dưới 70 km không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không đảm bảo tối thiểu 70 km cùng tuyến đường thì trước khi xây trạm thu phí Bộ GT-VT thống nhất với UBND tỉnh và Bộ Tài chính quyết định ( đối với đường quốc lộ), UBND tỉnh báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh đối với đường địa phương”…
Theo quy định này: một trạm thu phí phải đảm bảo cho xe lưu thông cung đường tối thiểu 70 km mới đặt trạm thu phí, mới được thu phí, giá chung hiện nay là 30.000 đ/ cho 1 lần xe loại nhỏ qua 1 tuyến trạm/70 km.
Vậy ai đã đặt giá cho trạm thí Cai Lậy được thu 25.000 đ khi lưu thông trên một cung đường BOT chỉ 12 km cho loại xe nhỏ ?
Nếu tính theo cung đường 70 km quy định thì mỗi lần qua trạm trên cung đường 12 km này, lý ra lái xe chỉ phải đóng phí 6000 đ’ cao lắm là 10.000 đ; Thế nhưng trạm thu phí Cai Lậy đã thu tới 25.000 đ/xe gần bằng cung đường 70 km?
Như vậy hệ lụy của việc ăn gian này dẫn tới sự phản ứng của người dân lưu thông xe qua đây là có lý. Sự cố trạm thu phí Cai Lậy tóe loe giống như một người ta bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn không sạch sẽ…Để chữa trị những ca bị ngộ độc thực phẩm, ngành ý đã có phác đồ điều trị như sau:
Phác đồ thứ nhất: Trước hết, nếu đang ăn, phải ngừng ăn;
Việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bám sát phác đồ này, cho dừng thu phí 1 tháng; Tiếp theo của phác đồ 1 là cho dời vị trí BOT Cai Lậy về đúng tuyến đường tráng như quy định của luật pháp hiện hành về các dự án đầu tư BOT giao thông theo đúng quy định của pháp luật về BOT.
Kết quả hình ảnh cho Gây nôn do ngộ độc thực phẩm
Phác đồ thứ 2: Cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ hết thức ăn độc ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt…
Áp dụng vào việc giải quyết khủng hoảng Cai Lậy: Phải cho kiểm toán lại toàn bộ dự án BOT, xuất toán những khai khống khai gian; Không thể dựa vào cái 3 phương án vật mình vật mẩy, khai khống khai gian do ông BT Bộ Giao thông nêu ra trong buổi làm việc với Chính phủ để ép Chính phủ, ép dân, làm giàu cho nhóm đầu tư BOT Cai Lậy; cư dân mạng viết là “ hút máu nhân dân”. Khi tính đúng và đủ một cách sòng phẳng đó chính là thao tác mà ngành y gọi là ‘”móc họng, gây nôn”…
Khi tính đúng, tình đủ rối thì căn cứ vào mật độ giao thông hiện hành để cho phép được thu giá vé bao nhiêu để thu hồi vốn nhưng không thể 25000 đ/cho 1 lần qua/ cung đường 12 km ?
Với một BOT với cung đường 12 km mà đã lộ ra những mánh khóe gian bẩn, dẫn tới bị ngộ độc thì làm sao người dân tin được những dự an giao thông hàng trăm ngàn tỷ.
Thủ tướng cần yêu cầu Bộ giao thông làm đúng quy trình, đúng quy định pháp lý do chính Bộ này ban hành. Có chữa trị được Cai Lậy thfi mới chữa trị được các vụ khác.

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: