Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Sự biển lận, lấp liếm của người Nga về ý kiến ủng hộ lập trường Trung Quốc về Biển Đông của TT Putin

Có cần thiết giải thích thêm lập trường của Tổng thống Putin về Biển Đông?


(GDVN) - Việt - Nga có rất nhiều điểm chung có thể mang lại lợi ích thiết thực cho hai dân tộc, không nên để những khác biệt nho nhỏ trở thành rào cản.
Ngày 5/9 tờ Sputnik News bản tiếng Anh và tiếng Trung Quốc của Nga đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong việc chống lại Phán quyết Trọng tài ngày 12/7 về vụ kiện Biển Đông khiến dư luận đặc biệt quan tâm, chú ý.
Ngày 6/9, phiên bản tiếng Việt của Sputnik News đăng bài viết dẫn lời Giáo sư Dmitry Mosyakov nhận định: "Nga không công nhận quyết định của Tòa án Hague không phải về nội dung mà về hình thức".
Nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov được Sputnik News dẫn lời bình luận: 
"Trước hết, từ tuyên bố này cần hiểu rằng Nga không công nhận quyết định của Tòa, không phải là về bản chất, mà là về hình thức. 
Tức là không phải bởi trong phán quyết nói rằng đường chín đoạn không đúng, hoặc rằng kết luận không đúng của Tòa án về hòn đảo hoặc các ngư dân Philippines — hoàn toàn không phải vậy. 
Tổng thống Nga không nói như thế. Ông đã nhấn mạnh rằng đây không phải là lập trường chính trị mà thuần túy là dưới nhãn quan pháp lý.  
Tổng thống đã nói rằng Nga không công nhận phán quyết của Tòa án vì trong một phiên tòa cần có sự tham gia của cả hai bên, thế nhưng đã chỉ có một bên hiện diện. 
Giáo sư Dmitry Mosyakov, ảnh: Sputnik News.
Trung Quốc không tham gia vào phiên tòa này và đã không thể bảo vệ lập trường của nước mình theo đúng thể thức".
Nhưng những lời nhận xét đó, — theo chuyên viên Nga — tuyệt nhiên không có nghĩa là Nga công nhận toàn bộ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông. Đây là điểm rất quan trọng. [1]
Bản tiếng Trung Quốc và tiếng Anh của Sputnik News không có nội dung "giải thích thêm cho rõ" phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin. [2]
Điều này khiến người viết tin rằng, Sputnik News tiếng Việt muốn xoa dịu những phản ứng có phần thất vọng của một bộ phận bạn đọc Việt Nam có tình yêu mến nước Nga ngày nay, Liên Xô ngày trước và với cá nhân ngài Putin.
Điều này cho thấy Sputnik News tiếng Việt rất coi trọng tình cảm của bạn đọc Việt Nam đối với nước Nga cũng như Tổng thống Putin.
Tuy nhiên người viết tự nghĩ, liệu có cần thiết phải nói thêm cho rõ về một tuyên bố rõ ràng, giấy trắng mực đen? Giải thích thêm như vậy có làm thay đổi suy nghĩ của bạn đọc về phát biểu của Tổng thống Putin hay không?
Càng giải thích càng rối
Người viết xin nhắc lại điều đã khẳng định trong bài trước, rằng Tổng thống Putin ủng hộ ai hay quốc gia nào là quyền của ông ấy, dựa trên các tính toán về lợi ích của Nga.
Là người đứng đầu nước Nga, quyết định của ngài Tổng thống phải đặt lợi ích của nước Nga lên trước và trên hết.
Tuy nhiên, vì Tổng thống khẳng định điều ngài nói chỉ là vấn đề thuần túy pháp lý, không phải vấn đề chính trị, nên người viết có vài lời bình luận về góc độ pháp lý của vấn đề, cùng tác động ảnh hưởng của nó.
Nay Giáo sư Dmitry Mosyakov giải thích thêm dường như lại càng làm vấn đề thêm rối, bởi nó mâu thuẫn và bộc lộ những sơ hở về mặt nhận thức pháp lý, có thể dẫn đến những ảnh hưởng lợi bất cập hại.
Tổng thống Putin đã nói:
"Đây không phải là một vấn đề chính trị, mà là thuần túy pháp lý.
Nó có liên quan đến một thực tế rằng bất kỳ một thủ tục tố tụng trọng tài nào đều phải được khởi xướng bởi các bên tranh chấp, trong khi Tòa Trọng tài cần nghe những lập luận và quan điểm của các bên tranh chấp.
Như bạn đã biết, Trung Quốc đã không chấp nhận giải quyết qua cơ chế trọng tài ở Lahay và không ai nghe thấy lập trường của họ ở đó. Làm thế nào bạn có thể nhận thấy những phán quyết này là công bằng?" [3]

Putin ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông

Không ai có thể nắm hết mọi thông tin về một vụ việc cụ thể phức tạp như vụ kiện quốc tế này, đặc biệt là đối với nguyên thủ một cường quốc như Nga với trăm công, ngàn việc mỗi ngày.
Do đó có thể nói, bộ phận tham mưu của Putin đã không hoàn thành nhiệm vụ khi cung cấp thông tin thiếu kiểm chứng một cách độc lập, khách quan và thượng tôn pháp luật cho Tổng thống.
Lập luận trong câu nói này của ông Putin về mặt pháp lý không ổn.
Thứ nhất, cả Trung Quốc và Philippines, tức bên bị và bên nguyên của vụ kiện áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 ở Biển Đông đều là 2 quốc gia thành viên Công ước, có nghĩa vụ tuân thủ mọi nội dung quy định trong Công ước, bao gồm Phụ lục VII.
Phụ lục VII, UNCLOS 1982 quy định rất rõ về tiến trình tố tụng của các nước thành viên Công ước đối với việc áp dụng, giải thích UNCLOS 1982 từ một nước thành viên khác của Công ước.
Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII có đầy đủ thẩm quyền xem xét, thụ lý vụ kiện bất luận bên bị là Trung Quốc có tham gia hay không. Phán quyết của Tòa có giá trị chung thẩm.
Hội đồng Trọng tài đã được thành lập đúng trình tự, thủ tục quy định tại Phụ lục VII, UNCLOS 1982 và mỗi bước đều được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) là cơ quan thư ký thông báo cho các bên liên quan, bao gồm Trung Quốc, với đầy đủ thủ tục lẫn thời hạn.
Tuy nhiên Bắc Kinh đã liên tục khước từ các quyền hợp pháp của mình.
Thứ hai, Tổng thống Putin nói: "không ai nghe thấy lập trường của họ ở đó. Làm thế nào bạn có thể nhận thấy những phán quyết này là công bằng?" Điều này cũng không đúng.
Mặc dù Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa, nhưng vẫn thể hiện rõ lập trường và lập luận của họ bằng Công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29/7/2013. 
Ngày 14/11/2013 Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Tòa đã gửi một lá thư nhắc nhở các bên kiềm chế, không liên hệ riêng với cá nhân các Trọng tài viên của Hội đồng Trọng tài. [3]
Ngày 7/12/2014 Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố tuyên bố về lập trường của chính phủ nước này xung quanh vụ kiện do Philippines khởi xướng.
Ngày 8/12/2014 Đại sứ quán Trung Quốc gửi đến PCA một công hàm đề nghị Tòa cung cấp bản tuyên bố ngày 7/12/2014 bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh cho 5 thành viên Hội đồng Trọng tài. [3]
Như vậy ai tham mưu cho Tổng thống Putin rằng, lập trường của Trung Quốc không được lắng nghe tại phiên tòa là không đúng sự thật.
Trung Quốc có vận động hành lang đối với Nga hay không?
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga ở Moscow ngày 6/9 được đài BBC tiếng Việt dẫn lời cho biết:
Nhà nghiên cứu Vasily Kashin, ảnh: Defense News.
"Phần đầu trong tuyên bố của Putin chỉ là lặp lại lập trường lâu nay của Nga, rằng chúng tôi không có ý kiến gì về tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và các nước láng giềng, nhưng chúng tôi cực lực phản đối các thế lực ngoài khu vực (ám chỉ Hoa Kỳ) can thiệp vào vấn đề này.
Phần thứ hai thì quan trọng hơn. Đây là lần đầu tiên ông Putin tuyên bố Nga không thừa nhận phán quyết của tòa trọng tài PCA.
Phát biểu của Putin có thể nói là thành tựu to lớn của phía Trung Quốc.
Bắc Kinh đã rất nỗ lực để kêu gọi ủng hộ của quốc tế nhưng cho tới nay mới chỉ có một số quốc gia, đa phần không có biển, lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh cũng vận động Moscow một thời gian rất dài nhưng không có kết quả.
Có một giải thích rất đơn giản cho câu hỏi tại sao Nga lại đột ngột thay đổi lập trường: Nga có thể sắp lâm vào tình trạng phân xử tương tự với Ukraine.
Hồi cuối tháng Tám, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho hay Ukraine đang cân nhắc kiện Nga lên Tòa Trọng tài PCA theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Crimea." [4]
Nhận xét của chuyên gia Vasily Kashin rằng, phát biểu của Putin có thể nói là thành tựu to lớn của phía Trung Quốc sau nhiều nỗ lực vận động Moscow nhưng bất thành, lại ngược lại với chính những gì Tổng thống Nga đã nói.
"Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi đã phát triển sự tin cậy lẫn nhau, quan hệ rất thân thiện. 
Nhưng ông không bao giờ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, không bao giờ tiếp cận tôi với yêu cầu bằng cách nào đó hãy bình luận, bằng cách nào đó hãy can thiệp vào vấn đề này.
Chúng tôi tất nhiên có ý kiến của riêng mình về vấn đề này." Tổng thống Putin khẳng định. [2]
Có thể đúng là ông Tập Cận Bình chưa bao giờ trực tiếp vận động ông Putin ủng hộ Trung Quốc chống lại Phán quyết Trọng tài, nhưng không có nghĩa là điều đó loại trừ khả năng thuộc cấp của hai nhà lãnh đạo làm việc này.
Điều này khiến người viết đặt câu hỏi, phải chăng thông tin mà Tổng thống Putin có được hoàn toàn do phía Trung Quốc cung cấp? 
Nếu các trợ lý của ông chủ Điện Kremlin làm việc khách quan và có trách nhiệm, thì sẽ không bao giờ để thủ trưởng của mình sử dụng những thông tin sai lệch về tiến trình pháp lý của một vụ kiện trọng tài quốc tế như vậy.
Dư luận bạn đọc Việt Nam có nhiều người buồn, thậm chí thất vọng về những phát biểu của Tổng thống Putin với Biển Đông. Nhưng người viết thiết nghĩ, tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

"Biển Đông tắc, Singapore chết"

Trong khi Trung Quốc đã tuyên truyền như vũ bão, thậm chí tìm cách chủ động tiếp cận và cung cấp thông tin sai lệch theo ý đồ chính trị của họ, không loại trừ cả hoạt động vận động hành lang với lãnh đạo các nước, bao gồm cả Tổng thống Nga thì chúng ta đã làm những gì, ngoài việc mình nói ta nghe?
Hơn nữa, những diễn biến mới này cho thấy đã đến lúc chúng ta nên dùng lý trí thay vì tình cảm để đánh giá, nhận xét một vấn đề.
Theo cá nhân người viết, chúng ta nên học cách nhìn thẳng sự thật, ứng xử dựa trên luật pháp và thông lệ quốc tế như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã thể hiện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20.
Trả lời câu hỏi về những căng thẳng xung quanh nhận thức khác nhau giữa Singapore và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, ông Lý Hiển Long nói rằng, hai nước khác nhau thì tự nhiên sẽ có quan điểm khác nhau trong một số vấn đề.
Đó là điều bình thường. Khi có quan điểm khác biệt, hai bên cần quản lý chúng, chấp nhận chúng và không để chúng ảnh hưởng đến quan hệ tổng thể. [5]
Đó là một thái độ hết sức thẳng thắn, chân thành, thiện chí và văn minh.
Người viết thiết nghĩ, điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp những phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin về Biển Đông. Hãy xem nó là điều bình thường, bởi suy cho cùng những tuyên bố chính trị không làm ảnh hưởng đến hiệu lực và giá trị của Phán quyết Trọng tài.
Quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Nga có rất nhiều điểm chung có thể mang lại lợi ích thiết thực cho hai dân tộc, không nên để những khác biệt nho nhỏ trở thành rào cản hợp tác song phương.
Như vậy trên cơ sở lợi ích hợp pháp của quốc gia dân tộc là tối thượng, kết hợp với bảo vệ các giá trị chuẩn mực luật pháp và thông lệ quốc tế hiện tại sẽ giúp chúng ta đánh giá nhìn nhận vấn đề chính xác, cái gì đúng nói đúng, cái gì sai nói sai.
Đồng thời không để một vài sự khác biệt ảnh hưởng đến tổng thể mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Bát đũa còn có khi xô, huống hồ quan hệ cấp quốc gia, quốc tế với nhiều mâu thuẫn và lợi ích đan xen phức tạp.
Người viết hy vọng rằng những cảm xúc nhất thời sẽ nhanh chóng được thay thế bởi cái nhìn toàn diện và tích cực. Bởi lẽ người viết cho rằng, nhìn nhận vấn đề bằng cảm xúc, và thể hiện quan điểm chỉ để thỏa mãn cảm xúc có thể đẩy chính chúng ta vào thế kẹt.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủ

Ông Trịnh Xuân Thanh đã ra nước ngoài chữa bệnh ???

Đôi lời phi lộ: 
Trên mạng đang lưu truyền một Báo cáo gửi Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư và Đoàn kiểm tra...; Người ký báo cáo Trịnh Xuân Thanh...
Báo cáo đề ngày 4/9/2016...
Không có điều kiện để kiểm chứng độ thật giả của Báo cáo này; chỉ xin lưu ý một vài thông tin đáng lưu ý:
1/ Ông Trịnh Xuân Thanh là con ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương;
2/ Ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề liên quan tới khoản thua lỗ hơn 3000 tỷ đồng ở PVC; Theo trình bày của Báo cáo thì sự thua lỗ của PVC, là do khách quan của hoạt động kinh doanh không phải lỗi của mình Trịnh Xuân Thanh...
3/ Để đảm bảo an toàn cho bản thân và bớt áp lực, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin nghỉ phép và hiện đang ở nước ngoài chữa bệnh gout ???

t1
t2
t3

Thép Cà Ná: Chạy ‘nước rút’ vào quy hoạch

07/09/2016  14:00 GMT+7

 Việc bổ sung thêm dự án Thép Cà Ná 16 triệu tấn/năm vào quy hoạch đang gây quan ngại lớn về nguy cơ dư thừa. Sau khi những dự án thép tỷ USD phá sản rút lui, việc Hoa Sen đầu tư một dự án với tham vọng tỷ USD đang gây ra nhiều bàn cãi.
Theo quyết định số 3516/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 25/8/2016, Dự án “Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận” với công suất 16 triệu tấn/năm được bổ sung vào Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020 xét đến 2025. Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 10 tỷ USD.
Gấp rút bổ sung siêu dự án
Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Đúc - Luyện kim, hiện nay, sản xuất thép Việt Nam đang dư thừa. Chúng ta sản xuất được 4 sản phẩm chính là thép xây dựng, thép ống, thép cuộn cán nguội và tôn mạ màu, thì cả 4 đều dư thừa lớn về công suất.
Cụ thể, thép xây dựng công suất 11,1 triệu tấn nhưng năm 2015 tiêu thụ đạt 5,65 triệu tấn; thép ống công suất 2,1 triệu tấn, tiêu thụ đạt 1,2 triệu tấn; thép cuộn cán nguội công suất 4,8 triệu tấn, tiêu thụ đạt 2,6 triệu tấn; tôm mạ màu công suất 4,3 triệu tấn, tiêu thụ đạt 2,8 triệu tấn.
siêu dự án thép, dự án thép, ngành thép, sản xuất thép, công suất dư thừa, quy hoạch, bổ sung.
Việc Tập đoàn Hoa Sen đầu tư một dự án với tham vọng tỷ USD tại Cà Ná đang là vấn đề gây ra nhiều bàn cãi.
Tính ra, công suất vượt tiêu thụ khoảng 50%. Hiện nhà máy thép nào hoạt động tốt nhất mới đạt 60% công suất. Nhiều nhà máy chỉ đạt 30% công suất.
Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được thép cuộn cán nóng nhưng khi Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh hoàn thiện và đi vào hoạt động dự kiến sẽ có sản lượng hơn 20 triệu tấn.
Thời gian qua, Bộ Công thương đã bổ sung dự án Thép Nghi Sơn (Thanh Hóa) vào quy hoạch với công suất 7 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 4,3 tỷ USD, thời gian thực hiện từ 2015 đến 2027. Hiện hệ thống cảng biển dự án này đã được khởi công và dự kiến khởi công giai đoạn 1 vào Quý 4/2016.
Với các dự án trên đi vào hoạt động, tính tới 2030 Việt Nam có khoảng 50 triệu tấn thép mỗi năm. Trong khi đó, theo tính toán, nhu cầu thép Việt Nam đến 2030 cũng chưa tới mức 40 triệu tấn/năm.
Với việc bổ sung thêm dự án Thép Cà Ná 16 triệu tấn vào Quy hoạch quy hoạch Phát triển Hệ thống sản xuất và phân phối thép giai đoạn 2020 có xét đến 2025, ông Cường cho rằng là vội vã.
Theo ông Cường, Quy hoạch do Bộ Công thương phê duyệt vào đầu 2013 đã đưa ra sản lượng sản xuất lên tới 39 triệu tấn thép, vào 2025. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là quy hoạch "chữa cháy" cho quy hoạch ngành Thép được Chính phủ phê duyệt năm 2007 nhưng đã bị phá vỡ.
Theo quy hoạch thép giai đoạn 2007- 2015, có xét đến 2025, thì đến 2025, tổng công suất thép cả nước mới đạt 20 triệu tấn/năm.
Tuy nhiên, chỉ tính riêng số dự án thép được cấp phép giai đoạn 2006 - 2008 đã có tổng công suất trên 30 triệu tấn/năm, gấp 1,5 lần với quy hoạch. Điều đáng nói là, sau đó việc cấp phép nhiều siêu dự án thép diễn ra khiến quy hoạch phải liên tiếp bổ sung. Kết quả là công suất dự kiến lên tới trên 40 triệu tấn/năm.
Ông Cường lưu ý, quy hoạch 2020 có xét đến 2025 đến nay đã bị phá vỡ nên đừng thấy 1 số siêu dự án đổ bể, thì vội vàng bổ sung ngay bằng những siêu dự án mới.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, việc bổ sung dự án vào Quy hoạch ngành cấp quốc gia, cần tuân thủ các trình tự pháp luật. Có nghĩa là phải có phê duyệt chủ trương điều chỉnh Quy hoạch, ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định quy hoạch, ý kiến của Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch, cuối cùng mới đến điều chỉnh.
Vì thế, câu hỏi được đặt ra: Việc bổ sung Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận vào Quy hoạch đã đúng trình tự?
Trong khi đó, hiện tại Bộ Công thương đang chủ trì cùng 1 số cơ quan chức năng và các hiệp hội chuyên ngành để lập Quy hoạch về ngành Thép giai đoạn mới, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016. Khi quy hoạch mới còn đang bàn bạc, chưa ngã ngũ, đã vội vã bổ sung thêm 1 siêu dự án vào quy hoạch cũ liệu có quá vội vã?, ông Cường đặt câu hỏi.
Sống lại "trào lưu" thép tỷ USD?
Thế giới đang trong xu thế dư thừa thép. Tại Trung Quốc hiện dư thừa hàng trăm triệu tấn công suất, nếu xây dựng quy hoạch không thể khôg tính đến thị trường thế giới. Việt Nam đang mở cửa hội nhập, vì vậy sẽ khó ngăn thép ngoại tràn vào.
siêu dự án thép, dự án thép, ngành thép, sản xuất thép, công suất dư thừa, quy hoạch, bổ sung.
Việc bổ sung thêm dự án Thép Cà Ná 16 triệu tấn/năm vào quy hoạch đang gây quan ngại lớn về nguy cơ dư thừa.
Việc cạnh tranh phải nói đến giá và chất lượng. Nếu giá thành khó cạnh tranh khi hội nhập, dễ dẫn đến môi trường bị ảnh hưởng. Việc xuất khẩu cũng không hề dễ dàng. Xuất khẩu thép của Việt Nam hiện chưa nhiều, nhưng liên tục phải đối mặt với việc các nước nhập khẩu yêu cầu điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo ông Cường, cơ quan quản lý cần xem xét lại tính khả thi khi cấp phép cho các dự án thép. Chính phủ cần dựa trên cơ sở uy tín và năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm của nhà đầu tư, từ đó tạo thuận lợi cấp giấy phép cho những dự án tốt, có tính khả thi. Bởi lẽ, các dự án thép liên hợp, chỉ có thể thành công khi chủ đầu tư là những công ty có kinh nghiệm, với nguồn lực tài chính lớn và công nghệ sản xuất thép hàng đầu.
“Kinh nghiệm tại các nước phát triển cho thấy, không khả thi khi xây dựng các nhà máy thép lớn tại 1 địa điểm với công suất trên 10 triệu tấn/năm. Nếu xây dựng, phải được tiến hành bởi các tập đoàn sản xuất thép rất nổi tiếng và có công nghệ sản xuất thép từ hơn 50 năm. Sẽ rất rủi ro, nếu mong đợi các nhà đầu tư không có kinh nghiệm, trong sản xuất thép, đầu tư vào các siêu dự án thép”, ông Cường nói.
Với Tập đoàn Hoa Sen vốn chỉ sản xuất tôn mạ, nay chuyển sang luyện kim là lĩnh vực hoàn toàn mới.
“Chúng ta phải có Hội đồng đánh giá, phân tích lợi ích, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, tài chính của DN chứ không phải chấp nhận dễ dãi. Điều này cũng chẳng khác gì giúp “nối dài” danh sách trào lưu “làm thép” tỷ đô theo cảm tính và mong muốn chủ quan, ông Cường nói.
Trần Thủy

Làm nhà máy thép lãi lớn: "Ngu gì không đầu tư"

Dân trí Nói về siêu dự án thép Cà Ná hơn 10 tỷ USD, ông chủ Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, thời điểm này là cơ hội vàng để làm dự án thép vì nhu cầu của thị trường đang lớn chưa bao giờ giá thành đầu tư nhà máy thép rẻ như bây giờ.
 >> Siêu dự án thép 10 tỷ USD: Không nên sử dụng công nghệ Trung Quốc
 >> "Nếu được không nên phát triển thêm bất kỳ dự án thép nào nữa"
 >> Hậu Formosa: "Hãy ngừng gọi vốn vào lọc dầu, thép và xi măng"

(Ảnh minh hoạ).
(Ảnh minh hoạ).
Tại Đại hội cổ đông bất thường diễn ra hôm qua (6/9), cổ đông của Công ty CP tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) đã thông qua dự án tổ Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ cho biết, dự kiến dự án sẽ được triển khai với sự tư vấn độc lập của công ty đến từ Mỹ là Global Metal Consulting (GMC) với chi phí hàng triệu USD.
Nói chi tiết về dự án, ông Vũ cho biết, việc lựa chọn công nghệ nào để thực hiện dự án sẽ trả lời cổ đông sau. Tuy nhiên ông Vũ cũng cho biết đa số các nhà cung cấp thiết bị cho nhà máy thép hiện nay trên toàn thế giới như Ấn Độ, Úc, Đức… đều đặt xưởng sản suất tại Trung Quốc vì dung lượng thị trường lớn, chi phí nhân công rẻ.
"Cho nên giờ chúng ta có ký của châu Âu hay Mỹ thì cũng từ Trung Quốc mà ra, đến 90% là như thế! Còn nếu bắt tôi ký mua công nghệ 100% châu Âu thì giá thành cao ngất ngưởng không làm nổi. Tôi sẽ đủ khôn ngoan để chọn lựa làm cái gì để đạt hiệu quả cao nhất, đạt cạnh tranh tốt nhất", ông Vũ cho biết.
Lý giải về việc triệu tập đại hội cổ đông để thông qua dự án thép Cà Ná giữa tâm bão Formosa và bão dư luận, ông Vũ cho rằng, thời điểm này là cơ hội vàng để làm dự án thép vì nhu cầu của thị trường đang lớn chưa bao giờ giá thành đầu tư nhà máy thép rẻ như bây giờ.
Đồng thời khuyên nhà đầu tư “nên nhìn xa trông rộng về những ưu điểm, thuận lợi mà dự án có thể mang lại trong tương lai”. Thậm chí, ông Vũ cũng cho rằng, nếu nhìn thấy Tập đoàn Hòa Phát quý vừa rồi lãi đến 2.000 tỷ đồng từ thép mang lại thì “ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư”.
"Các nước đã chứng minh, khi nền kinh tế phát triển thì lập tức lĩnh vực thép tăng trưởng mạnh. Cho nên chúng ta đầu tư thép là đúng quy luật và đây là cơ hội vàng. Thứ hai, hiện nay thép Trung Quốc bị đánh chống phá giá tại nhiều nước, đó là cơ hội của doanh nghiệp Việt", ông nhấn mạnh.
Bình luận về những phát biểu của ông Lê Phước Vũ, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng: "Ông chủ của Hoa Sen nói không sai. Các nhà đầu tư nắm trong tay hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng, không dễ mà hành động sai".
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, cần phải lưu ý rằng: "Giá năng lượng, cụ thể là giá điện cho sản xuất, bị định giá sai. Mức giá điện đang bị định thấp đến nỗi, những nhà đầu tư thông minh, trong nước hay ngoài nước, đều hiểu rằng sẽ lời to nếu đầu tư vào các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng. Và quy mô đầu tư càng lớn, lợi nhuận càng lớn (so với việc đặt nhà máy ở một nước xung quanh.) Và tất nhiên, năng lượng tiêu tốn càng lớn".
Theo ông Thành, cả nước trợ cấp cho giá điện sản xuất, tức là trợ cấp lợi nhuận cho các ông lớn nhất. Khi sản phẩm được xuất khẩu, thì là cả nước đồng lòng trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài. Ngoài ra, việc dễ dãi trong phát thải gây ô nhiễm môi trường, không buộc các doanh nghiệp phải tính đủ việc bảo đảm bảo vệ môi trường vào chi phí hoạt động, cũng là một loại trợ cấp không khác gì trợ cấp giá năng lượng hay ưu đãi thuế.
"Tuy nhiên, người trợ cấp cho doanh nghiệp chính là người dân ở vùng đó, chứ không phải ngân sách. Họ mang mạng sống của họ và gia đình họ trợ cấp cho lợi nhuận khổng lồ của các công ty gây ô nhiễm", ông Thành chia sẻ.
Theo ông Thành, muốn Formosa rút khỏi Việt Nam, muốn Hoa Sen "mặt cắt không còn giọt máu" khi được hỏi về dự án thép 10 tỷ USD, chỉ cần đưa giá điện sản xuất về giá thị trường và kiểm soát chính xác quá trình phát thải của các nhà máy, thu phí gây ô nhiễm đúng quy định, đúng mức phát thải. Đồng thời, không ưu đãi đầu tư (bằng thuế hoặc giá đất) cho các dự án tiêu tốn năng lượng hoặc có phát thải gây ô nhiễm.
"Chỉ cần cho họ bình đẳng như mọi ngành nghề bình thường khác. Hãy bình thường, thì mọi thứ sẽ bình thường", ông Thành nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016 hôm 25/8, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn đậm chất kinh tế tiểu nông, nhỏ lẻ, đóng kín, thiếu liên kết, chưa có tầm nhìn toàn cầu.
Đáng lưu ý, ông Thiên cho rằng, ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra tình trạng xung đột cung - cầu năng lượng. Giá điện ở Việt Nam hiện nay thấp, khuyến khích người tiêu dùng, không khuyến khích sản xuất năng lượng, khuyến khích sản xuất lạc hậu. Sau 55 năm Việt Nam vẫn chưa xây dựng xong "cơ sở công nghiệp hóa", nền tảng của nước công nghiệp phát triển hiện đại.
"Chính vì vậy, ngành năng lượng cần đặt mục tiêu bao nhiêu năm sẽ thay đổi được cơ chế giá. Đặc biệt, cần thay đổi tư duy vượt lên để thay đổi đẳng cấp. Cùng với đó, cơ chế thị trường cần thay đổi cơ bản nhưng không gây xung đột xã hội bởi giá điện mang tính chính trị rất cao", vị chuyên gia khuyến nghị.
Về việc cấp phép đầu tư các dự án thép, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng: “Một số ngành công nghiệp gang thép cần rất thận trọng và nếu được không nên phát triển thêm bất kỳ dự án thép nào nữa vì chúng ta có thể là nước đi sau, rõ ràng có thể tránh được những vết xe đổ của các nước đi trước”.
Theo ông Mại, hiện gang thép trên thế giới rất nhiều và không khó mua, do đó, Việt Nam có thể đi vào công nghiệp hiện đại như hợp kim cao cấp, vật liệu nano sau đó bán ra thị trường thế giới và mua thép. Ông cũng cho rằng, cần tập trung sức vào làm công nghiệp tương đối hiện đại đi cùng thế giới, bỏ qua những ngành công nghiệp cổ điển. Chẳng hạn, đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất hợp kim cao cấp, nhập khẩu công nghệ ở những nước tiên tiến, nước G7 với giá trị bằng 5-7 lần so với sản xuất thép.
Theo ông Mại, Việt Nam không nên đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác, như tại Trung Quốc hiện đang dư thừa khối lượng thép khổng lồ và 3 năm vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu bỏ các nhà máy gang thép công suất dưới 2 triệu tấn vì những nhà máy như vậy không có lợi cho kinh tế, môi trường.
Phương Dung

Philippines tố Trung Quốc ngay giữa hội nghị ASEAN

07/09/2016 10:59 GMT+7

TTO - Bộ quốc phòng Philippines hôm nay (7-9) công bố những bức ảnh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc có mặt gần bãi cạn Scarborough bất chấp phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế.
Philippines tố Trung Quốc ngay giữa hội nghị ASEAN
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tham dự hội nghị cấp cao ASEAN tại Vientiane - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, những bức ảnh tố cáo hoạt động ngang ngược của tàu cá Trung Quốc, bất chấp phán quyết của tòa Trọng tài The Hague ngày 12-7, được Bộ quốc phòng Philippines công bố chỉ vài giờ trước cuộc họp giữa các quốc gia ASEAN với thủ tướng Trung Quốc tại Lào.
Mặc dù chưa có sự giải thích nào về tính thời điểm của việc công bố này, nhưng chỉ hai ngày trước, Manila nêu ra "quan ngại sâu sắc" của họ trước số lượng tàu Trung Quốc gia tăng xung quanh khu vực bãi cạn Scarborough và yêu cầu đại sứ Trung Quốc giải thích về việc này.
Một quan chức Philippines cho biết việc công bố các bức ảnh và bản đồ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng quốc phòng Philippines là người đang có mặt tại hội nghị cấp cao ASEAN ở Lào.
10 bức ảnh và bản đồ đã được gửi qua email tới các nhà báo, nhiều người trong đó cũng đang có mặt tại thủ đô của Lào để đưa tin về hội nghị.
Các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ có cuộc gặp với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cuối giờ sáng hôm nay (7-9), mặc dù chưa rõ những vấn đề tranh cãi về Biển Đông có được đưa ra thảo luận công khai hay không.
Một dự thảo thông cáo của ASEAN mà hãng tin Reuters có được hôm 5-9 có liệt kê 8 điểm liên quan tới vấn đề Biển Đông nhưng không đề cập tới phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên, trước hội nghị tại Lào, bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết máy bay của không quân Philippines đã bay qua khu vực bãi cạn Scarborough và phát hiện thấy số lượng tàu Trung Quốc đông bất thường vẫn tiếp tục hoạt động tại đây.
Bộ trưởng quốc phòng Delfin Lorenzana cho rằng sự xuất hiện của 6 tàu Trung Quốc cùng với các tàu hải cảnh trong khu vực đó là "nguyên nhân gây quan ngại sâu sắc".
"Chúng tôi đã thắng trong vụ kiện tại tòa Trọng tài quốc tế, nhưng chúng tôi vẫn không thể thực thi được phán quyết của tòa, vậy chúng tôi có thể giải thích thế nào đây với các ngư dân trong nước?
Một quan chức an ninh Philippines
Một quan chức an ninh Philippines tháp tùng tổng thống Duterte cho biết chính quyền Manila đang đối mặt với thách thức về việc phải giải thích như thế nào với người dân về việc vì sao các ngư dân của họ vẫn chưa thể trở lại ngư trường đánh bắt xung quanh bãi cạn Scarborough.
Quan chức này nói: "Vậy nên chúng tôi muốn đối thoại với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này, nhưng tình hình đang khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tổng thống đang muốn hỏi ý đồ của Trung Quốc tại khu vực này là như thế nào".
D. KIM THOA