Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Điều đặc biệt trong ngôi đình Tổng thống Pháp ghé thăm

Bia đá, cột đình cổ, hoành phi câu đối, mái vòm, không gian cổ kính là những đặc trưng của ngôi đình lớn nhất trên phố cổ Hà Nội - đình Kim Ngân được Tổng thống Francois Hollande ghé thăm.
Đình Kim Ngân là điểm dừng cuối cùng của Tổng thống Francois Hollande trong chuyến dạo chơi phố cổ Hà Nội chiều 6/9. Đình tọa lạc tại số 42 phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được xây dựng từ thời Hậu Lê, cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên. Đây được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ.
 
Tổng thống Francois Hollande được nghe giới thiệu sơ lược về lịch sử ngôi đình cũng như văn hóa người Việt tại đây. Ảnh: Giang Huy.
 
Các giá trị chính mà di tích đình còn bảo lưu được, mang ý nghĩa lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử tồn tại phát triển của một phường nghề ở Hà Nội. Vào thời Pháp thuộc, con phố Hàng Bạc có tên tiếng Pháp là Rue de changeurs (tức là phố Đổi Bạc hay phố của những người nhiều tiền). Nơi đây quy tụ những thợ kim hoàn tinh xảo bậc nhất của đất kinh kỳ.
 
Ngôi đình được xây theo kiến trúc truyền thống kiểu chữ “Công” với gỗ và gạch là vật liệu chính. Đại đình rộng 3 gian, hậu cung 3 gian được giật cấp nâng cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt.
 
Nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống (hành lang nối giữa hai dãy nhà) làm theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên và lấy ánh sáng tự nhiên. Tấm hoành phi đặt trang trọng trên cao, hai cột lớn là hai câu đối.
 
Năm 2009, đình Kim Ngân được trùng tu tôn tạo, và nới rộng mặt bằng với diện tích 575 m2. Hiện trong đình kê những bộ bàn ghế và tấm hoành phi câu đối cổ.
 
Chiếc sập với nhiều hoạt tiết hoa văn đặt giữa đình.
 
Con công được thêu những họa tiết cầu kỳ đặt trang trọng trên lưng con ngựa phía hai bên lối đi vào hậu cung.
 
Ba tấm bia đá trên bức tường.
 
Sau ngày giải phóng Thủ đô (năm 1954) khuôn viên đình bị thu hẹp, tuy nhiên, tại đình vẫn lưu giữ bia đá, đồ thờ tự, tượng pháp... Về kiến trúc, ở đây vẫn còn nhiều họa tiết chạm khắc rất đẹp, độc đáo.
 
Cây cột đình cổ được kê cao lưu giữ bên trong khuôn viên đình.
 
Đình được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia vào tháng 10/2012.
 
Ngọc Thành

Thu hồi thẻ 4 nhà báo

06/09/2016 21:31 GMT+7

TTO - Ngày 6-9-2016, Bộ Thông tin và Truyền thông có hai quyết định về việc thu hồi Thẻ nhà báo của bốn nhà báo đang công tác tại Báo điện tử Infonet và Báo điện tử Dân trí.
Trong đó, theo Quyết định số 1551/QĐ-BTTTT do Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký, Thẻ nhà báo của nhà báo Lương Tân Hương được cấp tại Báo điện tử Infonet bị thu hồi vì ông Lương Tân Hương đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Quyết định số 1552/QĐ-BTTTT do Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo ký, quyết định thu hồi Thẻ nhà báo thời hạn 2016-2020 được cấp tại Báo điện tử Dân trí của các nhà báo Phạm Phúc Hưng vì bị xử lý kỷ luật cách chức từ Tổng Thư ký toà soạn xuống Phó Tổng Thư ký tòa soạn, nhà báo Lê Trịnh Trường vì bị xử lý luật cảnh cáo, hạ bậc lương, nhà báo Nguyễn Đình Hưng vì bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Báo điện tử Infonet và Báo điện tử Dân trí có trách nhiệm thu hồi Thẻ nhà báo của bốn nhà báo nộp về Bộ (qua Cục Báo chí) trước ngày 15-9.

Báo Nga lên tiếng ủng hộ Trung Quốc, đả Mỹ...: Việt Nam ủng hộ Nga cho lắm vào ?!

Báo Nga: Obama phá G20 khi cảnh cáo TQ về hậu quả ở biển Đông

Hải Võ | 
Báo Nga: Obama phá G20 khi cảnh cáo TQ về hậu quả ở biển Đông
(Ảnh: AFP)

Đó là đánh giá của báo Sputnik News (Nga) trong bài bình luận đăng tải tối 5/9.

Theo tờ này, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã "tạo sóng" ở Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc khi đe dọa nước chủ nhà.
Ông Obama đã đưa ra cảnh báo cứng rắn nhằm vào những hành vi không đúng mực của Trung Quốc ở biển Đông.
Tổng thống Mỹ nói rằng sẽ có "những hậu quả" nếu Bắc Kinh từ chối xuống thang trong những hành động gây hấn, khiến cho các nước láng giềng quan ngại.
Obama nói trong cuộc phỏng vấn với đài CNN của Mỹ: "Một phần những gì tôi cố gắng truyền đạt tới Chủ tịch Tập [Cận Bình], đó là nước Mỹ có được sức mạnh phần nào nhờ vào sự kiềm chế chính mình."
"Mọi người biết đấy, khi chúng ta ràng buộc mình vào một loạt chuẩn mực và quy tắc, thì đó không phải bởi chúng ta phải làm vậy, mà do chúng ta nhận thức rằng xét về dài hạn, việc tạo dựng một trật tự quốc tế mạnh mẽ là vì lợi ích của chính mình. Và tôi nghĩ, về lâu dài, điều đó cũng vì lợi ích của chính Trung Quốc nữa," ông nói.
Sputnik bình luận, tuyên bố trên đã "vạch trần" mục đích của Obama trong nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực, như một phần chính sách "xoay trục châu Á" của ông, cũng như liên quan đến những rắc rối ngoại giao mới nhất giữa Mỹ với một đồng minh quan trọng - Philippines.
Tổng thống Mỹ hôm 5/9 quyết định không gặp mặt người đồng cấp Philippines Rodrigo Duterte tại Vientiane, Lào, sau khi bị ông Duterte xúc phạm là "đồ chó đẻ".
Sputnik cho rằng, căng thẳng Mỹ-Philippines ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tình hình tranh chấp ở biển Đông, bởi chính quyền của ông Obama đã nỗ lực thúc giục Manila theo đuổi "giải pháp đơn phương" ở tòa án quốc tế tại The Hague, Hà Lan nhằm kiềm chế yêu sách chủ quyền (phi pháp-PV) của Bắc Kinh.
Sau vụ kiện kéo dài 3 năm, Tòa trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7 đã phán quyết bác bỏ (cái gọi là) "chủ quyền lịch sử" mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Đông, cũng như căn cứ pháp lý của yêu sách "Đường 9 đoạn" do nước này áp đặt.
Ông Obama cho biết:
"Ở nơi chúng ta thấy họ (Trung Quốc) vi phạm luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế, như chúng ta chứng kiến một vài trường hợp ở biển Đông hoặc trong một số hành vi của họ liên quan đến chính sách kinh tế, chúng ta đã rất kiên quyết. Và chúng ta đã gửi tín hiệu cho họ rằng sẽ có những hậu quả."
Sputnik gọi tuyên bố của Tổng thống Obama là "bay thẳng vào mặt các yêu cầu của Bắc Kinh", khi Trung Quốc muốn né tránh vấn đề biển Đông ở G20, nhằm duy trì bầu không khí ngoại giao tại hội nghị thượng đỉnh về kinh tế.
Cùng ngày 5/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Bắc Kinh liên quan đến vụ kiện biển Đông giữa Trung Quốc-Philippines, tức không thừa nhận phán quyết của PCA.
theo Thế giới trẻ

Nỗi ân hận muộn màng của Tổng thống Phi...


Trung Quốc "tím mặt" vì bị Obama cảnh cáo ngay trên sân nhà

(VnMedia) - Dù đang là khách giữa thủ đô Bắc Kinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không ngại ngần tung cảnh báo sắc lạnh nhằm vào nước chủ nhà, theo đó ông tuyên bố Trung Quốc sẽ phải gánh chịu “hậu quả” nếu tiếp tục hành xử hung hăng ở Biển Đông.
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình
Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình
Biển Đông đang là một trong những vấn đề nóng bỏng gây chia rẽ hàng đầu trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington đang quyết liệt ngăn chặn tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Ngày hôm qua (5/9), Tổng thống Obama đã đưa ra một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với những hành động cư xử không đúng của Trung Quốc ở Biển Đông, nói rằng sẽ có “hậu quả” nếu Bắc Kinh tiếp tục không chịu từ bỏ lập trường hung hăng, hiếu chiến, khiến các nước láng giềng xung quanh lo ngại.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cáo buộc Trung Quốc cố tình hành xử theo một cách thức đi ngược lại với luật pháp quốc tế và tìm cách phá hoại sự ổn định trong khu vực khi Bắc Kinh áp dụng một lập trường ngày càng hung hăng ở Biển Đông. Cách đây không lâu, một tờ báo chính thống của Trung Quốc thậm chí còn tuyên bố Australia là “mục tiêu lý tưởng để tấn công” đồng thời đe dọa chiến tranh với Nhật Bản nếu nước này tham gia vào cuộc tập trận tự do hàng hải với Mỹ ở Biển Đông.
"Ở nơi chúng ta thấy có sự vi phạm luật pháp và các tiêu chuẩn quốc tế như chúng ta chứng kiến trong một số trường hợp ở Biển Đông hoặc trong một số hành vi của họ liên quan đến chính sách kinh tế, chúng ta cần phải kiên quyết. Và như tôi đã ra dấu hiệu cho họ về việc sẽ có hậu quả cho điều đó”, Tổng thống Obama cảnh báo.
Lời đe dọa trên được Tổng thống Mỹ Obama đưa ra bất chấp việc Bắc Kinh yêu cầu không đả động gì đến vấn đề Biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh G-20.
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối, đối phó và đáp trả một cách quyết liệt và mạnh mẽ chưa từng có của các nước láng giềng cũng như của các cường quốc lớn trên thế giới.
Điều gây quan ngại hơn nữa là những công trình mà Trung Quốc đang cấp tập xây dựng trái phép ở Biển Đông có khả năng được dùng cho mục đích quân sự. Động thái của Trung Quốc được tin là một bước tiến dài táo tợn để nước này tiến tới tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Tuy nhiên, mới đây, Trung Quốc đã phải hứng chịu một “đòn giáng” pháp lý nặng nề khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở the Hague ra phán quyết chính thức bác bỏ đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc. Bắc Kinh dựa vào yêu sách đường 9 đoạn để đòi chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông. Phán quyết của tòa án quốc tế khiến Trung Quốc sục sôi tức giận, tuyên bố không chấp nhận. Cộng đồng quốc tế và các nước liên quan đang gây sức ép đòi Bắc Kinh phải tuân thủ nghiêm túc phán quyết này.
Trung Quốc đã rất hài lòng khi thuyết phục được Philippines không đưa vấn đề phán quyết Biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực ở the Hague ra hội nghị thượng đỉnh G-20. Philippines là nước có liên quan trực tiếp đến phán quyết. Manila tuyên bố muốn mở cơ hội cho đàm phán song phương giữa hai nước Trung Quốc và Philippines về vấn đề tranh chấp Biển Đông. Mặc dù vậy, Tổng thống Philippines cũng cảnh báo sẵn sàng lao vào một cuộc xung đột đẫm máu với Trung Quốc nếu nước này tìm cách xâm chiếm bãi cạn Scarborough.
Kiệt Linh (tổng hợp)

Mỹ khẳng định không từ bỏ cam kết với châu Á - Thái Bình Dương

Tổng thống Barack Obama khẳng định những cam kết của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được duy trì ngay cả khi ông rời Nhà Trắng.

Tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày 6/9. Ảnh:Reuters.
"Lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương không mới, không phải nhất thời. Nó phản ánh những lợi ích quốc gia cơ bản", AFP dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay phát biểu tại thủ đô Vientiane, Lào.
Tổng thống Obama đang có chuyến thăm thứ 11 và cũng là cuối cùng tới châu Á - Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ. Ông muốn củng cố chính sách "xoay trục", một trong những điểm nhấn quan trọng trong 8 năm là ông chủ Nhà Trắng, sang khu vực này.
"Trên cương vị tổng thống, một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của tôi là tăng cường cam kết với các quốc gia và người dân châu Á - Thái Bình Dương", ông nói.
Tổng thống Mỹ thông báo về việc tăng cường hợp tác quân sự với những quốc gia như Ấn Độ, Philippines và Singapore, thúc đẩy tăng cường thương mại với khu vực, và tuyên bố sẽ duy trì các hoạt động trên.
"Chúng tôi đã ở đây. Trong thời gian khó khăn cũng như tốt đẹp, các bạn có thể trông cậy vào Mỹ", ông Obama nói.
Ông bày tỏ quan ngại về Trung Quốc. Bắc Kinh tỏ ra thận trọng trước chính sách "xoay trục" và ngày càng cứng rắn trong khu vực. Ông "hoan nghênh sự trỗi dậy của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, một bên có trách nhiệm trong các vấn đề toàn cầu" bởi Mỹ tin điều này có lợi cho tất cả các bên.
Tổng thống Obama tái khẳng định ủng hộ tự do đi lại trên những vùng biển trong khu vực mà Trung Quốc tự nhận là của mình. Ông tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục bay, giương buồm và hoạt động ở những nơi luật pháp quốc tế cho phép trong khu vực, bao gồm cả Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời ủng hộ quyền tương tự của những quốc gia khác.
Như Tâm

Đưa dự án thép vào Biển Cà Ná Ninh Thuận là đụng đến quê hương của người Chăm, hãy coi chừng bàn tay lông lá của Trung Cộng ?

Biển Cà Ná

Cà Ná là một cái tên ấn tượng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Nơi có núi, có rừng, có biển, và cả một nền văn hóa Chăm rất độc đáo. Vẻ đẹp thiên nhiên kết hợp với nét đẹp văn hóa đã tạo nên một thiên đường du lịch thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
biển cà ná
Hành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận – Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra bát ngát, bao la được mệnh danh là nàng công chúa ngủ quên.
cà ná
Bãi biển nằm trên quốc lộ 1A cách trung tâm thị xã Phan Rang 30km về phía nam (thuộc huyện Thuận Nam). Cà Ná được thiên nhiên ban tặng cho một vị trí rất đẹp. Đây là xứ sở của nắng, gió, cát trắng, biển xanh và núi đồi hoang dã.
cà ná
Bãi biển Cà Ná dài chừng 3 cây số, nằm sát bên quốc lộ 1A, con đường xuyên suốt Bắc – Nam.
biển cà ná
Có thể dễ dàng chiêm ngưỡng biển Cà Ná từ quốc lộ 1A.
biển cà ná
Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non… cộng với các tuyến đường giao thông uốn lượn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm.
cà ná
Nơi đây được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam, hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước với những khu resort tiện nghi cho khách những phút giây sảng khoái nhất, vui vẻ nhất trong kỳ nghỉ.
cà ná
Nước biển trong xanh với những bãi cát trải dài quanh co uốn lượn khiến cho phong cảnh Cà Ná đẹp đến mê hồn. Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3-4 độ.
cà ná
Chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng tinh anh, sạch sẽ.
cà ná
Cà Ná luôn là điểm lựa chọn hàng đầu các tour du lịch về biển. Biển Cà Ná luôn là điểm dừng chân hấp dẫn của du khách.
cà ná
Vẻ đẹp Cà Ná kết hợp với những khách sạn với lối kiến trúc Chăm tạo nên điểm nhấn ấn tượng.
cà ná
Không khí Cà Ná trong lành, mát mẻ. Đêm ở Cà Ná rất đẹp, nhất vào những ngày có trăng, gió biển lồng lộng vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào, mọi thứ như hòa vào đất trời, thiên nhiên.
cà ná
Những ghềnh đá hoa cương điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná.
cà ná
Những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ.
cảng cà ná
Cảng cá Cà Ná. Cà Ná là 1 trong ba ngư trường lớn nhất cả nước nên nguồn hải sản rất phong phú, dồi dào.
Ngoài những đặc sản nổi tiếng như muối, nước mắm nhĩ… , du khách đến Cà Ná còn được thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ rất nhiều loại hải sản như: tôm, cua, sò, ốc, hến. Ở đây du khách có thể chọn mua những cây san hô biển rất đẹp – một vật kỉ niệm có ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân.
Du khách có thể tự tay chế biến và thưởng thức nhiều loại hải sản tươi sống.
hải sản cà ná
Sau khi tắm biển, không gì tuyệt vời hơn là thưởng thức lẩu mực tươi, mực nướng.
đặc sản cà ná
Nước mắm Cà Ná là món quà không thể thiếu khi trở về. Mực khô, mực một nắng cũng là món quà ưa thích của du khách.
Cà Ná non nước thật hữu tình. Nó đang được vực dậy từ tiềm năng sẵn có sau bao nhiêu năm ngái ngủ và bị lãng quên.
Nguồn: Theo Du Lịch Thanh Niên.