Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

ĐỌC HỘI THỀ CỦA NGUYỄN QUANG THÂN

Phạm Viết Đào
Chủ nhật ngày 27 tháng 2 năm 2011 4:22 PM


Hội thề là một cuốn tiểu thuyết có hồn cốt; Có  điều nếu nói theo ngôn ngữ giới nhạc: độ “phiêu linh “ của hồn bay cao, xa tới đâu; độ bền chắc, cứng cáp của “cái cốt” của cuốn tiểu thuyết, cùng với sức tải trọng vấn đề tới mức nào thì sẽ là chuyện cần phải kiểm định, cân đong, đo đếm cẩn thận bằng những thước đo có giá trị quy chuẩn nào đấy; đây là điểm sẽ được bàn tới trong bài viết này…
Trong mặt bằng chung của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, là một cuốn tiểu thuyết dụng công, sờ chạm tới được những vấn đề có tầm, có những đột phá và thu hút người đọc không dễ tính. Những mảng miếng, lớp lang cấu tứ nên hồn cốt được sắp đặt bởi một tay nghề có hạng trong làng tiểu thuyết Việt đương đại…
Trong Hội thề, Nguyễn Quang Thân viết về giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do người anh hùng áo vải Lê Lợi khởi dựng; sau những năm tháng nghĩa quân phải trải qua hiểm nguy, nằm gai nếm mật, cuộc khởi nghĩa bước sang giai đoạn lịch sử mới: chuyển qua giai đoạn Tổng phản công; nghĩa quân buộc phải ra những đòn tiến công quyết định, tống khứ, chấm dứt sự xâm lược nhà Minh ra khỏi bờ cõi, thiết lập, xây dựng một triều đại mới, triều Hậu Lê…
Đây là một giai đoạn lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc, bởi nó có liên quan tới những nhân vật lịch sử có thật được Nguyễn Quang Thân tái hiện; đó là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Vấn, Lê Sát, Nguyễn Thị Lộ, Phạm Văn Xảo…cùng với những vấn đề còn chìm khuất trong lớp sương mờ của lịch sử, trong lớp bụi thời gian…
Tái hiện lại một giai đoạn với những nhân vật lịch sử cùng với đời sống, thế giới nội tâm và thái độ và các động thái chính trị của họ thông qua những câu chuyện, tình tiết không lạ trong “ ổ nhớ “ của người đọc bình thường đương đại, quả đây là một việc làm cần được trân trọng, cần được nhìn nhận, đánh giá cẩn trọng…
Hội thề có thể tóm lược: Hai bên nghĩa quân Lê Lợi và tướng nhà Minh Vương Thông đi đến được cái quyết định nói theo ngôn ngữ quân sự hiện đại là đình chiến: bằng hình thức tổ chức ra một hội thề. Tại hội thề này, 2 bên đưa ra cam kết trước ba quân, trước thần linh: về phía nghĩa quân không tiếp tục sử dụng vũ lực, dãn vòng vây, cấp lương thảo để cho quân Minh mở cửa thành rút quân về nước an toàn; Còn quân Minh dưới quyền chỉ huy của Vương Thông, trả lại Đông Quan và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam cho nghĩa quân Lê Lợi cam kết không tái xâm lược Đại Việt.
Để đi đến quyết định lịch sử,đến được với cái “ hội thề “ Đông Quan này, trong nội bộ 2 phía đối địch này đã trải qua những diễn biến phức tạp diễn ra không chỉ trong 2 chủ tướng: Lê Lợi và Vương Thông; mà là một tiến trình đấu tranh, xung đột trong nội bộ của 2 đạo quân đối địch nhau giữa các phe phái…
Nhà văn cũng giống như anh nông dân, anh thợ mỏ; cái tài của anh là phát hiện tìm ra đã tìm được mảnh ruộng thật sự có chất đất mầu đủ khả năng để cày xới, gieo trồng ra loại nông sản có giá trị; hoặc phát hiện ra vỉa quăng và khai, đào lên được những khoáng sản có thể luyện nên được kim loại quý bán được giá cao…
Khi nhà khai khoáng nghĩ mình đã tìm ra mỏ vàng, nhưng thực ra cái mỏ mà anh đào bới chỉ toàn quặng bauxite, loại này chỉ có thể luyện ra nhôm; anh nói là tìm được thửa ruộng gieo trồng ra nếp cái hoa vàng, một loại nông sản có giá trị kinh tế cao nhưng thực ra mảnh đất này chỉ có thể trồng được ngô, khoa, sắn hoặc loại lúa tẻ thông dụng; mặc dù có thu hoạch đấy nhưng vẫn là một thứ “ thành quả tầm tầm “ không tương xứng với tiềm năng đầu tư...
Vậy thì cái “thửa ruộng” mà nhà văn lựa chọn để gieo trồng, “ vỉa quặng” mà Nguyễn Quang Thân đầu tư khai thác ấy kết cục cuối cùng sản sinh ra được sản phẩm gì; bauxite hay vàng; nếp cái hoa vàng hay ngô, khoai, sắn, lúa tẻ? Đây là điều đang gây tranh cãi trên văn đàn giữa một số nhà phê bình, đã lên tiếng chỉ trích chủ yếu trên mạng với giải thưởng của Hội Nhà văn VN khi trao giải thưởng loại A cho tiểu thuyết Hội thề …
Nếu anh chỉ khai thác ra được quặng bauxite, những bằng mánh khóe nghề nghiệp anh đem luyện đúc để cho hình dáng nhẵn bóng giống như vàng, anh đem mạ nó bằng vàng rồi đưa ra tuyên bố đăng lý và nhãn mác là vàng, bán nó theo có giá như vàng, nhận huy chương hàng chất lượng cao; trong khi bản chất chỉ là nhôm có pha chút ít titan và có lớp vàng mã phủ bên ngoài. Tương tự giống như người ta bán gạo tám thơm rởm ngoài thị trường; Gạo tẻ bình thường, nhưng khi vào tay nhà buôn và đại lý bán gạo có tay nghề, người ta tìm cách đánh bóng hạt gạo, ướp vào ít hương vị cho ra mùi gạo tám, trộn thêm ít gạo tám thiệt và đem ra bán theo giá của gạo tám…Hội thề của Nguyễn Quang Thân có rơi vào tình cảnh này không ?
Cái nút thắn của cuốn tiểu thuyết Hội thề đó là: tập trung mô tả những xung đột giữa 2 quan điểm kết thúc cuộc chiến chống ách chiếm đóng của nhà Minh; Một phái chủ trương kết thúc chiến tranh bằng giải pháp nhân nghĩa; một phải chủ trương dùng bạo lực, sức mạnh của gươm giáo để khẳng định sức mạnh của quyền uy, để trả hận, để cho kẻ thù biết mặt…; một phái chủ trương “đánh thành”, một phải chủ trương “đánh vào lòng người”…
Từ cái hồn cốt này, hình như Nguyễn Quang Thân muốn đẩy vấn đề xa hơn: từ cái nền này mà lý giải ngọn nguồn của những sự lộn xộn, những bi kịch đen tối mang tính lịch sử của nội tình nhà Hậu Lê sau này, dẫn tới cái chết đau thương của Phạm Văn Xảo, của Trần Nguyên Hãn, của Nguyễn Trãi, của Nguyễn Thị Lộ…những người góp công lớn xây dựng lên triều đại nhà Hậu Lê ?!
Cái hồn cốt đó không phải là một phát hiện gì mới mẻ của Nguyễn Quang Thân, cái mới đó là nó được diễn đạt bằng ngôn ngữ tiểu thuyết, tức bằng hệ thống hình tượng văn học…Sự diễn đạt bằng ngôn ngữ tiểu thuyết nó khác với cách diễn đạt vấn đề của một nhà sử học, của một nhà tuyên huấn hay của một nhà soạn sách giáo khoa…
Cảm nhận đầu tiên của người viết bài này là: Nguyễn Quang Thân đã xô được cái mảnh bè này qua được sông an toàn, không bị tan vỡ giữa dòng buộc phải níu kéo chằng buộc, vá víu lại một cách khiên cưỡng, gượng gạo. Như vậy Nguyễn Quang Thân đã làm được cái việc giống với một “lão nông tri điền”, một anh khai khoáng có kinh nghiệm và có tay nghề luyện kim thương phẩm…
Về phương diện tiểu thuyết hóa các vấn đề lịch sử, về mặt hình thức, Nguyễn Quang Thân đã thu hoạch được những thành công nhất định, ông có những đột phá về tay nghề, ông đã chế những sản phẩm mang giá trị thương phẩm, không hấp trộn màu mè. Không ít các cuốn sách văn học danh nghĩa tái hiện lịch sử nhưng thực chất là thêm dấm ớt, văn chương vào những chuyện, những điều mà giới sử học đã trình bày…
Vấn đề thứ 2 người viết bài này muốn đi sâu hơn để đánh giá chất lượng của “cái hạt gạo” ấy thuộc loại “  tám “ gì, là “vàng” hay là “alumin”; và nếu nó là cái “thỏi vàng” do Nguyễn Quang Thân dày công tôi luyện được có vẻ sáng sủa về mẫu mã ấy là vàng 4, vàng 5 hay vàng 8 vàng 9999 ?
Tham vọng của Nguyễn Quang Thân muốn đẩy vấn đề đi xa hơn ra khỏi cái bối cảnh của “ hội thề “ Đông Quan để cắt nghĩa cái sâu xa về bản chất của một cuộc khởi nghĩa nông dân với những tấn bi kịch mang tính lích sử khi mà anh nông dân giành được quyền lực chính trị về tay mình ? Cái sản phẩm định giá chất lượng mà Nguyễn Quang Thân đăng ký chất lượng sản phẩm là cái tổ hợp các tố chất này chứ không chỉ dừng lại ở cái kết: hội thề xong Vương Thông về nước an toàn, Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại mới ?
Để tạo được “sân khấu” kịch lịch sử này, Nguyễn Quang Thân đã xây dựng lên một hệ thống hình tượng nhân vật đại biểu cho 2 phái: Một phái chủ chiến, một phái chủ hòa. Theo người viết bài này, Phạm Vấn và Lê Sát bị Nguyễn Quang Thân tô quá đậm, có phần phóng đại trong cái bối cảnh không ăn nhập, đó là một chỗ non yếu sinh tử trong cấu tứ của tiểu thuyết Hội thề.  Nói theo ngôn ngữ thể thao, việc mô tả cốt cách của những con người như Phạm Vấn, Lê Sát đại diện cho phái chủ chiến đã không được Nguyễn Quang Thân chọn “điểm rơi”, “điểm đệm bóng” đúng thời điểm, vị trí để từ cái “điểm rơi” này mà đệm, đưa bóng vào “cầu môn” hoạch định - “chủ đề” đã đề của cuốn tiểu thuyết; do chọn “điểm rơi” không chuẩn, thành sức công phá của quá bóng có phần bị hụt hơi nếu không muốn nói ra bay xa ra khỏi khu vực cầu môn…
Chúng ta hãy nghe Nguyễn Quang Thân mô tả về con người Phạm Vấn, Lê Sát trong Hội thề: “Dưới con mắt họ ( Phạm Vấn, Lê Sát ) những kẻ ham đọc sách chỉ là lũ thầy cúng thầy mo hay vẽ chuyện lung lạc chúa công và tướng sĩ. Phạm Vấn đã nhiều lần nhổ nước bọt khi thấy ông đọc thơ. Lê Sát từng nói khi biết chúa công giao một cánh quân lớn cho Trần Nguyên Hãn:” Đưa lính cho cục phân chó ấy thì nó nướng sạch. Sát nhiều lần mắng mỏ mấy ông đồ trông coi sổ sách quân lương:” Ngữ các ông không bằng cụ phân…”
Nguyễn Quang Thân đã cài, gàn vào mồm Lê Sát những câu như: “ Xưa nay sơn hà đổ nát là do bọn nho sĩ chỉ biết đọc sách mà không dám cầm cung kiếm “…
Về thiếu úy Phạm Vấn, Nguyễn Quang Thân mô tả:” Một người đàn ông đẹp, vẻ đẹp của một võ tướng can trường từng qua trăm trận.Ông cũng bộc lộ ra ngoài cái thỏa mãn của công thần, công tướng, được chúa công tin cậy, yêu dấu.Không những thế, ông ta còn là anh vợ nhà vua.Đôi mắt xếch, trán thấp, không tương xứng với bộ mặt và thân hình cao lớn, làm ông có vẻ mặt của một võ quan nhiều mưu trí lắt léo và một tâm hồn hẹp hòi, lắm tham vọng lớn hơn là một tráng sĩ coi cái chết tựa lông hồng. Nhưng bù lại là cái tính cương quyết và liều lĩnh biểu lộ ra ra từng cử chỉ của đôi cánh tay lực điền. Vị chúa tể đất Lam Sơn biết tất cả những điều đó nhưng chính ngài cũng rất cần những điều đó nơi ông”…( Qua mô tả hình dáng của Phạm Vấn ta thấy ông này có vóc dáng rất giống với một yếu nhân thời hiện đại hay N.Q.T lấy hình mẫu của yếu nhân này để xây dựng hình tượng Phạm Vấn ?!)
Có thể nói đó là cách nhìn nhận, mô tả thiên lệch này đã quán xuyến từ đầu đến cuối trong tiểu thuyết Hội thề của Nguyễn Quang Thân khi mô tả cái đám chủ chiến, phái “ võ biền “ trong lực lượng nghĩa quân Lam Sơn ?!
Còn  con người Lê Lợi thì sao ? Ngay trước khi tổ chức hội thề, Nguyễn Quang Thân đã mô tả Lê Lợi chỉ là một thủ lĩnh mà đối với những anh học trò Thăng Long, ông chỉ lợi dụng họ mà không dám trọng dụng họ, bởi theo như Nguyễn Quang Thân thì đối với Lê Lợi là con người nhìn nhận học trò, giới trí thức:”Mấy ông nhà nho kia chữ nghĩa đầy bụng nhưng liệu họ có chịu khấu đầu giúp dập ta đến lúc nào ? Có lẽ nghiệp lớn rồi phải trông cậy vào bọn ít học, thô lậu nhưng trung trinh mới nên chăng ?”
“ Lê Lợi nhìn bà đại học sĩ giống như khi ông muốn xé một con gà luộc bốc hơi nghi ngút vừa mới được mụ Lý quẳng vào trong rá . Mụ Lý là người nấu bếp theo ông từ thời Lam Sơn tụ nghĩa. Nghe nói mụ sinh cùng tháng cùng năm với ông, cùng là bạn “lưng trâu” với ông, cùng chơi trò vợ chồng với ông, nhưng gia cảnh mỗi người mỗi khác. Khi nghĩa quân lập trại, dựng cờ mụ đi theo liền.Ông biết mụ không muốn xa ông, thích ông dù mụ biết không thể lấy được ông. Được cái mụ nấu ăn ngon, chỉ mụ mới biết ông thích món gì, mặn nhạt ra sao.Chỉ mụ mới biết cách luộc một con gà sao cho căng da, thịt mềm nhưng không bấy. Có một lần trong cái bếp dã chiến, mụ giả vờ đổ vật vào ông khi ông đói cồn cào, chạy vô bếp kiếm miếng cơm cháy. Trong một khắc ông không là minh chủ, mụ quýnh lên còn ông làm vội làm vàng, sợ mấy thắng thị vệ nhìn thấy, nhanh như con gà trồng. Mãi đến bây giờ ông vẫn không hiểu sao mình lại làm chuyện đó, vì ông cảm động với cái tài làm bếp và luộc gà củ mụ, hay đơn giản chỉ là một cơn ngẫu hứng của đàn ông ???”Nguyễn Quang Thân đã viết về cách ứng xử của Lê Lợi đối với các phe phái trong nghĩa quân:”Ông không biết là các đầu mục Lam Sơn bằng mặt mà không bằng lòng, vẫn hậm hực với bốn “ anh học trò “ Thăng Long, cái lũ trâu chậm uống nước trong “, khéo uốn ba tấc lưỡi…”
Trong bóng đá, thông thường, nếu từ quả phạt góc, muốn đá được vào cầu môn đối phương phải có thêm một cú đá bồi hoặc cú đệm bằng đầu thì mới vô hiệu hóa được hàng trung vệ, mới hạ gục thủ môn đối phương. Còn từ điểm phạt góc mà anh đá thẳng được vào cầu môn thì hoặc là cầu thủ xút phạt cực tài, hoặc thủ môn lớ ngớ, hoặc nhờ ăn may, vì quả bóng ở điểm xuất phạt này đã cuối tầm…Điều này có thể so sánh giống với quả xút bóng của Nguyễn Quang Thân trong Hội thề; Nguyễn Quang Thân đã chọn điểm xút phạt và điểm rơi của trái bóng vào khung thành có phần hụt hơi…
Xin chứng minh. Nếu nói về sự phân tâm trong nội bộ nhà Hậu Lê, sự chia phe phái tìm cách chèn diệt lẫn nhau thì phải chọn cái thời điểm khi Lê Lợi lên ngôi vua và chia ngôi thứ,công trạng cho nhưng người từng nằm gai nếm mật sau khi đã thu giang sơn về từ tay nhà Minh. Còn chọn thời điểm cận với giai đoạn diễn ra Hội thề Đông Quan là thiếu cơ sở…
Tính cách của con người là một thực thể biện chứng với hoàn cảnh, nó phải trong hoàn cảnh nào thì tính cách này, kia mới phạt lộ sắc nét, đắc địa: có người là sản phẩm tổng hòa của quan hệ xã hội, lịch sử. Cũng có người vượt lên được để làm biến đổi diện mạo lịch sử nhưng số đó chỉ là số ít, thuộc diện vĩ nhân mà có khi hàng thế kỷ mới có một vài người.
Nếu có ý định mô tả sự gian ngoan, tính tiểu nhân, chất nông dân hẹp hòi, đê tiện, tham tàn đối với đám quan chức Việt Nam cận đại, nhà văn lại chọn thời điểm đang xảy ra cuộc kháng chiến chống Pháp, những ngày xả ra Điện Biên Phủ trên không ở Hà Nội thì không ăn, không đúng! Cái khoản này này chỉ có thể tập hợp thành dòng, phái… sau Đại hội X với những vụ như PMU 18, sau Đại hội XI với Vinashin và những chuyện dắt con cha, cháu ông vào cơ quan quyền lực cấp cao…Còn như chọn thời điểm khác nếu đưa vấn đề này ra thì nó khiên cưỡng không có sức sống…
Nếu như cách mô tả của Nguyễn Quang Thân thì cái đám chủ chiến ấy, cái đám võ biền gắn kết với nhau một cách bản năng, do những tham vọng thôi thúc chứ họ chẳng có lý tưởng gì cao sang; thủ lĩnh của cái đám này tiêu biểu nhất, đừng đầu chính là Lê Lợi? Vì vậy mà đám học trò Thăng Long như Nguyễn Trãi, Trần Nguyễn Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Thị Lộ… lạc vào đây như con công lạc vào đàn quạ ?
Nhìn nhân, đánh giá như vậy liệu có phi thực tế lịch sử ? Xin thưa những con người từng gia nhập, đứng dưới cờ nghĩa quân Lam Sơn, từng vào sinh ra tử với Lê Lợi như Phạm Vấn, Lê Sát liệu họ có đúng là do bị thôi thúc bản năng hay chỉ vì tham vọng bản năng nào đó? Xin mở ngoặc, theo mô tả của tác giả; Phạm Vấn là anh vợ Lệ Lợi là con một điền chủ nhà giàu, bỏ cơ nghiệp để theo Lê Lợi và lập được nhiều công thì không thể tầm thường được trong gia đoạn xảy ra Hội thề. “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, khi Khôi Huyện quân không một đội “.
Nếu Phạm Vấn, Lê Sát đúng như Hội thề mô tả thì làm sao vượt qua được những thử thách chết người thảm khốc ấy ? Cách mô tả của Hội Thề có xa lạ với những gì mà Nguyễn Trãi đã từng viết trong Bình Ngô Đại cáo về các quan hệ nội bộ nghĩa quân Lam Sơn trước khi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi: “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới; Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào…”
Đó chính là cái bất cập của Hội thề do việc chọn điểm rơi sai; đó cũng chính là chỗ yếu, chỗ hụt hơi của Nguyễn Quang Thân khi xây dựng hình tượng nhân vật của 2 tuyến nhân vật. Do đẩy năng không đúng chỗ, đúng thời điểm nên quá bóng được xút vào khung thành đã không đủ sức công phá nếu không muốn nói là lạc đường…
Thực ra, lý giải theo cách của Nguyễn Quang Thân: do Lê Lợi không ưa trí thức dẫn tới những khu biệt đối xử với giới trí thức Đông Đô là một nhìn nhận không chuẩn và không căn cứ vào bối cảnh và thực tế lịch sử lúc đó. Chính Nguyễn Quang Thân đã có lúc nhét vào mồm Nguyễn Thị Lộ những lý giải sau đây về thời thế sau khi nhà Lê hoàn thành sự nghiệp đánh đuổi quân Minh:” Trước ngày ông vào, đánh trận nào thắng, các tướng lén cho ngựa thồ vàng bạc lấy được của địc về nhà.Ông lại khuyên vua nghiêm trị kẻ tham nhũng, bản thân ông vẫn dưa muối nài chi gấm là nhưu thời bất đắc chí ở Đông Quan. Họ vào sinh ra tử, ông với tôi suốt ngày quanh quẩn nơi màn trướng. Họ để vợ con trông nom nơi vườn ruộng ở quê còn ông thì mang tôi vô quân ngũ, hú hí bên nhau.. Họ muốn lập Nguyên Long cháu họ Phạm để dễ bề khống chế về sau, ông vơi Hãn nhất mực khen ngợi Tư Tề tài đức, xứng đáng nối nghiệp…”
Theo người viết bài này việc tranh giành quyền lực dẫn tới xung đột căng thẳng dẫn tới những hành vi, tiểu nhân, tàn ác Lê Vấn, Lê Sát giữa phái Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo chỉ có thể bộc lộ khi chiến tranh kết thúc …Sự xung đột này bắt nguồn từ việc ủng hộ người kế vị Lê Lợi…
Phái Phạm Vấn, Lê Sát muốn Nguyên Long lên làm vua; trong khi Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn lại cho Tư Tế mới xứng đáng…Cái sự ủng hộ này xuất phát từ các quyền lợi chính trị,cách nhìn nhận về lợi ích quốc gia chứ không phải xung đột giữa anh ít học và anh có chữ, giữa phái võ biền, nông dân và phái trí thức có chữ nghĩa?
Sự thật văn học có trùng khớp với sự thật lịch sử trong Hội thề?

Đọc và đánh giá Hội thề cần nên đọc và cách tiếp cận định giá nó theo tiêu chí của một sản phẩm văn học chứ không phải là một sản phẩm sử học; cả sử và văn đều có trách nhiệm tái hiện lại chân thực đúng bản chất một vấn đề, những nhân vật, những giai đoạn, thời khắc nào đó của lịch sử nhưng mỗi loại hình lại có cách tiếp cận riêng, diễn giải riêng.
Là một sản phẩm văn học, nếu đòi hỏi nhà văn diễn tả chính xác tới từng chi tiết thì đó là một đòi hỏi không tương thích…Một sản phẩm văn học đòi hỏi nhà văn khi mô tả một con người, một sự kiện, một tình tiết của giai đoạn nào đó của cuộc sống thì cái tình tiết đó phải hàm chứa cho được, diễn tả co đúng được cái lõi, cái bản chất nhất của các tố chất của cái dòng chủ lưu; Nếu anh mô tả về cây lim thì cái lõi của loại thực vật này nhất quyết phải cứng; nếu là cây mít thì lõi phải mềm và có màu vàng; còn nếu là cây lát hoa thì lõi của nó phải có vân đẹp, bắt mắt…
Đối với một tác phẩm sử học, nếu trong thực tế lịch sử Thái Phúc thật sự là một viên tướng Ngô  được chính nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn thu phục; quan hệ giữa Nguyễn Trãi với Thái Phúc đã trở thành thâm giao thì viết như Nguyễn Quang Thân là đúng. Tất nhiên khi nhà sử học chép lại chuyện này phải có những căn cứ xác thực chứ không được phép gán ghép, bịa tạc.
Thái Phúc trong Hội thề là một sản phẩm văn học, do đó các nhân vật: Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Phạm Vấn, Lê Sát, Thái Phúc, Vương Thông, nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của văn học; do đó nó phải chứa đựng những tố chất của dòng chủ lưu của giai đoạn lịch sử đó, không được trái. Mà dòng chủ lưu của quân xâm lược nhà Minh trong giai đoạn đó là gì trong thái độ ứng xử với cư dân Đại Việt, xin hãy đọc những câu sau:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tại vạ
Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh kết oán trải hai mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi…
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ
Nheo nhóc thay kẻ góa phụ khốn cùng
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi…
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được…
( Bình Ngô đại cáo )
Trở lại gia đoạn lịch sử trước Hội thề, cái tố chất thuộc dòng chủ lưu trong thế giới tinh thần của nghĩa quân Lam Sơn lúc đó theo người viết bài này phải là: trên dưới đoàn kết một lòng, toàn tâm toàn ý để đánh đuổi cho được quân xâm lược nhà Minh một thế lực ngoại xâm hùng hậu, tàn ác…
Những điều như Nguyễn Quang Thân mô tả trong Hội Thề về phái “ chủ chiến “, phái “ võ biền “ trong nội bộ nghĩa quân Lam Sơn là không xác thực với dòng chủ lưu đang chế ngự thế giới tinh thần của nghĩa quân…
Nếu quả có sự phân tâm, kèn cựa, ba bè bảy mối, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như Nguyễn Quang Thân mô tả về nội bộ nghĩa quân thì làm sao mà Nguyễn Trãi đã viết lên những dòng sau đây về những điều mà nghĩa quân đã làm được:
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá đá núi phải mòn
Voi uống nước nước sông phải cạn
Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to quét sạch lá khô;
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ
… Trận Bồ Tất như sấm vang chớp dật
Miền Trà Lân như trúc chẻ tro bay”…?!
( Bình Ngô đại cáo )
Những dòng hào sảng như trên chỉ có thể được viết ra từ thực tế lịch sử hào hùng; nếu ai đó viết ra điều này thì hậu thế có thể nghi ngờ, những điều này do một người như Nguyễn Trãi viết ra thì không thể không có căn cứ để khẳng định: thật sự có sự thống nhất cao trong ý chí và hành động trong nội bộ nghĩa Lam Sơn trước khi xảy ra sự kiện lịch sử: Hội thề Đông Quan…Trước Hội thề Đông Quan sử sách vẫn còn lưu lại Hội thề Lũng Nhai !

Có xung đột giữa “phái võ biền” và “ phái học trò Thăng Long “ trong nghĩa quân Lam Sơn ?
Nút kịch rối rắm trong Hội thề do Nguyễn Quang Thân dựng lên: xung đột giữa 2 quan điểm chấm dứt chiến tranh bằng giải pháp “đánh vào lòng người” hay “đánh vào thành”…2 quan điểm này do 2 phái chủ xướng: Phái “học trò” Thăng Long và phái võ biền nông dân ít học Lam Sơn…Khó tin cái việc mà đám võ biền quyết chiến đến cùng và ra sức phản đối cái chủ trương đánh vào lòng người do Nguyễn Trãi đề xuất khiến cho Lê Lợi trở nên khó xử, lúng túng…
Lý giải về nguyên nhân quyết chiến của đám Phạm Vấn, Lê Sát như Nguyễn Quang Thân viết:”Tướng sĩ Lam Sơn như ông Vấn, ông Sát, ông Ngân và nhiều ông khác, tôi muốn nói từ các ông ấy đến anh lính trơn, đang như con hổ vồ mồi. Một đống kẻ thù đang chịu trói ở Đông Quan tha hồ chém giết và rửa hận.Một đống của cải, gái đẹp tha hồ chia nhau cướp phá hiếp giết cho thỏa mười năm nhin thèm.Một ngôi báu giành cho ngày mai. Nguyên Long phải lên ngôi trên đầu ngọn giáo, trên võ công của bác nó, của phe cánh của bác nó…”-Lời của Trần Nguyên Hãn thổ lộ với Nguyễn Trãi…Đây là một sự áp đặt, cực đoan: ghét ai thì bôi bằng mọi cách…
Sự kiện nghĩa quân đánh vào thành Xương Giang, Hội thề đã tạo ra một kịch tính ảo: Khi Nguyễn Trãi khuyên Lê Lợi không nên đánh mà dùng biện pháp dụ hàng để đỡ hao tổn binh lực; Lê Lợi đã không nghe Nguyễn Trãi và đã tìm cách biệt đãi, cho giam lỏng Nguyễn Trãi ở trong quân. Đây là một việc làm “ vẽ rắn thêm chân “ của Nguyễn Quang Thân bởi trong chính sử không chép lại chuyện này, còn nếu Nguyễn Quang Thân muốn hư cấu thì sự hư cấu đó không được đối nghịch với dòng chủ lưu…
Bằng nhãn quan của người ít hiểu biết về các kiến thức quân sự, chúng ta cũng dễ dành nhận ra: Quân Minh làm sao lại dễ dàng có thể buông vũ khí đầu hàng được…Làm sao mà tài ăn nói của ông Xuân Thủy, ông Lê Đức Thọ có thể lung lạc làm cho Nixon thấy ra lẽ phải, để rồi đi đến quyết định cho rút quân Mỹ về nước? Mỹ ký hiệp định Pari và quyết định rút quân sau khi đã bị những đòn đau trên chiến trường miền nam và bị thất bại ê chề khi đưa pháo đài bay B.52 vào đánh  phá Hà Nội…
Để buộc quân Minh rút về nước, dứt khoát phải dùng giải pháp quân sự, vấn đề là đánh vào đâu để chắc thắng và đỡ tổn thương xương máu, đó là một bài toán. Làm thế nào chỉ cần “ giết con gà” mà lại “dọa được con khỉ” ? Đánh Xương Giang là một lựa chọn tất yếu vì thành quách Xương Giang không kiên cố bằng Đông Quan. Và khi đã tiêu diệt được Xương Giang, bắt sống được Thôi Tụ, Hoàng Phúc thì việc dụ hàng Vương Thông là giải pháp tối ưu đương nhiên; đây là một mũi tên đạt nhiều mục đích, một hành vi “vuốt mặt nhưng vẫn nể mũi” của Lê Lợi với triều đình nhà Minh, một nước lớn…Điều này giống như quân ta đánh vào Điện Biên Phủ thay cho việc tiến thẳng ngay vào Hà Nội; Đánh vào Buôn Ma Thuột thay cho việc tấn công vào Sài Gòn ngay…
Chắc chắn những cái quyết sách này không thể quá khó khăn lựa chọn của Lê Lợi; hay Nguyễn Trãi cứ cố chấp cái chủ trương đáng vào lòng người ?!
Vậy thì tại sao Nguyễn Quang Thân lại say sưa, sa đà vào chuyện này? Ở đây, theo người viết bài này, Nguyễn Quang Thân cố tình tạo cớ để nhằm đạt một cái đích khác, muốn chứng minh cái mặt trái của tầng lớp nông dân khi có điều kiện nắm được quyền lực chính trị trong tay dễ trở nên độc ác và hiếu sát...
Cách viết này có thể xuất phát từ thực tế lịch sử: sau khi giành được chính quyền, Lê Lợi và sau này là Nguyên Long giết những đại thần như Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ; Từ điểm xuất phát này, Nguyễn Quang Thân đã khái quát lên, quy chụp: đây là một sự trù diệt trí thức của tầng lớp ít học là vơ đưa cả nắm, là phiến diện.
Dùng các sự kiện lịch sử có thật này, Nguyễn Quang Thân đã biến Hội thề thành “mảnh ruộng ” gieo cấy một sản phẩm văn chương: chứng minh và khái quát lên sự đối lập giữa anh nông dân và tầng lớp trí thức, có mày không tao; nông dân mà nắm chính quyền thì trí thức nếu không bị giết thì cũng phải đi ăn mày…
Nguyễn Quang Thân nhìn nhận như vậy là có phần phiến diện, cực đoan; chỉ thấy việc làm này của Lê Lợi, Nguyên Long, chỉ thấy cái ẩm ương lúc này lúc kia của anh nông dân khi có quyền lực trong tay mà chưa nhìn thấy vai trò của nông dân trong toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc…Cuộc kháng chiến chống quân Tống do Lý Thường Kiệt cầm quân; 3 lần đánh thắng quân Nguyên; Sau Lê Lợi là Nguyễn Huệ, là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn…Họ làm nên được những chiến công này nọ cho lịch sử đất nước đều phải dựa vào con em nông dân chứ dựa vào ai ?
Thực ra khi nghiên cứu về cái chết của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo chính Nguyễn Quang Thân cũng đã có lúc viết ra: đó là hậu quả của các cuộc đấu đá tranh giành quyền lực chính trị của các phe phái trong nội bộ nghĩa quân Lam Sơn. Khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, giành được độc lập, trong triều đình nhà Hậu Lê đã xảy ra cuộc đấu đá tranh giành giữa 2 phái, một phái ủng hộ giòng con trưởng ( Tư Tề ) và và một phái ủng hộ giòng con thứ ( Nguyên Long ) đều là con của Lê Lợi…
Theo người viết bài này, những thảm kịch chém giết trong giai đoạn khởi đầu của triều Hậu Lê bắt nguồn từ nguyên nhân này chứ không hoàn toàn xuất phát từ xung đột giữa nông dân và trí thứ, giữa có học và ít học… Chính sử sách cũng đã ghi lại: Lê Lợi cũng nhận ra là ông thiếu công tâm, sai lầm trong ứng xử với Trần Nguyên Hãn, với Phạm Văn Xảo, với Nguyễn Trãi nên trước khi ông sắp mất, ông đã trăng trối lại với Nguyên Long nên mới dẫn tới việc Nguyên Long cho mời Nguyễn Trãi trở lại triều chính. Vì sự trở lại này mà Nguyễn Trãi đã phải chuốc lấy thảm án Lệ Chi Viên; Một vụ thảm án gây nổ từ một sự kiện rủi ro ngẫu nhiên: Lê Thái tông đã đột tử khi qua đêm với Nguyễn Thị Lộ tại trại vải ở Lệ Chi Viên…Sự kiện ngẫu nhiên này như một gáo dầu dội vào làm bùng lên ngọn lửa do phái ủng hộ dòng thứ phất lên để thiêu trụi những thế lực rắp tâp muốn khôi phục giòng trưởng trong triều đình nhà Hậu Lê…
Cuộc đấu tranh giữa các phe phái này diễn ra dai dẳng trong nhiều năm trong nội bộ nhà Hậu Lê, kết cục cuối cùng giòng trưởng đã giành lại được quyền lực bằng việc đưa Lê Thánh tông lên làm vua, mở ra một giai đoạn thái bình, thịnh trị cho đất nước…

Hội thề đề cao giặc hay “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Hội thề không phải là cuốn tiểu thuyết đặt vấn đề ca ngợi chuyện ta thắng địch thua, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như một vài bài phê bình đã viết, mặc dù trong nhiều chương Nguyễn Quang Thân cũng đã viết nên những dòng đẹp về Lê Lợi, Nguyễn Trãi về nghĩa quân…Đây là cuốn tiểu thuyết đi sâu vào thế giới tinh thần của những gương mặt chủ chốt làm nên cuộc khởi nghĩa này. Để làm rõ về đội quân này, Nguyễn Quang Thân buộc lòng phải sử dụng, viễn dẫn tới đám “ quân xanh “ đó là quân tướng nhà Minh…Trong Hội thề, tác giả đã xây dựng đậm nét một số nhân vật như Thái Phúc, Trần Trí, Sơn Thọ, Thôi Tụ… nhưng chủ yếu tập trung vào hai nhân vật chủ đó là Vương Thông và Thái Phúc…
Về phía đội “quân xanh” này, Nguyễn Quang Thân mô tả sai lạc, bịa đặt và gán ghép nhiều tình tiết, đó là điều đáng chê trách. Người đọc hiểu đây là một tác phẩm văn học nên tác giả muốn sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối sánh; Để làm rõ cái chất thô lậu, hung tàn, hiếu sát của một số tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn,  Nguyễn Quang Thân đã làm một cái cái việc không hay ho:mô tả những viên tướng nhà Minh, những kẻ đi xâm lược từng gây ra biết bao tội ác với Đại Việt như những hiệp sĩ, những con người có học và cao thượng?
Việc Hội thề, mô tả Nguyễn Trãi có quan hệ suồng sã với hàng tướng Thái Phúc; nhường khoang thuyền để Thái Phúc cho y hú hí với một cầm ca; Thái Phúc được mô tả như một hàng tướng cao thượng tới mức, mười năm không biết mùi đàn bà:…Để cho Nguyễn Trãi xưng hộ huynh đệ với Thái Phúc và viết nên những đoạn buông tuồng sau đây…Khi nghe Nguyễn Trãi hỏi:” Tôi nghe dân tình nói quân sĩ của huynh mỗi lần ra ngoài thành đều có chuyện cưỡng hiếp. Tôi không tin huynh vô can “. Thái Phúc đã đấm ngực thề rằng:” Kẻ làm tướng có thể cướp một thành, diệt một nước nhưng không thể ép liều yếu đào tơ.Huynh có tin hay không thì tùy, nhưng bản thân đệ xin thề là chưa một lần phạm cái tội hèn mạt ấy “???
Nguyễn Quang Thân đã gán vào miệng Nguyễn Phi Khanh khi bị bắt giải sang Trung Quốc, chuyện này đã được Hội thề mô tả qua lời kể của Thái Phúc. Nguyễn Phi Khanh đã nói với Thái Phúc: “Mang thân kẻ đi đày tôi mới hiểu câu: Tứ hải giai huynh đệ. Ở đâu cũng có thể gặp người có nhân. Ngài ít tuổi hơn tôi nhưng xin cho tôi được coi người là anh ?”
Trời đất ơi, một con người như Nguyễn Phi Khanh, gạt nước mắt khuyên Nguyễn Trãi hãy quay về tìm cách cứu nước, đánh đuổi quân Minh, trả thù cho cha…đừng có chạy theo khóc lóc như đàn bà mà lại có thể buông ra những lời thớ lợ như vậy với tên tướng Minh đang áp giải mình hay sao ?
Đây là đoạn được Nguyễn Quang Thân mô tả trong chương Tứ hải giai huynh; chương này tác giả viết về các quan hệ thâm giao như huynh đệ của nhiều cặp có các quan hệ phức tạp: giữa Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn; giữa Nguyễn Trãi với Nguyễn Thị Lộ, giữa Nguyễn Phi Khanh và Thái Phúc, giữa Thái Phúc và Nguyễn Trãi…Người đọc ngạc nhiên trước lời thổ lộ sau đây của Nguyễn Trãi với Thái Phúc được mô tả trong Hội thề:” Hôm ở ải Nam Quan ấy, tôi thật có lỗi vì không kịp chào đại huynh. Nhưng tôi không bao giờ quên lòng ưu ái của ông đối với cha con tôi. Sau khi buộc tôi quay lại, cha tôi nói với tôi câu cuối cùng: Minh Thành Tổ biến hàng vạn người Ngô thành kẻ thù của dân Đại Việt. Nhưng họ không phải là những người phải bỏ đi tất cả. Cũng còn người tốt như ông quan dẫn tù đưa ngựa cho cha hôm nay…”
Thái Phúc mới chỉ cho cưỡi nhờ ngựa một đoạn đường mà hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đã bùi ngùi, rưng rưng nhận làm em Thái Phúc; ngày nay nếu được tặng một cái ôtô, những đoàn tàu cao tốc, cho vay tiền xây nhà máy luyện nhôm thì ơn nghĩa để đâu cho hết ?  Chắc phải gọi người Tàu bằng cụ mất thôi?! Đời trước mà Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi cũng chỉ xoàng thế thôi a ?
Chưa hết, đây là một đoạn đối thoại giữa Nguyễn Trãi và Thái Phúc:” Xin đại huynh nhận cho Trãi này ba vái.Một vái để tạ lòng nhân của đại huynh với thân phụ tôi và em trai tôi trong những ngày đi đày trên ải bắc. Còn cái vài này là cảm tạ công lớn của đại huynh đối với nghĩa quân và sinh linh hai nước, vài này nữa để ghi nhận tình tri kỷ của đại nhân với đứa em côi cút này là Trãi…”
Hay một đoạn đối thoại khác giữa Nguyễn Trãi và Thái Phúc:
“Nước mắt Nguyễn Trãi tuôn áo vạt áo xanh. Viên lão tướng thì sụt sùi.Ông nói, mếu máo như trẻ con:
-Tôi xin nhận tình huynh đệ.Và cũng xin có một lời thưa.Xưa đến nay, trong các danh tướng, danh thần, tôi thấy chỉ Phạm Lãi là được chết trên giường bệnh.Triều nào cũng có Thượng Quan, đất nào cũng có sông Mịch La, chim phượng hoàng khó tìm chỗ đậu giữa đàn gà mái, người trung trinh nhân hậu khó lòng tìm một chỗ đặt chân.Xin huynh hãy thận trọng với lòng căm thù của kẻ vô học với người có học, của kẻ bất tài tham lam với thiên tài trong sáng…”
Hoặc:” Xin đa tạ lời vàng của hiền huynh. Trãi này cũng nghĩ thế.Nhiều lúc Trãi tự hỏi, tại sao tôi và huynh lại từng là cừu thù mà không phải là một Bá Nha một Tử Kỳ…”
Qua những gì Nguyễn Quang Thân viết thì Nguyễn Trãi chỉ có thể tìm được những lời tâm giao từ các đại ca đến từ phương bắc. Còn đối với những chiến hữu của ông thì:”Cái đau khổ nhất của ông là luôn phải cãi nhau với những người anh em Lam Sơn, những đại phu, tướng lĩnh không có mấy chữ nghĩa, kể cả nhà vua. Ông bực bội với những lý sự cùn, những kiến giải bất cập nhiều lúc có thể bẻ lái con thuyền nghĩa quân húc vào ghềnh thác…Ông có thù oán gì họ không ?Thật lòng là không.Ông cảm phục lòng dũng cảm gan góc xả thân của họ…Ông thương yêu họ, thành tâm muốn gần gũi họ dù cứ bị hắt ra như người ta coi chừng kẻ lạc loài gian manh và sớm đầu tối đánh bên cạnh mình.Nỗi đau đến tuyệt vọng vì ông nghĩ sẽ chẳng bao giờ bọn họ có thể hiểu được ông…”
Liệu những điều mà Nguyễn Quang Thân viết về quan hệ giữa Nguyễn Trãi với Thái Phúc có vênh với nhưng điều Nguyễn Trãi đã viết sau đây:
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngậm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống…
Còn Vương Thông thì được Nguyễn Quang Thần giành cho những trang khá là ưu ái: thua bại đến nơi rồi mà vẫn còn cao thượng, galăng, anh dũng với chị em phụ nữ. Người viết bài này đoán Nguyễn Quang Thân “ suy bụng ta ra bụng bò “. Cứ tưởng ai cũng sẵn sàng xả thân vì chị em như mình. Trước cái đêm mở cửa thành ra để tham gia hội thề, cuốn cờ về nước, Vương Thông còn mang theo 200 kỵ mã, liều chết mở cửa thành để đưa người con gái Đại Việt mà y cướp được trả về cho bố mẹ của cô?
Về cái chết của Thôi Tụ, hãy nghe Nguyễn Quang Thân môt tả rất chi là hoành tráng:”Bỗng có tiếng thét lớn.Thôi Tụ đang cố rướn người như muốn thoát ra khỏi đống giây trói. Tiếng y thét phá tan bầu không khí im lặng lẽ một cách khác thường, mặt y hướng về phía cổng thành chỗ Vương Thông đang biến thành đá:
-Ta không hàng! Hãy chôn ta vào đống cứt còn hơn sống mà làm lũ man di !
-Không hàng thì chết !
Viên tùy tướng đứng cạnh con ngựa Thôi Tụ đang cưỡi, lia lưỡi kiếm đánh xẹt. Chưa ai kịp nhìn, đầu Thôi Tụ đã lăn long lóc dưới đất,vọt ra ba tia máu làm đỏ rực cả cỏ…”
Trong Hội thề nếu Thái Phúc được mô tả như một bậc trí giả; Tổng đốc Vương Thông không chỉ đường bệ trước ba quân mà còn rất yêng hùng với gái thì Thôi Tụ lại được mô tả thông qua cái chết oai hùng, nghĩa sĩ ?
Trong khi đó thì Nguyễn Trãi đã viết về Thôi Tụ và vua quan nhà Minh như thế nào về y trong Bình Ngô đại cáo:
” Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội; Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng ???
…Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạch Thăng đem dầu chữa cháy
…Bí thế giặc quay mũi giáo đánh nhau
…Trần Trí Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía
Lý An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân…
…Nghe Thăng thua ở Cầu Trạm, quân Mộc Thạch xéo lên nhau chạy để thoát thân…
…Mã Kỳ Phương Chính cấp cho năm trăm chiến thuyền ra đến biển mà vẫn còn hồn bay phách lạc.
Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn còn tim đập chân run…”
( Bình Ngô đại cáo...)

Nếu để ý những gì Nguyễn Quang Thân mô tả trong Hội thề thì các vị tướng Tàu này hoàn toàn ngược với những điều Nguyễn Trãi đã viết…
Cũng nên chia sẻ với Nguyễn Quang Thân khi đọc Hội thề của ông: Có lẽ do những vấn đề của đời sống hiện tại tác động vào ông quá đậm đặc, làm ông bức xúc nên ông đã mượn cuộc khởi nghĩa của những người áo vải Lam Sơn để trút vào đó những điều ông bị dồn nén. Có điều do Nguyễn Quang Thân cầm bút viết trong trạng thái bốc đồng thái quá, vấn đề ông nêu lại đụng đến một trong những vấn đề nhiều người đang đau đáu như ông: Đó là vấn đề vai trò và hệ lụy khi người nông dân nắm quyền lực chính trị…Đó là một vấn đề lớn, có tính thời sự.Có điều như ngạn ngữ đã đúc kết: No thì mất ngon mà giận thì mất khôn. Đó là cảm nhận bước đầu của người viết bài này khi đọc xong, gấp cuốn Hội thề của Nguyễn Quang Thân và nghiền ngẫm nhiều đêm về những gì mà Nguyễn Quang Thân đã dồn bao tâm huyết, sức lực để biến nó thành con chữ...
Mong người đọc hiểu, thông cảm, chia sẻ với Nguyễn Quang Thân điều này; tránh quy chụp cho ông điều nọ điều kia mà tội cho ông trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung đang rối rắm như hiện nay. Tôi biết Nguyễn Quang Thân không thuộc nhóm nhà văn cơ hội, theo khuynh hướng “quan phò ”…Nếu không tỉnh táo thì người đọc chúng ta lại mắc vào cái lỗi mà chính Nguyễn Quang Thân đã lỡ mắc phải: Giận mất tỉnh táo ?!
Kể ra chỉ vì quá căm ghét sự ngu xuẩn, tham tàn bạo ngược của mấy ông quan Việt mà quay sang ca ngợi ông Tây, ông Tàu, ông Mỹ thì cũng chẳng khác gì...tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa !

P.V.Đ

Nguồn:

Báo Nhân Dân " vinh danh" blogger Kami ?

TTHNTrí thức chân chính là phải bảo vệ sự thật, không xuyên tạc, bóp méo , không bao giờ a dua và cũng không cắt xén (dùng những chỗ có lợi) như báo Nhân Dân.
http://www.tuyengiao.vn/Uploads/2014/8/27/small_94644.jpg

Nhân danh trí thức để bóp méo sự thật lịch sử!

Xuyên tạc lịch sử nhằm phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là luận điệu mà một số người thường đưa ra mỗi khi đến dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9. Bất bình với hiện tượng bất lương này, gần đây blogger Kami công bố một bài viết trên blog RFA để bác bỏ luận điệu của những người mà blogger Kami gọi là “những kẻ giả dối nhân danh trí thức để bóp méo sự thật lịch sử”!

Năm 1991, trong cuốn sách Cách mạng Việt Nam năm 1945 - Ru-dơ-ven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh (The Vietnamese Revolution of 1945 - Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War), S.Tonesson (S.Tô-net-sơn) - một nhà sử học người Na Uy, cho rằng: “Bằng việc tạo ra khoảng trống quyền lực, các cường quốc đã làm đảo lộn toàn bộ tình hình và do đó đã mời Việt Minh giành chính quyền” và từ đó, ý kiến của S.Tonesson đã bị một số người tùy tiện viện dẫn "nghiên cứu" hòng phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong thế kỷ 20, phủ nhận các thành tựu Việt Nam đã giành được trong hơn 70 năm qua… 

Cũng từ đó, mỗi khi tới dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, luận điệu này lại được một số người đem ra rêu rao, mà gần đây là một giáo sư, tiến sĩ viết: “Việt Minh quả thực đã lợi dụng được thời cơ và điều kiện rất thuận lợi để cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim khi Pháp đã bị Nhật loại bỏ, Nhật đã đầu hàng, chính quyền hợp pháp không có quân đội, không chống lại… nhiều nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng trước đó mấy tháng nước Việt Nam đã độc lập, đã thoát khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Mặc dầu lúc đó trên lãnh thổ còn có quân Nhật, nhưng Nhật không đặt chế độ cai trị, Nhật không xem Việt Nam là thuộc địa, Việt Nam có chính phủ riêng, Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập… Như vậy Cách mạng tháng 8 đã không đánh Pháp, không đuổi Nhật, càng không giành độc lập cho đất nước. Từ tháng 4-1945, và đặc biệt từ sau 15-8 nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập”

Sau đó, ngay trên facebook của vị giáo sư tiến sĩ, nhiều người đã lên tiếng phản đối, trong đó có ý kiến rất chân tình: “Thầy nên đọc lại mấy comment để thấy luận điệu xuyên tạc lịch sử của thầy nguy hại ra sao thưa thầy, gần về cuối đời thiết nghĩ thầy nên làm điều gì đó tốt đẹp cho đất nước chứ không phải là viết những bài mang tính xuyên tạc tiêm nhiễm vào đầu thế hệ trẻ… những luận điệu sai trái thế này! “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, mong thầy đừng quên câu tục ngữ đó”. Không rõ giáo sư, tiến sĩ nọ suy nghĩ gì về ý kiến của người gọi ông là thầy?

Trước tình trạng nhân danh trí thức, nhân danh nghiên cứu nhằm gieo rắc luận điệu xuyên tạc, phi lịch sử làm người đọc vì ngộ nhận mà sai lầm trong nhận thức, các nhà nghiên cứu và báo chí trong nước đã sớm lên tiếng bác bỏ, chỉ rõ bản chất của vấn đề. Và gần đây, vì thấy loại luận điệu “mổ xẻ sự kiện lịch sử… có sức thuyết phục thấp, mà nguyên nhân có lẽ vì các tác giả có một cách nhìn thiên lệch, mang nặng thiên kiến, thiếu tính công tâm”, ngày 15-8, blogger Kami công bố trên blog của RFA bài viết có nhan đề "Bàn về các Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 ở Việt Nam". 

Trong bài viết, dù thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam hiện tại, dù không đồng tình với kết quả nghiên cứu của giới sử học trong nước, nhưng blogger Kami vẫn phải thừa nhận: “Trong lịch sử chính trị Việt Nam cận đại, thực tế đã cho thấy không có một tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đã thành công trong các cuộc vận động làm cách mạng giành độc lập cũng như chiến tranh giải phóng để thống nhất quốc gia như đảng chính trị của những người Cộng sản. Nguyên nhân của sự thành công của họ là nhờ sự ủng hộ của đông đảo người dân trong cả nước, đó là điều không cần phải bàn cãi. Kinh nghiệm vận động để lôi kéo sự ủng hộ quần chúng và tổ chức các hoạt động chính trị có bài bản, với những chiến lược có tầm nhìn xa trông rộng của họ là những bài học có giá trị, không thể phủ nhận”. Đồng thời, blogger Kami đã không ngần ngại gọi một số người nghiên cứu sự thật lịch sử qua cách nhìn thiên lệch, mang nặng thiên kiến, thiếu tính công tâm là “những kẻ giả dối nhân danh trí thức để bóp méo sự thật lịch sử”!

Bác bỏ hiện tượng “trên mạng internet nhiều người tự hào khi cho rằng, từ tháng 3-1945 nước Việt Nam đã có một bản Tuyên ngôn Độc lập của Vua Bảo Đại và sau đó ngày 17-4-1945, Chính phủ của nhà nước đế quốc Việt Nam được thành lập với thủ tướng là ông Trần Trọng Kim. Đây được cho là một chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, thống nhất”, blogger Kami phân tích và chứng minh:

- Về cái gọi là “Tuyên cáo độc lập” của Bảo Đại, blogger Kami viết: “Nếu như xem nội dung của văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoàng đế Bảo Đại, thì sẽ thấy đây là tuyên bố khẳng định hủy bỏ Hòa ước Patenôtre, của Triều đình Huế đã ký với nước Pháp năm 1884, để tuyên bố cho một nước Việt Nam “độc lập”, nhưng dựa vào khối Đại Đông Á của Nhật… Tuy nhiên những tuyên bố kể trên đã cho thấy Việt Nam chưa đủ tư cách độc lập của một quốc gia cần phải có, vì chỉ cần kể đến việc cái gọi là Tuyên ngôn Độc lập của Vua Bảo Đại đã được trao cho ông Yokohama, Đại sứ Toàn quyền của Nhật tại Việt Nam, ngày 12-3-1945 thôi thì cũng quá đủ. Hơn nữa, tới tháng 8-1945, khi Nhật Bản sắp sửa bại trận, Vua Bảo Đại đã gửi thư cho nguyên thủ của các cường quốc Anh, Mỹ, Pháp và Trung Quốc đề nghị công nhận Đế quốc Việt Nam là chính phủ đại diện của Việt Nam. Tuy nhiên tất cả các bức thư đều không được hồi âm, bởi theo Tuyên bố Cairo, các nước khối Đồng minh sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật Bản thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng”.

- Về chính phủ Trần Trọng Kim, blogger Kami viết: “Đã có nhiều người ca ngợi chính phủ của Trần Trọng Kim, cho rằng đây là một chính phủ tuy còn non trẻ, nhưng chỉ trong vài tháng đã có thể thực hiện được nhiều điều cải cách mà những người dân hiện nay vẫn còn đang mơ tới. Song họ không hiểu rằng, tại thời điểm đó, quyền lực cai trị Việt Nam hoàn toàn đang nằm trong tay người Nhật và Vua Bảo Đại lúc đó hoàn toàn là một ông vua bù nhìn. Trong hồi ký của mình, Trần Trọng Kim viết: “Nhật Bản trước vốn là một nước đồng văn đồng hóa ở Á Đông, nhưng về sau đã theo Âu hóa, dùng những phương pháp quỷ quyệt để mở rộng chủ nghĩa đế quốc của họ, trước đã thôn tính Cao Ly và Mãn Châu, sau lại muốn xâm lược nước Tàu và các nước khác ở Á Đông đã bị người Âu châu chiếm giữ. Người Nhật tuy dùng khẩu hiệu “đồng minh cộng nhục”, lấy danh nghĩa “giải phóng các dân tộc bị hà hiếp” nhưng thâm ý là muốn thu hết quyền lợi về mình”. Tiếc rằng, không ai tự hỏi mình tại sao một chính quyền của Trần Trọng Kim được đánh giá là tốt như thế mà lại không được người dân ủng hộ? Mà dân chúng lúc đó lại ủng hộ Việt Minh của những người Cộng sản?”.

- Về Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố tại Hà Nội ngày 2-9-1945, blogger Kami viết: “Sự kiện ngày 2-9-1945 ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình chỉ mang ý nghĩa về mặt nghi thức, với mục đích để công bố sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập với quốc dân và thế giới. Ngay sau đó, cũng ông Hồ Chí Minh đã ký các sắc lệnh về tổ chức Tổng tuyển cử và việc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức tổng tuyển cử tháng 1-1946 đã xác định tính chính danh của một nhà nước được nhân dân lựa chọn. Đây là điều cho thấy lãnh đạo Việt Minh lúc ấy, họ đã có ý thức xây dựng một nhà nước Cộng hòa - Dân chủ của nhân dân một cách có hệ thống, bài bản và khoa học. Tại thời điểm đó, việc Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hầu như chưa được sự công nhận của các cường quốc càng chứng minh sự độc lập của nó”.

Ý kiến của blogger Kami trên blog của RFA thật sự là “cái tát” vào những ai cố tình xuyên tạc lịch sử để hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng Tháng Tám. Bởi, không ai có thể phủ nhận được một sự thật: thành công của Cách mạng Tháng Tám là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó nổi lên vai trò quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ sự lựa chọn lý tưởng, mục tiêu, đến xây dựng chiến lược cách mạng; trung thành và giữ vững nguyên tắc nhưng vận dụng lý luận một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp giai đoạn lịch sử cụ thể; nỗ lực tuyên truyền lý tưởng một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân để hình thành khối đại đoàn kết toàn dân,… Đặc biệt, Đảng được tôi luyện trong 15 năm gian khổ với sự hy sinh quên mình của các thế hệ đảng viên, trong đó có tấm gương của các Tổng Bí thư Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ. Chỉ có như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới là chính đảng duy nhất có khả năng, uy tín, được chuẩn bị về mọi mặt để khi thời cơ đến đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. 

Từ đó, một thời đại mới đã mở ra với dân tộc, người Việt Nam thật sự được trở thành người làm chủ vận mệnh đất nước, làm chủ chính bản thân mình, nước Việt Nam có tư cách là một quốc gia độc lập sánh ngang các quốc gia khác trên thế giới. Đó cũng là điều trong cuốn sách Cách mạng Việt Nam năm 1945 - Ru-dơ-ven, Hồ Chí Minh và Đờ Gôn trong một thế giới chiến tranh đã nhắc tới, nhà sử học S. Tonesson viết: “Cách mạng Việt Nam quan trọng và không phải chỉ thuần túy trong bối cảnh Việt Nam. Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Việt Nam nằm trong những nguồn cảm hứng chủ yếu của một đường lối đấu tranh lớn khác sau chiến tranh, đó là quá trình phi thực dân hóa. Trong các cuộc cách mạng cộng sản, cách mạng của người Việt Nam nổi lên như là một trong những cuộc cách mạng có sức sống và làm đảo lộn nhiều nhất”. Vì thế, kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học chân chính trên thế giới, nhận định trên đây của S. Tonesson và cả ý kiến của blogger Kami nữa, đã biến luận điệu của “những kẻ giả dối nhân danh trí thức để bóp méo sự thật lịch sử” trở nên lố bịch và vô nghĩa.

LAM SƠN

(Nhân Dân)

Thủ tướng: “Nguy cơ thành bãi rác công nghệ đang hiện hữu”

Thủ tướng đánh giá ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân...

Thủ tướng: “Nguy cơ thành bãi rác công nghệ đang hiện hữu”
Nhà máy đạm Ninh Bình thua lỗ nặng do nhập thiết bị, dây chuyền cũ từ Trung Quốc.
NGUYÊN HÀ
Thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm; các địa phương khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết chuyên đề, chương trình, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường. 
Nội dung trên được đề cập trong Chỉ thị 25/CT về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.

Theo đánh giá của Thủ tướng, dù các cấp ngành đã có nhiều nỗ lực, xử lý nghiêm minh các vi phạm, song ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. 

Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân còn hạn chế. Nhiều địa phương còn chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm và sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng, người dân. 

Hệ thống pháp luật, quy chuẩn còn nhiều bất cập, thiếu khả thi; thiếu quy định, tiêu chí, công cụ để sàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư, công nghệ sản xuất, xử lý môi trường, kiểm soát hoạt động xả thải của doanh nghiệp...

Thủ tướng lưu ý, áp lực lên môi trường ngày càng lớn, nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường đang hiện hữu, biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp, đặt ra nhiều thách thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường.

Để khắc phục những hạn chế, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án. 

Chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án. Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn. Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương. 

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp, đề xuất sửa đổi các quy định về bảo vệ môi trường trong các luật về môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, hoàn thành trong năm 2017.

Đồng thời rà soát, trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường, khắc phục những bất cập hiện nay, nhất là các quy định về các công cụ, biện pháp quản lý nhà nước, biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải của doanh nghiệp...

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, hoàn thành trong năm 2017.

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo vệ môi trường theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường đối với các loại hình dự án đầu tư.

Bộ Xây dựng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành suất đầu tư, giá dịch vụ trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hoàn thành trong năm 2017.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các Bộ liên quan tăng cường công tác đánh giá tác động của công nghệ nhập khẩu đến môi trường; rà soát các dự án nhập khẩu dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải; đề xuất công nghệ, thực hiện thí điểm xử lý chất thải rắn bằng công nghệ của Việt Nam, hoàn thành trong năm 2017...

Dự án thép 10 tỷ USD: Tập đoàn Hoa Sen có 1 vay 2, bây giờ đòi vay 4

(VTC News) - Tự tin siêu dự án thép 10 tỷ USD sẽ mang về siêu lợi nhuận nhưng Tôn Hoa Sen không phải không có rủi ro khi vốn có 1 đồng, đã vay 2 và bây giờ còn đòi vay thêm 4 đồng nữa.

Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen diễn ra ngày 6/9 gây bão dư luận khi thông qua Dự án Khu liên hợp luyện thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với 97% phiếu thuận. Trước đó, dự án đã trở thành đề tài nóng trên mặt báo.
Siêu dự án 10 tỷ USD
Với số vốn đầu tư dự kiến trên 10,6 tỷ USD, dự án Hoa Sen Cà Ná sẽ đạt công suất 16 triệu tấn/năm. Nhưng đây chỉ là kế hoạch đặt ra cho giai đoạn từ 2017-2031. Còn trước mắt, Hoa Sen bắt tay vào triển khai với quy mô nhỏ hơn rất nhiều.

Theo lộ trình Tập đoàn Hoa Sen đưa ra trong tài liệu phục vụ đại hội đồng cổ đông bất thường, dự án Hoa Sen Cà Ná sẽ được chia làm 2 giai đoạn với 4 phân kỳ. Tại đại hội cổ đông lần này, Hoa Sen cũng mới chỉ bàn đến việc triển khai phân kỳ I.1 của dự án, với tổng số vốn cần thiết vào khoảng gần 14.000 tỷ đồng.
dua an thep hoa sen ca na
 Ông Lê Phước Vũ (Chủ tịch HĐQT Hoa Sen) quyết tâm đầu tư dự án thép 10,6 tỷ USD 
Trong phân kỳ I.1 của dự án, đầu tư vào máy móc, nhà xưởng sẽ ngốn khoảng 500 triệu USD (hơn 11.000 tỷ đồng). Để vận hành dự án, Hoa Sen còn cần thêm 2.700 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, trước mắt, Tập đoàn Hoa Sen cần 14.000 tỷ đồng.
Kế hoạch về vốn mà Tập đoàn này đưa ra là vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng. 11.350 tỷ đồng còn lại sẽ là vốn vay ngắn hạn và trung hạn.
Đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án, Hoa Sen đưa ra kịch bản khá lạc quan. Sau khi đi vào hoạt động phân kỳ 1, dự án sẽ mang về doanh thu 14.250 tỷ đồng cho Tập đoàn. Hoa Sen ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2020 mà Tập đoàn có được từ dự án là 1.000 tỷ đồng và lợi sẽ tăng dần hàng năm.
Trả lời trên Zing, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen cho rằng việc đầu tư sản thép là siêu lợi nhuận, vì thế không có lý do gì để không đầu tư vào ngành này.
Có 1 đòi vay 4
Dự án Khu liên hợp luyện thép Hoa Sen Cà Ná được đánh giá là “siêu dự án” với số tiền đầu tư rất lớn. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên được nhiều người đặt ra khi nói về Hoa Sen Cà Ná chính là Tập đoàn Hoa Sen lấy đâu ra nhiều tiền như vậy để triển khai dự án.
Như đã nêu trên, vốn tự có dùng cho dự án sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư, tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn là 11.350 tỷ đồng. Đây là khoản nợ vay rất lớn với bất cứ doanh nghiệp nào, chứ chưa nói đến doanh nghiệp có tỷ lệ nhiều gấp đôi vốn chủ sở hữu. Khoản nợ vay dự kiến cao gấp 4 lần vốn góp chủ sở hữu hiện nay.
tap doan hoa sen
Theo báo cáo tài chính quý 2/2016, tại thời điểm cuối tháng 6, vốn góp chủ sở hữu của Hoa Sen là 1.965 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nợ của ông lớn ngành thép này lên tới 4.639 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với vốn. Điều đó có nghĩa Tập đoàn có 1 đồng vốn nhưng đi vay tới 2,4 đồng.
Trong nhiều năm qua, nhờ hoạt động kinh doanh có lãi nên tổng tài sản của Hoa Sen đạt 9.523 tỷ đồng. Với con số này, Hoa Sen không quá căng thẳng về nợ nhưng rõ ràng áp lực trả lãi vay của Tập đoàn không hề nhỏ.
Trong nửa đầu năm 2016, Hoa Sen đã phải chi trả hơn 144 tỷ đồng tiền lãi vay, bằng 13,7% lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này cùng kỳ năm 2015 thậm chí còn lớn hơn khi đạt gần 30%.
Không chỉ có khoản nợ khủng, chi phí lãi vay cao, Hoa Sen còn đối mặt với nợ đến hạn trả. Chỉ tiêu này không quá căng thẳng như ở Quốc Cường Gia Lai của gia đình Cường đô la nhưng 298 tỷ đồng tiền nợ phải trả gấp trong khi tiền mặt của công ty cuối kỳ chỉ là 210 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hoa Sen còn có một vấn đề. Đó là doanh thu sụt giảm. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 2/2016 của Tập đoàn đạt 4.611 tỷ đồng, giảm 228 tỷ đồng, tương ứng 4,71% so với quý 2/2015, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 12.968 tỷ đồng, giảm 579 tỷ đồng, tương ứng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, ngành thép trong nước đã gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm 2016. Nguyên nhân là lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc khiến thị trường cạnh tranh gay gắt. Kết quả là tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có Hoa Sen.
Tuy nhiên, cùng đối mặt với áp lực cạnh tranh như nhau nhưng Tập đoàn Hòa Phát - đối thủ của Hoa Sen vẫn duy trì được tốc độ tăng tưởng tốt. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hòa Phát trong quý 2/2016 đạt 8.144 tỷ đồng, tăng 406 tỷ đồng, tương ứng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thanh Hà 

Nữ sinh lớp 10 từ chối quà Phó Thủ tướng, vui sao lại buồn?


authorMai Quốc Ấn Thứ Tư, ngày 07/09/2016 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Cô bé từ chối chiếc xe đạp, khác xa với việc những quan chức chối bay chối biến các khoản lỗ nghìn tỉ hay những quyết định bổ nhiệm cho người thân một cách trơ trẽn.

   
Trong buổi lễ khai giảng 5.9 vừa đây, cô học trò Trần Thị Thanh Tuyền ở lớp 10A1, trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Thị Một, Cần Giuộc (Long An) đã từ chối món quà là chiếc xe đạp của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trao tặng. Chiếc xe đạp ấy là 1/60 chiếc xe đạp học bổng dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Lý do từ chối rất đơn giản: "Con đã có xe đạp. Năm lớp 8, con cố gắng vượt khó học tốt nên ông Sáu (tức Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình) đã cho con rồi. Nên con muốn nhường cho bạn khác", Tuyền nói.
Chiếc xe đạp học bổng trị giá khoảng 1 triệu đồng đã bị cô bé học trò nghèo từ chối để tạo cơ hội cho một học sinh nghèo khác. Nó khác xa với việc những quan chức chối bay chối biến các khoản lỗ nghìn tỉ, chối bay những mức đội vốn nhiều lần hay những quyết định bổ nhiệm cho người thân một cách trơ trẽn.
Chiếc xe đạp học bổng giá khoảng 1 triệu đồng kém rất xa cái ụ nổi 83M giá 2 triệu USD được kê khống thành 9 triệu USD mà Vinashin đã mua. Nó cũng kém xa tượng đài 1.500 tỉ đồng ở Ninh Bình chưa xây dựng xong đã xuống cấp. Càng kém xa 19.000 tỉ đồng để đào than nhưng ngành than vẫn đang… than thở. Và kém rất rất xa mức 60.000 tỉ đồng bị tham nhũng trong mười năm nay nhưng chỉ thu hồi chỉ được 5.000 tỉ...
 nu sinh lop 10 tu choi qua pho thu tuong, vui sao lai buon? hinh anh 1
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chụp ảnh riêng với cô bé Trần Thị Thanh Tuyền.
Lòng tự trọng và nhân ái của cô họ trò lớp 10 ở Long An khác rất xa với ứng xử của những người lớn kiểu như ông Trịnh Xuân Thanh – một người có liên quan trực tiếp đến khoản thất thoát tài sàn hơn 3.200 tỉ đồng nhưng vẫn được bổ nhiệm làm quan chức ở Hậu Giang.
Lại càng khác xa nữa những cán bộ công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp về” của các cơ quan nhà nước trong bộ máy hành chính cồng kềnh, một trong những yếu tố gây ra bội chi ngân sách. Và mức ngân sách bội chi trong 8 tháng đầu năm 2016 đã lên đến 121 ngàn tỉ- tức là khoảng 121 triệu chiếc xe đạp học bổng...
Liên tục bội chi như vậy, ý thức về tiết kiệm ngân sách của cán bộ ta ở đâu?
Nếu đất nước có những cán bộ có ý thức như em Trần Thị Thanh Tuyền liệu có những vết nứt trên sân Mỹ Đình, những vết nứt trên đại lộ Đông-Tây, những vết nứt trên các tượng đài nghìn tỉ? Nếu đất nước có những cán bộ có ý thức, liệu cán bộ cứ ngang nhiên ngồi xe hơi sang trọng từ “quà biếu” hay ở trong những biệt phủ bề thế đứng tên người quen với khẩu hiệu “đúng quy trình”.
Chiếc xe đạp học bổng khoảng 1 triệu đồng nhận và lời từ chối của cô học sinh lớp 10 liệu có giảm được “quyết tâm tham lam” của những con sâu tham nhũng? Tôi e là không. Nhưng nó đánh động cho chúng ta nhớ đến trách nhiệm của mỗi người hôm nay, rằng chúng ta không thể lặng im trước những hiện tượng bất thường nhan nhản về các khoản ngân sách khổng lồ bị mất đi.
Những con số trăm tỉ, ngàn tỉ “nhảy múa” trên các bản báo cáo thành tích sẽ mua được bao nhiêu chiếc xe đạp, xây bao nhiêu cây cầu để cho trẻ em đến trường? Trong khi đầu năm học mới 2016, hàng ngàn trẻ em miền biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã bỏ học vì cha mẹ các em không kham nổi chi phí học tập của con mình. Khoản tiền hỗ trợ ngư dân sau sự cố Formosa đến nay vẫn chưa tới tay họ.
Thủ đô ngập, TP.HCM cũng ngập. Đường sá ngập và sân bay cũng ngập. Người dân dường như sắp ngập trong thuế, phí cao đến vô lý còn các cán bộ tham nhũng thì vẫn yên tâm sống ngập trong tiền tham ô... Những thực trạng ngập ngụa ấy là quá đủ cho một cuộc cải cách toàn diện mà Chính phủ phải dẫn đầu- bắt đầu từ cơ chế.
Lấy ví dụ đơn giản: vì cơ chế nên hôm nay có ngày càng nhiều những quan chức nhúng chàm. Trong đó, quan chức nào khi ra tòa cũng lý lịch "đẹp", nhân thân tốt, gia đình có truyền thống cách mạng. Trước khi có những động thái chống tham nhũng quyết liệt từ Đảng và Chính phủ thì lý lịch "đẹp", nhân thân tốt và gia đình có truyền thống cách mạng liệu có trở thành những "kim bài miễn tố" hay chí ít cũng giảm nhẹ mức phạm tội?
Có lẽ phải thức tỉnh ngay và nhận ra rằng nợ công mà bất kỳ người dân nào gánh phải không chỉ đến từ những "lỗ hổng" của cơ chế. Mà còn vì sự im lặng của mỗi người trước các "lỗ hổng" ấy. Để mỗi người, dù ở bất kỳ vị trí nào, đều ý thức rằng một khi thiếu trách nhiệm thì "thiên tử phạm tội, xử như thứ dân".
Lời từ chối  chiếc xe đạp học bổng của cô học trò Trần Thị Thanh Tuyền chính là xác tín của một công dân có trách nhiệm. Rằng sự gìn giữ, sử dụng hiệu quả tài sản công (xe đạp) để tạo điều kiện phát triển cho các công dân khác (bạn học) cũng có cơ hội được phát triển (được tặng xe để đi học).
Trách nhiệm công dân đơn giản của cô bé lớp 10 chính là một loại hình đạo đức cơ bản, một chuyện bình thường ở một xã hội phát triển bình thường.  Nhưng nó lại đẹp lung linh giữa muôn vàn sự vô trách nhiệm đang hiện hữu hôm nay.
Đó chẳng phải là chuyện vui mà lại rất đáng buồn sao?

Việt Nam bội chi hơn 121 ngàn tỷ đồng, chính phủ tích cực vay nước ngoài

bôi chiTrong 8 tháng đầu năm, Việt Nam bội chi ngân sách hơn 121 ngàn tỷ đồng, chính phủ tích cực vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hôi. (Internet)

Việt Nam bội chi hơn 121 ngàn tỉ đồng trong 8 tháng đầu năm 2016 và đã vay nước ngoài tổng cộng 5 tỷ USD, mới đây vay thêm 11 tỷ Yên từ Nhật Bản dưới hình thứ ODA (hỗ trợ phát triển chính thức), theo thông cáo của Bộ Tài chính hôm 6/9.

Ngoài việc liệt kê khoản bội chi nói trên, thông cáo cũng cho biết những khoản vay của chính phủ Việt Nam đều từ các nhà tài trợ lớn quen thuộc là Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản.
Khoảng gần nửa số tiền vay ở trên đã được giải ngân, tính cho đến ngày 20/8, thông cáo viết.
Việc trả nợ nước ngoài đang được thực hiện đúng hạn, và tổng số tiền được trả trong tám tháng đầu năm nay là hơn 30 ngàn tỷ đồng, thông cáo giải thích.
Cũng theo thông cáo, số tiền thu cho ngân sách nhà nước tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà ngân sách phải chi ra. Như vậy ngân sách Việt Nam trong tám tháng đầu năm vẫn thiếu hụt một khoản trị giá hơn 121 ngàn tỷ đồng.
Cũng vào ngày 6/9, Việt Nam tiếp tục vay 11 tỷ Yên (tương đương khoảng 2.340 tỷ đồng) dưới hình thức ODA. Giới chức Việt Nam giải thích, khoản vay ODA này nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Với 11 tỷ Yên vay thêm này, cam kết ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam đã lên đến 2.800 tỷ Yên – lớn nhất trong số các nước đang hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam.
Tổng hợp từ RFA, Bizlive

Bắt quả tang phóng viên truyền hình 'đâm thuê chém mướn'!

Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ phóng viên lợi dụng nghề nghiệp đi viết bài theo kiểu "đâm thuê chém mướn" hoặc tống tiền doanh nghiệp. Mới đây nhất, ngày 4/1/2014, cơ quan an ninh lại bắt được một vụ...

Ngày 4/1/2014, tại Nhà máy Kính nổi Chu Lai (Quảng Nam), cơ quan an ninh đã bắt quả tang Bùi Xuân Hiệu, phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình cùng Phan Bùi Khang (ở Hà Nội) và Dương Kiều Trang - vừa tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về hành vi đe dọa, tống tiền doanh nghiệp, "đâm thuê chém mướn" theo đặt hàng của kẻ khác và làm giả con dấu, giấy tờ của các cơ quan nhà nước.
Qua lời khai ban đầu, Bùi Xuân Hiệu đã được một doanh nghiệp tại Ninh Bình thuê với giá tiền 500 triệu đồng để làm nhiều đơn vu cáo Nhà máy Kính nổi Chu Lai về cái gọi là "ô nhiễm môi trường" lên nhiều cơ quan và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, đồng thời mang tiền vào Quảng Nam - nơi Nhà máy Kính nổi Chu Lai đặt trụ sở - thuê mướn nhân dân đi khiếu kiện. Mặc dù, Nhà máy Kính nổi Chu Lai từ lâu nay đã được các cơ quan quản lý môi trường của tỉnh Quảng Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường đánh giá là doanh nghiệp có công tác bảo vệ môi trường tốt nhất khu vực.
Dây chuyền sản xuất kính ở Nhà máy Kính nổi Chu Lai (Quảng Nam)
Bùi Xuân Hiệu đã làm giả giấy giới thiệu là phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam và đến nhà máy Kính nổi Chu Lai đặt vấn đề làm phim, đồng thời đòi phải nộp cho gã 3.000 đô la. Phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường của "nhóm" phóng viên này, Ban giám đốc Nhà máy Kính nổi Chu Lai đã báo cáo cơ quan công an.
Khi "nhóm" phóng viên này đến "tác nghiệp", cơ quan an ninh đã phục kích và bắt quả tang Bùi Xuân Hiệu cùng Khang và Trang về hành vi tống tiền doanh nghiệp.
Hình ảnh Bùi Xuân Hiệu nhận tiền của doanh nghiệp
Khám xét ô tô của Hiệu, cơ quan công an đã thu được hàng chục con dấu giả mạo các cơ quan Trung ương, cùng nhiều giấy giới thiệu các loại, trong đó có cả 3 thẻ nhà báo giả.
Đây thực sự là một cú sốc đối với báo giới, bởi lẽ việc làm của những kẻ này không những đã vi phạm pháp luật mà còn vi phạm nghiêm trọng quy ước đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Năm hết, Tết đến, đúng là có nhiều báo đang rất đói nên phải tung phóng viên đi "chạy", "xin" quảng cáo. Và không ít phóng viên đã có lối dọa dẫm doanh nghiệp. Mặc dù tại các cuộc họp giao ban Tổng biên tập các báo vào thứ Ba hằng tuần, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam luôn yêu cầu các cơ quan thông tấn, báo chí phải quản lý thật chặt phóng viên và cộng tác viên khi đi tác nghiệp.
Tuy nhiên, qua sự việc này, rất mong các cơ quan thông tấn báo chí hãy siết lại kỷ luật ở đơn vị mình, đừng để làm hoen ố hình ảnh những nhà báo chân chính.
P.

Báo Tuổi trẻ hôm nay đưa trang nhất

Ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group: Chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện!

LĐO KHẢI ĐĂNG – G. MIÊU
Ảnh về lễ công bố dự án nhà máy luyện thép tại Cà Ná
"Hàng trăm tổ hợp thép trên thế giới đến nay vẫn nằm ngay giữa lòng các thành phố lớn, mặc dù các nước châu Âu có tiêu chuẩn môi trường khắt khe như thế nào. Chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế? Đó là quan điểm của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Hoa Sen Group tại ĐHCĐ bất thường ngày 6.9 về vấn đề triển khai dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 10,6 tỷ USD của Cty CP Tập đoàn Hoa Sen đang được dư luận quan tâm khá nhiều.
    Ngày 6.9, ĐHCĐ bất thường của Cty CP Tập đoàn Hoa Sen đã diễn ra với nội dung nóng nhất chính là về câu chuyện Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với tổng vốn đăng ký 10,6 tỷ USD.
    Theo tờ trình HĐQT HSG gởi đến cổ đông, ban giám đốc công ty đề xuất nhà đầu tư thông qua chủ trương triển khai đầu tư tổ hợp dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, công suất 6 triệu tấn/năm. Tầm nhìn quy hoạch từ năm 2017-2031, công suất thiết kế đạt 16 triệu tấn/năm. Đồng thời, ủy quyền cho HĐQT quyết định về phân kỳ giai đoạn đầu tư, quy mô, vốn đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm đầu tư, hình thức đầu tư. Lựa chọn công nghệ sản xuất và xử lý môi trường, đối tác, nhà cung ứng, đơn vị tư vấn, giám sát…
    Vấn đề nóng nhất được quan tâm chính tại ĐHCĐ bất thường lần này là câu chuyện bảo vệ môi trường khi mà dự án này được ví như có nguy cơ trở thành một Formosa thứ hai.
    Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết sau sự kiện Formosa xảy ra làm ai cũng sợ và ví đây là dự án thứ hai của Formosa. Với dự án của Hoa Sen, chúng ta đi theo một hướng khác và đặt yếu tố bảo vệ môi trường lên hàng đầu. HSG là người đi sau nên học được những kinh nghiệm nhiều từ các dự án trước, mặc dù được áp dụng công nghệ tối tân nhất nhưng cũng phải tính toán đến trường hợp xấu nhất, không phải một năm mà cả 100 năm tới.
    Theo đó, ông Vũ cho biết dự án này dứt khoát không thu hồi hoá chất sau quá trình luyện cốc để không tạo ra rác thải ra môi trường, thay vào đó sẽ thu nhiệt để phát điện. Hoa Sen đã ký hợp tác với tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới GMC trong suốt quá trình đầu tư dự án. Tập đoàn này sẽ xây dựng những quy trình khép kín quản lý và xử lý những rủi ro về môi trường, bảo đảm giảm tác hại đến môi trường...
    Ông Vũ cũng cam kết với cổ đông rằng trong các giai đoạn đầu tiên sẽ không thực hiện luyện cốc mà vẫn nhập cốc, trừ khi các công đoạn khác hoạt động ổn định, bảo đảm an toàn tuyệt đối thì mới đầu tư cho luyện cốc bằng công nghệ tối tân nhất, dưới sự giám sát của đội ngũ chuyên gia đến từ châu Âu hoặc Mỹ. HSG sẽ sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa. Còn thiết bị, lựa chọn giữa Châu Âu hay Trung Quốc, ông Vũ nói “trả lời sau”.
    Cũng theo ông Vũ, đừng nhìn thấy vụ việc của Formosa mà lại sợ sệt không đầu tư. "Hàng trăm tổ hợp được xây dựng như thế rồi, chúng ta chỉ mới có mỗi vụ Formosa mà đã lớn chuyện! Tại sao chúng ta lại quá sợ sệt như thế? Hàng trăm tổ hợp thép trên thế giới đến nay vẫn nằm ngay giữa lòng các thành phố lớn, mặc dù các nước châu Âu có tiêu chuẩn môi trường khắt khe như thế nào. Về công nghệ luyện cốc, chúng ta sẽ không đi theo cách mà Formosa đang làm”, ông Vũ nêu quan điểm.
    Về nguồn vốn đầu tư cho dự án, trong kế hoạch đầu tư, ở phân kỳ đầu tư I.1 vốn tự có sẽ chiếm 18% tổng vốn đầu tư trên 11 nghìn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD), tương ứng 2.500 tỷ đồng; còn lại là vốn vay ngắn hạn và trung hạn. Về vấn đề này, ông Lê Phước Vũ khẳng định rằng, 500 triệu USD đầu tư cho phân kỳ I.1 đã được ngân hàng Vietinbank ký thoả thuận cam kết tài trợ vốn có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, do vậy HSG sẽ không tính đến chuyện phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Theo báo cáo sơ bộ, doanh thu trong năm nay của HSG đã đạt trên 1,4 nghìn tỷ đồng, dự tính năm sau sẽ trên 2 nghìn tỷ đồng và trong năm tới nữa, một khi dự án thép này đi vào vận hành thì tổng doanh thu còn cao gấp đôi. Trong những giai đoạn đầu tư sau phân kỳ I.1, nếu tiến độ triển khai nhanh thì HĐQT sẽ tính toán đến những kênh huy động vốn khác và sẽ xin ý kiến cổ đông.
    “Các nước đã chứng minh, khi nền kinh tế phát triển thì lập tức lĩnh vực thép tăng trưởng mạnh. Cho nên chúng ta đầu tư thép là đúng quy luật và đây là cơ hội vàng. Thứ hai, hiện nay hàng thép Trung Quốc bị đánh chống phá giá tại nhiều nước, do vậy Trung Quốc bị đánh ở đâu thì mình đi tới đó. Về công nghệ, chúng ta lựa chọn của châu Âu hay Trung Quốc tôi sẽ trả lời sau. Tuy nhiên, hiện nay kể cả các tổ hợp thép của Ấn Độ, Brasil, Mỹ, Mexico...đều có xưởng chế tạo nằm ở Trung Quốc hết. Cho nên giờ chúng ta có ký của châu Âu hay Mỹ thì cũng từ Trung Quốc mà ra, đến 90% là như thế! Tôi sẽ đủ khôn ngoan để chọn lựa làm cái gì để đạt hiệu quả cao nhất, đạt cạnh tranh tốt nhất, ông Vũ cho biết
    Cũng theo ông Vũ, Hoà Phát đã tập trung đầu tư lò cao thu nhiệt từ luyện cốc nên chỉ một quý thu lợi được hơn 2.000 tỷ đồng, 80% là từ thép. Vậy ngu gì mà không ra! Ngu gì mà không lao vào làm thép. Cách làm này giúp ông Long tập đoàn Hoà Phát (ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT) trở thành người giàu thật sự, còn những người khác chưa chắc, giờ cuối mới biết được", ông Vũ nói.
    Ông Vũ cũng cho rằng trong những ý kiến chống đối không tránh khỏi những những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh khi thấy sự lớn mạnh của HSG. "Đừng sợ người khác nói mình xấu mà chỉ sợ mình không tốt. Hãy tin rằng khi đầu tư dự án này tôi sẽ tạo ra được hơn 20.000 lao động, đóng góp cao nhất cho ngân sách quốc gia, không lệ thuộc nhập siêu thép, không làm ô nhiễm môi trường... ", ông Vũ trấn an cổ đông.





    Media file không có chú thích



    Ảnh về lễ công bố dự án nhà máy luyện thép tại Cà Ná
    [QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.

    Bắc Kinh cảnh cáo các tân dân biểu Hồng Kông đòi độc lập

    Tú Anh

    mediaỨng viên Nathan Law- La Quán Thông đắc cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Ảnh ngày 05/09/2016.
    Trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 04/09/2016, lần đầu tiên 5 ứng cử viên có chủ trương Hồng Kông tự trị hay độc lập với Hoa lục, lọt vào nghị viện. Ngay lập tức, Bắc Kinh lên tiếng cấm các tân dân biểu này «vận động độc lập cả ở trong lẫn ngoài nghị trường ».
    Ngày 05/09/2016, tức ngay sau khi có những kết quả bầu cử đầu tiên, phát ngôn viên Văn phòng Hồng Kông và Macao sự vụ dọa trước là không tha thứ « bất kỳ ai đề cập đến độc lập bên trong cũng như bên ngoài viện Lập Pháp ».
    Theo Tân Hoa xã, Bắc Kinh « cực lực chống lại mọi hoạt động có liên quan đến (chủ trương) Hồng Kông độc lập dưới mọi hình thức, bên trong cũng như bên ngoài Hội Đồng Lập Pháp » và «ủng hộ mạnh mẽ chính phủ Hồng Kông để trừng phạt (những dân biểu vi phạm) theo quy định của pháp luật ».
    Trung Quốc lo ngại các dân biểu trẻ tuổi Hồng Kông xuất thân từ phong trào cách mạng Dù Vàng sẽ biến nghị trường thành diễn đàn tranh đấu sau khi chiến dịch chiếm đóng đường phố gây áp lực chính trị vào năm 2014 thất bại trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh.
    Bản thông cáo lên án các ứng cử viên « lợi dụng bầu cử để cỗ vũ công khai » cho xu hướng đòi độc lập. Hành động này, theo quan điểm của Bắc Kinh là « đi ngược lại quyền lợi » của tất cả người dân Kồng Kông, vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và Hồng Kông, theo như trích dẫn của Tân Hoa xã .
    Theo AFP, cuộc bầu cử hôm Chủ nhật xảy ra trong bối cảnh người dân địa phương ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh muốn giới hạn mọi quyền tự do tại nhượng địa cũ của Anh Quốc. Cử tri đi bầu đông đảo đạt mức kỷ lục 58%.
    Cho dù chính quyền thân Trung Quốc đã cấm 6 ứng cử viên có xu hướng đòi độc lập tranh cử nhưng phe đối lập vẫn giành thêm ghế và củng cố thiểu số có quyền phủ quyết nhất là các dự luật được xem đi ngược lại các quyền tự do.