Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Chưa “đả hổ” mới “diệt ruồi” đã lúng túng

000_Hkg10250113.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (giữa), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (phải) và Bộ trưởng Trần Đại Quang (trái) tại lễ bế mạc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 1 năm 2016.
 AFP photo
Chiến dịch làm trong sạch Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động hay còn gọi là “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam có vẻ không được suôn sẻ, khi nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, người bị xem là con ruồi bị đập đã có những phản ứng khác thường. Nhân vật này ẩn mặt suốt tháng qua và chủ động xin ra khỏi Đảng. Việc này làm cho đề nghị khai trừ Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tỏ ra vừa chậm trễ vừa lúng túng.
Ông Trịnh Xuân Thanh đang bị điều tra về những sai phạm, liên quan tới trách nhiệm quản lý nhà nước qua vụ làm lỗ  3.300 tỉ đồng, khi là lãnh đạo PVC Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí. Lúc đó nhiều người khác bị truy tố, nhưng ông Thanh lại được điều chuyển về Bộ Công thương giữ vị trí cao cấp và sau đó tiếp tục được điều chuyển về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Dĩ nhiên đây là sự chậm trễ của tổ chức đảng, đúng ra sau khi có ý kiến của Tổng Bí thư thì phải đình chỉ tư cách đảng viên của ông ấy đi, rồi sau này xử lý.
- Luật sư Trần Quốc Thuận
Trả lời chúng tôi vào tối 8/9/2016, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định:
“Dĩ nhiên đây là sự chậm trễ của tổ chức đảng, đúng ra sau khi có ý kiến của Tổng Bí thư thì phải đình chỉ tư cách đảng viên của ông ấy đi, rồi sau này xử lý. Hoặc là sau khi Hội đồng Bầu cử tước danh hiệu đại biểu Quốc hội của ông ấy thì có thể người ta tổ chức kiểm điểm và khai trừ đi. Sự chậm chạp của tổ chức đảng là điều đáng tiếc.”
Khá chậm chạp, ngày 8/9/2016 Ủy ban Kiểm tra Trung ương chính thức đề nghị khai trừ Đảng ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Tuy báo chí đồng loạt đưa tin này, nhưng từ hôm 6/9 ông Trịnh Xuân Thanh đã chủ động gọi điện thoại cho báo Thanh Niên và cho biết ông đã nạp đơn xin ra khỏi đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau mấy ngày không xác nhận sự kiện vừa nêu, nhưng đến chiều 8/9 Tỉnh Ủy Hậu Giang đã ra Thông báo xác nhận việc ông Trịnh Xuân Thanh xin ra khỏi Đảng. Theo Thanh Niên Online, Văn phòng Tỉnh ủy Hậu Giang đã nhận được văn bản gửi qua đường bưu điện. Trong văn bản được photocopy, ông Trịnh Xuân Thanh giải trình một số vấn đề mà Đoàn kiểm tra của Ủy ban Trung ương đặt ra, đồng thời xin ra khỏi Đảng. Thường trực Tỉnh ủy Hậu Giang cũng có công văn triệu tập ông Trịnh Xuân Thanh để báo cáo những vấn đề vừa nêu. Ông Thanh đã hết thời gian nghỉ phép vào ngày 3/9 vừa qua, nhưng chưa trở lại Hậu Giang.
Dao mổ trâu đập ruồi
Trước đó trên mạng xã hội lan tràn hình chụp bản báo cáo gởi Ủy ban Kiểm tra Trung ương được cho là của ông Trịnh Xuân Thanh. Trong đó người ký tên Trịnh Xuân Thanh nêu lý do xin bỏ Đảng là vì không còn tin vào sự chỉ đạo của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra đương sự còn chỉ trích Đảng về điều gọi là, áp lực cơ quan tố tụng, cơ quan thực thi pháp luật và sử dụng truyền thông báo chí nói sai sự thật để quy trách nhiệm cho đương sự.
Ngược dòng thời gian, thời sự có vẻ như được sắp đặt có lớp lang, trước tiên một tờ báo nhỏ đưa tin vụ xe Lexus đắt tiền được ông Trịnh Xuân Thanh gắn biển số công trái quy định. Cả tháng trời dư luận chẳng để ý gì đến thông tin này, cho đến khi tờ báo nhiều độc giả là Thanh Niên vào cuộc và lôi kéo được cả làng báo làm náo động vụ xe tư đắt tiền lại mang biển số công.
Từ đó báo chí phanh phui tiểu sử của chủ xe là ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, cũng như quá khứ của ông này khi lãnh đạo Tổng Công ty xây lắp dầu khí  PVC và làm lỗ lã hơn 3.000 tỷ đồng, rồi vụ hạ cánh an toàn ở Bộ Công thương làm vụ trưởng  dưới thời Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và sau đó điều chuyển về làm lãnh đạo ở Hậu Giang.
Điều khá ngạc nhiên là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mau lẹ liên tiếp ra chỉ đạo huy động các tổ chức Đảng và cơ quan chính phủ phải điều tra làm rõ vụ xe tư biển số công và sự dính líu của nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, trong quá trình điều chuyển ông Trịnh Xuân Thanh cũng như vụ con trai ông này là Vũ Quang Hải được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo ở Tổng Công ty bia rượu và nước giải khát Saigon Sabeco.
20160615154437-anh0.jpg-400.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh. Photo courtesy of vietnamnet.vn
TS Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, người tranh đấu cho quyền tự do biểu đạt từng đưa ra nhận định về điều gọi là sự sắp xếp các diễn biến thời sự. Ông nói:
Tôi cho rằng việc điều tra ông Trịnh Xuân Thanh, đặc biệt là ông Vũ Huy Hoàng đã được tổ chức trước, được sự lên tiếng đồng loạt của một số tờ báo, đánh giá về vụ chiếc xe Lexus của ông Trịnh Xuân Thanh, về vụ ông Vũ Quang Hải là con ông Vũ Huy Hoàng và liên quan tới một số vụ việc nữa của ông Vũ Huy Hoàng. Nếu không được chuẩn bị tài liệu từ trước, thì các báo chắc chắn đã không có những tư liệu đó, không có những câu hỏi sắp sẵn và không có những dàn bài được sắp sẵn để tung ra tại thời điểm này.”
Trong những dịp trò chuyện với chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng với kinh nghiệm phân tích thông tin tình báo chính trị đã thể hiện cách nhìn của ông, về điều gọi là thử thách đối với sự phân hóa quyền lực của đảng Cộng sản Việt Nam.
Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn, những thị trường màu mỡ làm ăn đa ngành và những nhóm lợi ích mới, những nhóm quyền lực mới đương nhiên phải chú ý chuyện đó…thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.”
Thông tin về việc ông Trịnh Xuân Thanh chủ động xin ra khỏi Đảng được báo chí giật tít lớn. Giữa khi đó mạng xã hội rộ tin đồn ông Trịnh Xuân Thanh đang ở nước ngoài, kể từ khi ông này xin nghỉ phép 1 tháng để chữa bệnh. Báo chí nhà nước nói không thể liên lạc được với ông Trịnh Xuân Thanh qua điện thoại, tuy vậy báo Tuổi Trẻ Online ngày 8/9 đưa tin cho tới thời điểm này, ông Trịnh Xuân Thanh chưa bị cấm xuất cảnh.
Tờ báo cho biết, ở thời điểm 8/9/2016 trên hệ thống của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công An chưa thấy có dữ liệu về việc cấm xuất cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh. Ngoài ra, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an TP.HCM cũng chưa nhận được văn bản nào từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng về việc cấm xuất cảnh đối với ông Trịnh Xuân Thanh.
Một trong những nguồn cơn chính của những xung đột chính trị là lợi ích, nhóm quyền lực cũ hiện nay vẫn còn giữ một mảng thị phần rất lớn … thực chất đây không phải là sự xung đột chỉ về mặt quyền lực mà còn vì lợi ích kinh tế.
- TS Phạm Chí Dũng 
Trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng, rất ít khả năng về việc ông Trịnh Xuân Thanh bỏ chạy ra nước ngoài như thông tin trên mạng xã hội. Ông nói:
“ …Tới bây giờ chắc chưa chạy đâu…Ủy ban Kiểm tra mới vừa họp công bố kỷ luật khai trừ đảng ông ấy. Ông này cương vị Phó Chủ tịch tỉnh thuộc diện cán bộ của Trung ương quản lý…không ai để cho ông ấy chạy đâu, chắc là các cơ quan trách nhiệm họ có cách. Đến bây giờ chưa thấy dấu hiệu gì, người ta chỉ đồn rùm như thế, đâu có gì cho thấy ông này bỏ chạy đâu…nếu chạy thì phải truy bắt cho được, Việt Nam là thành viên của Interpol, nếu cần họ sẽ truy lùng bắt về như trước đây đã có một người như vậy.”
Bên cạnh câu chuyện ông Trịnh Xuân Thanh chủ động xin ra khỏi Đảng vài ngày trước khi bị Đảng đề nghị khai trừ, báo chí trong nước còn rộ tin Bà Châu Thị Thu Nga, nguyên đại biểu Quốc Hội khóa 13 khai báo với cơ quan điều tra là đã bỏ ra 30 tỷ đồng tương đương 1,5 triệu USD để được đưa vào danh sách ứng cử và được trúng cử Quốc hội khóa đó. Bà Nga từng bị bãi miễn, bị bắt và truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ tháng 1/2015.
Phản ứng về nguồn tin vừa nêu, Báo điện tử VietnamNet trích lời ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội nói rằng phải kiểm chứng ngay để tránh ảnh hưởng đến uy tín của Quốc Hội, vì câu chuyện này quá động trời.
Quốc Hội Việt Nam vừa qua xảy ra nhiều chuyện cũng không kém giật gân, như chuyện ông Trịnh Xuân Thanh đắc cử Quốc hội khóa 14 nhưng không được chấp thuận tư cách đại biểu Quốc hội vì nghi án chạy chức. Một trường hợp khác cũng bị bác tư cách đại biểu Quốc hội là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì có hộ chiếu nước Malta.
Bầu cử ở Việt Nam được mô tả là theo hình thức Đảng cử dân bầu, với việc gạt bỏ những ứng cử viên độc lập mà nhiều người trong đó là những tên tuổi lớn nhiều uy tín. Tuy là Đảng cử dân bầu nhưng xem ra bộ máy cử tuyển cán bộ nhân tài của Đảng đã thể hiện những góc khuất tệ hại.
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 nêu lên vấn đề sống còn của Đảng, đó là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, tham nhũng kể cả cán bộ quản lý nhà nước. Nhưng cuối cùng cả một khóa 5 năm mà Trung ương Đảng cũng không tìm ra được một bộ phận không nhỏ đó.     

Tại sao Việt Nam lại hấp dẫn nước Pháp?


RFI


mediaTổng thống Pháp François Hollande và chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại nhà Quốc Hội Việt Nam, ngày 06/09/2016.REUTERS/Minh Hoang
Tập đoàn Airbus vừa ký loạt hợp đồng bán máy bay với tổng trị giá lên đến 6,5 tỉ đô la cho Việt Nam nhân chuyến công du của tổng thống Pháp François Hollande. Theo nhận định của trang mạng Capital.fr (06/09/2016), quốc gia Đông Nam Á này hiện rất năng động và trở thành thị trường ngày càng được Pháp chăm chú đến. Vậy Việt Nam có những điểm mạnh gì để Pháp lại quyết tâm chinh phục đến như vậy?









Một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất châu Á
Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng bền vững, đạt hơn 6% mỗi năm kể từ năm 2014. Theo thẩm định của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OCDE), nhịp độ này tương đương với mức tăng trưởng của Trung Quốc và sẽ được tiếp tục duy trì trong những năm tới. Trong khi đó, mức lạm phát sẽ được kìm hãm dưới ngưỡng 3%, sau nhiều năm  tăng vọt. Ông Charlie Carré, kinh tế gia chuyên về châu Á của Coface, đánh giá mục tiêu trên là nhằm duy trì tính năng động của sức tiêu thụ trong các gia đình.
Ngoài ra, vẫn theo chuyên gia kinh tế này, các kế hoạch xúc tiến xây dựng hạ tầng cơ sở của nhà nước cũng nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng. Trong vòng 15 năm qua, mức sống của người dân đã tăng một cách rõ rệt và tỉ lệ nghèo giảm từ 58% xuống còn 14%, theo thống kê của trang Moniteur du Commerce international (Moci).
Nguồn nhân lực đông đảo, có trình độ và rẻ hơn Trung Quốc
Dân số Việt Nam có hơn 90 triệu người. Theo thống kê của France Diplomatie (Ngoại giao Pháp), 56% dân số là thanh niên dưới 30 tuổi và hơn 1 triệu lao động mới gia nhập thị trường mỗi năm. Người Việt có trình độ giáo dục với hơn 93% dân số biết chữ, nhưng hiện vẫn có mức lương khá thấp, đây chính là điểm thu hút các doanh nghiệp, so với mức nhân công tại Trung Quốc ngày càng đắt hơn. Điều này cũng giải thích ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia chuyển sang hoạt động tại Việt Nam.
Một nền công nghiệp năng động, xuất khẩu và sản xuất hàng chất lượng cao
Các thương hiệu tầm cỡ quốc tế xây dựng các nhà máy tại Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực như điện tử, may mặc, đồ gia dụng, ô tô, lập trình… Nhờ bùng nổ lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (mở doanh nghiệp hay các tập đoàn nước ngoài mua lại doanh nghiệp), Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm ngày càng công phu hơn. Vẫn theo báo cáo của Coface, “Nước này là một trung tâm sản xuất các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc”.
Trong khi các nước Đông Nam Á khác đang gặp khó khăn, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong vùng có lượng xuất khẩu tăng trong năm 2015. Nhờ là thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) từ năm 2007, Việt Nam cũng “tham gia nhiều hiệp định mậu dịch cấp vùng và song phương”. Ngoài ra, theo đánh giá của chuyên gia Carlos Harkenberg (thuộc Franklin Templeton), hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp kích thích hoạt động xuất khẩu sang các nước đối tác như Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Vị trí địa lý được ưu đãi
Vị trí địa lý đặc biệt cũng là một trong những lợi thế của đất nước. Việt Nam có nhiều hải cảng nhờ đường bờ biển dài hơn 3.200 km và nằm trên một trong những trục đường thương mại chính của thế giới dẫn đến thị trường Trung Hoa rộng lớn. Các lợi thế địa lý này đã tạo điều kiện cho đất nước mở cửa với thương mại quốc tế.
Một tiềm năng nông nghiệp chắc chắn
Khí hậu tại Việt Nam rất thuận lợi cho nông nghiệp. Hiện lĩnh vực này vẫn sử dụng đến một nửa số lao động và chiếm đến 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm 2015. Quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nhà sản xuất chủ yếu của thế giới, về cafe (đứng thứ hai, với 16% sản lượng của thế giới và là nhà sản xuất số 1 về cafe robusta), gạo và hải sản (đặc biệt là tôm)…
Ngành du lịch phát triển “như diều gặp gió”
Lĩnh vực du lịch là một đòn bẩy khác của nền kinh tế Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2016, 900.000 du khách (chủ yếu là người Trung Quốc) đã đến Việt Nam, tăng khoảng 25% chỉ trong vòng 1 năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng không che giấu tham vọng nhắm đến con số 15 triệu lượt khách mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2020. Nhờ du lịch, Việt Nam sẽ thu về được khoảng 20 tỉ đô la, tương đương với 10% GDP của đất nước. Để phát triển ngành du lịch, chính phủ đã nới lỏng hệ thống cấp visa (sắp được miễn phí cho các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu) và dỡ bỏ giờ giới nghiêm tại thủ đô Hà Nội.
Một thị trường đầy tiềm năng cho Pháp
Dù GDP của Việt Nam hiện vẫn chưa vượt quá ngưỡng 200 tỉ đô la, thấp hơn 12 lần so với Pháp, nhưng thị trường này hứa hẹn đầy tiềm năng và các doanh nghiệp Pháp ngày càng tỏ ra quan tâm nhiều hơn.
Pháp có mối quan hệ lịch sử với Việt Nam, từng nằm trong hệ thống thuộc địa Pháp trong gần suốt một thế kỷ (1858-1954) và hiện có khoảng 300.000 người gốc Việt sống tại Pháp. Thế nhưng, từ 20 năm nay, thị phần của Pháp giảm tại quốc gia Đông Nam Á này. Pháp hiện chỉ đứng thứ 17 trong danh sách các nhà cung cấp của Việt Nam (chủ yếu trong lĩnh vực hàng không, vũ khí và trang thiết bị) và chỉ chiếm hơn 0,8% lượng nhập khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, hơn 3% xuất khẩu của Việt Nam được chuyển đến thị trường Pháp, chủ yếu là hàng may mặc, lương thực và điện thoại. Cuối cùng, Pháp có mức thâm hụt thương mại 2,4 tỉ euro. Vì vậy, các doanh nghiệp Pháp vẫn còn miếng bánh trong thị trường này.
Vẫn để trả lời câu hỏi : “Tại sao Việt Nam lại hấp dẫn nước Pháp?”, Dominique Baillard, phóng viên của đài RFI, nhấn mạnh trong bài nhận định ngày 06/09/2016 là “Việt Nam đang trở thành một con rồng mới ở Đông Nam Á”. Cũng như Thái Lan hay Malaysia, Việt Nam đang chơi lá bài ngoại thương để đảm bảo sự phát triển. 
Tập đoàn xây dựng Vinci thông báo đã ký một thỏa thuận hợp tác với một công ty nhà nước Việt Nam. Thách thức đối với quốc gia hơn 90 triệu dân này là xây dựng hệ thống đường xá. Điểm yếu trong cơ sở hạ tầng là một bước cản cho tăng trưởng của Việt Nam. Vì đất nước đang còn nhiều khoản nợ, nên mô hình đối tác giữa lĩnh vực công và tư mà Vinci đề xuất đã thu hút được sự quan tâm của Hà Nội.
Có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là châu Á, có mặt tại Việt Nam và chính họ thúc đẩy các hoạt động sản xuất tại đây. 3/4 số lượng điện thoại thông minh Galaxy của tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) được sản xuất tại Việt Nam. Năm 2016, Singapore trở thành nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam, theo thống kê của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Đây là lần đầu tiên, cơ quan này công bố chính thức các con số đầu tư nước ngoài. Cũng trong năm 2016, Việt Nam trở thành một trong những nước đang phát triển thu hút nhiều nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất trên thế giới.
Quá trình tư nhân hóa đã kích thích các nhà đầu tư và trong năm nay, hiện tượng này sẽ còn lặp lại. Trong khi các nước láng giềng đang phát triển chững lại, Việt Nam lại trở thành một nước có sức tăng trưởng mạnh. Với dân số hơn 90 triệu người, chủ yếu là dân số trẻ, Việt Nam sẽ là thị trường nội địa tiềm năng đầy hứa hẹn với sức mua ngày càng tăng. Đây cũng sẽ  là nguồn cung cấp lao động dồi dào, giá rẻ và có tay nghề nhờ các nhà đầu tư Nhật và Hàn Quốc đào tạo tại chỗ từ nhiều năm nay.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Vấn đề pháp lý và chính trị trong phát biểu của Tổng thống Putin về Biển Đông

TS TRẦN CÔNG TRỤC

(GDVN) - Chúng ta dừng lại ở việc phân tích đúng, sai theo luật pháp quốc tế, theo UNCLOS 1982 là đủ. Bạn cũng sẽ có sự đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề.
LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về những phát biểu gây chú ý của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Biển Đông.
Để rộng đường dư luận và cung cấp thêm cho quý bạn đọc một góc nhìn pháp lý quốc tế xung quanh phát biểu đó, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết này.
Văn phong và nội dung bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.
Mấy ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về Biển Đông trong cuộc họp báo bên lề hội nghị G-20 tại Hàng Châu, Trung Quốc.
Nói về Phán quyết của Tòa Trong tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc, Tổng thống Putin cho biết:
“Đây không phải là một vấn đề chính trị, mà là thuần túy pháp lý. Nó có liên quan đến một thực tế rằng bất kỳ một thủ tục tố tụng trọng tài nào đều phải được khởi xướng bởi các bên tranh chấp, trong khi Tòa Trọng tài cần nghe những lập luận và quan điểm của các bên tranh chấp.
Như bạn đã biết, Trung Quốc đã không chấp nhận giải quyết qua cơ chế trọng tài ở Lahay và không ai nghe thấy lập trường của họ ở đó. Làm thế nào bạn có thể nhận thấy những phán quyết này là công bằng?”
Phát biểu này gây chú ý rộng rãi vì nó xuất phát từ nguyên thủ một quốc gia được mến mộ, kính trọng bởi đại đa số nhân dân Nga và cộng đồng quốc tế; trong đó không thể không kể đến người dân Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Nhất là với những người đã từng có thời gian sống, học tập, làm việc, chiến đấu bên cạnh những người Nga thông minh, dũng cảm và đôn hậu…, thì những phát biểu này gây ra không ít băn khoăn, thắc mắc. 
Để cung cấp thêm cho quý bạn đọc một góc nhìn pháp lý về sự kiện này, tôi xin mạn phép có đôi lời bình luận sau đây:    
Đầu tiên tôi rất đồng tình và thán phục với ý kiến của Tổng thống Nga Vladimir Puttin rằng: “Đây (Phán quyết Tòa Trọng tài) không phải là một vấn đề chính tri, mà là thuần túy pháp lý".
Nếu chỉ dừng lại ở câu nhận xét đầu tiên này thì quả thật đây đúng là ý kiến quá chuẩn, xứng tầm của một chính trị gia có đẳng cấp, có bản lĩnh, khác xa với một số phát biểu phụ họa chiến lược tuyên truyền của Trung Quốc từ một số chính khách khác.
Trước đây chúng ta đã từng được nghe họ nhận xét rằng, nội dung thụ lý của Hội đồng Trọng tài chỉ là một vấn đề mang động cơ chính trị nhằm bôi nhọ Trung Quốc, chia rẽ hợp tác giữa các nước trong khu vực với Trung Quốc.
Đã là vấn đề thuần túy pháp lý thì chỉ có đúng hoặc sai, căn cứ theo các quy định và thực tiễn của luật pháp quốc tế đương đại. Cụ thể trong trường hợp này là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Chính vì điều đó, điều đáng tiếc mà tôi buộc phải nói rằng câu tiếp theo của Tổng thống Putin lại sai, nhầm lẫn so với quy định của UNCLOS 1982.
Trước khi  bàn đến nguyên nhân tại sao vị Tổng thống đáng kính này lại có nhận xét tiếp theo như vậy, tôi xin được nêu rõ luận điểm thứ 2 của ngài Putin sai ở chỗ nào.
Vấn đề pháp lý trong phát biểu của Tổng thống Putin
Căn cứ vào các quy định của UNCLOS 1982 có liên quan đến nội dung và thủ tục Trọng tài được nêu tại Phụ lục VII, VIII thì không phải “bất kỳ một thủ tục tố tụng trọng tài nào đều phải được khởi xướng bởi các bên tranh chấp.” 
Bởi vì chúng tôi xin một lần nữa nhấn mạnh, nội dung đơn khởi kiện của Philippines là kiện về việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982.
Philippines không kiện về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cũng không kiện Trung Quốc về việc phân định ranh giới vùng biển và thềm lục địa chồng lấn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong buổi họp báo tại Hàng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Sputnik News.
Cụ thể là UNCLOS 1982 quy định, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình, trước hết là cùng nhau đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp, theo Điều 279, Điều 283, Điều 284.
Nếu nỗ lực đàm phán thương lượng không thành thì các bên được quyền lựa chọn một hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các Cơ quan tài phán sau:
1) Toà án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) theo Phụ lục VI của UNCLOS 1982.
2) Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
3) Hội đồng Trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982.
4) Hội đồng Trọng tài Đặc biệt, thành lập theo Phụ lục VIII của UNCLOS 1982  (Điều 287). 
Tuy nhiên, thẩm quyền thụ lý đơn kiện cũng phải căn cứ vào nội dung đơn kiện, không phải bất kỳ nội dung kiện tụng nào cũng đều thuộc thẩm quyền của các Cơ quan tài phán quốc tế này. 
Trước khi đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài, Philippines đã nỗ lực đàm phán, thương lượng với Trung Quốc để giải quyết một số tranh chấp liên quan giữa 2 bên, nhất là tranh chấp liên quan đến khu vực bãi cạn Scarborough, nhưng không có kết quả. 
Theo thủ tục pháp lý quy định tại Phụ lục VII, UNCLOS 1982, Philippines có quyền đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc với nội dụng có liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982.
Đó là nội dung thuộc thẩm quyền thụ lý, xét xử của Hội đồng Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982, được thành lập bởi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) mà Philippines lựa chọn nộp đơn.
Trong vụ kiện của Philippines, mặc dù bị đơn Trung Quốc là một thành viên của UNCLOS 1982, nhưng họ tuyên bố viện dẫn các ngoại lệ để loại bỏ thẩm quyền thụ lý vụ án của các Cơ quan tài phán nói trên đối với các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các Điều 15, Điều 74 và Điều 83.
Đó là các điều khoản quy định về phân định ranh giới biển, liên quan đến vịnh, các hoạt động quân sự và các hoạt động khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (theo Điều 298 UNCLOS). 
Trong bối cảnh này, nguyên đơn là Philippines buộc phải chứng minh được rằng, nội dung đơn kiện của họ là nhằm vào việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982 để biện minh cho yêu sách của họ trong Biển Đông.
Vì vậy nội dung đơn kiện của Philippines hoàn toàn thuộc thẩm quyền giải quyết của các Cơ quan tài phán quốc tế. Các viện dẫn của Trung Quốc không phải là ngoại lệ loại trừ thẩm quyền tài phán của các Cơ quan này. 
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn tiếp tục hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích chính đáng của Philippines trong Biển Đông. 
Họ vẫn tiếp tục luận điểm “tránh quốc tế hóa vụ việc” mà ưu tiên giải quyết các tranh chấp này thông qua đàm phán song phương, tìm cách bác bỏ thẩm quyền tài phán của Hội đồng Trọng tài theo Phụ lục VII hay bất kỳ Cơ quan tài phán nào theo cơ chế UNCLOS 1982. 

Có cần thiết giải thích thêm lập trường của Tổng thống Putin về Biển Đông?

Đồng thời, Trung Quốc đã viện dẫn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) để lập luận rằng, đơn kiện của Philippines đã vi phạm các nguyên tắc trong DOC được nêu tại Điều 5: 
Các nước thành viên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán giữa các quốc gia có liên quan.
Đây có lẽ là cách Trung Quốc lẩn tránh ràng buộc pháp lý đối với phán quyết của Hội đồng Trọng tài có thể gây bất lợi cho mình. 
Nhưng, động thái đơn phương khởi kiện của Philippines là giải pháp tối ưu hóa và hợp pháp hóa theo chuẩn mực quốc tế, sau khi nỗ lực thương lượng hòa bình không thành công. 
Vì vây, quy trình tố tụng trọng tài quốc tế đã tiếp tục khi Philippines đệ trình đầy đủ hồ sơ vụ kiện lên Hội đồng Trọng tài mà không bị tác động bởi việc Trung Quốc có tham gia tố tụng, hoặc có đệ trình phản tố hay không, theo quy định tại Điều 9, Phụ lục VII, UNCLOS 1982.
Cụ thể Điều 9 quy định, sự vắng mặt hay không thực hiện quyền phản tố của một bên không ảnh hưởng đến thủ tục tố tụng và phán quyết của Hội đồng Trọng tài.
Theo thời hạn ấn định của Hội đồng Trọng tài, vào ngày 30/3/2014 nguyên đơn Philippines đã nộp bổ sung luận cứ đầy đủ 4.000 trang cho toàn bộ vụ kiện của mình.
Tài liệu này bao gồm các nội dung yêu cầu Hội đồng Trọng tài tuyên bố khẳng định thẩm quyền tài phán của Trọng tài và các yêu cầu bồi thường khác.
Những nội dung mà tôi đề cập, phân tích trên đây hy vọng có thể giúp bạn đọc đánh giá một cách khách quan về nhầm lẫn pháp lý trong phát biểu của Tổng thông Nga Puttin.
Tuy nhiên, dư luận đang thắc mắc và cần tìm câu trả lời rằng, phải chăng đây là sai lầm do thiếu thông tin hay vì một lý do nào khác?
Vấn đề chính trị trong phát biểu của Tổng thống Putin
Như mọi người đều biết, tranh chấp trong Biển Đông hiện nay đang tồn tại nhiều loại phức tạp, trong đó có những tranh chấp xuất phát từ việc giải thích và áp dụng sai các quy định của UNCLOS 1982, và những hành động phiêu lưu quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc đang theo đuổi. 
Tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ là một loại tranh chấp nổi bật, nhưng không phải là tất cả các tranh chấp đang tồn tại trong Biển Đông.
Việc phân loại các tranh chấp này với diễn biến và đánh giá khác nhau sẽ có liên quan đến chủ trương và cách ứng xử của các bên liên quan, trong quan hệ với Trung Quốc, cũng như với các quốc gia khác trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với các “siêu cường”. 
Các tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ trên biển, tranh chấp về việc giải thích và áp dụng sai UNCLOS 1982…thường đan xen chồng chéo, khiến dư luận quan tâm và có nhiều quan niệm lệch lạc, do vô tình hay cố ý.
Nhất là nhận thức về bản chất các tranh chấp này đánh đồng chúng thành một loại - "tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ", trong đó có những tuyên bố gây tranh cãi từ Liên bang Nga gần đây. 

Putin ủng hộ Trung Quốc chống Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông

Vì vậy, thường gây nên tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt" khi PCA và dư luận quốc tế đang đấu tranh bảo vệ UNCLOS 1982, bảo vệ hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng không qua Biển Đông.
Đây cũng chính là bảo vệ các quyền và lợi ích chung của khu vực và quốc tế. 
Trong khi đó, để lẩn tránh nghĩa vụ của mình, Trung Quốc tìm mọi cách ngụy biện rằng đó là "tranh chấp chủ quyền" để lấy đó làm cớ "không tham gia, không chấp nhận, không thừa nhận" phán quyết của Hội đồng Trọng tài theo Phụ lục VII, UNCLOS1982.  
Đúng lúc đó phía Nga lại liên tục lên tiếng về "tranh chấp chủ quyền" ở Biển Đông, đặc biệt là việc chống quốc tế hóa, chống bên thứ ba can thiệp, kêu gọi phủ nhận Phán quyết Trọng tài, công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc.
Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng, đây chỉ là vấn đề pháp lý, nhưng cách ứng xử nói trên của Nga với vấn đề Biển Đông thì lại cho thấy yếu tố ngược lại.  
Phải chăng vì những lý do về địa- chiến lược, địa- chính trị, địa-kinh tế …mà khu vực Biển Đông không còn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nga, khiến Moscow không nắm rõ bản chất các tranh chấp? 
Và phải chăng những thông tin Biển Đông mà phía Nga tiếp nhận gần đây không phản ánh đúng bản chất vấn đề, bị thiên lệch, chủ yếu là do phía Trung Quốc cố ý cung cấp một cách thiếu khách quan? 
Như mọi người đã biết, Trung Quốc không ngừng rêu rao rằng: Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực chất là "tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ", nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc tế. 
Không riêng Nga, ngay cả một số quốc gia ASEAN trực tiếp hay gián tiếp liên quan, cũng vẫn còn có những nhận thức lệch lạc về bản chất của các tranh chấp trong Biển Đông. 
Những quốc gia này vẫn còn mơ hồ về các loại tranh chấp trong khi quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình bị xâm hại trực tiếp hay gián tiếp bởi những hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra ngày càng trắng trợn ở bên trong đường “lưỡi bò”.
Có lẽ đây cũng chính là hiện tượng mà chúng ta không thể không suy ngẫm, nếu không muốn nói là đáng lo ngại trong bối cảnh hiện nay.
Tất nhiên không loại trừ khả năng Nga có những tính toán của riêng mình trong bối cảnh quốc tế hiện nay, khi đưa ra những tuyên bố gây tranh cãi về Biển Đông. 
Đặc biệt là cạnh tranh Nga- Mỹ ngày càng gay gắt, Nga chịu ảnh hưởng nặng nề từ lệnh trừng phạt của phương Tây vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Syria và cần có tiếng nói, sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc.
Vì vậy, "luật pháp quốc tế" theo cách hiểu của Nga cũng như Trung Quốc hiện nay, đã bị chi phối bởi sự tranh giành khốc liệt về  lợi ích địa- chiến lược, địa- chính trị, địa- kinh tế trên phạm vi toàn cầu mà Nga đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. 
Do đó thiết nghĩ khi tiếp nhận những tuyên bố từ Nga hay Tổng thống Putin về Biển Đông, người Việt Nam chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, hết sức thông cảm và chia sẻ với bạn bè truyền thống “ân sâu nghĩa nặng”. 
Chỉ có điều, không vì thế mà chúng làm ngơ không phân tích đúng, sai theo những chuẩn mực của luật pháp quốc tế hiện đại, bởi nó chứa đựng những nguy cơ làm tổn hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, của các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.
Và chúng ta dừng lại ở việc phân tích đúng, sai theo luật pháp quốc tế, theo UNCLOS 1982 là đủ. Bạn cũng sẽ có sự đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề. Đó chính là trách nhiệm cung cấp thông tin của chúng ta, một bên liên quan trực tiếp. 
Cái gì dư luận quốc tế hiểu chưa đúng, chúng ta phải giải thích và cung cấp tài liệu, bằng chứng, lập luận thuyết phục, chứ không thể đòi hỏi người khác phải hành xử như chúng ta muốn và coi đó là trách nhiệm mặc nhiên của họ, còn chúng ta vô can.
 
Ts Trần Công Trục

Sang Tàu mà lừa, Vũ ơi

Bui Huy Ngoc đã chia sẻ bài viết của Bui Huy Hoi Bui.
1 giờ
Bui Huy Hoi Bui đã thêm 2 ảnh mới.Theo dõi
GỬI VŨ.
Anh lạy #emvũtônhoasen ba vạn chín ngàn phát. Chưa có nhà đầu tư nào định làm dự án hơn 10 tỷ đô mà lại có cam kết khơi khơi, kiểu trẻ trâu như em. Cam kết kiểu này, nghe hơi bị quen.
Anh cũng biết 1 thằng, vay ngân hàng làm nhà máy thật, gặp vận xui, vỡ nợ. Nhân viên ngân hàng gọi điện đòi miết, chỉ ừ ào cho qua chuyện. Cuối cùng nó đành bừa, tiền vay của các ông, nhà máy thế chấp rồi, cũng là tiền của các ông, đến lấy đi, đòi đéo, rồi tắt phụt nguồn, hehe.
Anh cũng chóng mẹ hết cả mặt với 4 "linh tinh thần chém" vừa hiện hồn trong những khắc cuối của tháng cô hồn, chương trình "đối thoại chính sách".
Biết quá rành các thánh giỏi như nào rồi. Trên thì thông tận trần nhà, dưới thì tường tận toilet, phán tuyền đúng, chém rất vu vơ, nặng về khoe kiến thức và trình bày hiểu biết, nhưng trang phục, động tác thì, hết sức đẹp. Tổ sư.
Nghe anh nói thiệt nè, sau thảm họa môi trường do FMS gây ra tại Vũng Áng, giờ tin mỗi thằng ku Chu Xuân Phàm: "muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…"!
Nghe bảo em giàu có, giỏi giang lắm, nhưng anh đéo thể tin lời cam kết đểu của em được, vũ à. Anh đang théc méc, đéo gì lắm nữa, sao hồi này đâu ra lắm bọn bán cao lừa, bọn nổ láo thế?
Tiền tỉ đô cứ như tiền âm phủ. Có mà tỉ cứt, lũ đại bịp, bùm bùm.
Chả hiểu sao, nổ thế lại vẫn có người tin?
Em nổ to quá, ồn đéo nghe thấy gì cả. Ghé tai gần anh bảo này vũ, nếu vừa nhiều tiền, vừa yêu nước, thì mang mẹ sang trung quốc mà đầu tư làm nhà máy thép. Đấy mới là tuyệt đỉnh của tuyệt chiêu.
Lừa được thằng tàu khựa tham lam, độc ác, tráo trở, dã tâm..., đéo cần ăn chay, niệm Phật, dân ta cũng sẽ đời đời ghi nhớ và tôn vinh em, như anh hùng dân tộc.
Dân mình khổ lắm rồi, anh lại lạy em đủ ba vạn chín ngàn lạy lần 2, chỉ để xin em buông tha cho dân.
Trước đây, khi khởi động dự án FMS Hà Tĩnh, #thằngmặtlồngvõkimcự cũng từng tuyên bố đanh steel như em, cũng đôn đáo chạy vạy khắp nơi, cũng nổ láo, cơ hội vàng đưa HT thoát nghèo vươn lên top nọ top kia..., thảm họa môi trường xảy ra, mới lòi cái mặt chuột.
Giờ thằng cự đang đòi đi nghiên cứu, học tập cái đéo gì ở Đức, Nhựt, Hàn, Canada, Singapore, Indonesia, Nga...
May có anh họ Vương, quách tỉnh, không đồng ý.
Đèo mẹ, thằng này mà được đi, nó lặn mẹ luôn, rồi quay về Đài định cư, coi như hoàn thành nhiệm vụ. Chết dở !
Nghề thép, nặng nghiệp lắm, chết người đấy vũ. Đừng đùa.
Qua tháng cô hồn rồi. Hi vọng tháng mới, vận mới.
01.01.09.