Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Mỹ kiện DN thép Việt Nam vì nghi tiếp tay thép TQ né thuế




Bên nguyên đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra và hoãn thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn từ Việt Nam.
Một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Mỹ mới đây nộp đơn kiện đối với thép chống ăn mòn (corrosion-resistant carbon steel) nhập khẩu từ Việt Nam với cáo buộc sản phẩm thép của Trung Quốc được xuất khẩu sang Việt Nam sau đó chuyển sang Mỹ để né thuế chống bán phá giá.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương hôm 28-9, Bộ Thương mại Mỹ đã nhận được đơn từ một số doanh nghiệp Mỹ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm thép cacbon chống ăn mòn (corrosion-resistant carbon steel) nhập khẩu từ Việt Nam. Các công ty gửi đơn gồm California Steel Industries và Steel Dynamics.
Trước đó, vào tháng 6-2015, Mỹ ban hành lệnh áp thuế thép chống ăn mòn nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá 199,43% và mức thuế chống trợ cấp 241,43%. Quyết định này được đưa ra sau khi Mỹ tiến hành điều tra đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ khác.
Theo cáo buộc mới đây của doanh nghiệp Mỹ, sau khi Mỹ áp dụng các mức thuế trên đối với sản phẩm thép Trung Quốc, lượng xuất khẩu thép chống ăn mòn từ nước này xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu sản phẩm cùng loại từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng đột biến. Do đó, phía doanh nghiệp Mỹ cáo buộc có hiện tượng chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam sau đó xuất sang Mỹ để né thuế.
Theo đó, bên nguyên đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra và hoãn thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn từ Việt Nam, cũng như yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng với sản phẩm từ Trung Quốc.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, căn cứ theo quy định của Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ sẽ xem xét và đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn và ban hành quyết định cuối cùng trong vòng 300 ngày.
Sản phẩm thép bị kiện có mã HS: 7210.30.0030/.0060, 7210.41.0000, 7210.49.0030/.0091/.0095, 7210.61.0000, 7210.69.0000, 7210.70.6030/.6060/.6090, 7210.90.6000/.9000, 7212.20.0000, 7212.30.1030/.1090/.3000/.5000, 7212.40.1000/.5000, 7212.50.0000, và 7212.60.0000.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong tám tháng đầu năm nay, lượng sắt thép cả nước nhập về là 12,36 triệu tấn, tăng 24,9% về lượng. Trong đó, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc là 7,3 triệu tấn, tăng 22,1%, từ Nhật Bản 1,83 triệu tấn, tăng 8,1%, và từ Hàn Quốc 1,18 triệu tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu sản phẩm sắt thép lớn sang Việt Nam. Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh, để bổ sung sản phẩm của nước thứ ba, tức sản phẩm thép của Việt Nam, vào lệnh áp thuế hiện hành (điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp), Bộ Thương mại Mỹ phải xem xét nhiều yếu tố. Chẳng hạn, liệu sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam có cùng loại với sản phẩm của Trung Quốc đang bị áp thuế hay không, trước khi nhập khẩu vào Mỹ, sản phẩm này có được hoàn thiện hoặc gia công từ sản phẩm thép sản xuất tại Trung Quốc không, quá trình gia công hoặc hoàn thiện sản phẩm này tại Việt Nam có phải là nhỏ hoặc không đáng kể hay không,…
Trước đó, nhiều sản phẩm thép khác của Việt Nam đã bị kiện chống bán phá giá tại thị trường Mỹ, như ống thép hàn cacbon, đinh thép, ống thép dẫn dầu, ống thép không gỉ chịu lực, mắc áo thép,…

'Người buôn gió' Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn về Trịnh Xuân Thanh ( bài trên PetroTimes ) đã bị hạ

Blogger "Người buôn gió" Bùi Thanh Hiếu hiện đang sống ở CHLB Đức được đồn thổi là người nắm giữ nhiều thông tin về Trịnh Xuân Thanh - đối tượng đang bị Bộ Công an Việt Nam truy nã. 

nguoi buon gio bui thanh hieu tra loi phong van ve trinh xuan thanh
Bùi Thanh Hiếu trả lời phỏng vấn Thời Báo.de tại Berlin ngày 25/9/2016
Mới đây, Bùi Thanh Hiếu đã trả lời phỏng vấn Thời báo của cộng đồng người Việt ở Đức, chúng tôi xin trích đăng một phần cuộc trò chuyện này:
Lệnh truy nã ông Trịnh Xuân Thanh đã được chuyển tải trên các phương tiện truyền thông gần 2 tuần. Thời báo đã phỏng vấn nhân vật tiếp xúc trực tiếp với người của Trịnh Xuân Thanh tại Đức để chuyển tới bạn đọc thông tin đa chiều.
* Là một người đã được ông Trịnh Xuân Thanh ủy quyền cung cấp các tài liệu rất nhậy cảm lên mạng truyền thông, ông nghĩ gì khi giúp Trịnh Xuân Thanh làm điều này ?
Trước tiên tôi phải đính chính là tôi không nhận sự ủy quyền của ông Trịnh Xuân Thanh, mà tôi gián tiếp thông qua người khác, mà trong đó tôi là người trực tiếp Skype (đàm thoại trực tuyến) với anh Thanh, anh nhờ tôi đưa môt số thông tin lên cho dư luận biết.
Trong đó anh Thanh có đưa một số đơn thư, ý kiến của anh phản ánh tới một số báo trong nước để giúp đỡ, nhờ phản biện lại trường hợp của UB Kiểm tra TW đảng đang xem xét cho anh ấy….
Bây giờ anh ấy không có cách nào để đưa lên được, thì anh ấy nhờ tôi đưa lên, với cương vị là một người viết, người làm thông tin thì tôi thấy không có nơi nào đưa lên cho anh ấy, thì tôi đưa lên và thấy việc đó là bình thường, mà đã là người làm báo, hay đơn vị truyền thông độc lập thì người ta cũng làm như vậy.
* Nhiều người rất tò mò và đặt câu hỏi, liệu anh đã gặp Trịnh Xuân Thanh?
Tôi không muốn trả lời về điều này.
* Anh đã tiếp xúc với nhiều người bạn của Trịnh Xuân Thanh, ở Berlin, Frankfurt, Budapest.. anh thấy những người này như thế nào?
Tôi thấy họ là những người có học thức, tôi đánh giá họ có điều kiện kinh tế khá giả, hơn nữa họ có tình cảm với anh Thanh, như chúng ta thường gọi là ``Anh em sinh tử`` và họ hết lòng với anh Thanh.​
nguoi buon gio bui thanh hieu tra loi phong van ve trinh xuan thanh
Đại sứ quán Đức trả lời câu hỏi về dẫn độ Trịnh Xuân Thanh
nguoi buon gio bui thanh hieu tra loi phong van ve trinh xuan thanh
Thấy gì qua vụ truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh?
nguoi buon gio bui thanh hieu tra loi phong van ve trinh xuan thanh
Chuyện chưa biết về người cha của Trịnh Xuân Thanh



Nguồn:Thời báo Năng lượng mới

Người Mỹ lo Trung Quốc đang mua đứt các lãnh tụ Hà Nội

Có phải nhà nước Trung Quốc với tiền rừng bạc bể sẵn sàng mua đứt các lãnh tụ Hà Nội để sẽ lấn thế, hay lấn chiếm, tại Việt Nam? Và Mỹ lo ngại sẽ có nhiều quan chức VN bị tiền (và những nàng Điêu Thuyền tuyệt sắc thế kỷ 21) chiêu dụ, gài bẫy?


Báo SCMP ghi rằng Jennifer Harris -- cựu phụ tá cao cấp của bà Hillary Clinton, bây giờ là nhà nghiên cứu cao cấp của hội đồng đối ngoại Council on Foreign Relations -- than thở rằng Mỹ tập trung quá nhiều về phương diện quân sự trong khi không để ý chuyện TQ ra áp lực kinh tế để cưỡng ép các quốc gia Đông Nam Á và nhiều nước khác.

Harris nói rằng chánh sách của Mỹ cần nghiêm túc hơn về Biển Đông (của VN) và về vùng Biển giữa Nhật, Nam Hàn và TQ.

Harris nói rằng TQ dùng áp lực kinh tế đã đạt nhiều thành công hơn Mỹ, như việc giảm các chính phủ thế giới công nhận Đài Loan, ngăn chận hoạt động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay áp lực kinh tế các chính phủ Châu Âu than phiền về nhân quyền TQ.

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận rằng quan hệ Trung Quốc-Philippines đang cải thiện tốt đẹp dưới chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte, theo tuyên bố của một đại sứ Trung Quốc giữa lúc ông Duterte đang muốn xích lại gần hơn với Trung Quốc và Nga sau khi bị Hoa Kỳ chỉ trích về chiến dịch chống ma túy đẫm máu.

Đại sứ Zhao Jianhua tán dương Tổng thống Philippines trong một bài diễn văn tại sứ quán tối ngày 27/9 và nói rằng Trung Quốc “mạnh mẽ ủng hộ” chiến dịch chống ma túy của ông Duterte vốn đang bị Tây phương lên án về các vụ giết người không qua xét xử.

VOA ghi rằng Tổng thống Philippines bác chỉ trích từ các nước kể cả đồng minh an ninh lâu năm Hoa Kỳ, đồng thời loan báo sẽ tìm cách siết chặt quan hệ kinh tế với Nga và Trung Quốc.

Đại sứ Trung Quốc cho hay Bắc Kinh sẽ tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở Philippines cũng như trong lĩnh vực thương mại và du lịch.

Bản tin của RFI cũng kể chuyện ông Phi tới đất Ta, lại ca Tàu.

Bản tin nói rằng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chiều 28/09/2016 đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam kéo dài hai ngày. Buổi tối cùng ngày tại Hà Nội, ông Duterte tuyên bố cuộc tập trận chung sắp tới với Mỹ sẽ là «cuối cùng» trong nhiệm kỳ của mình, và ông không muốn làm mất lòng Trung Quốc.

Trang rappler.com cho biết trong cuộc gặp gỡ cộng đồng người Philippines tại khách sạn Intercontinental ở Hà Nội tối nay, tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố: «Chúng ta đã lên lịch tập trận chung với Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc không muốn điều này. Tôi muốn nói với quý vị đây sẽ là cuộc tập trận chung cuối cùng với Mỹ».

Theo hãng tin Reuters, ông Duterte khẳng định vẫn tôn trọng hiệp ước quân sự với Washington hiện nay, nhưng sẽ không tiếp tục tuần tra trên biển với Hoa Kỳ. Ông nói rằng ý niệm về xung đột giữa Philippines và Trung Quốc «chỉ là tưởng tượng».

RFI ghi rằng theo tin ABS-CBN cho biết thêm, ông Duterte nhắc lại kế hoạch mở rộng quan hệ liên minh với Trung Quốc và Nga, và sẽ thăm hai nước này trong năm nay.

Chiếc phi cơ Philippines Airlines chở ông Duterte và phái đoàn hạ cánh xuống phi trường quốc tế Nội Bài vào lúc 3 giờ 48 phút. Tổng thống Duterte mặc trang phục truyền thống Philippines bước xuống thảm đỏ, bắt tay các quan chức ngoại giao Việt Nam.

Tháp tùng tổng thống Duterte có ngoại trưởng Perfecto Yasay, các bộ trưởng Tư pháp, Thương mại và Công nghiệp, Lương thực, cố vấn an ninh quốc gia, hai thượng nghị sĩ Francis Escudero và Alan Peter Cayetano, trong đó ông Escudero là nghị sĩ đối lập.

RFI cũng cho biết, điểm nhấn của chuyến viếng thăm là các cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam vào ngày Thứ Năm. Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ hội đàm với chủ tịch nước Trần Đại Quang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong chuyến công du đầu tiên này, ông Duterte sẽ bàn bạc với Việt Nam về tăng cường hợp tác trên biển, tìm cách ngăn chận tình trạng ma túy lan tràn trong khu vực. Ông cho biết mong muốn làm mới lại quan hệ giữa Philippines và Việt Nam, khai thác các cơ hội hợp tác khác trong những lãnh vực như nông nghiệp và quốc phòng.

Tổng thống Philippines cũng sẽ nêu ra vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc và Việt Nam trong chuyến viếng thăm này. Trước đó chuyến đi Bắc Kinh của cựu tổng thống Fidel Ramos đã được hoãn lại.

Một bản tin khác của RFI cho biết vào hôm 28/09/2016, hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam bắt đầu các hoạt động chung, trong đó có cuộc tập luyện chung nhằm ngăn ngừa những va chạm giữa các tàu trên vùng Biển Đông. Tham gia cuộc diễn tập chung có khu trục hạm USS John S. McCain. Khu trục hạm này, chở theo 280 sĩ quan, thủy thủ, sẽ thăm hữu nghị Đà Nẵng từ ngày 28/09 đến 01/10.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm Thứ Tư, đại tá Lê Bá Hùng, Chỉ huy biên đội tàu khu trục số 7, Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, cho biết là cuộc luyện tập chung giữa hải quân hai nước lần này sẽ tập trung vào việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES, viết tắt của Code for unplanned encounters at sea).

Bộ quy tắc không mang tính ràng buộc pháp lý này đã được 21 quốc gia ký kết vào năm 2014 tại một hội nghị ở Trung Quốc và đã giúp giảm bớt nguy cơ đụng độ giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc ở châu Á.

Theo nhận định của tờ Stars and Stripes hôm Thứ Ba, Việt Nam rất muốn bộ quy tắc CUES được tuân thủ nghiêm chỉnh, vì nước này phải đối phó với các tàu Trung Quốc lớn hơn và trang bị vũ khí mạnh hơn. Nhưng vấn đề là các tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc, mà nay cũng được trang bị vũ khí, vẫn không tuân thủ CUES, bất chấp những lời kêu gọi của các quan chức chính quyền Mỹ và hải quân Mỹ.

Cũng theo tờ báo nói trên một số nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ, đặc biệt là thượng nghị sĩ John McCain, muốn Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ giữa hải quân hai nước.

RFI ghi nhận:

“Theo thông báo của Sở Thông tin- Truyền thông Đà Nẵng, ngoài cuộc tập huấn chung nói trên, hải quân Mỹ và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân còn mở các hội thảo về luật Biển, chuyên môn y tế, kiểm soát thiệt hại trên tàu. Trong thời gian ở Đà Nẵng, sĩ quan, thủy thủ Mỹ cũng sẽ tham gia một số hoạt động từ thiện xã hội, giao lưu văn hóa, thể thao với học sinh, sinh viên và biểu diễn âm nhạc đường phố.”

Nên suy nghĩ gì về cảnh báo của bà Harris? Mỹ bỏ lơ áp lực kinh tế của TQ tới mức nguy hại cho Biển Đông?

Và với tình hình tham nhũng hiện nay, TQ có thể bơm tiền mua trọn gói cán bộ Ba Đình hay không? Hay là TQ đã mua xong trọn gói rồi?

Trần Khải

(Việt Báo)

TN: Chủ trại hòm thao túng nhà xác ở Sài Gòn

Nam “trại hòm” (trái) và em trai đứng canh trước Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi  /// Ảnh: Trác Rin
Trong nhà xác, nhà tang lễ các bệnh viện tại TP.HCM nhiều người đứng ra độc chiếm để o ép, bắt người nhà nạn nhân phải dùng các dịch vụ mai táng, vận chuyển với giá “trên trời”.
Lợi dụng tâm lý người nhà hoảng loạn, đau buồn sau cái chết của người thân, nhiều người tại nhà xác, nhà tang lễ bệnh viện tìm đủ mọi chiêu trò bắt ép phải dùng các dịch vụ trọn gói từ thủ tục công an, pháp y, quan tài, khâm liệm và xe vận chuyển với giá cao gấp đôi, gấp ba lần so với bình thường.
Sau một thời gian tìm hiểu, PV Báo Thanh Niên đã ghi lại những câu chuyện đau lòng của người nhà nạn nhân chung quanh thực trạng nhức nhối này.
Chết cũng không được yên !
Ngày 26.9, anh H. vì buồn chuyện gia đình nên đã nhảy từ trên cao xuống đất dẫn đến tử vong tại P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Sau khi các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường, thi thể anh H. được chở về Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi (Q.5).
Trong lúc tang gia bối rối, người thân anh H. ra chùa Vĩnh Nghiêm hợp đồng với một dịch vụ mai táng và đặt cọc 2 triệu đồng để đưa thi thể về đây lo hậu sự. Theo quy định khi nhận xác về, phải có mặt đại diện cơ quan công an để ký giấy xác nhận sự việc nên gia đình anh H. được một điều tra viên tên D., công tác tại Công an Q.Bình Thạnh hẹn 7 giờ 30 ngày 27.9 tới nhà tang lễ hoàn tất thủ tục giao nhận thi thể.
Đúng hẹn, anh trai của anh H. có mặt và gọi điện cho D., nhưng được trả lời: “Vào bên trong nhà tang lễ, có người giải quyết”.
PV Thanh Niên đã theo chân anh N. - anh trai của nạn nhân, vào bên trong nhà tang lễ gặp người đàn ông dáng người mập, cao, tên Nam (gọi là Nam “trại hòm”, chủ trại hòm Công Thọ) đang ngồi đợi sẵn. Vừa gặp người nhà anh H., Nam “trại hòm” nói ngay: “Mấy anh phải thuê dịch vụ mai táng của tụi tôi, giá trọn gói khoảng 35 triệu đồng (trong khi giá bình thường chỉ khoảng 15 triệu đồng - PV)”.
Anh N. thất thần đáp: “Nói thật, bây giờ gia đình tôi đang rất bối rối, cả đêm qua tôi chưa ngủ. Cả gia đình, họ hàng tôi đang đợi ở nhà nên mấy anh làm ơn để gia đình đưa thi thể em tôi về sớm”.
Nghe vậy, Nam “trại hòm” tiếp lời: “Thì đó, một đời người có một lần nên anh phải chọn chỗ nào làm nhanh lẹ cho em mình. Tụi tôi là người của Sở Y tế, có chỉ huy quận họ chấp nhận, thỏa thuận hết rồi. Tôi bao cho gia đình anh từ A đến Z luôn”.
KÉO XUỐNG ĐỂ XEM TIẾP SAU QUẢNG CÁO
Tuy nhiên, vì gia đình anh N. đã đặt tiền cọc thuê dịch vụ bên ngoài nên từ chối dịch vụ mà Nam “trại hòm” đưa ra. Đến 9 giờ cùng ngày, anh N. gọi điện cho điều tra viên tên D., nhưng người này vẫn không đến như đã hẹn để làm thủ tục. 10 giờ, anh N. nóng ruột vì người nhà liên tục hối thúc nên vào bên trong nhà tang lễ nói với Nam “trại hòm”: “Giờ mấy ông không giải quyết thì 10 phút nữa người bên chùa Vĩnh Nghiêm đến chở em tôi qua trung tâm giám định pháp y làm thủ tục rồi chở về chùa”.
Nghe vậy Nam “trại hòm” lớn tiếng: “Cái gì, tôi chấp luôn! Đảm bảo không ai đưa thi thể đi được hết, phải có giấy của công an. Nếu làm chỗ tôi, thì 10 phút sau công an sẽ có mặt để giải quyết cho anh. Còn dịch vụ ngoài vô đây thì tôi nói thiệt, không đưa được thi thể ra ngoài đâu”.
Đến 10 giờ 30 vẫn không thấy công an đến giải quyết, anh N. chấp nhận ký hợp đồng dịch vụ mai táng của Nam “trại hòm” với giá 35 triệu đồng. Đúng như lời của Nam “trại hòm”, khoảng 10 phút sau khi hợp đồng được ký thì một cán bộ công an khác và một cán bộ giám định pháp y có mặt để làm thủ tục.
Mắt ngấn lệ, anh N. than thở: “Người chết rồi cũng không được yên! Tôi không thể ngờ đi nhận thi thể em trai mình mà cũng bị hành, o ép đến mức này”.
Chủ trại hòm thao túng nhà xác ở Sài Gòn - ảnh 1
Nam đang ngồi thuyết phục gia đình nạn nhân phải ký hợp đồng dịch vụ mai táng của mìnhẢNH: TRÁC RIN
Đường dây hoạt động khép kín
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, Nam “trại hòm” hoạt động trong Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi nhiều năm nay. Hằng ngày Nam đi móc nối với các đầu mối tại các quận như Bình Thạnh, 5, 4, 7... khi có tai nạn, sự cố chết người thì đến chở thi thể về lưu giữ tại Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi.
Khi người thân đến làm thủ tục nhận xác về nhà an táng thì bị ép phải ký hợp đồng dịch vụ trọn gói mai táng. Nếu người thân không ký hợp đồng thì sẽ kéo dài thời gian, gây khó khăn.
Hiện nay tại TP.HCM có nhiều nhóm (chủ yếu là các chủ trại hòm) đứng ra kết nối để thiết lập đường dây khép kín, bắt chẹt người thân của nạn nhân xấu số. Trong số các đường dây này phải nói đến ông H., và G., tại nhà xác Bệnh viện An Bình (Q.5). Đây được xem là những đường dây hoạt động khép kín và có thế lực, rộng khắp trên địa bàn TP.
Ông T., một người hoạt động trong lĩnh vực mai táng, cho biết: Nếu có trường hợp tai nạn giao thông chết người trên địa bàn TP, sau khi CSGT đo vẽ hiện trường, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát có mặt để tiến hành các bước điều tra ban đầu. Sau đó, có người “tay trong” sẽ gọi điện cho H. điều xe tới chở thi thể về Nhà tang lễ Bệnh viện An Bình.
Tại đây, H. là người trực tiếp làm việc, ra giá với người nhà hoặc tổ chức liên quan đến tai nạn để lo thủ tục pháp lý và vận chuyển thi thể. Nếu người nhà, tổ chức đó không đồng ý mức giá thì sẽ bị “các bước thủ tục” rất khó khăn và kéo dài.
Chủ trại hòm thao túng nhà xác ở Sài Gòn - ảnh 2
Nam lớn tiếng với người nhà nạn nhân
Bệnh viện không biết ?
Trả lời Thanh Niên, bác sĩ Võ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, khẳng định: Nhà tang lễ của bệnh viện không có chủ trương cho thuê để đưa thi thể tử vong từ bên ngoài vào. “Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin vì trước giờ không nghe phản ánh về thực trạng này”, ông Tiến nói.
Theo một cán bộ Viện KSND TP.HCM, thông thường thi thể trong các vụ tai nạn, tự tử sau khi khám nghiệm hiện trường sẽ được đưa về Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa để tiến hành các bước giám định pháp y trước khi trao trả cho gia đình lo hậu sự. Những trường hợp tử vong bên ngoài thì các bệnh viện sẽ không bao giờ nhận. Việc thi thể nạn nhân trong các vụ tai nạn, tự tử đưa về các nhà tang lễ như Bệnh viện Nguyễn Trãi, An Bình... là đều "có vấn đề".
Liên quan đến điều tra viên tên D., ngày 29.9, Phó đội điều tra tổng hợp (Công an Q.Bình Thạnh) xác nhận đã nhận thông tin phản ánh và đang cho xác minh làm rõ.
Trước đó, đầu tháng 5.2016, anh H. (ngụ Q.Bình Thạnh) có người thân qua đời vì đột tử tại nhà riêng ở Q.3. Khi việc khám nghiệm hiện trường kết thúc thì thi thể cũng được đưa về Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Trãi. Tại đây, sau khi xong các thủ tục pháp lý, người nhà xin xe từ thiện vào vận chuyển thi thể về Quảng Ngãi lo hậu sự thì bị gây khó dễ và ra giá 50 triệu đồng để làm dịch vụ trọn gói. Khi người nhà từ chối thì người trong nhà tang lễ lộ nguyên bản chất giang hồ để đe dọa mọi kiểu, ép gia đình anh H. phải thuê dịch vụ.
Sau khi người nhà làm lớn chuyện, gọi điện cầu cứu khắp nơi thì những người này mới để gia đình anh H. lấy thi thể đem về quê. Anh H. bức xúc: “Nhà tôi nghèo lấy đâu ra 50 triệu thuê dịch vụ nên đi xin xe từ thiện bên ngoài. Tôi quỳ lạy, van xin mấy người đó mà họ nhất quyết không chịu”.
Công Nguyên - Trác Rin

VnEconomy: Yếu tố Trung Quốc tác động thế nào đến giá dầu thế giới?

Hiện mỗi ngày Trung Quốc nhập khẩu 7,77 triệu thùng dầu, tuy nhiên không thể biết bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng và bao nhiêu được dự trữ...

Yếu tố Trung Quốc tác động thế nào đến giá dầu thế giới?
Khu vực cảng Thanh Đảo là một trong những khu vực nhập khẩu dầu lớn nhất Trung Quốc - Ảnh: Reuters.
ĐAN NGUYÊN
Cuối cùng, thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã thống nhất được về mục tiêu sẽ giảm sản lượng, thế nhưng việc giá dầu có tăng bền vững hay không lại có thể được quyết định bởi nhân tố khác trên thị trường năng lượng: Trung Quốc.

Theo bài phân tích mới được Market Watch đăng tải, tận dụng khoảng thời gian giá dầu thấp những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã mua mạnh dầu để tăng dự trữ quốc gia. 

Chính vì thế, dù trên thị trường năng lượng có biến cố nào bất ngờ gây ảnh hưởng đến nguồn cung cũng không thể tác động mạnh đến Trung Quốc, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu tại S&P Dow Jones Indices, bà Jodie Gunzberg nhận định.

Bà chỉ ra nếu OPEC ngừng tăng sản lượng để giúp giá dầu tăng cao, Trung Quốc đơn giản chỉ cần phản ứng bằng cách không mua dầu giá cao mà lấy dầu trong kho dự trữ ra sử dụng. Hoặc tệ hơn, Trung Quốc có thể xuất ngược dầu ra thị trường thế giới, giống như họ đã từng làm với nhiều loại hàng hóa khác. Như vậy, tác động từ việc OPEC cắt giảm sản lượng có thể sẽ bị pha loãng ra đến mức không còn gì.

Nhiều tuần qua, thị trường năng lượng và chính phủ nhiều nước trên thế giới dồn sự chú ý vào cuộc họp không chính thức của OPEC tại Algeria. Cuối ngày thứ Tư, đại diện OPEC tuyên bố thành viên OPEC đã thống nhất về mục tiêu cắt giảm sản lượng để giảm nguồn cung dầu nhằm cứu giá dầu giảm quá sâu.

Thông tin trên ngay lập tức đã giúp giá dầu WTI tăng 5,3%, giá dầu Brent tăng 5,9% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và tiếp tục tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm lên sát ngưỡng 50 USD/thùng.

Cho đến nay, Trung Quốc luôn giữ kín các số liệu về dự trữ năng lượng của nước này, Trung Quốc cũng không bao giờ công bố Trung Quốc sẽ có dầu đủ dùng trong bao lâu mà không cần nhập khẩu. 

Theo tính toán của các chuyên gia trên thị trường năng lượng, hiện mỗi ngày Trung Quốc đang nhập khẩu 7,77 triệu thùng dầu, tuy nhiên không thể biết bao nhiêu trong số đó đã được sử dụng và bao nhiêu được dự trữ.

Năm 2008, Trung Quốc từng công bố hai kế hoạch dài hạn kết thúc vào năm 2020 để xây dựng dự trữ dầu mỏ của nước này, tuy nhiên chi tiết về mức dự trữ chưa từng được tiết lộ.

Trưởng bộ phận kinh doanh năng lượng tại quỹ S&P Global Platts, ông Dave Ernsberger, cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng trữ dầu đủ dùng mà không cần nhập khẩu trong khoảng từ 30 đến 50 ngày. Ấn Độ cũng nhập khẩu rất nhiều dầu trong thời gian gần đây.

Sau khi OPEC công bố giảm sản lượng vào cuối ngày 28/9, ngân hàng Goldman Sachs đã cập nhật dự báo giá dầu mới nhất. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI vào cuối năm nay sẽ ở mức 43 USD/thùng và ở mức 53 USD/thùng vào cuối năm 2017.

Thủ tướng Singapore: Không thể để luật rừng thay luật pháp ở Biển Đông

HỒNG THỦY

(GDVN) - Nếu không có quy tắc quốc tế về pháp luật mà chỉ là luật rừng, những nước lớn sẽ làm những gì họ muốn, còn những nước nhỏ yếu phải chịu.
Nikkei Asian Review ngày 29/9 đưa tin, phát biểu về vấn đề Biển Đông trong một hội thảo do Nikkei tổ chức hôm thứ Năm, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh: Tranh chấp ở Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Nhiều khi các biện pháp của ASEAN là không đủ. Ví dụ, vấn đề cần được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế và luật biển", Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ.
Theo ông, nếu luật rừng chiếm ưu thế ở Biển Đông thay vì luật pháp, các nước nhỏ sẽ bị đẩy vào thế bị các nước lớn kiểm soát.
ASEAN có 10 nước thành viên, thực tế có những khó khăn trong việc thống nhất một lập trường chung đối với Trung Quốc, vì mỗi nước có lợi ích khác nhau ở Biển Đông và mức độ quan hệ khác nhau với Bắc Kinh. [1]
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ảnh: Nikkei Asian Review.
Channel News Asia ngày 29/9 dẫn lời Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, là điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc, Singapore không thể "ra lệnh" cho tất cả các bên phải thống nhất quan điểm, cũng không thể thay mặt ASEAN đàm phán với Trung Quốc. [2]
"Những gì tốt nhất chúng tôi có thể làm là một trung gian trung thực, cố gắng mang lại sự đồng thuận trong khả năng có thể.
Nếu không có quy tắc quốc tế về pháp luật mà chỉ là luật rừng, những nước lớn sẽ làm những gì họ muốn, còn những nước nhỏ yếu phải chịu, đó là những gì Thucydides đã mô tả.
Vậy thì lúc đó thế giới này sẽ không còn chỗ dung thân cho một nước nhỏ như Singapore." Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế trong khu vực.
Ông lưu ý thêm, Singapore công nhận một thực tế là các nước lớn không phải lúc nào cũng tuân thủ quy tắc, điều này không chỉ đúng với Trung Quốc, mà còn đã từng xảy ra với Hoa Kỳ, Anh quốc.
Tuy nhiên theo Thủ tướng Lý Hiển Long, một nguyên tắc quan trọng đối với Singapore và hầu hết các nước ASEAN là tôn trọng luật pháp quốc tế.
Mặc dù ASEAN không thể hiện lập trường chung về Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông, nhưng bảy hay tám thành viên đã công khai ủng hộ Phán quyết Trọng tài.
Chính sách đối ngoại độc lập của Singapore
Thủ tướng Lý Hiển Long tin rằng, không có vấn đề duy nhất xác định toàn bộ mối quan hệ với các nước khác. Những gì Singapore đang làm là cố gắng thúc đẩy mọi thứ tiến bộ khi làm việc với các nước.
"Trong trường hợp quốc gia nào đó không đồng ý, chúng tôi cũng chỉ chấp nhận rằng có những quan điểm khác nhau, vì không có vấn đề duy nhất xác định toàn bộ mối quan hệ với các nước khác."

"Biển Đông tắc, Singapore chết"

Một mối quan hệ đối ngoại luôn luôn bao gồm nhiều mặt, bao gồm thương mại, giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục và du lịch...nên cần nhiều nỗ lực để những vấn đề khó khăn không bao trùm toàn bộ gam màu của mối quan hệ đó.
Trước câu hỏi về việc ông có lo ngại Singapore ngày càng bị kêu gọi "chọn bên" trong tranh chấp Biển Đông và các hậu quả nếu Singapore "chơi" với nhiều vai cùng lúc hay không, Thủ tướng Lý Hiển Long trả lời:
"Tôi nghĩ rằng chúng tôi không bao giờ chơi nhiều vai. Chúng tôi phải có một lập trường, quan điểm của mình, và chúng tôi luôn đứng trên lập trường của chúng tôi khi nói chuyện với bất kỳ ai.
Bạn không thể có thông điệp khác nhau cho những nước khác nhau, bởi vì bạn sẽ sớm gặp phải những rắc rối rất nghiêm trọng.
Chính sách đối ngoại cơ bản của Singapore là làm bạn với tất cả các nước sẵn sàng làm bạn với Singapore.
Sẽ dễ dàng hơn nếu họ cũng là bạn bè của nhau, nhưng theo thời gian sẽ có vấn đề giữa những người bạn của chúng tôi.
Và chúng tôi sẽ phải quyết định chọn nơi chúng tôi sẽ đứng và làm thế nào chúng tôi có thể cố gắng hết mình, gìn giữ tình bạn của chúng tôi với tất cả các bên."
Bắc Kinh "khó chịu"
South China Morning Post ngày 30/9 cho biết, nhưng tranh cãi bất ngờ giữa Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh với Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến cho thấy Bắc Kinh đang "thất vọng sâu sắc" về Singapore. [3]
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhảy vào cuộc khẩu chiến bằng cách, đổ lỗi cho một "quốc gia cá biệt" không nêu đích danh, đã khuấy động căng thẳng ở Biển Đông tại Hội nghị cấp cao Phòng trào Không liên kết (NAM) ở Venezuela.
Hu Bo, một nhà nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh cho rằng, cả Trung Quốc và Singapore đều rất quan tâm đến việc bảo vệ thể diện cho đối phương và hiếm khi những bất đồng, khác biệt được tranh luận công khai trên mặt báo.
Tranh cãi giữa ông Stanley Loh với ông Hồ Tích Tiến chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến "hình ảnh Singapore trong mắt người dân Trung Quốc", Hu Bo nói.
Trương Minh Lượng từ Đại học Kỵ Nam cho hay, ông rất ngạc nhiên khi Đại sứ Singapore công khai đáp lại bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu vốn nổi tiếng "lá cải" mà ai cũng biết.
Hứa Lợi Bình từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng:
"Nếu Singapore không điều chỉnh chính sách (?), tôi e rằng quan hệ song phương sẽ xấu đi. Singapore nên suy nghĩ kỹ về hợp tác an ninh của mình với Hoa Kỳ và một sự cân bằng tốt hơn trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ".
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy