Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

TẾT TRONG TÙ ( Phần 4)

Phạm Viết Đào.
Trích  tự truyện: “Vòng kim cô”… vô hình…)

Bài liên quan:

>

>


Về bài “Thể chế Cộng hoà xã hội chủ nghĩa là thể chế tạo hệ điều hành nhà nước giống như nhà máy lọc dầu Dung Quất” cho rằng mọi tiêu cực trong xã hội đều do Đảng; điều tra viên quy kết mình viết bài này để cố suý cho tư tưởng đa nguyên, đa đảng; xóa bỏ vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản …
Đây là bài viết tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cấp thiết phải thiết kế lại Điều 4 Hiến pháp…
Cơ sở lý luận của bài viết mà mình đưa ra xuất phát từ thực tiễn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhà máy này khởi thủy được thiết kế để lọc loại dầu ngọt là loại dầu khai thác ở mot Bạch Hổ của Việt Nam.
Dầu thô ngọt có chứa một lượng nhỏ của Hydro sulfua  Cacbon điôxít. Đây là loại dầu thô có chất lượng cao hơn dầu thô chua và yêu cầu quá trình xử lý, chế biến thành thành các thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hỏa, dầu bôi trơn… ít tốn công sức và chi phí hơn. Lý do là vì lưu huỳnh có tính ăn mòn và gây hao mòn các thiết bị vận chuyển, xử lý dầu.
Thế nhưng khi hoàn thành nhà máy thì lượng dầu thô ngọt không đáp ứng đủ số lượng nên nhà máy này đã cho trộn thêm dầu thô chua loại này nhập từ Trung Đông về là loại dầu có nhiều lưu huỳnh dẫn tới máy móc bị ăn mòn, hỏng hóc.
Trang 3  Kết luận của Cơ quan Điều tra CATP Hà Nội...

Thời kỳ đầu khi vận hành nhà máy này hay bị hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật do sự pha trộn 2 nguồn nguyên liệu không đồng chất này. Để khắc phục sự trục trặc này, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã phải thiết kể bổ sung bộ lọc để khắc chế lưu huỳnh trong dầu thô chua, tránh làm mòn hỏng máy…
Từ ví dụ cụ thể, dễ hiểu thuần túy vè kỹ thuật này mình đem ví với hệ điều hành quản trị của cái thể chế Cộng hòa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hệ điều hành pha trộn 2 nguồn nguyên liệu không đồng chất; đó là cộng hòa+ xã hội chủ nghĩa…
Hệ điều hành quản trị của thể chế cộng hòa là hệ điều hành, quả trị bởi nguyên liệu đầu vào: LUẬT PHÁP…
Thể chế XHCN là guồng máy được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng cộng sản…
Mình đã giải trình lại: bài viết của tôi không đặt ra vấn đề như cơ quan điều tra suy diễn, tôi chỉ đặt vấn đề cần thiết phải cài đặt trong Điều 4 một cái thiết chế pháp lý để hạn chế, lọc, không để những cặn bã từ bộ máy Đảng lan sang bộ máy nhà nước, làm tha hoá bộ máy nhà nước; Vấn đề này xuất phát từ thực tiễn là một bộ phận không nhỏ của Đảng đang bị thoái hoá biến chất như Nghị quyết TW 4 đã chỉ rõ...
Có trên ngàn người ký kiến nghị loại bỏ Điều 4 hiến pháp nhưng cơ quan pháp luật có xử lý, bỏ tù ai đâu. Bài viết của tôi lập luận: Thế chế Nhà nước cộng hoà là thể chế có hệ điều hành vận hành bởi nguyên liệu đầu vào đó là luật pháp; Nhưng bộ máy nhà nước lại đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng, mà hệ điều hành của Đảng được vận hành bởi nguyên liệu là các nghị quyết.Nghị quyết đề ra các chủ trương, chính sách; nghị quyết quyết định cắt cử người của Đảng tham gia vào bộ máy nhà nước; mà những nghị quyết này được sản sinh bởi nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức…
Hiện nay thực tế cho thấy: Những nguyên tắc hoạt động này của Đảng trong rất nhiều trường hợp trái với nguyên tắc, nguyên lý vận hành của luật pháp của thể chế nhà nước cộng hoà...
Những tiêu cực, thoái hoá biến chất của bộ máy nhà nước hiện hành rất nhiều trường hợp do bởi sự trái khoáy của 2 hệ điều hành trái cựa: giữa hệ điều hành nhà nước với hệ điều hành đảng trị mà ra...
Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân: Nghị quyết được sản xuất, ban hành bởi ý chí của số đông, của đa số của một tổ chức Đảng nên ở đâu các nhóm lợi ích cá nhân chiếm số đông thì kết quả sẽ ban hành những nghị quyết sai, những chủ trương sai, cắt cử những phần tử thoái hoá biến chất của đảng vào trong bộ máy nhà nước.
Những trục trặc này gần giống với nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy này chế tạo ra để lọc dầu ngọt Bạch Hổ nhưng khi vận hành lại pha trộn dầu chua, mặn nhập từ Trung Đông về dẫn tới phát sinh cặn bã, phá hỏng máy, gây trục trặc trong giai đoạn đầu…
Cơ quan điều tra có yêu cầu mình trình phương án thiết kế lại Điều 4 Hiến pháp, mình đã từ chối với lý do: Tôi mới lập luận, đưa các cơ sở khoa học đề bàn việc thiết kế, sửa lại Điều 4, chưa viết ra cụ thể mà đã bị bắt, bị tù; giờ nếu tôi viết ra, khai ra với cơ quan điều tra nhỡ thành tình tiết tăng nặng thì sao?
Tôi chỉ trình ra phương án sửa Điều 4, tôi đã có 3 phương án với điều kiện: Nếu phương án của tôi đúng, phù hợp, được ghi nhận thì phải công nhận tác quyền cho tôi, nếu không phù hợp, không chấp nhận được thì không biến nó thành tình tiết tăng nặng trong việc xét xử tôi…
Rất nhiều ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp sau này được tự do mình thấy Hiến pháp 2013 đã tiếp thu và tìm cách chỉnh sửa...Gần đây, một số ý kiến cho rằng cần phải thiết kế cái lồng để nhốt quyền lực, hay phải có cơ chế kiểm soát quyền lực như ý kiến của ông Vũ Ngọc Hoàng, Những điều này mình đã nêu vấn đề trong bài góp ý về Thể chế dịp sử đổi Hiến pháp..
Thực ra mình biết mình không sai, còn cơ quan điều tra thì người ta đã mặc định là phải tìm mọi cách chụp cho mình một cái án mình có cãi, có thuyết phục thì cũng chỉ đến vậy. Qua các lần đi cung mình cũng nhận thấy, những người trực tiếp lấy cung mình cũng rất gượng gạo khi tranh luận với mình; Vì về phần chứ nghĩa lý luận, họ đâu có bằng mình.
Sau 7 ngày bị bắt, Giám đốc CA Hà Nội thời điểm đó là Đại tá Nguyễn Đức Chung, yêu cầu Tổ chuyên án đưa mình lên gặp tại 87 Trần Hưng Đạo, ngay tại Phòng họp của CA Hà Nội vào sáng ngày 19/6/2013.
Sau khi nghe mình giải trình, Đại tá Nguyễn Đức Chung phát biểu ngay trước mặt Tổ chuyên án rằng mình không phạm tội hình sự, CAHN sẽ làm thủ tục chuyển qua xử lý hành chính, trả tự do sau 9 ngày tạm giam. 
Đại tá Nguyễn Đức Chung còn nói trước mặt mọi người, lúc đó có 5 cán bộ công an Hà Nội rằng: Khi họp Quốc hội, ông cũng tham gia nhiều ý kiến vào sửa đổi hiến pháp...Còn chuyện của mình, CAHN đã báo cáo BT Bộ Công an là ông Trần Đại Quang, và ông Quang cũng nhất trí chỉ xử lý hành chính...
Đại tá Nguyễn Đức Chung còn đề nghị: Sau khi ra khỏi trại, có việc gì có thể gọi điện thoại cho ông 24/24; Mình đề nghị cung cấp cho mình danh thiếp. Giám đốc Nguyễn Đức Chung đã đưa cho mình danh thiếp và hiện mình đang còn giữ danh thiếp này. Danh thiếp này sau khi trở về trại, Tổ chuyên án đã thu lại và sau khi mình ra tù, điều tra viên đã mang tới tận nhà trả lại cho mình danh thiếp của Đại tá Nguyễn Đức Chung, sau đó một thời gian được phong tướng...
( Mình biết được ông Nguyễn Đức Chung được phong tướng tình cờ khi mình bị chuyển về Trại cải tạo Nam Hà ở Hà Nam; Một tù tự giác cho mình biết: Ông Nguyễn Đức Chung vừa vào thăm một người họ hàng bị án 17 năm tù ở trại này, nhân dịp ông được phong tướng...)
Mình biết việc mình bị bắt, bị phạt tù vì một thế lực nào đó bên trên CAHN. Còn nhớ, hôm CAHN vào đưa kết luận điều tra cho mình có 2 người: điều tra viên và Phó Thủ trưởng cơ quan Điều tra, người ký lệnh bắt mình kết luận điều tra. Khi giao kết luận điều tra cho mình, cả 2 vị này còn mang cho mình 1 túi quà là 20 gói cháo, phở...một số chia nước. Mặc dù vậy, khi quay lại phòng, quản giáo vẫn cẩn thận bóc từng chai nước nếm thử xem có phải rượu không?
Nếu mình có tội thật thì làm sao những cán bộ điều tra của CA Hà Nội lại dám có cử chỉ đó.
Khi mình nhận ra rằng: Việc mình bị bắt, bị tù là do một giải pháp tình thế nào đó nên cách tốt nhất làm làm sao hạn chế mức rủi ro thấp nhất...Do vậy, khi làm việc với điều tra viên, mình đều tình cách thuyết phục họ, tránh đối đầu trực tiếp với họ vì thực chất họ cũng là công cụ của một thế lực nào đó mà họ buộc phải xử mình...
Cứ trông gương anh bạn tù cùng buồng giam với mình, do cãi nhiều, cãi đến nơi đến chốn có lý lẽ, mà việc của anh ta chỉ là vụ án hành chính giản đơn. Vị thẩm phán trực tiếp xét xử anh ta thấy hắn cãi đúng, không nỡ phán quyết theo kết luận điều tra, 5 lần trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra điều tra lại, lý ra người này có quyền tuyên là vô tội nhưng không tuyên.
Sau này mình được biết, khi Thẩm phán trả lại tới lần thứ năm, không chịu xử theo kết luận điều tra oan sai của cơ quan điều tra, toà đã thay thẩm phán và thẩm phán mới đã xử theo kết luận điều tra ban đầu.
Nếu như lúc đầu hắn không cãi, mềm mỏng nhận ngay thì hắn không phải ăn ở trong điều kiện tạm giam hà khắc tới 3 năm. Hắn cũng nhận ra điều đó, hắn bảo: Nếu hắn nhận từ đầu thì nhiều hơn 1 năm, mất ít tiền là hắn sẽ ra tù; vì sĩ diện vì danh dự nên hắn cãi, hắn chống quyết liệt để rồi kết quả kết quả cuối cùng hắn bị phạt giam tới 3 năm sáu tháng…
Ra tù mình có hỏi thăm hắn, nghe hắn nói vợ hắn, mẹ hắn cuối cùng vẫn phải mất tiền hắn mới bị xử cho mức án 3 năm 6 tháng mặc dù hắn không nhận tội…
Chỉ sau hai tuần, ngày 11/12/2013 mình nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, Kiểm sát viên là một phụ nữ gặp mình nhẹ nhàng: Sẽ sớm trả anh về với gia đình, chúng tôi cũng không muốn xử lý hình sự trường hợp của anh nhưng do còn có người này người kia.
Mình ký nhận và cầm văn bản Cáo trạng về buồng giam. Đi về buồng giam, dọc dãy hàng lang nhiều tù hình sự nhô ra hỏi: chú tội gì, khung hình phạt bao nhiêu?
Mình trả lời: 6/36 ? Một cậu tù trẻ cười bảo: 6 tháng thì chú để cháu đi hộ nốt cho, chú sớm ra ngoài viết bài lấy tiền gửi lưu ký vào cho chúng cháu…
Về buồng giam, bạn tù ở cùng buồng nhẩm tính: Hôm nay là ngày 9/11 âm lịch, bây giờ đến Tết còn 1 tháng 20 ngày nữa, chắc họ kết luận nhanh để xử cho đệ về trước tết. Tội của đệ có gì đâu? Họ đã bắt rồi thì họ phải xử, hợp thức cái việc bắt mình; đừng bao giờ ảo tưởng là họ sẽ nhận sai về họ.


( Còn nữa…)

Đọc lại bài trả lời phỏng vấn Phạm Viết Đào của BBC 29/2/2012 về đổi tên Đảng- ( trước khi nghỉ hưu 3 tháng)

Nhà văn đảng viên Phạm Viết Đào đề nghị Đảng lấy lại tên 'Lao Động'

Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'

BBC cập nhật: 05:20 GMT - thứ tư, 29 tháng 2, 2012
Ông Phạm Viết Đào cho rằng dân chủ hóa về thông tin là bước đi khả dĩ hiện nay
Một nhà văn đảng viên cộng sản đề nghị đảng trở lại tên Lao Động như một cách thuyết phục người dân về cố gắng chỉnh đốn nội bộ.
Ông Phạm Viết Đào, được biết đến qua Bấmmột trang blog cá nhân, nói chuyện với BBC trong khi đang diễn ra hội nghị chỉnh đốn Đảng ở Hà Nội.
Ông cũng cho rằng bước đi "thiết thực" hiện nay là dân chủ hóa về thông tin, cho phép sự tồn tại chính thức của báo chí tư nhân.
Phạm Viết Đào: Chỉnh đốn Đảng rất cần thiết hiện nay. Nhưng trong dư luận nhân dân, người ta cảm thấy việc đó khó lòng đạt được hiệu quả mong muốn.


Nếu đã chỉnh đốn, phải có biện pháp mạnh hơn, phải dùng luật pháp, chứ nếu chỉ động viên nhau thì...
Trong lịch sử, có thời Cụ Hồ mỗi sáng mời các ông "có vấn đề" đến cùng ăn phở để cụ khuyên răn. Ông Tố Hữu kể tôi nghe chuyện này. Cụ Hồ uy tín rất lớn và tốn rất nhiều phở để mời các ông "có vấn đề". Thời ấy kỷ cương còn nghiêm mà xem chừng cũng không có hiệu quả cao. Bây giờ phát động tự phê, thì cũng ủng hộ thôi. Nhưng nếu không tiến thêm bước mạnh hơn nữa, chắc khó đạt hiệu quả mong muốn.
BBC:Báo trong nước vừa qua đăng nhiều bài nói về việc lấy lại lòng tin của dân. Phải chăng lòng tin của người dân đã có phần lung lay?
Lòng tin của nhân dân lung lay nhiều rồi. Báo chí công khai đã nói, các ông trên cũng nhận thấy. Nhưng nếu chỉ kêu gọi thì đó là duy ý chí.
Đảng lại trở thành Nhà thờ, Nhà chùa, cứ đến đấy tu niệm rồi cải tà quy chính? Bây giờ đảng viên liên quan quyền lực, quyền lợi. Lại muốn dùng Kinh thánh thức tỉnh họ, thật khó.
BBC:Vậy hội nghị lần này có như nhiều người nói là chỉ hình thức và không hiệu quả, thưa ông?
Tôi không nghĩ là hình thức. Thực tâm các vị lãnh đạo cũng sốt ruột. Nhưng họ làm thế nào, đấy là vấn đề.
Trong nội bộ cấp cao, tôi nghĩ cũng nhiều vị có tấm lòng, tâm huyết. Nhưng họ có vượt qua được sức ỳ không? Nội bộ Đảng bây giờ cũng nhiều khuynh hướng. Vậy khuynh hướng tiến bộ có trở thành tiếng nói áp đảo không?
BBC:Có ý kiến cho rằng thay vì tự chỉnh đốn, Đảng nên chấp nhận dân chủ hóa. Ông nghĩ thế nào?
Khó trăm lần, dân liệu cũng xong, vậy phải dựa vào dân. Chừng mực nào đó phải để dân phát biểu và nghe dân. Không nên xem phản ứng của dân là của thế lực thù địch và dùng biện pháp cảnh sát quá mạnh.
Trong một hội thảo gần đây, tôi nói cần nới rộng biên độ thông tin. Hiện nay gần như thông tin một chiều. Dân chủ hóa trước hết phải là dân chủ hóa thông tin, thiết thực nhất trong bối cảnh hiện nay.
"Dùng công luận, dùng thông tin để điều chỉnh Đảng cũng là cách văn minh và đỡ xương máu nhất. Hiện nay luật pháp chưa cho phép. Các trang tin, blog vẫn nấp dưới danh nghĩa cá nhân. "
Rất cần những trang mạng tư nhân. Các trang web tư nhân hiện nay đều nấp dưới danh hiệu các blog. Mà blog đều như các tờ báo chiến đấu cho tiến bộ xã hội. Vụ Hải Phòng vừa rồi, nếu không có thế giới mạng, thì sẽ còn tồi tệ đến mức nào?
Dùng công luận, dùng thông tin để điều chỉnh Đảng cũng là cách văn minh và đỡ xương máu nhất. Hiện nay luật pháp chưa cho phép. Các trang tin, blog vẫn nấp dưới danh nghĩa cá nhân. Nhưng thực ra mục tiêu của họ giống tôn chỉ các báo chính trị, chứ không còn là blog cá nhân nữa. Nhưng nó không được công khai, nên rất khó phát triển. Làm thì đến lúc cũng mỏi mòn vì không có động viên nào về mặt vật chất cả. Kỹ thuật thì rất nhom nhem.
Nếu Đảng thật sự muốn dân tham gia, thì phải cho dân tham gia trước tiên là lĩnh vực thông tin. Hiện nay xuất bản đã là tư nhân rồi, thì các trang báo tư nhân phải được công khai đi để họ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
BBC:Ông có nghĩ Đảng đã suy thoái đến mức Đảng không chấp nhận nhân dân và dân cũng không chấp nhận Đảng?
Chưa đến nỗi như thế. Nước nào cũng cần một lực lượng lãnh đạo, tức là một đảng chính trị. Chứ bây giờ sụp đổ hoàn toàn, trí thức cũng không muốn dẫn đến ba bè bảy mối, nội chiến. Người dân chịu khổ chứ người có chức có tiền họ chạy ra nước ngoài, con cháu họ có chết đâu.
"Đổi tên khác thì khó, chứ trở lại tên Lao Động chả có gì sai. Chứ để tên Cộng sản, bản thân tôi là đảng viên cũng thấy không hợp giữa khẩu khí của thế giới hiện nay."
Những người có trách nhiệm cũng thấy Đảng cần phải thay đổi. Phải làm gì để có thay đổi, chứ đánh sập nó đi để có mô hình mới lại chưa biết thế nào.
Dân hiện nay thấy Đảng nhiều cái quá trớn. Nhưng cũng có những người có trách nhiệm thấy cần phải thay đổi.
Tôi cho rằng Đảng trước nhất cần thay đổi tên. Chứ bây giờ nói Đảng Cộng sản thì khó vào lòng dân chúng. Trong quá khứ Đảng rất nhiều công lao, nhưng khi ấy Đảng đứng tên đảng Lao Động đấy chứ.
Bây giờ có thể trở lại tên đảng Lao Động cũng được. Đổi tên khác thì khó, chứ trở lại tên Lao Động chả có gì sai. Chứ để tên Cộng sản, bản thân tôi là đảng viên cũng thấy không hợp giữa khẩu khí của thế giới hiện nay. Bước thứ hai là trở lại Hiến pháp 1946.
Đòi hỏi tách quân đội, công an ra khỏi Đảng, rất khó. Nhưng thiết thực nhất bây giờ là trở lại mô hình đảng Lao Động. Nếu góp ý cho Đảng, tôi sẽ góp ý như thế.


(BBC Vietnamese - Việt Nam - 'Dùng thông tin để điều chỉnh Đảng'


www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2012/.../120229_phamvietdao_iv.shtml )
--------------------------------


BBC: Lãnh đạo VN chúc Tết thôi nhắc CNXH

31/01/2017

31-1-2017
Người Việt Nam đón Tết Đinh Dậu. Ảnh: Xinhua
Người Việt Nam đón Tết Đinh Dậu. Ảnh: Xinhua
Lời chúc Tết đăng trên báo chí Việt Nam của lãnh đạo Đảng Cộng sản, Nhà nước và Chính phủ đều nhấn mạnh đến tinh thần dân tộc, chủ đề tổ quốc chứ dường như không nhắc tới ý thức hệ xã hội chủ nghĩa nữa.
Đến chúc Tết lãnh đạo Hà Nội và xuất hiện trong bức hình chụp cùng Bí thư thủ đô Hoàng Trung Hải, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đề nghị Hà Nội xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch, vững mạnh”.
Ngoài ra, vào sáng mùng 1 Tết, Giáo sư Trọng “đã đến dâng hương trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ và Vua Lê Thái Tổ”, rồi đi dạo và đi xe bus ở trên phố, sự kiện được báo chí Việt Nam đồng loạt mô tả.
Các lời trích cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến tính dân tộc hơn là ý thức hệ cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội.
Ông nói về sự “tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, Thủ đô Thăng Long-Hà Nội để con cháu ngày nay được chung hưởng thái bình, độc lập, tự do”.
Ngay cả khi gặp gỡ, chúc Tết quân đội, ông Trọng cũng không nhắc đến chủ nghĩa xã hội nữa, ít ra là theo những gì báo chí Việt Nam tường thuật.
Thăm Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trước Tết, ông nhắc họ “bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện nghiêm pháp luật về biên giới…”, theo trang Quân đội Nhân dân 20/01/2017.
Huyền thoại Rồng Tiên
Thông điệp đầu năm và lời chúc Tết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang còn nói rõ hơn đến huyền thoại Rồng Tiên:
“Đón chào năm mới, mỗi người Việt Nam chúng ta hãy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, truyền thống “con Rồng, cháu Tiên”, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, mở ra thời kỳ phát triển mới, đất nước phồn vinh, mọi người, mọi nhà ấm no, hạnh phúc.”
“Với niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của cả dân tộc và tiền đồ tươi sáng của đất nước, chúng ta quyết tâm giành những thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng đất nước ta giàu mạnh, dân tộc ta trường tồn, sánh vai cùng bạn bè năm châu, đi tới tương lai xán lạn.”
Cụm từ ‘xã hội chủ nghĩa’ quen thuộc một thời chỉ còn trong chữ ký và chức danh của ông Trần Đại Quang là “Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
h1Truyền thống dân tộc Việt Nam nay được đề cao hơn ý thức hệ XHCN. Ảnh: Xinhua
Cũng nhân dịp Tết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm đến Quảng Nam và Quảng Ngãi hôm mồng 3 Tết.
Báo chí trích lời ông Phúc “đề nghị tỉnh Quảng Ngãi cần đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp, tập trung xóa đói giảm nghèo, chú ý đến phát triển kinh tế xã hội khu vực phía Tây, nơi có số đông đồng bào dân tộc đang sinh sống”.
Ông Phúc cũng khen tỉnh Quảng Nam “về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cảng biển, sân bay, giao thông nông thôn, các tuyến đường lên vùng cao được quan tâm đầu tư…”
Từ một số năm qua, giới quan sát và báo chí quốc tế đã nhận định rằng kinh tế tư bản chủ nghĩa đang ‘chung sống’ với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa của chính quyền.
Nhà báo kỳ cựu của BBC News, Alastair Leithead trong chuyến đến Hà Nội đưa tin về ĐH Đảng Cộng sản khóa trước (1/2011) đã đặt câu hỏi sự pha trộn ‘tư bản – cộng sản’ có kéo lùi phát triển của Việt Nam hay là không.

Gần đây, khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông John Kerry đã nhận định rằng ở Việt Nam “nay chỉ thấy có chủ nghĩa tư bản”.

Trong 10 năm, 13 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ ra đi

Ảnh minh họa. Photo courtesy Tuoi Tre

Người Việt

Ðó là số liệu được tổng hợp qua các cuộc khảo sát dân số từ 2004 đến 2014. Dẫu con số này làm nhiều người bàng hoàng nhưng nó được xem là chưa thấm vào đâu so với thực tế.

Dân chúng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang lũ lượt bỏ xứ tha hương. Khu vực vốn được xem là màu mỡ, trù phú nhất Việt Nam càng ngày càng thưa thớt vì nông dân không còn cơ hội kiếm sống ở nơi chôn nhau, cắt rốn của mình.

Trong hai năm gần đây, khi hạn hán, nước biển lấn càng ngày càng sâu vào đất liền, ruộng vườn tiêu điều, xơ xác, số nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ tha hương tăng nhanh tới mức, nhiều vùng chỉ còn người già và trẻ em.

Theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ cần nhìn lướt qua thống kê sơ bộ về số dân của một số tỉnh ở khu vực bán đảo Cà Mau ly hương trong hai năm gần đây cũng đủ để giật mình: Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê. Ở Kiên Giang, con số này là 20,000. Tại Sóc Trăng là 10,000…

Thiên tai liên tục trong hai năm vừa qua là những đợt sóng cuối cùng xô nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long giạt xa quê hương của họ. Tờ Tuổi Trẻ kể rằng, vào lúc này, tại đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng vắng tanh, lặng ngắt như: Tuyến kênh T29 chạy qua huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Ðề, tỉnh Sóc Trăng. Xã Hưng Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang,…

Ông Trần Quốc Việt, trưởng ấp 11, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, nói với phóng viên tờ Tuổi Trẻ rằng, chỉ có thể đếm được những trường hợp cả gia đình ly hương, còn những gia đình có vài người bỏ xứ tha hương cầu thực thì tính không xuể vì… “đi tá lả.”

Bà Lâm Thị Thủy, 53 tuổi, ngụ ở ấp Bưng Long, xã Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng thì than, giờ đi hết cả xã cũng tìm không ra thanh niên, cả xã giờ chỉ còn toàn người già và trẻ con.

Trong 10 năm, 13 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long bỏ xứ ra đi

Biểu đồ về số lượng nông dân đồng bằng sông Cửu Long tha hương cầu thực. (Ðồ họa: Tuổi Trẻ)

Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, than rằng, đã vào vụ lúa mới nhưng những người tha hương cầu thực vẫn chưa quay về để trồng cấy. Không thể bỏ hoang ruộng đất nên huyện cam kết hỗ trợ giống tốt, chịu mặn nhưng tìm không ra nhân lực. Chỉ còn một cách là kêu gọi cha mẹ, vợ con những người ly hương kêu gọi thân nhân quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…

Nếu “tha hương cầu thực” vẫn còn được xem là “vô phúc” thì tỉ lệ “vô phúc” tại Việt Nam đang trở thành hết sức đáng ngại. Hồi Tháng Chín năm ngoái, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” các số liệu trong báo cáo này cho thấy, di cư từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở thành một dòng thác người. Ðáng ngại là nguồn của dòng thác người đó không chỉ đơn thuần ở miền Bắc, miền Trung mà còn xuất phát cả từ đồng bằng sông Cửu Long.

Năm 2009, chính quyền Việt Nam thực hiện một cuộc khảo sát dân số và lúc đó, tỉ lệ ly hương chỉ có 8.5%.

Sau đó, WB thực hiện một cuộc khảo sát dài hạn có tên “Tiếp cận nguồn lực nông thôn” (VARHS) tại 12 tỉnh trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, thời điểm này, 20% gia đình tham gia khảo sát cho biết, gia đình của họ có ít nhất một thành viên ly hương.

VARHS cho thấy, có ít nhất 48% người ly hương, bỏ nông thôn ra thành thị thuộc dạng “tha hương cầu thực.” Số còn lại ly hương vì đi học, vì nhu cầu đoàn tụ với gia đình hoặc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Một yếu tố khác đáng chú ý là nếu tính theo năm, thì tỉ lệ ly hương không chỉ tăng đáng kể mà tỉ lệ di chuyển từ nơi này sang nơi khác cũng tăng vọt. Chẳng hạn trong năm 2014, có 73% số người tha hương chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác. Ðặc biệt là số người tha hương, bỏ xứ đi làm thuê ở ngoại quốc đã tăng từ 1% vào năm 2012 lên 10% vào năm 2014.

Cũng theo WB, nếu ruộng đất ở nông thôn dưới 3 héc ta thì các gia đình nông dân khó vượt qua được ngưỡng nghèo. Ly hương trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên ly hương dễ thở hơn. Năm 2012 có 25% gia đình có thành viên ly hương nhận được tiền của thân nhân gửi về trợ giúp cho chi tiêu hàng ngày, thanh toán những dịch vụ thiết yếu, để dành. Năm 2014, tỉ lệ vừa kể tăng lên 45%.

Tuy nhiên WB lưu ý, năm 2012 có 7% và năm 2014, tỷ lệ người ly hương nhận trợ giúp ngược lại từ gia đình tăng lên đến 14%. Ðiều đó cho thấy, khả năng bị tổn thương của những người “tha hương cầu thực” đang tăng.

Theo WB, bất kể thế nào thì trong bối cảnh khoảng cách về chênh lệch thu nhập tuyệt đối giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam càng ngày càng lớn, “tha hương cầu thực” vẫn giúp rất nhiều gia đình nông dân “ứng phó với các cú sốc” để tồn tại. (G.Ð)

Người Việt

Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?


Print Friendly
Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?
Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy Clinton được xếp vào nhóm người ý thức hệ. Và có rất ít bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố rằng doanh nhân phần nào đó là hiện thân của chủ nghĩa thực dụng, nếu xét thực tế rằng rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyền lực của Mỹ là những người ý thức hệ tận tâm. Ví dụ, anh em nhà Koch từng rất ngoan cố theo đuổi các tư tưởng chủ nghĩa tự do cá nhân phi thực tế và hết sức thiếu sót, và vô số CEO trong top 500 của tạp chí Fortune đứng về phía Đảng Cộng hòa theo bản năng mặc dù nền kinh tế Mỹ luôn luôn hiệu quả hơn dưới các chính quyền Đảng Dân chủ. Và chúng ta không nên quên lời khuyên tai tiếng và liều lĩnh của cựu Bộ trưởng Tài chính Andrew William Mellon dành cho cựu Tổng thống Herbert Hoover ngay trước cuộc Đại Suy thoái: “hãy thanh lý lao động, thanh lý hàng tồn kho, thanh lý nông dân, thanh lý bất động sản.”
Tiết lộ về cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Trump và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn có thể đã phá tan chút hy vọng nào còn sót lại rằng chính quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ không phải là một con chó bull trong một cửa hàng đồ gốm.[1] Cuộc điện đàm đó đã vi phạm một nguyên tắc – tránh liên lạc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ở cấp độ nguyên thủ – mà các tổng thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng trong bốn thập niên qua đã cẩn trọng tuân thủ.
Việc Trump phá bỏ quy tắc ngoại giao đã gửi đi những làn sóng ngạc nhiên trên khắp châu Á, sau đó ông còn làm nó trầm trọng hơn khi đặt ra những câu hỏi trong hàng loạt đoạn tweet rằng Trung Quốc đã tham vấn Hoa Kỳ trước khi phá giá đồng tiền của mình hay xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông hay chưa.
Nhưng bằng cách chất vấn chính sách “Một Trung Quốc,” Trump đang đùa với lửa. Sự quản lý chặt chẽ và khéo léo bởi cả chính quyền Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ đã giúp duy trì mối quan hệ hòa bình mong manh giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu chính yếu là duy trì nguyên trạng, bằng cách thuyết phục Đài Loan từ bỏ việc chủ động tìm cách giành độc lập và làm Trung Quốc nản lòng với việc bắt Đài Loan phải nhanh chóng thống nhất với Đại Lục.
Trong một dòng tweet khác, Trump hỏi tại sao ông không nên giao thiệp với Đài Loan ở cấp tổng thống khi Hoa Kỳ đang bán số vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan. Dù giả bộ hay không thì sự bối rối gây ra bởi vị tổng thống đắc cử này cũng thật sự đáng lo ngại. Hoa Kỳ bán thiết bị quân sự cho Đài Loan chủ yếu dành cho mục đích tự vệ, và nhằm thể hiện cho Trung Quốc thấy rằng nước Mỹ sẽ không đứng ngoài trong trường hợp xảy ra hoạt động quân sự của Trung Quốc chống lại hòn đảo này. Nhưng nước Mỹ cố ý làm mờ đi thông điệp này bằng cách từ chối tương tác với Đài Loan ở các cấp cao nhất, nhằm làm thức tỉnh Đài Loan trước suy nghĩ rằng họ có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ nếu như hòn đảo thực sự tuyên bố độc lập.
Trong hơn 40 năm qua, học thuyết “mập mờ chiến lược” này đã phát huy vai trò xuất sắc. Trải qua nhiều lần thay đổi lãnh đạo trên cả hai bờ Eo biển Đài Loan, hòa bình vẫn được duy trì. Thương mại và đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc đã và đang nở rộ.
Việc Trump phá vỡ chính sách ngoại giao lâu năm này sẽ gây tổn hại bằng nhiều cách. Trước hết, ông có thể làm Đài Loan vững tâm, quyết liệt hơn nhằm cố gắng đảo ngược nguyên trạng. Quả thật, Đảng Dân Tiến của bà Thái đã chính thức theo đuổi sự nghiệp độc lập của Đài Loan, và dù bản thân bà Thái chưa tìm được cách hiện thực hóa các mục tiêu xét lại chủ nghĩa này, điều đó có thể chuyển biến nếu bà cảm thấy Trump đồng cảm với mục tiêu của mình.
Trump cũng có thể gây hại bằng cách kích động những người cứng rắn trong chính phủ và quân đội Trung Quốc, nếu ông xác nhận niềm tin của họ rằng Hoa Kỳ muốn phá hoại “những lợi ích cốt lõi” của đất nước họ – cụ thể là việc duy trì bề ngoài, hay xa hơn là thực tế, rằng chỉ có một nước Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu lên tiếng chỉ trích nhẹ nhàng cuộc gọi của ông Trump và bà Thái, nhưng tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, kể từ đó đã đưa ra những khiển trách nặng nề hơn nhiều, cảnh báo “[Mỹ] gây rắc rối cho quan hệ Trung-Mỹ chính là gây rắc rối cho mình.” Ngay sau đó, Hải quân Trung Quốc đã tạm thời bắt giữ một tàu lặn không người lái của Mỹ trong vùng biển quốc tế. Trung Quốc rõ ràng đang ra hiệu về sự bức xúc của mình.
Không có phương thuốc nào cho sự điên rồ của Trump. Trong cùng dòng tweet biện minh cho cuộc gọi với bà Thái, ông nhắc lại một cáo buộc sai lầm rằng Trung Quốc đang phá giá đồng tiền của mình nhằm đạt được những lợi thế xuất khẩu so với Hoa Kỳ. Kiến thức của ông về kinh tế quốc tế hoặc không tồn tại hoặc đã lỗi thời đến mười năm. Trên thực tế, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng chảy máu dự trữ ngoại tệ và đang cố gắng hết sức đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên trước tình trạng dòng vốn chảy ra ngoài.
Trump có vẻ đang làm mếch lòng Trung Quốc mà không có lý do gì chính đáng. Tệ hơn, bằng cách tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – được thiết kế, ít nhất là một phần, nhằm định hình các dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu theo luật lệ của phương Tây, thay vì tầm nhìn trọng thương chủ nghĩa của Trung Quốc – Trump cũng đang bác bỏ một chính sách của Hoa Kỳ mà đáng lẽ đã có thể kiểm soát sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc ở châu Á. Sau tuyên bố về TPP của Trump, nhiều nước châu Á giờ đây đã thừa nhận sẽ gia nhập các khối thương mại khu vực do Trung Quốc dẫn đầu. Với sự giúp đỡ của Trump, “Thế kỷ Trung Quốc” có thể sẽ đến sớm hơn so với kỳ vọng của bất cứ ai.
Bằng cách tiến gần hơn đến Đài Loan, tấn công Trung Quốc vì những lý do không chính đáng, và rút khỏi TPP, Trump đang kích động Trung Quốc và đồng thời cũng trao quyền và tạo điều kiện cho nước này. Đây không phải là nghệ thuật thương thuyết. Đây là con đường dẫn đến thảm họa.
Yasheng Huang (Hoàng Á Sinh) là giáo sư ngành Kinh tế và Quản trị Toàn cầu tại Trường Quản trị Sloan, Viện Công nghệ Massachusetts.
Copyright: Project Syndicate 2017 – A Bull named Trump in a shop called China
———–
[1] Nguyên văn: “a bull in a china shop,” tức là rất bất cẩn, thiếu thận trọng. Tác giả chơi chữ: “china” là đồ gốm, nhưng “China” cũng là Trung Quốc.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/01/trump-se-lam-dao-lon-quan-trung/#sthash.Tpkap9P0.dpuf - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/01/trump-se-lam-dao-lon-quan-trung/#sthash.Tpkap9P0.dpuf

Ông Trump điện đàm cùng lãnh đạo nhiều nước, im lặng với Trung Quốc

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn là một ẩn số. Hiện Donald Trump không có kế hoạch nào cho một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nikkei Asian Review ngày 31/1 đưa tin, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một số cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo trên thế giới kể từ khi nhậm chức, nhưng im lặng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ông Trump đã có các cuộc điện đàm với Tổng thống Mexico bàn về chuyện bức tường biên giới, điện đàm với ông Putin bàn chuyện chống khủng bố, điện đàm với Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức về NATO.
Hôm thứ Năm 26/1 ngay sau khi Trump ký sắc lệnh về việc xây dựng một bức tường vật lý dọc biên giới Hoa Kỳ - Mexico, hội nghị thượng đỉnh giữa ông với Tổng thống Enrique Pena Nieto đã bị hủy bỏ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, ảnh: Yahoo News.
Nhưng hôm thứ Sáu, hai ông đồng ý qua điện thoại rằng, sẽ không công khai thảo luận vấn đề ai sẽ trả tiền cho việc xây bức tường.
Cũng trong ngày thứ Sáu 27/1, ông Trump và Thủ tướng Anh Theresa May đang ở thăm Washington đã tái khẳng định tầm quan trọng của tổ chức NATO.
Ngày hôm sau, ông điện đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel, kêu gọi Pháp và Đức đảm bảo chi 2% GDP cho ngân sách NATO.
Hiện tại Pháp dành 1,8% còn Đức chỉ có 1,2% GDP đóng góp cho NATO, trong khi Mỹ phải trả nhiều nhất, với 3,6%.
Ngày thứ Bảy 28/1, Tổng thống Trump điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin bàn chuyện hợp tác quét sạch lực lượng khủng bố IS. Nhà Trắng xem đây là một khởi đầu quan trọng cải thiện quan hệ Nga - Mỹ.
Còn Điện Kremlin cho hay, ông Putin cho rằng nước Mỹ dưới thời Donald Trump là một đối tác quan trọng trong chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố.
Cùng ngày thứ Bảy, ông chủ Nhà Trắng có thêm cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trump đã tránh nhắc đến vấn đề nhạy cảm: Tokyo phải trả thêm tiền cho lính Mỹ đồn trú tại Nhật Bản.
Thay vào đó, Tổng thống Mỹ kêu gọi ông Abe để ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản hợp tác trong việc tạo ra công ăn việc làm tại Mỹ.
Tuy nhiên cho đến nay Trung Quốc vẫn là một ẩn số. Hiện Donald Trump không có kế hoạch nào cho một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis được phái đi Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ 2 tuần sau khi được bổ nhiệm. Điều này cho thấy Washington đặc biệt chú ý đến các đồng minh ở châu Á - Thái Bình Dương, quanh Trung Quốc.
Trump đã báo hiệu rằng, ông không bị ràng buộc bởi chính sách "một nước Trung Quốc", đồng thời nhiều lần lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủ