Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Cống xả của Formosa nước đục ngầu

Đăng lúc: 30.07.2017 10:52

In bài viết
Vết nứt bên trong mương dẫn nước thải của Formosa
   Ngày 29.7, nhiều người câu cá tại cống xả nước thải của Formosa ra vịnh Sơn Dương chứng kiến cảnh nước thải chảy ra đục bất thường, không trong như những ngày trước đó.
Người dân quan sát cho biết, váng nước đục từ cống xả của Formosa lan rộng ra một phần vịnh Sơn Dương, cạnh đó là người dân đang câu cá. Có mặt tại cống xả nước thải của Formosa, chúng tôi thấy ở trạm đặt các chắn cống có 6 lỗ cống loại lớn, các van cống mở không hết công suất cho nước chảy ra biển.
Bên trong hệ thống mương dẫn nước thải đục ngầu, có mùi khó chịu. Dọc hệ thống mương dẫn nước thải này có một số điểm nứt kéo dài đã được trét xi măng nhưng vẫn không khắc phục triệt để các vết nứt. Khu vực xả nước ra vịnh có 5 cống lớn, nước đang chảy. Ở vùng nước đục lan ra vịnh Sơn Dương, người dân câu cá nói cá rất ít. Họ cũng cho biết mấy ngày trước nước xả không bẩn đục như thế này.
Formosa vừa trình diễn cá bơi lội tại hồ nước thải đã qua xử lý trong vắt nhưng nguồn cá lấy từ đâu, do đơn vị nào kiểm nghiệm hoặc có đột biến gen để sống thích nghi môi trường nhân tạo trong nhà máy hay không thì không có câu trả lời cho dư luận.
Các vết nứt khắc phục bằng xi măng
Mương nước thải của Formosa đục ngầu
Thượng cống xả của Formosa được mở ra
Cống xả của Formosa đấu nối trực tiếp ra vịnh Sơn Dương
Anh Sơn

TGĐ Bkav Nguyễn Tử Quảng bị điều tra vì xâm phạm nghiêm trọng đến An ninh Quốc gia

 

Đề nghị cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an tiến hành điều tra, khởi tố ông Nguyễn Tử Quảng-Tổng giám đốc Bkav có dấu hiệu chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước và xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Đây là kết luận của thanh tra Bộ GDĐT sau thời gian làm việc tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkav trong buổi giới thiệu sản phẩm của công ty.
Sáp nhập trái phép Trung tâm Bkis vào công ty cổ phần Bkav
Ngày 25/07, Thanh tra Bộ GDDT đã có buổi làm việc với trường ĐH Bách Khoa HN và đại diện Bộ Giáo dục đào tạo để công bố kết quả thanh tra trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tại buổi công bố, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GDĐT đã thông báo nhiều điểm sai phạm. Cụ thể, “Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa- Bkis” thuộc sở hữu của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, đã bị sáp nhập trái phép vào công ty Cổ phần Bkav. Và các sản phẩm thuộc sở hữu của Bkis đã chuyển sang thuộc sở hữu của Bkav. Cả hai đều do ông Nguyễn Tử Quảng làm Giám đốc trực tiếp điều hành.
Bkis tiền thân là nhóm Bkav. Sản phẩm đầu tiên của Bkis chính là phần mềm Bkav do Nguyễn Tử Quảng, sinh viên khoa Công nghệ thông tin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội viết năm 1995.
Tháng 12/2001, Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiệu trưởng lúc bấy giờ là ông Hoàng Văn Phong (5/1997- 11/2002), thành lập trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (Bkis), ông Nguyễn Tử Quảng làm giám đốc trung tâm. Nhóm nòng cốt phát triển phần mềm Bkav trở thành thành viên của Bkis.
Nhiệm vụ của Bkis là nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, triển khai phần mềm và giải pháp trong lĩnh vực an ninh mạng, phòng chống virus máy tính. Đặc biệt hỗ trợ chuyên môn cho các cơ quan chức năng của Bộ GDĐT trong công tác phòng chống, truy tìm tội phạm tin học. Tham gia các hoạt động phòng chống tấn công phá hoại bằng công nghệ thông tin, xây dựng luật pháp về tội phạm tin học. Đồng thời hợp tác với các tổ chức an ninh mạng và cứu hộ sự cố máy tính, chia sẻ thông tin về an ninh thông tin. Ngoài ra Bkis còn tham gia công tác đào tạo nhân lực mảng an ninh mạng và công nghệ thông tin.
Chánh thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng.
Trong quá trình hoạt động, Bkis đã được được nhiều thành tựu cũng như sản phẩm đóng góp cho ngành CNTT nước nhà: phần mềm Bkav, phần mềm điều hành tác nghiệp trực tuyến eOffice, phần mềm một cửa điện tử Bkav eGate. Hơn hết là giúp đỡ nước bạn trong việc tìm ra lỗ hổng của Chrome, nguồn gốc hacker của các cơ quan chính phủ Mỹ, Hàn…
Ngày 25/06/2009, Bkis thực hiện tái cơ cấu tổ chức, thành lập thêm: Bkis Security, Bkis Soft, Bkis R&D, Bkis Telecom và Bkis HCM. Và hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thời điểm này là ông Nguyễn Trọng Giảng (6/2008- 10/2014).
Cuối 2011, Bkis tuyên bố tự giải thể theo quyết định của hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Trọng Giảng vào thời điểm đó. Thế nhưng toàn bộ tài sản của Bkis và các dự án mà trung tâm Bkis nghiên cứu và phát triển lại không được thu hồi về Đại học Bách Khoa Hà Nội theo đúng quy định pháp luật. Ngay cả website chính thức của Bkis hiện tại cũng chỉ nói về công ty cổ phần Bkav chứ không phải Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa. Cũng theo kết luận thanh tra, tất cả các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần Bkav đều trùng khớp với hoạt động của Bkis trước đây.
Như vậy, trung tâm Bkis (thuộc sở hữu Đại học Bách Khoa) đã bị sáp nhập trái phép vào công ty cổ phần Bkav (công ty tư nhân do ông Nguyễn Tử Quảng làm tổng giám đốc). Theo thanh tra, việc sáp nhập giữa 2 công ty này hiện tại không hề thông qua giấy tờ hay có bất kỳ thông tin chính xác xác nhận sự việc.
Trung tâm Bkis có nhiệm vụ hỗ trợ chuyên môn CNTT cho các cơ quan của Bộ GDĐT, truy tìm tội phạm an ninh, giúp bảo mật hệ thống an ninh Quốc gia. Đó là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn đến an ninh của quốc gia. Trong khi đó, Bkav là một công ty tư nhân chuyên về kinh doanh, phát triển phần mềm diệt virus làm lợi nhuận. Vậy việc sáp nhập Bkis với Bkav đã làm ảnh hưởng đến những bí mật an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Vì vậy, thanh tra Bộ GDĐT cho rằng việc Bkav thâu tóm trái phép Bkis có dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, đồng thời sử dụng trái phép tài sản nhà nước cho việc kinh doanh cá nhân.
Kiến nghị xử lí của thanh tra Bộ GDĐT
Với những hậu quả nghiêm trọng, đồng thời xem xét những khuất tất trong việc sáp nhập giữa Bkis và Bkav. Cơ quan thanh tra Bộ GDĐT kiến nghị xử lí đối với những cá nhân, tập thể.
Thanh tra Bộ GDĐT kiến nghị với Bộ GDĐT xem xét, điều tra và đưa ra những biện pháp xử lí kỷ luật đối với ông Nguyễn Trọng Giảng- Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (6/2008- 10/2014). Trong thời gian tại chức, ông Nguyễn Trọng Giảng đã để xảy ra việc sáp nhập trái phép trung tâm Bkis (thuộc Đại học Bách Khoa) với công ty Bkav, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, làm tổn thất tài sản nhà nước.
Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nguyễn Trọng Giảng.
Thanh tra Bộ GDĐT cũng kiến nghị với Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xem xét, điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc công ty cổ phần Bkav về hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia.
Đề nghị Bộ GDĐT và Bộ Công an sớm điều tra, đưa ra những biện pháp xử lí thích đáng đối với những cá nhân, tập thể nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Quang Anh
http://phapluat.news/tgd-bkav-nguyen-tu-quang-bi-dieu-tra-vi-xam-pham-nghiem-trong-den-ninh-quoc-gia.html

Ông Tập Cận Bình kêu gọi “đánh bại mọi kẻ thù”, Trung Quốc phô diễn vũ khí gì; Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh "khác thường"


VietTimes -- Trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình mặc quân phục, có 12.000 binh sĩ, hơn 600 trang bị trong đó có hơn 40% trang bị mới tham gia duyệt binh.

Phong Vân - /
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mặc quân phục dự Lễ duyệt binh kỷ niệm tròn 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc. Ảnh: NTDTV.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mặc quân phục dự Lễ duyệt binh kỷ niệm tròn 90 năm thành lập quân đội Trung Quốc. Ảnh: NTDTV.
Ngày 30/7, Trung Quốc đã tổ chức lễ duyệt binh quy mô lớn ở căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hòa để chào mừng tròn 90 năm ngày thành lập quân đội Trung Quốc.
Tham dự lễ duyệt binh có Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long. Họ đều mặc quân phục dã chiến thể hiện hình tượng “người lính trong chiến đấu”.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức duyệt binh chào mừng ngày thành lập quân đội kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Tham gia lễ duyệt binh có 12.000 binh sĩ, hơn 600 trang bị trong đó có 571 loại vũ khí mặt đất, 129 máy bay chiến đấu tham gia, trong đó có 40% trang bị mới xuất hiện.
Cuộc duyệt binh phân chia thành 1 khối quốc kỳ, 27 khối mặt đất và 9 khối binh sĩ; lực lượng máy bay của lục, hải, không quân được phân thành 1 thê đội làm biểu tượng kỷ niệm, 1 thê đội đột kích trên không và 6 thê đội đường không, cất cánh từ 6 sân bay ở Đông Bắc, Hoa Bắc.
Trong số 40% trang bị mới xuất hiện tại lễ duyệt binh đáng chú ý có xe tăng Type 99A, pháo cao xạ tự hành bánh xích 35 mm Type 09, pháo 155 mm Type 05A, tên lửa chống tăng đa dụng HJ-10, tên lửa đất đối không HQ-22, máy bay vận tải Y-20, biên đội 7 máy bay chiến đấu J-15, 2 máy bay chiến đấu J-10C, biên đội 3 máy bay chiến đấu tàng hình J-20, 5 máy bay chiến đấu J-16, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31AG…
12.000 binh sĩ quân đội Trung Quốc tham gia Lễ duyệt binh. Ảnh: Tân Hoa xã
Trong lễ duyệt binh này, tất cả các ca khúc phục vụ duyệt binh đều được phát qua loa đài, không sắp xếp đội quân nhạc và đội hợp xướng, người dân không được vào xem. Tiêu binh không mặc lễ phục, mà mặc ngụy trang… Tất cả mang đặc điểm sát thực tế chiến đấu.
Trong lễ duyệt binh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu ngắn gọn, kêu gọi binh sĩ Trung Quốc tin tưởng “có khả năng đánh bại mọi kẻ thù”.
Theo báo chí Hồng Kông, trong cuộc duyệt binh lần này, ông Tập Cận Bình đã thể hiện được quyền lực tuyệt đối trong việc nắm chắc quân đội, củng cố quyền lực trước khi diễn ra Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc duyệt binh có ý nghĩa chính trị lớn hơn ý nghĩa quân sự.
Biên đội 3 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 xuất hiện trong Lễ duyệt binh. Ảnh: Tân Hoa xã.

Thông điệp của ông Tập Cận Bình qua cuộc duyệt binh "khác thường"

HỒNG THỦY

(GDVN) - Điều đó có thể đặt các nước láng giềng có mâu thuẫn với Trung Quốc trước những thách thức mới từ sức ép quân sự to lớn của Bắc Kinh.
South China Morning Post, Hồng Kông ngày 30/7 có bài viết của nhà báo Choi Chi-yuk bình luận, cuộc duyệt binh khổng lồ của Trung Quốc hôm Chủ nhật mang thông điệp rõ ràng đến quân đội, dân chúng Trung Quốc và thế giới rằng:
Quân đội Trung Quốc dưới quyền chỉ huy của ông Tập Cận Bình đang nhanh chóng hiện đại hóa và cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu.
Trung Quốc không tổ chức duyệt binh tại Thiên An Môn, Bắc Kinh như thường lệ, mà tổ chức ở Chu Nhật Hòa, khu tự trị Nội Mông dịp kỷ niệm 90 năm thành lập quân đội.
Tuy nhiên không có các màn nghi lễ, thay vào đó cuộc duyệt binh được thực hiện dưới hình thức diễn tập, ông Tập Cận Bình mặc quân phục dã chiến, thay vì bộ đại cán màu rêu kiểu Mao Trạch Đông quen thuộc.
Ông Tập Cận Bình mặc quân phục dã chiến duyệt binh, ảnh: Sky News.
Ông Tập Cận Bình nói với quân đội Trung Quốc rằng: phải sẵn sàng nghe lệnh, có khả năng chiến đấu và chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến nào.
Cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng này cho thấy những gì ông Tập Cận Bình đã làm để cải thiện năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền.
Đồng thời nó cũng cho thấy tầm nhìn của ông về vai trò của quân đội Trung Quốc trong tương lai, khi ông cố gắng xây dựng nước mình thành cường quốc khu vực và toàn cầu.
Từ Quang Dụ, một thiếu tướng Trung Quốc nghỉ hưu nói rằng, cuộc duyệt binh hôm Chủ nhật là một trận chiến thực sự mà ông Tập Cận Bình có thể phải kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.
"Bạn không thể tạo ra một cuộc chiến tranh để kiểm tra khả năng của họ trên chiến trường.
Nhưng bạn cần phải xem các phi công đang lái máy bay của họ như thế nào, làm thế nào những người lính kiểm soát xe tăng của họ", ông Dụ nói.
Antony Wong Dong, nhà bình luận quân sự Ma Cao cho biết, vũ khí mà Trung Quốc trưng ra ở Chu Nhật Hòa đã cho thấy quân đội Trung Quốc có sức mạnh "ghê gớm". Theo ông:
"Sau năm năm cải cách to lớn và một chiến dịch chống tham nhũng đã làm giảm hàng chục, nếu không phải là hàng trăm các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, giờ đây ông Tập Cận Bình có thể báo cáo công chúng Trung Quốc thành quả tốt đẹp dưới sự lãnh đạo của ông ta.".
Trung Quốc duyệt binh tại Nội Mông, thay vì Bắc Kinh. Ảnh: SCMP.
Quân đội Trung Quốc bị cản trở bởi lãnh đạo chia rẽ và tham nhũng tràn lan khi ông Tập Cận Bình nắm quyền Chủ tịch Quân ủy Trung ương từ ông Hồ Cẩm Đào cuối năm 2012.
Ông Hồ Cẩm Đào đã bị 2 viên tướng Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu "qua mặt" và tách khỏi các vấn đề quân sự.
Năm 2010 Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nêu ra một câu hỏi với ông Hồ Cẩm Đào về việc Trung Quốc âm thầm phát triển máy bay chiến đấu J-20, ông Hồ Cẩm Đào dường như không ý thức được sự phát triển này.
Tập Cận Bình thì khác, ông không lãng phí thời gian để củng cố quyền lực của mình trong quân đội. 
Cả Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đều bị lật đổ dưới thời Tập Cận Bình vì tham nhũng. Ông tái cấu trúc quân đội, đặc biệt là bộ máy chỉ huy gọn nhẹ và ông chính là Tổng chỉ huy, Tổng tư lệnh.
Tập Cận Bình đã cắt giảm 300 ngàn quân mà ông không gặp phải lực cản nào đáng kể, đồng thời tăng ngân sách phát triển vũ khí.
Zeng Zhiping, một chuyên gia Học viên Công nghệ Nam Xương cho hay, ông Tập Cận Bình đã làm nhiều hơn những người tiền nhiệm trong việc phát triển sức mạnh quân sự.

Tôn Chính Tài "vụt tắt vì dớp Bạc Hy Lai" và luật bất quy tắc Đại hội 19

Cuộc duyệt binh hôm Chủ nhật rất khác so với những gì được thực hiện dưới thời hai người tiền nhiệm, ông Giang Trạch Dân và ông Hồ Cẩm Đào.
Hai vị này chỉ tiến hành 1 cuộc duyệt binh duy nhất trong thời gian cầm quyền tại Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân năm 1999 và ông Hồ Cẩm Đào năm 2009.
Cả hai mặc bộ đại cán màu rêu kiểu Mao Trạch Đông, duyệt binh trên chiếc Limousine sang trọng. Còn Tập Cận Bình thì khác, ông mặc rằn ri dã chiến và duyệt đội ngũ trên chiếc xe Jeep.
Đi đến khối đội hình nào, sĩ quan binh lính đều chào ông là Chủ tịch, thay vì "chào thủ tưởng" như trước.
Thủ trưởng thì có nhiều, Chủ tịch chỉ có một. Điều này cho thấy Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quân sự tối cao duy nhất hiện nay.
Những gì Tập Cận Bình kiểm tra khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc cũng giống như Đặng Tiểu Bình làm năm 1981 khi ông ta cố gắng cải thiện khả năng tác chiến cho quân đội cồng kềnh sau Cách mạng Văn hóa. [1]
Đa Chiều ngày 30/7 tường thuật lời ông Tập Cận Bình trong buổi duyệt binh này:
"Quân đội anh hùng của chúng ta có đủ tự tin, có đủ năng lực đánh bại bất kỳ kẻ địch nào đến xâm phạm.
Quân đội anh hùng của chúng ta có đủ tự tin, có đủ năng lực bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia.".
Tờ báo của người Hán tại hải ngoại này nhận định: 
"Hiện tại môi trường an ninh xung quanh Trung Quốc không mấy lạc quan.
Ngoài quan hệ Trung - Nga tương đối tốt và không có mối lo nào từ phía Bắc, còn lại các phương nguy cơ đầy rẫy.
Phía Đông là bán đảo Triều Tiên với ông Kim Jong-un bất chấp tất cả phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, cho đến Hàn Quốc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục "cò cưa" ở Hoa Đông, với tranh chấp chủ quyền Senkaku / Điếu Ngư.
Ở Đài Loan tiến sĩ Thái Anh Văn đang cầm quyền, hai bờ eo biển đều có tính toán riêng.

Ông Tập Cận Bình sẽ học cách Tổng thống Putin duy trì quyền lực?

Phương Nam thì sóng gió không ngừng trên Biển Đông khi Việt Nam không cam chịu, Hoa Kỳ không rút lui, tương lai sẽ còn nhiều thứ khó có thể liệu trước.
Phía Tây hiện nay biên giới Trung - Ấn có thể bùng phát thành xung đột, chiến tranh bất cứ lúc nào...
Thế nên phát biểu của ông Tập Cận Bình khi duyệt binh còn mang ẩn ý khác, khi ông nói rằng dời núi thì dễ, lay động quân đội Trung Quốc thì khó.". [2]
Cá nhân người viết cho rằng, cuộc duyệt binh năm nay không chỉ là để thị uy trước dân chúng trong nước hay các đối thủ tiềm tàng, mà còn thể hiện quyền lực tuyệt đối của ông Tập Cận Bình.
Về mặt đối nội, Trung Quốc sắp tổ chức Đại hội 19 khi một Ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm - Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài vừa bị bắt, một Ủy viên Bộ chính trị khác - Bí thư Quảng Đông Hồ Xuân Hoa lập tức lên tiếng tuyên bố ủng hộ "quyết định này của Trung ương".
Những tiếng nói nào đi ngược với quan điểm của ông Tập Cận Bình trong nội bộ sẽ khó có cơ hội được thể hiện khi chứng kiến màn duyệt binh thể hiện sức mạnh tuyệt đối này.
Về mặt đối ngoại, những quốc gia được Trung Quốc xem là "đối thủ tiềm tàng" hay có tranh chấp (có thể bao gồm tranh chấp do chính Trung Quốc tạo ra) cũng là đối tượng mà ông Tập Cận Bình nhắm tới qua cuộc duyệt binh này.
Như vậy, con đường phấn đấu trở thành siêu cường khu vực hoặc toàn cầu mà nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi, không chỉ bao gồm nguồn vốn giá rẻ và công nghệ thải loại cho các nước đang phát triển - mục tiêu của Một vành đai, một con đường.
Mà con đường ấy còn được bảo vệ bởi lực lượng quân sự hùng hậu và "sẵn sàng chiến đấu" nếu nói theo ngôn ngữ nhà binh.
Mới đây thôi, Trung Quốc đã khánh thành một căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại, tại Djibouti thuộc vùng Sừng châu Phi.
Những động thái mở rộng địa bàn cho quân đội nước này có lẽ sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Điều đó có thể đặt các nước láng giềng có mâu thuẫn với Trung Quốc trước những thách thức mới từ sức ép quân sự to lớn của Bắc Kinh.
Nhưng đồng thời, Trung Quốc cũng mang đến bài học quý cho nhiều nước.
Đặc biệt là việc ông Tập Cận Bình không nương tay với nạn tham nhũng và lợi ích nhóm từng thao túng quân đội nước này, một vấn đề quốc gia nào cũng có thể gặp phải và không dễ gì giải quyết.
Tài liệu tham khảo:

Hồng Thủy

Tin liên quan

Nợ và Biển Đông

“Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế áp nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng bít được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này”.


Vỡ đập!

Đúng như dự đoán mà giới quan sát quốc tế và các chuyên gia kinh tế trong nước đã từng cảnh báo. Việt Nam đang thật sự bắt đầu bước vào những bước đi chông gai nhất của đoạn đường mà đích đến là sự bế tắc. Áp lực trả nợ giai đoạn 2017-2022 mới chỉ đi được qua khoản nợ “khiêm tốn” nhất là 7,5 tỷ USD năm 2017 sau một năm loay hoay tìm cách bán trái phiếu chính phủ không thành, buộc phải bán đi một loạt tài sản và “xử lý” ngân hàng - cỗ máy đẻ ra tiền để trả. Năm 2018 sắp đến kèm theo khoản nợ công đến hạn hơn 12 tỷ USD tiếp tục rơi vào túng quẫn sau động thái “người anh em tốt” là Trung Quốc thẳng tay gạch bỏ kế hoạch khai thác dầu ở Biển Đông mà chính quyền Việt Nam vội vã thực hiện với kỳ vọng đổi lại một nguồn ngoại tệ đáng kể.

Áp lực nợ công năm 2018 nặng nề hơn không phải chỉ do con số nợ phải trả lớn hơn năm 2017 mà tử huyệt chính là không có giải pháp nào hữu hiệu. Phương thức quan hệ đu dây về chính trị và tình trạng không đáp ứng được các tiêu chí về nhân quyền khiến các cam kết thương mại lẫn các khoản hỗ trợ từ các nước lớn như Nhật, Mỹ, EU.. ngày càng trôi xa ra ngoài tầm tay. Chính sách phát triển kinh tế chưa thể hiện được yếu tố thuyết phục, không đảm bảo yếu tố bền vững trong khi cấu trúc kinh tế ngành bị phá vỡ nghiêm trong sau thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa cho phép chính phủ mới tìm được một kế hoạch bài bản đã khiến nguồn vốn đầu tư nước ngoài lẫn ngoại hối sụt giảm mạnh. Tất cả đang đẩy Chính phủ đương nhiệm vào tình thế lọt giữa “thập diện mai phục” là một sự thật không hề dễ chịu.

Một số ý kiến cho rằng: Trong tình thế áp nực nợ công và viễn cảnh kinh tế Việt Nam, chính quyền khó lòng giữ và bưng bít được tình trạng vỡ nợ trong tương lai gần. Kéo theo hiệu ứng dẫn tới bất ổn về chính trị, xã hội trước đòi hỏi mang tính bắt buộc từ người dân. Một số ý kiến khác thì quan tâm và đặt vấn đề tranh chấp Biển Đông là yếu tố nguy hiểm nhất cho thể chế chính trị Việt Nam. Nhưng tựu trung, đến thời điểm hiện tại thì chỉ cần một trong hai đã cho thấy cơ hội vượt qua là gần như không thể ngoại trừ một cuộc thay đổi mang tính xương máu thật sự cho cả hai vấn đề trọng yếu này.

Áp lực trả nợ liên quan nguy cơ vỡ nợ công, về phía chính quyền vẫn còn một vài giải pháp có thể chấp nhận. Trong đó giải pháp khả thi nhất là thay đổi chính sách về đất đai. Đa dạng hóa quyền sở hữu về đất đai, từ bỏ một phần quyền “nhà nước sở hữu toàn diện” để công nhận người dân có một phần quyền sở hữu thật sự sẽ thu về một khoản tiền ít nhất là đủ cho khoản nợ 2018 và 2019. Cho phép Chính phủ có thời gian tối thiểu 2 năm để vãn hồi kinh tế ngành với một quyết sách hữu hiệu.

Đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Việc Trung Quốc thẳng thừng đe dọa dùng vũ lực nếu tiếp tục kế hoạch khai thác dầu của liên doanh Tây Ban Nha vừa qua không còn là thông điệp vì lợi ích kinh tế mà nó chỉ rõ việc giải quyết tranh chấp Biển Đông phải do các nước lớn chứ không nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam. Nói rõ hơn là Việt Nam phải chấm dứt phương thức quan hệ đu dây, lựa chọn rất khoát đáp án nghiêng về bên nào giữa Mỹ và Trung Quốc.  

Ý đồ “đa phương hóa” khi có tính tới yếu tố Nga, Ấn, Nhật.. thật sự không đủ cơ sở hữu hiệu trong bối cảnh Nga đang phải loay hoay đi nốt kịch bản chiến trường Sirya để giữ vững thế chiến lược trong khu vực Trung Đông, Mỹ la tinh.. và một phần nhằm ổn định việc mục tiêu khẳng định chủ quyền ở một phần Ucraina.

Về phía Ấn Độ, những căng thẳng gia tăng ngày càng gay gắt với Trung Quốc cả trên bộ lẫn trên biển không thua kém gì Biển Đông về khả năng xung đột vũ lực cho thấy Việt-Ấn có chung lợi ích và mối quan tâm đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, chính Ấn Độ cũng sẽ phải tính toán và ưu tiên cho một liên minh từ đối tác mạnh hơn chứ không phải là Việt Nam. Còn lại Nhật Bản thì tương tự như Ấn Độ nhưng quyết định cuối cùng lại phụ thuộc thông điệp từ quan hệ Việt-Mỹ. Không có lựa chọn thứ ba nào khác để dựa vào đó nhằm cân bằng hay tháo gỡ Biển Đông một cách có lợi như mong muốn của chính quyền Hà Nội từ trước tới nay. Triết lý “hòa bình trước nòng súng” là lối thoát duy nhất. Mượn sức mạnh Mỹ để giữ lại chủ quyền hoặc khuất phục trước sức mạnh  Trung Quốc để lệ thuộc.

Thiên Điểu

(VNTB

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Không có dân tộc Kinh?

Người Việt phải khai là 'Dân tộc Việt' trong cộng đồng 'Người Việt Nam' gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất. Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả.

Hình minh họa
​Nhiều người lớn đang vò đầu bứt tai than vãn: “Xã hội bây giờ nhiễu nhương quá, chẳng còn tôn ti trật tự”. Ai cũng biết vậy. Cái gì cũng có căn nguyên, nhân nào thì quả đó. Xã hội nền nếp vì mọi thứ đều có quy chuẩn rõ ràng, ngô khoai minh bạch. Việt Nam lắm chuyện khác người, từ những việc rất nhỏ.

Làm sao có thể dạy trẻ con lịch sự, biết kính trọng tổ tiên, ông bà khi tên đường đặt rất tùy tiện. Từ những cách gọi lai căng như Bà Triệu (Triệu Thị Trinh), Trần Hưng Đạo (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn)… đến những cách gọi thiếu tôn trọng như Thoại Ngọc Hầu (Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại), Lãnh Binh Thăng (Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng), Đề Thám (Đề Lĩnh Hoàng Hoa Thám)… Tệ nhất là cách gọi theo hỗn danh như Ký Con (Đoàn Trần Nghiệp, làm thư ký, nhỏ con), Đồng Đen (Nguyễn Văn Kịp)… Nếu những cách gọi này được phổ cập thì tiếng Việt sẽ thế nào?

Bi hài nhất là chuyện khai lý lịch. Thời bao cấp, có năm khai vài chục bản, không biết để làm gì. Trẻ vào nhà trẻ, mẫu giáo cũng khai lý lịch với phần trước 1975 làm gì trong khi ba mẹ các cháu cũng chưa sinh ra. Mà toàn chữ nghĩa mông lung. Khổ nhất là phần tự khai “Ưu khuyết điểm”. Chẳng biết phải tự đánh giá về mình thế nào cho đúng mà không nguy hại đến công việc đang làm. “Trình độ văn hóa” làm sao đo đếm, xác định? Thiên hạ chỉ nói trình độ học vấn thôi. Chuyện tiếu lâm kể là khi hỏi cung về “Nơi sinh”, có người dân tộc thiểu số đã thật thà trả lời: “Ai chẳng sinh ra từ chỗ đó mà còn hỏi?”. Rồi “quan hệ gia đình”, “quan hệ xã hội”. Từ quan hệ này có giống như “quan hệ bất chính” hay không?

Phần khai thành phần dân tộc càng khó hiểu. Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả. Chỉ có “người Kinh” trong khẩu ngữ. Khái niệm này có nguồn gốc từ thời nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Ánh, sau nhiều năm bôn tẩu gian khổ, đã đánh bại Tây Sơn và lên ngôi vào năm 1802, lấy hiệu là Gia Long. Bài học xương máu Gia Long rút ra là mầm mống các cuộc nổi loạn luôn xuất phát từ đám nhà giàu, lợi dụng, xúi giục và tụ tập những người nghèo bất mãn để phản kháng theo ý đồ của mình. Những cuộc bạo loạn này sẽ nhanh chóng thành khởi nghĩa nếu được chính quyền địa phương hà hơi, tiếp sức. Phải dập tắt những bạo loạn từ trong trứng nước và nắm quyền kiểm soát chặt chẽ.

Sau khi lên ngôi, Gia Long đã cho tuyển chọn và bổ nhiệm người thân thích, họ hàng tỏa đi khắp nới nắm giữ các chức vụ từ làng xã cho đến huyện, phủ… Hết bà con thì lấy người đồng hương Phú Xuân, kinh đô nhà Nguyễn, đất tổ của Nguyễn Hoàng, Nguyễn Kim. Người Kinh có nghĩa là người Kinh đô. Dần dà, khái niệm “người Kinh” được mở rộng thành người miền xuôi, bao gồm cà người Hoa, người Chăm… Ngược lại là “người Thượng” nghĩa là người miền núi, người vùng cao. Nếu mình khai là dân tộc Kinh, chẳng lẽ các dân tộc thiểu số vùng cao sẽ khai chung là dân tộc “Thượng”? Khi đó người Việt chỉ có 2 dân tộc là “Kinh” và “Thượng”, chứ không phải 54 dân tộc như hiện nay.

Người Việt phải khai là “Dân tộc Việt” trong cộng đồng “Người Việt Nam” gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất. Hiện nay, chỉ có duy nhất sách “Non nước Việt Nam”, tài liệu tham khảo nghiệp vụ du lịch do Tổng cục Du lịch xuất bản ghi rõ mục thành phần dân tộc cả nước và các địa phương là “Việt” có chữ Kinh trong ngoặc đơn (Kinh) kế bên để chú thích thêm; bên cạnh các dân tộc khác như Thái, Hoa, Chăm, H’ Mông, Tày, Nùng, Ê Đê… Có người bảo “Chuyện nhỏ, gọi dân tộc gì cũng được, miễn là đất nước giàu mạnh. Xã hội còn bao nhiêu chuyện lớn ngổn ngang”. Đúng là đất nước còn bao chuyện bức bách nhưng tôi không coi chuyện gọi sai tên dân tộc là chuyện nhỏ, không cần sửa. Chuyện nhỏ mà có tác hại lớn về nhận thức và cả hành động. Chuyện nhỏ không làm được sao có thể làm chuyện lớn?

Mong sao việc này được sửa sớm. Tôi chỉ muốn mình là dân tộc Việt chứ không thích làm dân tộc Kinh.

Nguyễn Văn Mỹ

(Một Thế Giới)

Nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân lại "đòi" lao động nước ngoài

29-07-2017 - 11:00 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư

Nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân lại "đòi" lao động nước ngoài

UBND tỉnh Bình Thuận ngày 28-7 đã có văn bản đồng ý cho Công ty TNHH Vận hành - Kinh doanh Vĩnh Tân Điện lực Trung Quốc được tuyển 196 lao động nước ngoài để làm việc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

Theo danh sách đã duyệt, số lao động này sẽ làm việc trong nhiều bộ phận như hành chính, kinh doanh, tài chính, kỹ thuật, nguyên liệu, phát điện... từ tháng 7-2017 đến tháng 5-2021.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1
UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát tình hình tuyển dụng lao động nước ngoài của Công ty TNHH Vận hành - Kinh doanh Vĩnh Tân Điện lực Trung Quốc, bảo đảm người được tuyển dụng phải hội đủ các tiêu chí đặt ra trong hồ sơ thông báo.
Cùng ngày, tỉnh Bình Thuận cũng chấp thuận cho Công ty Chimneys and Refractories International S.R.L tuyển 16 lao động nước ngoài làm việc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân. Theo đơn vị tuyển dụng, mặc dù tiêu chuẩn của 16 lao động này chỉ là kỹ sư kỹ thuật cao nhưng không tìm được lao động Việt Nam nên phải tuyển người nước ngoài.
Hiện nay, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân có hơn 1.000 lao động nước ngoài, phần lớn đến từ Trung Quốc.
Theo L.Trường
Người lao động