Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

TRUNG QUỐC KHỞI CHIẾM VỊ XUYÊN-HÀ GIANG TỪ NĂM NÀO ? ( Nhân chứng 3)

47 đặc công của Sư 305 bị pháo kích hy sinh trước cửa Hang Dơi 1984-do pháo ta hay pháo Trung Quốc ?

bài liên quan:

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi_26.ht...

trung quốc khởi chiếm vị xuyên-hà giang ... - Phạm Viết Đào


https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../trung-quoc-khoi-chien-tai-mat-tran-vi.html
Ngọn núi đá có Hang Dơi ở chân: 1 cái am nhỏ và 1 cái miếu mới xây để thờ các liệt sĩ; Canh đó là hầm chỉ huy của bộ phận chỉ huy tiền phương Mặt trận Vị Xuyên

Nhiều lần lên cửa khẩu Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang tôi được nghe chuyện 47 bộ đội đặc công hy sinh ngay trước của hang vào quãng tháng 5/1984...nghi bị lựu pháo của ta bắn nhầm...
Hang Dơi nằm bên cạnh suối Thanh Thủy, kế liền hang Làng Lò; Hang Dơi là điểm được đánh dấu trên bản đồ cách Cao điểm 233 và 685 quảng 1000 m theo đường thẳng...
Tôi đã hỏi chuyện CCB 313 Nguyễn Văn Thanh, người có mặt trong Hang Dơi, nơi bộ đội ta đồn trú...Anh không dám khẳng định bị pháo ta bắn, anh chỉ nghi là bị cối Trung Quốc bắn...
Nếu nhìn vào bản đồ thì cối khó lòng bắn cầu vồng xuống được cửa Hang Dơi vì quân Trung Quốc ở cách đó quãng 1000m. Ngọn núi có Hang Dơi dốc đứng về phía ta như một bức tường; Muốn câu cối thì phải đặt súng ngay trên đỉnh may ra mới câu được...
Vài lần vào thăm Đơn vị làm kinh tế 313 đóng đối diện Hang Dơi phía bên này; anh em lính trẻ cho biết: Linh hồn các liệt sĩ đặc công hy sinh trong trận đó thiêng lắm...Nhiều sáng tinh mơ, anh em bên này dậy sớm có nghe tiếng hô tập hợp đội ngũ, hô xung phong rất rõ bên kia suối Thanh Thủy...Thỉnh thoảng các liệt sĩ vẫn sang bên doanh trại bên này đùa nghịch. Ví đụ bộ đội đang ngồi uống nước một mình và cảm tưởng như có ai đó ngồi đối diện với mình, đụng vào chén ấm như nhắc phải rót nước mời liệt sĩ...Ai đi phép hoặc đi phép lên đều nhớ sang bên Hang Dơi thắp hương sẽ đi về suôn sẻ...
Trước đây Đơn vị kinh tế 313 có làm một cái chòi nhỏ để bộ đội thỉnh thoảng sáng thắp hương. Tôi đề nghị nên xây cái miếu thờ, tôi có cung tiến ít tiền và hiện đã được xây một cái miếu thờ trước cửa Hang Dơi để tưởng vọng 47 chiến sĩ đặc công hy sinh không rõ do pháo Trung Quốc hay pháo ta...


Kết quả hình ảnh cho hang dơi vị xuyên hà giang
Cửa vào Hang Dơi

Sau đây là đoạn blog Phạm Viết Đào trò chuyện với CCB 313 Nguyễn Văn Thanh quê Thanh Hóa hiện đang sống tại TP Hà Giang
-Năm đó là năm bao nhiêu ? ( Sự kiện 47 đặc công Sư 305 hy sinh
-Năm 1984
-Đơn vị thuộc sư đoàn nào ?
-Thuộc Sư đoàn đặc công 305. Đang hóa trang chuẩn bị đi đánh thì bị…
-Bị 1 quả hay sao ?
-Bị 1 quả cối cầu vồng
-Hồi đó các anh đóng quân ở đâu ?
-Ở chỗ kia kìa...Đơn vị đòng ở đấy nhưng dồn vào ở trong Hang Dơi; Hang này có thể ở được hàng tiểu đoàn
-Hồi đó anh có ở trong hang Dơi không ?
-Có tôi có ở trong Hang Dơi
-Thời điểm các chiến sĩ đặc công hy sinh trước của hang anh có ở trong hang không ?
-Sau khi an hem hy sinh thì anh em chúng tôi ra. Lúc đó chúng tôi là bộ binh. Anh chứng kiến 47 đặc công hy sinh trong trận đó.
- Thi thể của họ sau đưa về đâu ?
-Anh em được đưa sang phía cầu Khỉ rồi chuyển sang tuyến sau…
-Theo anh thì pháo Trung Quốc đặt ở đâu ?
-Pháo của nó lúc đó đặt ở khu vực đây này…
-Tôi nghe nói do lựu pháo của mình bắn nhầm ?
-Cái đó thì cũng không rõ…
-Hồi đó ở đây bộ đội ta hy sinh nhiều không anh ?
-Ôi giời, khu vực này ngày xưa là “ cối xay thịt”…Giữa ta và Trung Quốc không biết thế nào mà nói…
-Anh ở đây từ năm nào đến năm nào ?
-Từ 1979 bọn tôi lên đây; Năm 1984 tôi còn ở trên này…
-Anh tên là gì ?
-Tôi tên là Nguyễn Văn Thanh
-Anh ở sư đoàn nào ?
-Tôi ở Sư đoàn 313
-Anh đã tham gia những trận đánh ác liệt nào ở đây ?
-Chúng tôi đóng quân ở đây còn lên đánh ở cao điểm 1688

-Hồi ta thắng hay ta thua ?



-Trận đánh ác liệt mà tôi chứng kiến là trận đánh lấy lại cao điểm 1688…
-Tức là điểm cao 1688 m ?
-So với mặt nước biển…
-Nó cao hơn cả 1509 à ?
-Cao hơn…Nó nằm trên đất mình thuộc khu vực đường biên. Cao điểm này nằm ở khu vực Lao Chải; mình và Trung Quốc tranh chấp nhau…
-1509  cũng nằm ở khu vực đường biên giữa ta với Trung Quốc?
-1509 thì Trung Quốc nói đỉnh là của nó…từ bình độ 1400 trở lên. Của ta dưới 1400 m…
-Anh đánh thế mà không bị thương gì cả ?
-Nó là cái số, đạn tránh mình chứ mình không tránh đạn…có lúc đạn pháo nổ bên cạnh nhưng không chết…
-Trận đánh cao điểm 1688 đơn vị của anh hy sinh nhiều không ?
-Nhiều lắm anh ạ. Đơn vị đánh 1688 là Tiểu đoàn 8 ( F 313) khoảng 2/3 đơn vị đã bị hy sinh…
-Một tiểu đoàn bao nhiêu quân…400 bộ đội à ?
-Một tiểu đoàn đủ là 600 bộ đội…
-Trận đó đánh vào tháng mấy ?
-Đánh vào tháng 5/1981
-Năm 1981 đã đánh nhau ác liệt thế ?
-Năm 1981 đánh nhau ác liệt trong khu vực Lao Chải…
-Thế năm 1979, Trung Quốc vào tới tận đâu ?
-Năm 1979 tôi không chứng kiến khu vực này, hình như nó vào tận khu đây ( khu vực cửa khẩu Thanh Thủy). Cầu này mình sợ nó sang nên cho đánh sập…
-Trận đó mình huy động bao nhiêu quân ?
-Sau một số trận đánh 1800 A-B thấy không giải quyết được gì nên không đánh nữa nên chuyển sang sử dùng Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 14 đánh 1688. Chuyển sanh đánh tập kích, bắn tỉa…
-Anh tham gia trận nào ác liệt nhất ?
-Đó là trận tôi tham gia và ác liệt nhất…
-Trận đánh 1509 anh không tham gia ?
-Tôi không thuộc trung đoàn ấy ( Trung đoàn 122 )…Thời điểm đó Trung đoàn 122 đảm nhận giữ khu vức 1509..




-Anh là người chứng kiến vụ 47 chiến sĩ đặc công trước cửa Hang Dơi; Lúc đó pháo bắn vào buổi chiều hay buổi sáng ?
-Bắn vào buổi chiều. Đặc công hóa trang chuẩn bị đi đánh chốt, đánh quấy phá, gây cho địch hoang mang. Ta xác định nếu ta đánh chiếm thì cũng không thể giữ được. Ta dùng đặc công để đánh.Lúc đó toàn quân của sư 305 của Bộ lên đánh. Năm 1984 đơn vị sư 313 của chúng tôi phối thuộc với một số trung đoàn của Bộ lên. Năm 1984 là năm đánh mạnh nhất ở khu vực này…Chúng tôi đang ở Thanh Hóa làm kinh tế, năm 1979 cả đơn vị kéo lên đây thành lập Sư đoàn 313.
-Anh giải ngũ năm nào?
-Tôi giải ngũ năm 1985; Tôi chuyển ngành…
-Năm 1985 anh bị thương hay sao mà được chuyển ngành?
-Năm 1985 tôi thuộc diện nghỉ chế độ.

Đạo diễn phim Kong lần đầu nói về chân tướng vụ ẩu đả trong quán bar

Cách đây vài tiếng, đạo diễn phim Kong: Đảo đầu lâu – Jordan Vogt-Roberts lần đầu chính thức lên tiếng, cho biết chân tướng của vụ ẩu đả trong quán bar tại Việt Nam vào 9/9. Theo vị đạo diễn 33 tuổi này, anh và hơn 9 người nước ngoài khác đã bị một nhóm côn đồ vô duyên cớ tấn công. Dù bị thương khá nặng, song không vì thế mà anh oán trách hay thôi yêu quý Việt Nam. Vogt-Roberts cho biết sẽ tiếp tục làm Đại sứ du lịch Việt Nam.


Sau đây là một vài đoạn trích trong “tâm thư” khá dài của vị đạo diễn trẻ tuổi này trên Facebook:

Vào sáng sớm ngày 9 tháng 9 năm 2017, tôi và một số người bạn đi cùng đã không may bị liên lụy trong một vụ tấn công vô cớ bởi một nhóm người. Cảnh sát địa phương đã tuyên bố rằng đó không phải là một vụ ẩu đả trong quán bar, đó là một vụ tấn công mà tôi không hề tạo ra. Nghiêm trọng hơn nữa, những kẻ đó tiếp tục tấn công khiến gần 10 người nước ngoài khác không liên quan đến tôi phải nhập viện.

Tôi bị thương nặng và viết những dòng này khi đã về Hoa Kỳ sau khi trải qua 10 ngày điều trị trong một bệnh viện Việt Nam. Tôi quyết định không nói gì cho tới bây giờ bởi vì tôi tập trung vào việc chữa trị và để cho các cơ quan hữu quan Việt Nam điều tra thích đáng mà không bị can thiệp.

Bây giờ tôi thấy cần phải nói vài điều. Một vụ việc như vậy không hề là sự thể hiện về Việt Nam và chưa, sẽ không, cũng như không thể thay đổi quan điểm tích cực tràn đầy của tôi về đất nước này. Các mục tiêu cá nhân của tôi với tư cách là Đại sứ Du lịch vẫn không thay đổi và tôi sẽ tiếp tục mang các cơ hội đến với đất nước này thông qua điện ảnh và các hoạt động khác.

Vụ việc đạo diễn Jordan Vogt-Roberts – Đại sứ du lịch Việt Nam bị đánh khiến nhiều người Việt Nam bức xúc.
Những hành động ngu xuẩn của băng nhóm đó có nguy cơ làm tổn hại nỗ lực của hàng triệu người Việt Nam và người nước ngoài đang hàng ngày xây đắp sự nghiệp kinh doanh của họ cùng thương hiệu cho đất nước này. Những kẻ tạo ra vụ tấn công đó là những tên côn đồ, không đại diện cho đất nước luôn tuyệt vời này hay đại diện cho tâm lý của người dân.

Việt Nam là một nơi tôi luôn cảm thấy an toàn và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các cơ quan hữu quan tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa băng nhóm đó ra công lý, gửi một thông điệp rằng những hành động như vậy sẽ có hậu quả và những kẻ đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi không đủ lời để cảm ơn họ về những nỗ lực của họ từ trước tới nay.

Cuối cùng, tôi chỉ muốn nói rằng trong suốt quá trình vụ việc này, một vài người đã đưa ra những lời nhận xét mà tôi coi là mang tư tưởng chủ bại hoặc vô cảm khi nói đại ý rằng “vụ này sẽ chẳng thay đổi được gì” hay “đó chỉ là Việt Nam thôi”.

Điều quan trọng là hãy để những sự kiện như thế này cho thấy chúng ta là ai. Và ngoài một số ít người, tôi đã thấy rất nhiều người đồng thanh lên tiếng mạnh mẽ rằng đó không phải là Việt Nam. Tôi hy vọng rằng rốt cuộc nó có thể phản ánh một thắng lợi cho con người và chính quyền Việt Nam, thể hiện bằng hành động rằng: Cách hành xử như vậy sẽ không có chỗ đứng trong hiện tại và tương lai.

Linh Đan

(Người Quản Lý)

Tháng 4 năm 1984 CHND Trung Hoa lại gây chiến với Việt Nam ở Vị Xuyên

17.2.2017  /  Không có bình luận

Chia sẻ     In       Email
Nguyễn Đình Ty
17-2-2017
Ngày 19/12/2012, Đại tá Trần Đăng Thanh PGS TS NGUT của Học viện Chính trị Bộ Quốc Phòng giảng về tình hình Biển Đông cho các Bí thư Đảng ủy và Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, có nói “Từ thế kỷ 13, vị Vua anh minh Trần Nhân Tông đã ra Tuyên Cáo rằng cái họa lâu đời của chúng ta là họa Tầu Hán. Các ngươi phải nhớ lời ta dặn, một tấc đất của Tiền nhân để lại cũng không được để mất vào tay kẻ khác…”. Xin giới thiệu bài tóm tắt về cuộc chiến anh dũng của quân đội ta chống quân xâm lược Trung Quốc, để giữ đất, bảo toàn lãnh thổ phía bắc Tổ Quốc ở Vị Xuyên – Hà Giang, kéo dài suốt 5 năm, từ 2/4/1984 đến tháng 4-1989:
5 năm sau khi kết thúc cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung (vào 16/3/1979), ngày 2/4/1984 CHNDTH lại gây ra cuộc chiến với Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Tuyên và kéo dài đến 5 năm mới thực sự chấm dứt (từ 2/4/1984 đến tháng 4/1989).
Lần này Đặng Tiểu Bình tự đặt tên cho cuộc chiến là “Phản công tự vệ”, nhằm đánh chiếm 1 phần lãnh thổ của Việt Nam rộng khoảng 50 Km2, đang thuộc quyền Việt Nam quản lý, nằm trong huyện Vị Xuyên, thuộc Hà Giang của tỉnh Hà Tuyên. Ông ta lập luận phần đất này xưa kia là của Trung Quốc, nay họ đánh chiếm lại.
Căn cứ bản đồ tỉ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (thời thuộc Pháp) xuất bản vào những thập niên 30, 40 và 50 của thế kỷ 20 và bản đồ tỉ lệ 1/50.000 của Mỹ đã xuất bản thì phần đất đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, nằm bên trong đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô . Bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản được lập theo công trình phân giới và cắm mốc tại vùng biên giới khu vực tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, liên quan đến địa bàn Vị Xuyên thuộc Hà Giang của Việt Nam, thực hiện theo biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3, ký kết ngày 13/6/1897.
Địa bàn cuộc chiến và lực lượng mỗi bên:
Địa bàn chiến sự nằm trong phần đất được gạch chéo trên bản đồ, giới hạn bởi đường biên giới, Suối Thanh Thủy và Sông Lô, trong đó 2 điểm cao (đánh dấu ngôi sao) đã xảy ra những trận giao tranh rất khốc liệt là điểm cao 1509 phía Việt Nam gọi là Núi Đất, phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và điểm cao 1250 phía Việt Nam gọi là Núi Bạc, phía Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn. Địa bàn cuộc chiến này có chiều dài khoảng 20 Km chạy theo đường biên giới, vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,5 Km, tương ứng với chiều dài Suối Thanh Thủy và đường biên giới. Khoảng cách giữa đường biên giới và Suối Thanh Thủykhoảng 2,5 Km.
Lực lượng mỗi bên:
– Trung Quốc: Theo tài liệu của Trung Quốc công bố, từ 1984 đến 1989, họ đã huy động vào cuộc chiến này 17 sư đoàn bộ binh, 5 sư đoàn và lữ đoàn pháo binh thuộc các đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Kiến, Tế Nam, Lan Châu, Thành Đô. Tổng số quân Trung Quốc thay nhau tham chiến khoảng nửa triệu người, trong đó nhiều đơn vị đã được huấn luyện chuyên nghiệp, không còn là những nông dân chân đất cầm súng như hồi họ gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.
 Việt Nam: đã huy động nhiều đơn vị chủ lực thay nhau tham chiến. Các đơn vị tham chiến thuộc quân khu 1 là trung đoàn 2 của sư đoàn 3, trung đoàn 567 của sư đoàn 322. Các đơn vị thuộc quân khu 2 là các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu 2, trung đoàn 247 của tỉnh đội Hà Tuyên, trung đoàn 754 của tỉnh đội Sơn La. Đặc khu Quảng Ninh có trung đoàn 568 thuộc sư đoàn 328 tham chiến. Các đơn vị chủ lực thuộc Bộ tham chiến có sư đoàn 31, sư đoàn 312, sư đoàn 325. Ngoài ra còn nhiều đơn vị cấp đại đội, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến hoặc hỗ trợ chiến đấu.
Diễn biến cuộc chiến:
(theo ghi chép của Trường Sơn, phóng viên chiến trường, đã đăng trên Infonet)
Ngày 26/3/1984: Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà-Tuyên (khi đó Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên nhưng chỉ Hà Giang có chung đường biên giới với Trung Quốc) Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh lên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên – Yên Minh (Vị Xuyên và Yên Minh là 2 huyện của Hà Giang, nằm sát nhau và cùng sát biên giới).
Từ 2/4/1984 đến 27/4/1984: Riêng Hà Giang, kể cả thị xã Hà Giang nằm cách biên giới 18 Km bị quân Trung Quốc bắn phá với khoảng 11.000 viên đạn.
5 giờ sáng 28/4/1984: Riêng trên hướng Vị Xuyên, pháo binh Trung Quốc bắn khoảng 10.000 viên đạn chi viện cho bộ binh tấn công các trận địa phòng ngự của Việt Nam ở phía tây Sông Lô. Trung Quốc đã đưa vào trận chiến số quân đông gấp 6 lần so với Việt Nam. Cuối ngày 30/4/1984 quân Trung Quốc chiếm được điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn), điểm cao 772, điểm cao 685 tại bình độ 300-400 và 2 điểm cao 226, 233.
Trung đoàn 122 thuộc sư đoàn 313 của Việt Nam bị tổn thất nặng, rút xuống phía dưới tiếp tục phòng ngự.
Ngày 30/4/1984: Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm được điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do tiểu đoàn 3 thuộc huyện đội Yên Minh bảo vệ.
Ngày15/5/1984: Trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục tấn công vào phía đông Sông Lô, chiếm được khu vực Pa Hán và điểm cao 1030 (Đông Sơn) do trung đoàn 266 thuộc sư đoàn 313 bảo vệ. Cũng trong đợt này, từ 28/4/1984 đến 15/5/1984 quân Trung Quốc đã chiếm được nhiều vị trí trong lãnh thổ Việt Nam rồi tổ chức phòng ngự giữ đất, tại các điểm cao 1509 (Núi Đất), 772, 685, 233, 1030 và 1250 (Núi Bạc).
Vẫn trên hướng Vị Xuyên, quân Trung Quốc bố trí 1 sư đoàn trên tuyến 1 và 2 sư đoàn ở phía sau. Trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc bố trí 1 trung đoàn ở phía trước và 2 trung đoàn ở phía sau.
Ngày 20/5/1984: Bộ tư lệnh Quân khu 2 của Việt Nam quyết định củng cố các đơn vị và các trận địa, ngăn chặn quân địch và từng bước tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao đã mất.
Ngày 11/6/1984: Quân đội Việt Nam đã tổ chức đánh chiếm lại các điểm cao 233 và 685 nhưng không thành công.
Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiêu diệt một số vị trí đã bị quân Trung Quốc chiếm đóng, khôi phục các điểm cao đã bị mất ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định tăng cường 3 trung đoàn bộ binh thuộc các đơn vị mới, có sự chi viện của đặc công và pháo binh, tham chiến trong chiến dịch mang tên là MB 84. Ở phía đông Sông Lô, trung đoàn 876 thuộc sư đoàn 356 đánh chiếm điểm cao 772, trung đoàn 174 thuộc sư đoàn 316 đánh địch ở bình độ 300-400. Ở phía tây Sông Lô, trung đoàn 141 thuộc sư đoàn 312 đánh chiếm điểm cao 1030 (Đông Sơn).
Rạng sáng 12/7/1984: Quân Việt Nam đồng loạt nổ súng tấn công trên cả 3 hướng. Chiến dịch MB 84 đã diễn ra rất khốc liệt nhưng vẫn không thành công. Cả 3 trung đoàn bị tổn thất nặng. Nhiều sĩ quan và chiến sĩ hy sinh, trong đó có cả sĩ quan chỉ huy cấp tiểu đoàn và cấp trung đoàn. Theo số liệu Việt Nam đã công bố, riêng sư đoàn 356 bị thương vong 600 người. Chiều 12/7/1984 Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các đơn vị ngừng tấn công, chuyển sang phòng ngự.
Sau chiến dịch MB 84, Bộ tư lệnh Quân khu 2 quyết định thay đổi chiến thuật, mở chiến dịch đánh vây lấn, dùng dùng sư đoàn 313 và sư đoàn 356 chiếm lại điểm cao 685 và bình độ 300-400. Các đơn vị tham chiến chuẩn bị trong 4 tháng, để thực hiện cách đánh mới, dùng bộ binh kết hợp đặc công, có hỏa lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây chia cắt, lấn sát địch.
Ngày 18/11/1984: Phía Việt Nam bắt đầu chiến dịch vây lấn. Pháo binh bắn phá điểm cao 685 và bình độ 300-400. Sau 5 ngày đêm, trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 313 đánh lấn địch ở bình độ 300-400. Trung đoàn 153 thuộc sư đoàn 356 được tăng cường 1 tiểu đoàn đặc công, vây lấn địch ở điểm cao 685.
Sau 2 tháng liên tục chiến đấu, từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985, quân Việt Nam đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở Đồi Chuối, Đồi Cô Ích, Đồi Đài, vị trí A4, A21, Khu Cót Ép, Khu C, một phần Khu E của điểm cao 685. Tại nhiều nơi, quân Việt Nam chỉ cách quân Trung Quốc khoảng 15 mét. Tại “Chốt 4 hầm”, 2 bên chỉ cách nhau khoảng 8 mét. Cuộc chiến rất quyết liệt. 2 bên giành nhau từng mỏm đá, từng ụ đất.
Tại “Chốt 4 hầm”, Đồi Cô Ích, điểm cao 685, quân Việt Nam và quân Trung Quốc liên tục thay nhau phản kích, có nơi 2 bên giành nhau, đánh chiếm lại đến 30 lần.
Từ 27/5/1985 đến 30/5/1985: Phía Trung Quốc thay quân, sau đó mở đợt tấn công lớn vào các điểm cao do quân Việt Nam đang chiếm giữ, từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, vị trí bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô nhưng đều bị quân Việt Nam đẩy lùi.
Ngày 31/5/1985: Quân Việt Nam chiếm lại, chốt giữ điểm cao A6B, đánh bại 21 đợt phản kích của quân Trung Quốc trong 13 ngày, rồi giữ được điểm cao này đến khi kết thúc cuộc chiến.
Từ 23/9/1985 đến 25/9/1985: Quân Trung Quốc lại tấn công từ Đồi Tròn, Lũng 840, Pa Hán thuộc phía đông Sông Lô, đến Đồi Cô Ích, bình độ 1100 thuộc phía tây Sông Lô. Quân Việt Nam giữ được tất cả các trận đia. Riêng Pa Hán bị quân Trung Quốc chiếm nhưng chỉ sau 1 ngày, quân Việt Nam đã phản kích chiếm lại.
Từ tháng 10/1985 đến tháng 11/1986: Phía Trung Quốc thay quân, mở thêm nhiều đợt tấn công, nhằm đẩy quân Việt Nam ra khỏi khu vực bờ bắc Suối Thanh Thủy nhưng quân Trung Quốc đều bị thất bại.
Từ 02/01/1987 đến 07/01/1987: Phía Trung Quốc dùng cấp sư đoàn, có pháo binh chi viện, mở chiến dịch mới, nhằm vào 13 điểm cao do quân Việt Nam chiếm giữ, ở cả phía đông và phía tây Sông Lô. Mục tiêu chủ yếu của họ nhằm vào Đồi Đài và Đồi Cô Ích. Chỉ trong 3 ngày của chiến dịch này, họ đã bắn khoảng 100.000 quả đạn pháo chi viện cho bộ binh, liên tục tấn công. Có ngày quân Trung Quốc tấn công đến 7 lần nhưng đều bị pháo binh và bộ binh Việt Nam ngăn chặn ngay trước trận địa.
Trận chiến trên điểm cao 1509: (Theo bản tin của Infonet)
Trong toàn bộ cuộc chiến Vị Xuyên, trận chiến trên điểm cao 1509 là khốc liệt nhất. Điểm cao 1509, theo tên gọi của Việt Nam là Núi Đất. Phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Đây là một đỉnh núi trong dãy núi chạy sát biên giới 2 nước Việt – Trung, thuộc địa phận huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (sau khi tách tỉnh Hà Tuyên). Đường biên giới nằm vắt qua ngọn núi này. Từ điểm cao 1509 có thể khống chế toàn khu vực, từ bờ phía bắc Suối Thanh Thủy đến cửa khẩu Thanh Thủy, ở phía đông điểm hợp lưu giữa Suối Thanh Thủy và Sông Lô. Tại điểm cao 1509 có 3 mỏm núi. Mỏm số 1 nằm trên đỉnh cao nhất của Núi Đất. Trên Mỏm số 2 có địa vật đặc biệt là 1 cây cổ thụ khổng lồ, chu vị rộng bằng vòng ôm của 10 người trưởng thành nối lại. Trong cuộc chiến cây này đã bị đạn pháo gọt trụi. Mỏm số 3 nằm trên đường bình độ 1450. Phía đông điểm cao 1509 là Bản Nậm Ngặt. Chính giữa phía đông là điểm cao 772. Điểm cao 772 đã nhiều lần bị pháo kích. Để mô tả mức độ đấu pháo cực kỳ ác liệt và thương vong của 2 bên, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao 772 là “ Đồi thịt băm “.
Tại điểm cao 1509 có khoảng 100 chiến sĩ Việt Nam phòng ngự. Phần lớn trong họ là những lính trẻ của đại đội bộ binh số 6, thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 122, sư đoàn 313. Trung Quốc đã dùng binh lực đông gấp 6 lần so với Việt Nam để tấn công vào điểm cao này. Trận chiến trên điểm cao 1509 bắt đầu ngày 2/4/1984, kéo dài 3 đợt: từ 2/4/1984 đến 15/4/1984, từ 2/6/1984 đến 10/7/1984 và từ 12/7/1984 đến 14/7/1984. Dù số người ít hơn rất nhiều so với quân Trung Quốc, các chiến sĩ Việt Nam đã gây thương vong lớn và đánh lui nhiều đợt tấn công của sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 của đại quân khu Côn Minh Trung Quốc. Trận chiến kết thúc ngày 14/7/1984 sau trận tử chiến xáp lá cà bằng lưỡi lê và dao giữa 2 bên.
Ngày kết thúc cuộc chiến ở Vị Xuyên và thiệt hại của mỗi bên:
Từ sau ngày 07/01/1987, Trung Quốc giảm dần các cuộc tấn công lấn chiếm. Cuối tháng 12/1988 họ bắt đầu ngưng bắn phá sang phía Việt Nam. Từ tháng 3/1989 đến tháng 9/1989 quân Trung Quốc lần lượt rút khỏi các vị trí đã chiếm trên lãnh thổ Việt Nam.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên xảy ra trong một địa bàn hẹp nhưng rất khốc liệt và dài ngày. Theo tài liệu của phía Trung Quốc đã công bố, trong cuộc chiến này, họ đã bắn sang phía Việt Nam tới 1,8 triệu quả đạn pháo và cối. Đã có nhiều trận đấu pháo ác liệt giữa 2 bên. Đã có nhiều trận đánh giữa quân Trung Quốc và quân Việt Nam, giành nhau từng khúc suối, từng hốc đá. Có những điểm cao nằm trên mỏm núi, như điểm cao 685 đã bị pháo bắn nát vụn như vôi. Để ghi nhớ tinh thần bảo vệ
Tổ Quốc trong điều kiện chiến tranh khốc liệt này, các chiến sĩ Việt Nam đặt tên điểm cao này là “Lò vôi thế kỷ”. Với mức độ ác liệt và thương vong tương tự của cả 2 bên, khu vực ngã ba Suối Thanh Thủy – Sông Lô được đặt tên là “Cối xay thịt của thế kỷ”.
Cuộc chiến ở Vị Xuyên, nhất là trận chiến trên điểm cao 1509 đã được nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài (trong đó có Nhật và Ấn Độ) nghiên cứu. Họ cho rằng đây là loại trận địa chiến điển hình ở vùng núi và khốc liệt nhất ở Châu Á, kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Trước khi nổ ra cuộc chiến, điểm cao 1509 (Núi Đất – Lão Sơn) và điểm cao 1250 (Núi Bạc – Giả Âm Sơn) do quân đội Việt Nam chốt giữ và nằm trong lãnh thổ của Việt Nam nhưng nay đã thuộc về Trung Quốc. Họ dùng điểm cao 1509 làm địa danh du lịch của họ.
Đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam đều chưa chính thức công bố số thương vong của mình.
Theo tài liệu của Việt Nam, từ tháng 4/1984 đến tháng 8/1984, khoảng 7.500 binh sĩ Trung Quốc đã bị quân Việt Nam loại ra khỏi vòng chiến đấu.
Theo tin tức của nước ngoài, số binh sĩ Việt Nam bị chết trong cuộc chiến này khoảng 4.000 người. Hai sư đoàn của Việt Nam bị thương vong nặng nhất là sư đoàn 313 và sư đoàn 356. Sư đoàn 356 giải thể vào năm 1989.
Chiến trường diễn ra ở vùng núi. Do bị quân Trung Quốc khống chế các tuyến đường bộ, việc vận chuyển thương binh Việt Nam tại mặt trận rất khó khăn, phải leo qua nhiều vách đá và đèo dốc. Ở nhiều nơi, người tải thương phải trườn bò, dùng tời để chuyển thương binh từ trên các vách đá xuống. Mức thương vong của bộ đội tải thương rất lớn, tương đương 30% tổng số thương binh, không kịp đưa hết thương binh về tuyến sau.
Sau ngày kết thúc cuộc chiến, nhà báo Huy Đức đã đến thăm nghĩa trang Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang và được gặp ông Nguyễn Thanh Loan là người trông giữ nghĩa trang. Khi đó nghĩa trang có 1680 ngôi mộ thì 1600 là mộ liệt sĩ, hầu hết tử trận trong cuộc chiến ở Vị Xuyên vào năm 1984 và năm 1985. Ông Loan kể lại hồi đó cứ từ nửa đêm trở về sáng, xe GAT 69 chở về từng túi tử sĩ xếp chồng lên nhau để chôn cất tại nghĩa trang này. Trong 1600 mộ liệt sĩ còn khoảng 200 ngôi mộ là mộ vô danh, chỉ kịp đưa về nghĩa trang, chưa xác định được tên tuổi, quê quán của liệt sĩ.
Tin tức về các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại mặt trận Vị Xuyên:
Trên Đài BBC tiếng Việt ngày 18/7/2015, ông Hà Minh Thành, Việt kiều tại Nhật Bản tham gia Đoàn làm phim của Đài truyền hình NHK Nhật Bản về cuộc chiến biên giới Việt – Trung và quay phim trên điểm cao 1509 vào năm 2009, đã cung cấp một số thông tin về số phận các thương binh, tử sĩ Việt Nam còn sót lại ở mặt trận. Ông Thành được Vương Doãn Hải, một sĩ quan Trung Quốc đã tham chiến tại điểm cao 1509kể lại, phía Trung Quốc đã thu gom hài cốt binh sĩ của cả 2 bên. Họ chôn thi thể các sĩ quan và binh lính Trung Quốc tại nghĩa trang liệt sĩ của Trung Quốc cách điểm cao 1509 khoảng 10 Km. Thương binh và tù binh Việt Nam thì bị quân Trung Quốc xử bắn tại chỗ rồi gom lại chôn chung trong một hố, cùng với các thi thể sĩ quan và binh lính Việt Nam đã tử trận. Sau đó binh chủng hóa học Trung Quốc đốt xác và cho xe ủi san lấp hố. Vương Doãn Hải ước tính có khoảng 3.000 xác sĩ quan và binh lính Việt Nam bị quân Trung Quốc chôn trong hố này.
Pháp lý quốc tế về đường biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang:
Đặng Tiểu Bình đặt tên cuộc chiến do phía CHNDTH gây ra ở Vị Xuyên là “cuộc chiến phản công tự vệ” để chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Họ lập luận rằng đường biên giới phân chia lãnh thổ Trung Quốc và Việt Nam ở khu vực Vị Xuyên được xác định theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 và theo Công ước bổ túc về biên giới giữa Pháp – Thanh ký năm 1895 là chạy theo đường trung tuyến của Suối Thanh Thủy nên Trung Quốc phản công để đưa đường biên giới hiện hữu trở về trung tuyến của Suối Thanh Thủy. Nhưng tại Biên bản Pháp – Thanh phân giới số 3 ký kết sau đó vào ngày 13/6/1897, thực hiện công trình phân giới cắm mốc biên giới thì đường biên giới là đường sống núi phân chia lãnh vực Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam và lãnh vực Mãng Cang thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đường biên giới này chính là đường biên giới hiện hữu, nằm cách Suối Thanh Thủy khoảng 2,5 Km, đã được Sở Địa dư Đông Dương xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 và đã xuất bản vào những thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ 20. Từ thời Pháp-Thanh, cột mốc biên giới đã được cắm theo bản đồ này. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, từ Pháp gửi đăng trên BBC ngày 16/7/2016 cho biết hiện nay Công ước Pháp-Thanh 1887, Công ước Pháp-Thanh bổ túc năm 1895 và Công ước Pháp-Thanh phân giới số 3 ngày 13/6/1897 đang được lưu giữ tại Trung tâm văn khố hải ngoại của Pháp ở Aix-en-Provence.
 (Nguồn: anhbasam.wordpress.com)

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt Đại Cát - Thiên tướng trấn thiên thu

 23  Vương Phúc Hải

ANTĐ 16h45 chiều 7-10, sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực. 

ảnh 1
Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vị trí Đại tướng yên nghỉ là phía trong đất liền, nhìn ra Đảo Yến

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí đã được biết từ lâu. Dân xã Quảng Đông coi đây là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí. 

Ông Phạm Xuân Hương, một bô lão trong xã kể lại chuyện xưa được lưu truyền trong nhân dân. Đó là câu chuyện một người Tàu biết đây là khu mộ huyệt đại cát, nếu an táng cha mình vào đây, con cháu sẽ phát tài, hưng vượng, liền đem hài cốt cha mình đến đây chôn trộm. Lúc đó, cả khu vực còn là rừng rậm. Anh ta chờ lúc giữa trưa mới thuê người địa phương đưa vào rừng. Thuyền vừa đỗ dưới bãi, định bước lên bờ thì bỗng trong rừng xuất hiện một đôi hổ, một con đen, một con trắng nhảy ra gầm vang đe dọa. Anh dẫn đường vội vàng đẩy thuyền chạy về. 

Nhưng anh người Tàu vẫn không đành, anh ta mượn một thầy phù thủy đi cùng lần nữa. Lần này nghe như sợ thầy phù thủy, không thấy hổ ra dọa nữa. Trèo lên đến miếng đất bằng trên sườn núi, anh ta vội vàng đào mộ rồi đặt hài cốt cha mình xuống, nhưng lạ kỳ, hài cốt đặt xuống đáy hố thì tự nhiên đất lại đùn lên, đẩy gói hài cốt trở lại mặt đất. Thầy phù thủy bày đàn, bấm độn triệu thỉnh thổ địa lên hỏi, thổ địa trả lời: Đây là huyệt mộ đại cát, nhưng không dành cho người này. Chôn xuống sẽ bị đào lên. Anh người Tàu sợ quá, vội mang hài cốt cha mình về Tàu. 

Theo TS Phan Viết Dũng, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Bình, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Quảng Bình, Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. 

Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển”, với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)... 

TS Dũng cho biết quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng, vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.

ảnh 2
Khẩn trương thi công con đường vào nơi chôn cất thi hài Đại tướng


Thuật phong thủy đặt mộ phần 
Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành. 

Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất. 

Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

Nơi an táng Đại tướng là huyệt đại cát
Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang (ranh giới giữa 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh) khoảng 7 km. Người dân địa phương từ lâu vẫn gọi đây là thế đất rồng cuộn hổ ngồi, nơi dãy Hoành Sơn đâm từ dãy Trường Sơn ra biển lớn. Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi phía Nam mũi Rồng, cách ngọn mũi Rồng khoảng 1km. Theo anh Phan Ngọc Trang - một người dân địa phương, trong khuôn viên được chọn an táng Đại tướng đã xây dựng các tháp thiết kế như kiểu tháp chuông ở các khu tưởng niệm, có một quả chuông bằng đồng, một căn nhà kiểu văn phòng, rộng chừng 50m2 xây lên từ vài năm trước. Bên trong hàng rào là vài con đường đất sỏi và từ trước tới nay chưa có hoạt động gì, nên người dân địa phương không biết để làm gì. Đường từ Quốc lộ 1 vào địa điểm này hiện là đang được tích cực thi công và sẽ hoàn thành trước ngày 12-10-2013.

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước. 

Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc. 

Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương. 

Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa - Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm. 

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH-VỊ TƯỚNG CÒN LẠI TRONG 36 VỊ ĐƯỢC CT HỒ CHÍ MINH PHONG 1948 ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102

MỪNG ĐẠI THỌ LẦN THỨ 102 LÃO TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH! 


* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
           
Hôm nay kỷ niệm ngày sinh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (ảnh). Cụ sinh ngày 1/10/1916, tuổi Bính Thìn. Theo cách tính của người Á Đông và người ViệtNam ta thì cụ bắt đầu bước sang tuổi thứ 102, một mốc tuổi đại, đại thọ, rất ít cụ đạt được xưa nay! So với cách đây 2 năm khi cụ 100 tuổi, năm nay sức khỏe cụ đã giảm sút khá nhiều. Đi lại yếu hơn trước, trí nhớ kém đi, hay quên những việc mới xảy ra, nhưng ai nhắc lại cụ lại nhớ ra ngay. Tuy vậy, cụ vẫn duy trì được một tư duy tuyệt vời, ít người sánh kịp. Phòng ngủ của cụ nay phải chuyển từ tầng 2 xuống tầng 1 để tiện tiếp khách và đỡ phải lên xuống cầu thang hàng ngày! Buổi sáng cụ thường tập thể dục nhẹ ở sân vườn. Hàng ngày cụ theo dõi tình hình trong nước và thế giới qua 2 bản tin thời sự 12 giờ trưa và 19 giờ tối của VTV1, nhưng chủ yếu là cụ đọc đều đặn Bản tin A của Bộ Ngoại giao gửi đến hàng ngày.
         Có thể nói cụ là một nhà cách mạng lão thành quý hiếm và rất đáng kính! Cụ tham gia hoạt động cách mạng chống Pháp từ rất sớm và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939 khi mới 23 tuổi. Là một trong những cán bộ quân đội được phong hàm Thiếu tướng khi còn rất trẻ (43 tuổi), đến nay cụ là sỹ quan cấp tướng có thâm niên lâu nhất trong quân đội hiện nay (58 năm mang hàm Thiếu tướng), và là tướng lĩnh duy nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tấn phong (1959) hiện còn sống cho đến thời điểm này! Cụ tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong 16 năm (từ 1960 đến 1976) khi được bầu là Ủy viên Trung ương dư khuyết tại Đại hội Toàn quốc lần thứ III của ĐLĐVN năm 1960. Sau khi được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, cụ được chỉ định làm Phó Trưởng ban thứ nhất Ban Tổ chức Trung ương. Nhưng vì giữa cụ và Trưởng ban Lê Đức Thọ, ngoài tính khí khác hẳn nhau, giữa 2 người thường xuyên có bất đồng quan điểm về công tác bố trí, sử dụng và đề bạt cán bộ, nên cụ chỉ “trụ” được ở đây trên 6 tháng trước khi được điều chuyển về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Có lẽ cho đến nay, ĐCSVN chưa có ai làm Bí thư Tỉnh ủy ba lần ở 3 tỉnh khác nhau như Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (là Thái Bình, Vĩnh Yên và Thanh Hóa).
       Có thể cụ còn giữ một “kỷ lục” nữa khi cụ có gần 10 năm liên tục làm Trưởng đoàn Cố vấn của Đảng kiêm Trưởng đoàn Chuyên gia quân sự giúp bạn Lào (1964-1974). Trong thời gian công tác ở Lào, cụ luôn tâm niệm lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chú có ý kiến gì thì chú góp với Bạn để Bạn làm, chú không được làm thay và chú không được làm “Ông Toàn quyền!”. Giữa năm 1974, khi kết thúc gần 10 năm làm Cố vấn và Chuyên gia ở Lào về nước và còn chưa kịp viết xong bản tổng kết công tác giúp bạn, thì cụ lại được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc. Cụ nói, những tưởng lần này đi sứ khoảng 3-4 năm thôi, khi hết nhiệm kỳ, cụ sẽ được nghỉ hưu theo quy định. Nhưng nào ngờ, nhiệm kỳ Đại sứ của cụ tại Trung Quốc bị kéo dài ngoài dự tính, trên 13 năm, mãi đến giữa năm 1987 cụ mới được rút về nước, và 3 năm sau cụ mới được nghỉ hưu ở tuổi 75! Nếu tôi nhớ không nhầm thì cụ là người lập và giữ kỷ lục là nhà ngoại giao Việt Nam duy nhất tính đến nay có nhiệm kỳ làm đại sứ lâu nhất ở 1 quốc gia! Nhiệm kỳ 13 năm làm Đại sứ của cụ ở Trung Quốc là thời kỳ quan hệ giữa 2 nước trở nên rất xấu, đầy căng thẳng và sóng gió sau khi Trung Quốc đưa 60 vạn quân tràn sang tàn phá và xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta tháng 2/1979! Cụ nói, 13 năm làm Đại sứ ở Bắc Kinh là 13 năm đấu trí và đấu mưu đầy căng thẳng với Bộ Ngoại giao và chính quyền nước sở tại. Có thể nói, cho đến nay, cụ là vị Đại sứ mà Trung Quốc cảm thấy “kém vui”, “không ưa” và “đau” nhất trong số các Đại sứ Việt Nam từ trước đến nay ở xứ này! Cụ kể lại, khi về nước gặp lại đ/c Ngô Thuyền là người tiền nhiệm của mình, cụ nói vui: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, còn tôi thì sang cãi nhau!”
         Cuối năm 1995, để khái quát 23 năm đảm trách công tác đối ngoại ở 2 quốc gia láng giềng, và cũng là để tặng cha nhân dịp mừng thọ cụ 80 tuổi, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, trưởng nữ của cụ, viết tặng cha đôi câu đối sau đây:
        -Làm Cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “Chủ quyền của bạn”
        -Đi Đại sứ nước Tầu, trung với nước, chẳng ngại “người Đại Hán”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”!
       Trong 27 năm qua, sau khi nghỉ hưu (1990), nhưng cụ không cho phép bản thân được nghỉ ngơi hoàn toàn mà chuyển sang một cuốc đấu tranh mới! Cụ khẳng khái lên tiếng góp ý với lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất nhiều vấn đề. Bà Nguyên Bình cho biết, trong khoảng 17 năm đầu sau khi nghỉ hưu, cụ đã trực tiếp trên 100 lần viết thư tay gửi cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị  và Ban Chấp hành Trung ương, góp ý kiến về những chủ trương, đường lối sai lầm và nguy hiểm mà Đảng đang phạm phải, nhưng họ không hề lắng nghe, mà thậm chí còn lờ tịt, không hồi âm cho cụ! Do vậy, bắt đầu từ năm 2007, cụ công bố công khai những ý kiến phê phán và các kiến nghị của cụ trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Theo tinh thần đó, chỉ riêng trong năm 2014, cụ đã lên tiếng trong 2 văn bản quan trọng. Văn bản thứ nhất là ngày 28/7/2014, với tư cách là đảng viên có 75 năm tuổi đảng, cụ là người đầu tiên ký vào Thư ngỏ 61 (TN61) của 61 đảng viên tâm huyết gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCSVN, mạnh mẽ yêu cầu Đảng đổi mới tư duy và thay đổi triệt để đường lối lãnh đạo đất nước trong 2 lĩnh vực đối nội và đối ngoại! Xin trích:
      “1-Đảng Cộng sản Việt Nam hãy tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển sang hẳn đường lối DÂN TỘC và DÂN CHỦ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ TOÀN TRỊ sang DÂN CHỦ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa.
      2-Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải thấy rõ mưu đồ và hành động của thế lực bành trướng Trung Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng để có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng mối quan hệ láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước.”
      Văn bản thứ hai là ngày 2/9/2014, với tư cách là CCB,  cụ là một trong 6 vị tướng ký vào Kiến nghị của 20 sỹ quan cao cấp QĐND và CAND (gọi tắt là KN20), yêu cầu Đảng và Nhà nước thực thi 4 vấn đề cụ thể sau:
      1-Quân đội có nhiệm vụ Hiến định là bảo vệ Tổ quốc trước ngoại xâm nên cần chấm dứt ngay việc huy động quân đội vào những sự vụ mang tính đối kháng với nhân dân, như giải tỏa đất đai, ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa,…
      2-Việc cố tình phớt lờ cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979 và mấy trận chiến bảo vệ biển đảo không chỉ phủ nhận lịch sử, xúc phạm đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và quyết tâm chiến đấu của LLVT. Đó là sai lầm không được phép tái phạm.
      3-LLVT cần được xác định rõ và chính xác đối thủ, không thể mơ hồ biến thù thành bạn hoặc coi bạn là thù.Đối tượng tác chiến của quân đội phải là những thế lực có thể đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong hiện tại và tương lai, chứ không thể là những đối thủ đã thuộc về quá khứ.
      4-Là người chủ và người bảo vệ đất nước, nhân dân và LLVT phải được biết chính xác hoàn cảnh thực tế của quốc gia. Vì vậy Nhà nước phải báo cáo rõ ràng với nhân dân về thực trạng quan hệ Việt-Trung và những ký kết liên quan đến lãnh thổ trên biên giới, biển đảo và các hợp đồng kinh tế ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc gia.          
      Gần đây nhất, khi lên tiếng về quyết định từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của Giáo sư Tương Lai, lão tướng Nguyễn Trong Vĩnh khẳng định, với tư cách là một trong những đảng viên có nhiều tuổi đảng nhất của ĐCSVN hiện nay và là người không ngơi nghỉ trong cuộc đấu tranh làm cho ĐCSVN trong sạch và vững mạnh trở lại, với mục tiêu là đấu tranh xóa bỏ thể chế toàn trị, độc tài, xây dựng nhà nước pháp trị, dân chủ trên cơ sở tam quyền phân lập, đặt lợi ích dân tộc, quyền lợi quốc gia chứ không phải là lợi ích của ĐCSVN lên trên hết, cụ hoàn toàn đồng tình với quyết định của Gs Tương Lai, cụ cho đó là một quyết định đúng đắn, đúng thời điểm và sẽ có tác dụng lan tỏa, mặc dù trước đây cụ có khuyên anh Tương Lai nhẫn nại và cố gắng ở lại trong Đảng để đấu tranh chống sự tha hóa, biến chất trong Đảng. Cụ hoàn toàn tán đồng và ủng hộ quyết định của Gs Tương Lai, đặc biệt là nội hàm câu: “Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng đang thao túng…”! Theo cụ, ĐCSVN trong những năm gần đây đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! ĐCSVN đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, cần phải loại bỏ ngay, đó là:
     1/. ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!
     2/. ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong Đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!
     3/. ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990), Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN đã làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị Trung Quốc xâm phạm, đặc biệt hồi giữa năm 2014, TQ ngang ngược hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kibh tế của Việt Nam!  
                                                                            *****                     
        Nhân dịp mừng Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hưởng hồng phúc đại thọ 102 tuổi, tôi mạn phép sơ lược lại những nét cơ bản cuộc đời hoạt động và đấu tranh không ngơi nghỉ và đầy khí phách hào hùng của một chí sỹ yêu nước hết lòng vì Tổ quốc, vì dân tộc Việt Nam chúng ta; đồng thời khái quát lại những tư tưởng, quan điểm chính trị sáng suốt, nhìn xa trông rộng của một bậc tiền bối cách mạng rất quý hiếm và rất đáng kính hiện nay! Một lần nữa xin kính chúc Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh dồi dào sức khỏe và trường tồn!
   Hà Nội, ngày 1/10/2017.
N.Đ.Q(Tác giả gửi BVB)