Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI THÁNG 2/1979-VẾT NHƠ TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC

háng 2/1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã thay đổi sâu sắc. Đến tận thời điểm hiện tại, cuộc chiến tranh này vẫn còn để lại những hệ quả trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ông Lê Công Phụng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, từng giữ vị trí Bí thư thứ ba, Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc giai đoạn 1978 - 1980 đã chia sẻ với báo điện tử Trí Thức Trẻ về không khí các cán bộ Đại sứ quán trải qua khi cuộc chiến tranh nổ ra cũng như góc nhìn về sự kiện này sau 40 năm. 
Chiến tranh 1979: Đại sứ VN bị TQ cho dùng bát sứt, bí thư phải ngủ giường tầng và chuyện ứng xử tương lai - Ảnh 2.
Trước cuộc chiến tranh, lãnh đạo sứ quán và anh em cũng đã dự tính là sẽ có chuyện xảy ra.
Năm 1978, Đại sứ ta ở Trung Quốc là bác Nguyễn Trọng Vĩnh, cùng Bí thư thứ nhất là bác Dương Danh Dy, với tôi, là Bí thư thứ ba, có tham gia một chuyến lữ hành do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức. Đại sứ ta là trưởng đoàn ngoại giao. Trong 5 - 7 ngày đầu, cả đoàn đi rất ngon lành, đi đâu Đại sứ ta cũng lên phát biểu. Nhưng đến khi xảy ra vấn đề người Hoa ở Việt Nam thì họ cắt hết, không có phát biểu gì nữa. 

Ai chịu trách nhiệm cho nạn diệt chủng khiến mấy triệu người chết ở Campuchia?

Bởi
 AdminTD
 -

17-2-2019
Hôm nay là ngày 17.2.2019, ngày “người anh em môi hở răng lạnh” Trung Cộng mở cuộc chiến dạy cho người anh em cùng lý tưởng cộng sản một bài học. Tôi đã viết về nguyên nhân cuộc chiến này nên không viết lại, trong bài này tôi muốn mở rộng hơn về những bài học người Việt Nam cần nhớ thông qua những gì xảy ra ở Campuchia, một đất nước xinh đẹp với những di sản văn hoá, tôn giáo lâu đời và lộng lẫy.
Từ năm 1975 đến năm 1979, ước tính đã có chừng 3 triệu người bị giết, chiếm 1/5 dân số Campuchia, và chính Việt Nam đã ngăn chặn nạn diệt chủng ghê sợ này.
Nhưng Trung Cộng lại gọi đấy là cuộc xâm lược, dùng nó như cái cớ để thuyết phục Mỹ không bình thường hoá quan hệ với Việt Nam và như một cái cớ để mở cuộc chiến 17.2.1979.
Tất nhiên, để có Pol Pot lên nắm quyền thì Lon Nol đã bị lật đổ, mà Lon Nol lại được sự hậu thuân của Mỹ để lật đổ quốc vương Sihanouk vào năm 1970. Bị kịch của đất nước nhỏ bé và xinh đẹp ấy là do ngoại bang tạo nên.

Cuộc chiến biên giới phía Bắc theo tư liệu từ nhiều phía

Bởi
 AdminTD
 -

17-2-2019
Mấy hôm nay báo chí CM đăng nhiều rồi, nhưng là 1 chiều thôi. Có 2 nội dung anh em cần hiểu cho rõ.
1 là không phải 600ng quân TQ ào hết cả sang VN đánh đâu, tổng cộng có 150 ngàn thôi, bọn còn lại là trù bị chưa sang. Vụ này giống sách sử VN hay chém có 20 vạn quân Thanh bị Quang Trung đánh bại! Thực tế bọn bị đánh bại khoảng 5 ngàn, bọn còn lại là trù bị hoặc đang trên đường sang Vn theo hướng Sơn Tây. Biết tin Tôn Sỹ Nghị chạy rồi nên quay đầu về luôn. Theo Nguyễn Duy Chính, tất nhiên có tư liệu.
2 là, không phải TQ đánh biển người từ đầu đến cuối. Tuyên giáo thích chém là nó đánh biển người từ đầu đến cuối, vì thắng thế nó oai hơn. Đại khái súng bắn đỏ nòng, hết đạn mới chịu thua. Thực tế ban đầu Hứu Thế Hữu, tư lệnh mặt trận, mới chơi biển người, sau mấy ngày chết nhiều lính quá thì Dương Đắc Chí thay thế chiến thuật khác, sử dụng pháo và tăng đánh kèm, thì mới đỡ chết. Nhưng quân TQ vẫn đông áp đảo.

ĐẤT NƯỚC ĐANG BỊ ĐỘNG LONG MẠCH HAY ĐỘNG MỒ, ĐỘNG MẢ?

Những kẻ vô loài

17-2-2019
Dân tộc bị động long mạch huyết mạch hay sao mà đúng ngày tưởng niệm cuộc chiến vệ quốc bảo vệ đất nước khỏi kẻ xâm lược bá quyền Trung Quốc năm 1979 thì có một số kẻ lại đi di chuyển Đỉnh lư hương dưới chân tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại TP.HCM vào trưa nay?
Chúng làm vậy để ngăn chặn những người dân đến thắp hương tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh mà không được nhắc đến suốt 40 năm qua trong sử sách. Vậy chúng lấy quyền gì để ngăn trở người dân bày tỏ lòng yêu nước cũng như là quyền thiêng liêng của mỗi con người?
Chiếc lư hương ở tượng Trần Hưng Đạo bị xe cẩu đi nơi khác. Ảnh trên mạng
Trên chương trình truyền hình VTV phát trên toàn quốc thì không dám gọi tên kẻ địch trong cuộc chiến hào hùng này là ai. Có lịch sử nào là lịch sử chiến tranh mà không có kẻ địch để chiến đấu hay không? Đối phương bên kia biên giới và biên giới phía Bắc là ngôn từ kiểu gì? Không chỉ là hèn mạt, mà là đắc tội với tiền nhân đã đổ xương máu xuống trong lịch sử. Cuộc chiến phải có tên gọi, phải có kẻ thù, như thế mới đúng tính chất cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ tổ quốc.

BLOGGER PHẠM VIẾT ĐÀO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFI (PHÁP) VÀ BBC ( ANH) VỀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN THÁNG 2/1979

Trung Quốc triệt để khai thác bài học Chiến tranh biên giới 1979


mediaẢnh tư liệu chụp ngày 03/03/1979 : Một đơn vị pháo Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược.AFP
Trung Quốc thua chiến thuật nhưng thắng về chiến lược : bắt tay với Mỹ, cải cách kinh tế, canh tân quân đội và khống chế Việt Nam nhiều mặt. Để tránh hiểm họa mất nước, chính quyền cần phải dựa vào dân. Trên đây là nhận định của blogger, Phạm Viết Đào, tác giả biên khảo « Vị Xuyên-Thế Sự Việt-Trung », nhìn lại cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước.
Blogger Phạm Viết Đào:
"Điều thứ nhất đây là một cuộc chiến tranh mà hai bên đều rút ra các bài học. Về phía Trung Quốc, đó là bài học về quân sự. Tức là Việt Nam dạy cho Trung Quốc bài học về đánh nhau, qua cuộc chiến tranh tháng 2/1979. Trung Quốc thua, khi mới chỉ đụng độ với các lực lượng địa phương của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam được bài học Trung Quốc dạy cho là về chính trị. Trung Quốc chỉ cho Việt Nam thấy rằng, cùng chí hướng, đồng chí, nhưng khi đụng đến quyền lợi của nhau thì họ sẵn sàng trở mặt.
Một bài học thứ hai là : sau hai cuộc chiến tranh (cuộc chiến 1979 và cuộc chiến biên giới phía bắc lần thứ hai kéo dài trong những năm 1980), khi Trung Quốc đưa tổng cộng một triệu quân đánh Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả về kinh tế. Như người ta nói là, nhờ thua Việt Nam mà họ bắt tay được với Mỹ. Nhờ thua Việt Nam mà trong 20 năm họ đưa được nền kinh tế lên hàng thứ hai thế giới.
Họ thua, nhưng họ được cái đó. Còn Việt Nam, sau cuộc chiến tranh, lúc nào cũng nhận là mình thắng. Hy sinh rất dũng cảm, luôn luôn nói là giữ được độc lập và chủ quyền, nhưng nhìn sâu về kinh tế đất nước, thì lệ thuộc rất nghiêm trọng vào Trung Quốc.
Hiện nay, dư luận muốn mổ xẻ rất nhiều về cuộc chiến tranh này, để thấy được bài học đắt giá của lịch sử.

Vai trò của Trung Cộng trong hai cuộc chiến tranh tại Việt Nam

Từ xưa đến giờ, Công sản Việt Nam (CSVN) luôn luôn to giọng khoác lác rằng cuộc chiến chống Pháp, rồi sau đó chống Mỹ, là do họ tự lực cáng đáng “với sự giúp đỡ của các nước anh em”, chứ không hề có sự hiện diện hay cố vấn của “quân đội ngoại nhập”. Và chúng đã đạt được “chiến thắng to lớn, đánh bại hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ, do vận dụng tài tình chủ nghĩa Mác-Lê vào cuộc chiến tranh nhân dân…”. Vậy sự thực ra sao?

Trường Chinh, Hồ Tập Chương (HCM), Cố vấn Đại tướng Trần Canh (陈能). Trung tướng La Quý Ba (罗贵波), gốc Giang Tây, cố vấn trưởng, Đại sứ Trung Quốc tại Chiến khu Việt Bắc (Pắc Bó) năm 1950.

Sự kiện Pháp thất thủ trong trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 đã đưa đến hội nghị Genève chia đôi nước Việt Nam, với Cộng sản cai trị miền Bắc và phe Quốc gia quản lý miền Nam. Trong hơn 30 năm sau đó, cả Trung Cộng (TC) lẫn CSVN đều dấu kín vai trò chủ đạo của TC qua sự viện trợ dồi dào cả về nhân sự lẫn khí tài quân sự trong cuộc chiến chống Pháp.

Đặng Tiểu Bình và các mục tiêu của TQ trong cuộc chiến 1979


TQBản quyền hình ảnhVCG
Image captionDi sản cuộc chiến 1979: bộ đội Trung Quốc gỡ mìn ở vùng biên giới với VN nhiều năm sau chiến tranh
Cuộc chiến Biên giới 1979 nhằm 'dạy cho Việt Nam một bài học' là cơ hội Đặng Tiểu Bình xóa đi di sản quân sự Mao Trạch Đông và nhằm đạt ba mục tiêu chiến lược.
Nhưng ngày nay, cách nhìn các vấn đề quốc tế của Đặng đang bị âm thầm loại bỏ.

Chiến tranh chỉ là phương tiện

Ngày 16/2/1979, Trung ương Đảng TQ họp các tư lệnh quân đội để thông báo về cuộc chiến "phản kích tự vệ" nhằm vào cựu đồng chí, đồng minh Việt Nam.
Hoa Quốc Phong chủ trì hội nghị và tuyên bố lý do Bắc Kinh cần trừng phạt "Việt Nam kiêu ngạo", làm "tiểu bá" theo chân Liên Xô ở Đông Nam Á.
Sự hiện diện của quân đội Việt Nam tại Campuchia cũng là lý do để Trung Quốc ra tay.
Sau đó, Đặng Tiểu Bình, người vừa được phong làm tư lệnh tối cao của chiến dịch, phát biểu nêu ra mục tiêu của cuộc chiến không phải là chiếm đất, tấn công thủ đô Hà Nội mà nhằm cho Việt Nam "một bài học".
Về quân sự, Trung Quốc muốn làm suy yếu nước láng giềng phía Nam, qua hai mục tiêu:
1-tàn phá tối đa các tỉnh giáp biên của Việt Nam
2- dừng lại chờ, chặn đánh quân chủ lực của Việt Nam phải rút về từ Campuchia
Nhưng Đặng cũng nói cho các tướng Trung Quốc biết đây sẽ là thử thách cho Quân Giải phóng, nhất là bộ binh.
Các binh chủng không quân và hải quân Trung Quốc sẽ không trực tiếp tham chiến mà chỉ hỗ trợ, để tránh một cuộc chiến lan rộng.
Đây là lời hứa của Đặng với Jimmy Carter, nhưng cũng là cách nhằm 'nắn gân' xem Liên Xô có tham chiến hay không.
Tuy thế, Trung Quốc cũng đã tăng cường nhiều sư đoàn lên vùng biên giới với Liên Xô và di dời hàng vạn dân khỏi vùng sát đường biên để phòng ngừa.

Chống Tàu thật hay giả ?

Đăng bởi: Thùy Trâm on Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019 | 18.2.19

Những ngày gần đây, báo chí trong nước thi nhau viết bài lên án Tàu xâm lược, thi nhau đưa những sự thực, đúng ra là một phần sự thực, từ lâu vẫn bị cấm đoán, về cuộc xâm lăng trắng trợn, đẫm máu dân Việt, cách đây 40 năm ở biên giới.

Chống Tàu thật hay giả ?

Lý do thực sự của sự thay đổi thái độ này đối với Tàu Cộng, chưa ai giải thích thỏa đáng. Nhưng chắc chắn đằng sau có những lý do chính trị, mưu toan, tính toán, hay hoàn cảnh bắt buộc.

Chưa ai biết hư thực, vì, theo truyền thống, đảng CS vẫn quản trị quốc gia như đất nước là của riêng . Họ bán khi có giá, họ bán cho ai có giá hơn. Không cần, không thèm giải thích cho dân biết họ sẽ dẫn dân đi đâu.

Nghiên cứu: Đến năm 2100 đồng bằng sông Cửu Long có thể chìm dưới nước

BANGKOK — Gần như toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam - một khu vực giúp nuôi sống khoảng 200 triệu người - sẽ chìm dưới nước đến năm 2100 với tốc độ diễn biến hiện thời, một nghiên cứu mới dự đoán.

Đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh cư của gần 18 triệu người và sản xuất một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam, đang sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức.

Vùng đồng bằng này, nơi sinh cư của gần 18 triệu người và sản xuất một nửa sản lượng lương thực của Việt Nam, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tiềm tàng này phần lớn là do việc khai thác nước ngầm quá mức đang khiến đất sụt lún trong khi mực nước biển đồng thời đang dâng lên, nghiên cứu nhận thấy.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utrecht ở Hà Lan đã tạo ra một mô hình số rộng khắp toàn vùng đồng bằng để theo dõi tác động của việc khai thác nước ngầm trong 25 năm qua và sử dụng nó làm cơ sở cho các dự đoán trong tương lai.

Có gì trong Cung hữu nghị Việt – Trung trị giá 800 tỉ ở Hà Nội?

17/02/2019 01:09
[post_view]
Với tổng vốn đầu tư gần 800 tỉ đồng, thi công trong 13 năm, công trình cung hữu nghị Việt – Trung vừa được khánh thành khiến nhiều người dân tò mò muốn bước vào khám phá.
co gi trong cung huu nghi viet - trung tri gia 800 ti o ha noi? hinh anh 1
Ngày 12/11, trong chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã cùng nhau dự lễ khánh thành Cung hữu nghị Việt – Trung.
co gi trong cung huu nghi viet - trung tri gia 800 ti o ha noi? hinh anh 2
Đây là công trình được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam.

TRUNG QUỐC VÀ CUỘC CHIẾN TRANH PHI NGHĨA 2/1979

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc nã phá0 và đưa hơn nửa triệu quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh phi nghĩa bị quốc tế lên án gay gắt.

17/02/2019 07:19
[post_view]
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc nã phá0 và đưa hơn nửa triệu quân tràn sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam, bắt đầu cuộc chiến tranh phi nghĩa bị quốc tế lên án gay gắt.
Ga Hàng Cỏ tháng 2/1979, những đoàn tàu chật cứng bộ đội từ các tỉnh phía Nam tấp nập đỗ, rồi lại hối hả chạy về hướng bắc. Bùi Ngọc Thắng năm đó 19 tuổi, có mặt trong đoàn quân lên Lạng Sơn. Trước đó ông đang đóng quân ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) thì nghe tin Trung Quốc đa’.nh biên giới. Trên sân ga, người dân vây quanh những binh sĩ vừa từ biên giới về để hỏi han tình hình chiến sự. “Trên đấy đa’.nh nhau to”, m..ột thương binh vừa nói vừa huơ huơ cánh tay mô tả với mọi người.

Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc

Posted on  by The Observer

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Xiang Songzuo (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Lời giới thiệu: Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.
Biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua
Năm 2018 kinh tế Trung Quốc liên tục đi xuống. Đây là một năm vô cùng đặc biệt, xảy ra quá nhiều chuyện lớn, chủ yếu nhất là kinh tế chậm lại.
Tăng trưởng GDP năm 2018 của TQ theo công bố của Cục Thống kê Quốc gia TQ là 6,5%, nhưng theo báo cáo công bố nội bộ hôm 15/12 của một cơ quan quan trọng khác thì chỉ tiêu này thấp hơn rất nhiều. Do sử dụng hai hệ đo khác nhau nên họ tính được hai kết quả khác nhau về tăng trưởng GDP của TQ trong 2018: một là 1,67% và một là tăng trưởng âm.