Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Bốn mươi bốn năm sau: Cửu Long cạn nguồn, biển Đông cạn kiệt

Nguyễn Duy Vinh
23-4-2019
Như mọi năm, ngày 30 tháng 4 vẫn là ngày được đồng bào Việt Nam ở khắp năm châu tưởng niệm. Phần lớn những người Việt tị nạn trên thế giới gọi ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận. Ngày này 44 năm trước là một ngày cả miền Nam chìm trong một khung cảnh hỗn độn, nhốn nháo, đầy khói lửa, nước mắt và tang thương.
Trong lúc những chiếc xe tăng T-54 “Made in Soviet” của quân đội chính quy CSVN húc tung cánh cửa sắt và cày nát thảm cỏ xanh của Dinh Độc Lập, thì hàng ngàn người và cuối cùng là hàng triệu người miền Nam đã lũ lượt, cầm lòng, gạt nước mắt, liều lĩnh bỏ xứ ra đi.
Ông Nam Lộc, một MC chuyên nghiệp với các chương trình văn nghệ của Trung Tâm ASIA, đã vẽ lên bức tranh quang cảnh Sài Gòn ngày 30 tháng 04 năm 1975 qua bài nhạc ông sáng tác thật cảm động [1] với những lời lẽ vô cùng thắm thiết:
Tôi bước đi, khi Sài Gòn trong cơn hấp hối
Ôi! Sài Gòn chờ đợi thở hơi cuối cùng
Tôi bước đi Tân Sơn Nhất lửa khói ngập trời
Khu thương xá cửa khép cuộc đời
Những con tàu ngơ ngác ra khơi.
Và năm nào cũng thế trong suốt 44 năm qua, “một triệu người buồn” [2] ôm hận ra đi đó đã không bao giờ quên được ngày 30 tháng 04. Tấm hình mới nhất chụp năm 2018 cho thấy Ngày Quốc Hận đã được chính quyền Canada tiếp tục ủng hộ và đặc biệt một buổi lễ thượng kỳ đã được diễn ra long trọng ngay trong khuôn viên của Quốc hội xứ sở tự do này. Một rừng cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới lẫn lộn với cờ lá phong Canada và cờ xanh Fleur de Lys của tỉnh bang Québec.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm làm việc ở Mỹ

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an có chuyến làm việc tại Hoa Kỳ theo lời mời của các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm Đại sứ quán Việt Nam tại tại Thủ đô Washington D.C vào chiều ngày 22/4.
Thông tấn xã Việt Nam vào ngày 23 tháng 4 loan tin rằng chuyến thăm và làm việc của ông Bộ trưởng Công an Việt Nam đến Hoa Kỳ lần này không chỉ nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh giữa hai phía mà còn thúc đẩy mối quan hệ chung trong thời gian tới.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận

Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.

Một nhóm lính Việt Nam Cộng hoà và cố vấn quân sự Mỹ dừng chân nghỉ trong rừng, gần thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn hơn 64 km, tháng 1/1965. Ảnh: Horst Faas/AP.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

PHẠM VIẾT ĐÀO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFI (PHÁP) VÀ BBC ( ANH) VỀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN CHỐNG TQ XÂM LẤN BIÊN GIỚI

Trung Quốc triệt để khai thác bài học Chiến tranh biên giới 1979
Đăng ngày 17-02-2019 Sửa đổi ngày 17-02-2019 14:58


          Trung Quốc thua chiến thuật nhưng thắng về chiến lược : bắt tay với Mỹ, cải cách kinh tế, canh tân quân đội và khống chế Việt Nam nhiều mặt. Để tránh hiểm họa mất nước, chính quyền cần phải dựa vào dân. Trên đây là nhận định của blogger, Phạm Viết Đào, tác giả biên khảo « Vị Xuyên-Thế Sự Việt-Trung », nhìn lại cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước.
          Blogger Phạm Viết Đào:
          "Điều thứ nhất đây là một cuộc chiến tranh mà hai bên đều rút ra các bài học. Về phía Trung Quốc, đó là bài học về quân sự. Tức là Việt Nam dạy cho Trung Quốc bài học về đánh nhau, qua cuộc chiến tranh tháng 2/1979. Trung Quốc thua, khi mới chỉ đụng độ với các lực lượng địa phương của Việt Nam.
          Ngược lại, Việt Nam được bài học Trung Quốc dạy cho là về chính trị. Trung Quốc chỉ cho Việt Nam thấy rằng, cùng chí hướng, đồng chí, nhưng khi đụng đến quyền lợi của nhau thì họ sẵn sàng trở mặt.
          Một bài học thứ hai là : sau hai cuộc chiến tranh (cuộc chiến 1979 và cuộc chiến biên giới phía bắc lần thứ hai kéo dài trong những năm 1980), khi Trung Quốc đưa tổng cộng một triệu quân đánh Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả về kinh tế. Như người ta nói là, nhờ thua Việt Nam mà họ bắt tay được với Mỹ. Nhờ thua Việt Nam mà trong 20 năm họ đưa được nền kinh tế lên hàng thứ hai thế giới.
          Họ thua, nhưng họ được cái đó. Còn Việt Nam, sau cuộc chiến tranh, lúc nào cũng nhận là mình thắng. Hy sinh rất dũng cảm, luôn luôn nói là giữ được độc lập và chủ quyền, nhưng nhìn sâu về kinh tế đất nước, thì lệ thuộc rất nghiêm trọng vào Trung Quốc.
          Hiện nay, dư luận muốn mổ xẻ rất nhiều về cuộc chiến tranh này, để thấy được bài học đắt giá của lịch sử.
          Nếu không nhìn thấy được cái đó, thì đất nước này không phát triển được. Họ thua, nhưng để họ được cái khác, cũng như họ khiêu khích Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt… Thí cả xe, cả pháo, để được nước, người ta sẵn sàng… Thí cả dân tộc Khmer…
          Bài học cao nhất theo tôi: cái mà chính quyền Việt Nam cần bây giờ là phải dựa
vào dân, nếu không Trung Quốc sẽ ép nữa… Trung Quốc chỉ sợ người dân, còn với chính quyền thì họ có cách này cách khác. Nguy cơ mất nước, khi người dân quay lưng lại. Tôi muốn nhắc lại bài học năm 1979 là chúng ta đã ảo tưởng nhiều vào Trung Quốc ».

(Trung Quốc triệt để khai thác bài học Chiến tranh biên giới 1979 - RFI
vi.rfi.fr/.../20190217-viet-nam-40-nam-sau-chien-tranh-bien-gioi-duoi-mat-mot-cuu-...)
40 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung: Hé mở để an dân
Blogger Phạm Viết Đào
Gửi cho BBC từ Hà Nội
16 tháng 2 2019

            Ngày 17/2/2019 là dịp tròn 40 năm nổ ra cuộc chiến tranh do Trung Quốc đưa quân xâm lấn biên giới phía bắc Việt Nam.
          Từ quãng 1992-2014, tự nhiên báo chí Việt Nam im bặt về sự kiện này. Vào tháng 5/ 2014 sau sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, tại Hà Nội đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn, có tổ chức từ phía chính quyền.
          Từ đó, một số báo bắt đầu đăng, đưa tin lẻ tẻ về sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma, các trận đánh chống lại sự lấn chiếm biên giới phía bắc trong đó có chiến sự tại Vị Xuyên.

TÙY VIÊN QUÂN SỰ NHẬT TẠI HÀ NỘI 1984 MASANONI: SAU “LÃO SƠN” VÀ “GẠC MA”-QUÂN ĐỘI VIỆT NAM “ XUỐNG HẠNG” TẠI CHÂU Á?

Tài liệu nghiên cứu giảng dạy dành cho sinh viên sĩ quan của Tự vệ đội, Cục Phòng vệ Nhật Bản

Nghiên cứu viên Nakamura Masanori, 

Tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội giai đoạn 1984


Trận chiến Lão Sơn, (Các cao điểm tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy trong đó có cao điểm 1509), được xem là trận chiến đẫm máu, khốc liệt nhất trong vùng Á Châu gần đây nhất. Cuộc chiến nổ ra tại một số căn cứ quân sự của Việt Nam tại điểm cao 1509 và điểm cao 1250, hai cao điểm này nằm dọc theo biên giới Việt Trung mà phía Trung Quốc gọi là Lão Sơn và Giả Âm Sơn. Để chiếm được 2 cao điểm này Giải phóng quân Trung Quốc đã tạo ra một cuộc xung đột võ trang với quy mô lớn. Lịch sử quân sự Trung Quốc gọi cuộc chiến chiếm 2 điểm cao này là Chiến dịch Lưỡng Sơn.
Trận chiến Lão Sơn bắt đầu vào ngày 2 tháng 4 năm 1984 khởi màn bằng trận tấn công tổng lực bằng pháo binh vào căn cứ quân sự của quân đội Việt Nam.
Cuộc giao tranh quân sự giữa quân đội hai nước Việt Nam và Trung Quốc chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ 2 tháng 4 đến 15 tháng 4 năm 1984
Giai đoạn 2: Từ 2 tháng 6 đến 10 tháng 7 năm 1984
Giai đoạn 3: Từ 12 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7 năm 1984
Trận chiến kết thúc vào ngày 14 tháng 7 năm 1984 bằng một trận đánh cảm tử của các binh sĩ Việt Nam. Phía Trung Quốc đã phản công bằng pháo binh và hỏa lực mạnh để tử thủ Lão Sơn. Sau trận chiến này, với số thương vong quá lớn, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn bỏ cuộc. Lãnh thổ Việt Nam đã mất vùng Núi Đất (Lão Sơn) vào tay Trung Quốc từ đó.

Quá trình giao tranh
Ngày 2 tháng 4 năm 1984 quân đội Trung Quốc bắt đầu pháo kích đại quy mô vào các cao điểm xung quanh 1509 của Việt Nam, mở đầu cho trận giao tranh. Cuộc pháo kích kéo dài 26 ngày cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1984.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

70 năm hải quân Trung Quốc, có gì ngoài sự hèn hạ?; Gạc Ma và quyết định “không nổ súng”


Bởi
 AdminTD
 -

22-4-2019

Lê Đức Anh. Ảnh: internet

Người làm tướng có 8000 lý do để ra lệnh cho lính không nổ súng trên chiến trường, không nhất thiết vì ông phản bội đồng đội của mình. Biết đâu đấy, cũng có thể ông không muốn lính mình… chết nhiều hơn.
Ở Gạc Ma hơn 30 năm trước, Việt Nam chỉ có những anh lính công binh với vật liệu xây dựng và vũ khí hạng nhẹ, trong khi tình hình thế giới ở thời điểm đó khiến China nhận thấy, nếu đánh một trận nhỏ, giết vài chục mạng người, cướp một hai hòn đào thì… cũng không ai để ý. Họ đã điều tàu chiến với súng máy và đại bác. Những người lính công bính ấy nổ súng phản công thì cũng chết, không nổ súng thì cũng chết.
Có thể, chỉ huy của họ khi đó ngồi ở Hà Nội mong rằng “không nổ súng” thì tốt hơn cho lính của mình.
Ngay cả khi phán đoán ấy là đúng thì vấn đề là người làm tướng phải sòng phẳng với quyết định của mình.

NHÀ BÁO TRUNG QUỐC TRIỆU LINH NGA: VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM CĂM THÙ TRUNG QUỐC?

Không có mô tả ảnh.
          Nhà báo TQ Triệu Linh Nga vạch rõ: 
          Trong 4 nước đã từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ  nhưng người Việt Nam chỉ ác cảm và căm thù với TQ. 
Không có mô tả ảnh.
          Nguyên nhân vì các nước khác không có âm mưu xóa sổ và đồng hoá Việt Nam. Trong khi đó, từ xa xưa Trung Quốc đã âm mưu đồng hoá người Việt, xoá sổ nước VN trên bản đồ Thế giới.
          Nhà báo Triệu Linh Nga nêu rõ: phân tích rạch ròi vấn đề này không phải khoét sâu mâu thuẫn, thù hằn giữa hai dân tộc mà để nhân dân hai nước nhận thức được nguyên do ngõ hầu tránh những cuộc chiến tranh, xung đột có thể xảy ra.
          Người Trung Quốc cần bỏ đi tư tưởng tự cho mình là trung tâm của Thế giới, coi các dân tộc khác chỉ là chư hầu man di mọi rợ; người Trung Quốc phải bỏ đi tư tưởng đại Hán ăn trên ngồi chốc các dân tộc khác. Chỉ khi đó các dân tộc khác sẽ không xem TQ là kẻ thù…
Không có mô tả ảnh.

Kết quả hình ảnh cho Một vành đai một con đường
          FB Tuấn Mai SG

TOÀN CẢNH MẶT TRẬN VỊ XUYÊN CÁCH ĐÂY 35 NĂM (1984-1989)




 


Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
          Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.
          Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18 km cũng bị bắn phá.
          5 giờ sáng 28/4/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984, Trung Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400, 226, 233.
          Trung đoàn 122 Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi xuống các vị trí thấp hơn để tiếp tục chiến đấu. Ngày 30/4/1985, trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm điểm tựa 1250 (Nú iBạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ.
   Tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, 
Nguyên Phó Tư lệnh QK 2 và P.V.Đ
                             ( Ảnh chụp tháng 9/2015; ông qua đời 10/2015)
Ngày 15/5/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở phía đông sông Lô, chiếm khu vực Pa Hán, điểm tựa 1030 do Trung đoàn 266 Sư đoàn 313 bảo vệ.

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Cái giá cho sự độc đoán của Tập Cận Bình

Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Minxin Pei, “The Closing of the Chinese Mind”, Project Syndicate,16/04/2019.
Biên dịch: Phan Nguyên
Lou Jiwei (Lâu Kế Vĩ) có thể không phải là một cái tên quen thuộc ở phương Tây, nhưng cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc này rất nổi tiếng và được kính trọng trong giới tài chính và các nhà hoạch định chính sách kinh tế. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố cho thôi chức chủ tịch quỹ an sinh xã hội quốc gia của ông Lou. Động thái này phản ánh một sự thay đổi trong cách tiếp cận của lãnh đạo Trung Quốc đối với quản trị có khả năng gây ra những tác động sâu sắc tới tương lai đất nước.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Có được bao nhiêu người để có thể gọi họ là nhà văn, là nhà nghệ sĩ?

  •   THẠCH QUỲ - PHAN THẮNG
  • Thứ sáu, 12 Tháng 4 2019 09:46
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ

Nhà thơ Thạch Quỳ                 Nguồn: WWW.lethieunhon.vn
 Lời tòa soạn: Nhận thức về xã hội luôn là công việc của giới văn nghệ sĩ, trí thức. Nhận thức đúng sẽ có tình cảm đúng, ứng xử và hành động đúng. Và các chính khách/đảng, các nhà quản trị xã hội cũng rất cần biết nhận thức về xã hội và thái độ của giới trí thức, văn nghệ sĩ để điều chỉnh nhận thức và các chính sách của mình.
Với hy vọng đóng góp, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi giữa nhà báo Phan Văn Thắng với nhà thơ Thạch Quỳ cùng bạn đọc.
Phan Văn Thắng: Chào nhà thơ Thạch Quỳ. Tôi vừa đọc trên facebook của anh và rất quan tâm đến stt của anh khảo sát về trạng thái tình cảm của người Việt Nam ta hiện nay. Nguyên văn là:
“Theo bạn thì trạng thái tình cảm nào là đang phổ biến nhất và đang ám ảnh nhất trong mỗi con người Việt Nam hiện nay:
- Kính phục
- Yêu mến
- Ghét bỏ
- Lo lắng
- Sợ hãi
Trạng thái tình cảm nào nổi bật nhất, phổ biến nhất, có số lượng người đông nhất? (Yêu cầu chỉ nói một cái thôi)!”
Tôi nghĩ đây là một khảo sát xã hội học thú vị. và tôi cũng xin phép bắt đầu cuộc trò chuyện với anh bằng nội dung anh test bạn đọc.
Trong 5 trạng thái tình cảm nói trên, anh sẽ chọn “bấm nút” nào?
Thạch Quỳ: Trước hết, tôi phải nói rõ hơn tí chút về câu hỏi này. Tôi hỏi bạn đọc để biết tình cảm của người Việt Nam ta hiện nay cái gì là nổi bật nhất, phổ biến nhất trong 5 trạng thái nêu trên. Chữ tình cảm mà tôi dùng ở đây là để chỉ trạng thái tình cảm của con người đối với cuộc sống hôm nay, kể cả tình cảm riêng tư và  tình cảm trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội. Tôi chỉ muốn biết về nỗi vui buồn có thật ở trong lòng người, tức là muốn biết đời sống tình thần, tình cảm của mọi người ra sao, chứ không phải hỏi về tình cảm của nhân dân đối với một đối tượng cụ thể nào. Ta thống nhất với nhau như vậy để khỏi có sự hiểu nhầm.

VN xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh do dùng thuốc tuỳ tiện

 

- Việt Nam đã xuất hiện vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh kể cả loại mạnh nhất, bệnh nhân chỉ còn cách để cơ thể tự chống đỡ.

Bác sĩ bất lực, bệnh nhân nằm chờ
Bên lề khóa đào tạo nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm kháng kháng sinh vừa diễn ra, PGS.TS Đoàn Mai Phương, nguyên trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, vi khuẩn kháng kháng sinh hiện là mối quan tâm của cả thế giới khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc, tại một số nước thậm chí không thể kiểm soát.
Trong hơn 5 năm (từ 1983 - 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay, không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
VN xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh do dùng thuốc tuỳ tiện
Bản đồ về tình trạng kháng kháng sinh trên toàn thế giới đến năm 2050, với khoảng 10 triệu người tử vong
Hiện tại, mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 tử vong do kháng thuốc. Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Số phận tù binh Quốc Dân Đảng sau thời nội chiến ở Trung Quốc


Trong thời kỳ nội chiến giữa hai phe Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân Đảng, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, và sử dụng những chiến thuật phi nhân đạo như “dùng dân thường làm lá chắn“, rốt cuộc ĐCSTQ cũng dành được thắng lợi về phần mình. Sau khi nắm được chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã khởi động chiến dịch “trừ phiến loạn” để tiêu diệt lực lượng còn sót lại của Quốc Dân Đảng tại Đại Lục. 
Tranh vẽ minh họa thời nội chiến giữa ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng.
Tranh vẽ minh họa thời nội chiến giữa ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng.
Theo hồi ký của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tần Cơ Vĩ, cũng là tướng từng tham gia vào chiến dịch “trừ phiến loạn”, đối với các tù binh Quốc Dân Đảng, “trừ các chỉ huy có cấp Đoàn và Doanh sẽ bị giữ lại để thẩm vấn, còn cấp Liên trở xuống đều bị xử lý. Lúc đầu còn đưa một bộ phận “hàng binh” bổ sung vào đội ngũ, nhưng về sau việc cung ứng hậu cần phức tạp, các liên đội đều đem tù binh ra xử lý hàng loạt. Cách thông thường nhất là trong đêm tối đưa ra bãi sông hoặc lên núi cho đào rãnh rồi dùng lê đâm chết, chôn ngay xuống các hố vừa đào xong.”

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2019

6 ngôi chùa nổi tiếng tại Việt Nam bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc

0
2

(Báo Tinh Hoa) – Ngày 25/04/1882 quân phú đĩ Pháp tấn công thành Thăng Long Hà Nội, chúng ta mất Hà Nội vì vũ khí thô sơ, Tổng đốc Hoàng Diệu thảo tờ biểu tạ tội rồi lấy khăn bịt mắt tự vẫn, Hà Nội rơi vào tay Pháp. Việc đầu tiên khi mà lũ chúng nó thôn tính đc An Nam đó chính là việc chúng vơ vét đi của Việt Nam ta 228 viên kim cương, 226 món nữ trang có nạm kim cương, 271 đồ bằng vàng trong cung Từ Dũ và tại các đền, tôn miếu thờ… của người Việt Nam.

Hình ảnh thực dân Pháp cùng các cha xứ phá hủy Đền-Chùa tại Việt Nam thay vào đó là tượng giê-su
Chưa kể hàng vạn các thỏi bạc, vàng từ nhà Nguyễn đã bị lũ chúng nó cướp trắng mang về nước Pháp, hiện tại vẫn còn một số đồ mang dấu ấn An Nam được trưng bày tại 1 số bảo tàng Pháp, đó là minh chứng sâu sắc của lũ cướp cạn vô liêm sĩ mà luôn vỗ ngực tự cho chúng là “văn minh” là “thượng đẳng”.

Nên làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 60 tỷ USD theo phương án nào?

 16/04/2019    05:08 GMT+7


Hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau về kết quả nghiên cứu phương án đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đặc biệt là việc xác định giai đoạn đầu tư dự án.

Sau một thời gian nghiên cứu, Bộ GTVT đã trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài hơn 1.500km đi qua 20 tỉnh, thành có đường sắt đôi khổ ray 1.435mm, tổng mức đầu tư 1,34 triệu tỷ đồng (tương đương 58,71 tỷ USD). Tốc độ thiết kế tàu chạy 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h, chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 dự kiến năm 2020-3032 (tổng vốn 24,7 tỷ USD), giai đoạn 2 dự kiến năm 2032-2050 (tổng vốn 34 tỷ USD).
Trong đó, ngân sách bỏ ra 80% tổng vốn đầu tư hạ tầng, kêu gọi tư nhân đầu tư bằng 20% tổng vốn vào đầu máy toa xe và nhà ga để khai thác thu hồi vốn. 
Nên làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 60 tỷ USD theo phương án nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ có tốc độ tàu chạy 320 km/h

Trong phân kỳ đầu tư, Bộ GTVT đề xuất 2 phương án. Nếu phân kỳ theo chiều ngang: Giai đoạn 1 sẽ đầu tư hoàn thiện, vận hành khai thác đoạn tuyến Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM; giai đoạn 2 đầu tư kết nối đoạn Vinh - Nha Trang. Bộ GTVT lựa chọn phương án này.