Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

" GIẤC MƠ TRUNG HOA" LỊM DẦN; BẮC KINH ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN: MỞ CỬA HAY ĐÌNH TRỆ...

Giấc mơ Trung Hoa chết dần, Bắc Kinh phải lựa chọn: mở cửa hoặc đình trệ

0:00/0:00
Báo nói Dân trí

Dân trí "Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Quốc thay đổi hướng đi, và Bắc Kinh chắc chắn đang ở về thế yếu hơn trong cuộc đàm phán: về công nghệ, họ vẫn chậm hơn Mỹ ít nhất 10 năm và không có kỹ năng chuyên sâu để sản xuất hàng hóa cao cấp", đây là quan điểm của chuyên gia Graeme Maxton đăng trên từ South China Morning Post. 
>>Đâu là lợi thế giúp Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong ngành công nghiệp đất hiếm 
>>"Thương chiến" Mỹ - Trung đang định hình cuộc chiến tranh lạnh toàn diện 
>>Trung Quốc còn đòn hiểm nào để giáng trả ông Trump?

Giấc mơ Trung Hoa chết dần, Bắc Kinh phải lựa chọn: mở cửa hoặc đình trệ - 1
Giấc mơ Trung Hoa khó để trở thành hiện thực. Ảnh: Reuters
Trong nhiều thập kỷ, con đường phát triển của Trung Quốc có vẻ đã rất rõ ràng. Quản lý Nhà nước về các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với mức độ tự do hóa thị trường nhất định đã khiến chúng ta dễ dàng hình dung rằng quốc gia này sẽ sớm có lại vinh quang siêu cường.

SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 2)


                                                     Phạm Viết Đào.

Bài liên quan:
Không có mô tả ảnh.
Vai trò của Trung Quốc với cuộc chiến tranh Việt-Mỹ

           Hiện nay, rất nhiều các tài liệu đã công bố đề cập tới sự tác động và can thiệp của Trung Quốc sâu vào cuộc chiến tranh Việt-Mỹ: Khi Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá ra miền bắc, cả triệu dân Bắc Kinh xuống đường, hô vang khẩu hiệu: “800 trăm triệu dân Trung Quốc là hậu phương vững mạnh của nhân dân Việt Nam”; Song song với khẩu hiệu này, Trung Quốc lại đưa thêm một khẩu hiệu khác: “Mi không đụng đến ta thì ta không động đến mi”
Mặc dù, Mỹ chưa làm gì đụng tới Trung Quốc, thế nhưng, do được thỏa thuận với miền bắc Việt Nam, Trung Quốc đã đưa vào miền bắc Việt Nam có giai đoạn 32 vạn quân. Trong tác phẩm “Trung Quốc lâm chiến”- Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam:

Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Cộng bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiễn địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Cộng điều khiển các giàn hỏa tiễn phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Cộng giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Nội dung này cũng phù hợp với con số do hãng tin Reuter loan đi ngày 16 tháng Năm, 1989 dựa theo tin của China News Service “Hãng tin bán chính thức của Trung Quốc trong một thông báo được theo dõi tại Hong Kong cho biết Trung Cộng đã gởi 320 ngàn quân sang Việt Nam trong thập niên 1960”.

Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc

Thứ Ba, ngày 11/6/2019 - 05:10

Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc
(PL)- Lịch sử thực sự rất rõ ràng và đơn giản: Biển Đông chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
Philippines đã đưa ra cảnh báo cho Trung Quốc (TQ) trước những hành động gia tăng triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là quyền hợp pháp của TQ để xây dựng cơ sở quốc phòng nhằm chống lại các mối đe dọa trong khu vực.
Trung Quốc thừa nhận triển khai quân đội trên biển Đông
Bắc Kinh đã thừa nhận triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Trước những chỉ trích của các nước trong khu vực, TQ tuyên bố sẽ bảo vệ những gì họ xem là lãnh thổ của đất nước, tờ DailyExpress đưa tin. Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa còn cho biết khu vực này nằm trong quyền xây dựng cơ sở quốc phòng của Bắc Kinh.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

TỔNG LÃNH SỰ VN TẠI SAN FRANCISCO VƯƠNG HẢI NAM CHẾT VÌ "BẠO BỆNH" HAY BỊ HOA NAM TÌNH BÁO THANH TOÁN DO "TRỞ CỜ"?


Ông Tổng Lãnh sự csVN tại San Francisco VƯƠNG HẢI NAM phát biểu tại đêm 15-2-2015
tổ chức Mừng Xuân Dân tộc và Tết Nguyên đán tại San Francisco, Hoa Kỳ. Ông bị gọi về Hà Nội họp
và được công bố "Chết vì Bạo Bệnh" ly1c 7:00AM sáng Thứ Ba 25-8-2015 tại Hà Nội.

VietPress USA (28-8-2015): Đương kim Tổng Lãnh Sự csVN tại San Francisco là ông Vương Hải Nam được lệnh triệu hồi về Hà Nội để họp khẩn và sau đó 1 tuần thì ông được công bố là đột ngột từ trần vì “bạo bệnh” vào hồi 7:00am giờ Việt Nam sáng Thứ Ba 25-8-2015 tại Hà Nội. Ông là viên chức ngoại giao đầu tiên của csVN tại Hoa Kỳ bị chết trong lúc đang tại chức.

Một thông báo “Tin Buồn” được phổ biến dười hàng tựa rất nhỏ trên trang Website của Tổng lãnh sự quán csVN tại San Francisco ở Link sau đây cho biết thi thể của ông TLS Vương Hải Nam được tổ chức an táng ngày hôm nay Thứ Sáu 28-8-2015 vào lúc 7:00AM đến 8:45AM giờ Việt Nam tại Nhà Tang lễ Bệnh viện 108 Trần Thánh Tông, Hà Nội (http://www.vietnamconsulate-sf.org/tin-tuc/hoat-dong-noi-bat/72D619_tin_buon.aspx ).

“TIN BUỒN” được phổ biến lúc 13:59GMT+7 ngày Thứ Tư 26-8-2015 ghi nội dung sơ sài như sau:
“Ngài Vương Hải Nam, sinh ngày 04/9/1962, Chuyên viên cao cấp, Đại sứ, nguyên Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại New Zealand, hiện là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, do mắc bệnh hiểm nghèo, đã từ trần hồi 7:00 A.M ngày 25/8/2015.
Lễ viếng được tổ chức từ 7:00 AM đến 8:45 AM ngày thứ Sáu, 28/8/2015 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 108 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam.
Lễ truy điệu: 8:45 A.M cùng ngày
An táng tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco mở Sổ tang vào ngày 27/8/2015, từ 1:00 P.M đến 5:00 P.M tại 1700 California Street, Suite 430, San Francisco, CA 94109
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin thông báo và trân trọng cảm ơn./”

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Ý KIẾN CỦA BLOG-FB PHẠM VIẾT ĐÀO: SỰ THẬT VIỆC SỬ DUNG "BOM BAY CBU" CỦA MỸ TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN...


                                                    Phạm Viết Đào.



Sau khi đưa loạt bài trên lên mạng, được dư luận cộng đồng chú ý, phản ứng tích cực. Qua tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhất là các CCB đã trực tiếp chiến đấu, có thể tạm lọc ra đây một số ý kiến:
Nhóm ý kiến 1: Thiên về ý cho rằng, tại chiến trường Vị Xuyên, vũ khí Liên Xô vẫn là vũ khí chủ yếu giúp bộ đội ta bảo vệ biên giới, đánh bại quân Trung Quốc, gây cho chúng nhiều đòn đau.
Nhóm ý kiến này không tin CBU ( bom bay) loại vũ khí sát thương này của Mỹ đốt hủy ôxy, khi 1 quả bom nổ có khả năng đốt hết  ôxy trong một diện tích khoảng 4 km2. Đây là loại vũ khí phải sử dụng không quân, chí ít phải bằng trực thăng. Tại chiến trường Vị Xuyên ta chưa sử dụng không quân.
Nhóm ý kiến thứ 2: Xác nhận thông tin trong bài điều tra của Phạm Viết Đào là đúng: nhờ sáng kiến của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, bom bay CBU của Mỹ được cải tiến để có thể phóng đi bằng đường ray…
Tại chiến trường Vị Xuyên, quân ta không chỉ sử dụng bom bay CBU mà còn sử dụng tên lửa DKB của Mỹ, loại tên lửa này mang đầu đạn có tính năng giống như CBU, thiêu đốt ôxy. Chỉ bằng loại vũ khí này mới có khả năng tiêu diệt quân địch ẩn nấp trong các công sự kiên cố.
Bom bay CBU thứ đặc trị biển người Trung Quốc...

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 1)


Phạm Viết Đào.
Không có mô tả ảnh.

Hiện nay trong các văn kiện lớn, những dịp quốc lễ, tiếp đãi ngoại giao, phía Việt Nam thường vẫn nhắc tới sự viện trợ giúp đỡ của Trung Quốc trong 2 cuộc chiến tranh; Tụng ca những sự giúp đỡ, viện trợ đó của Trung Quốc như là một trong những nhân tố cấu thành không thể thiếu giúp Việt Nam dành thắng lợi nọ kia…

Bất cứ dịp nào khi nói về 2 cuộc chiến tranh kể cả khi có mặt quan khách Trung Quốc và khi không có mặt, cả khi mà 2 bên dàn quân đội đánh nhau chí tử, phía Việt Nam lại cũng phải giơ cái tấm “hoành phi” thối tha này ra để chứng tỏ rằng: mình rất biết điều, rất hữu hảo với Trung Quốc. Rằng Trung Quốc từng rất tốt, hữu nghị với Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh khi thăm chiến trường Vị Xuyên vào năm 1987, thời điểm mà 2 bên đang đánh nhau quyết liệt, những cuộc đụng độ cấp sư đoàn, thế nhưng vị này đã huấn thị cho tướng lĩnh và bộ đội mặt trận Vị Xuyên:” Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. “Họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung…” ( Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)

Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Góc trái: Cao điểm 772 ( Đồi thịt băm); Góc phải Cao điểm 685 ( Lò vôi thế kỷ)-Nơi xảy ra ác chiến giữa bộ đội ta và quân Trung Quốc trong chiến dịch MB 84 ( 12/7/1984)

Mặc dù Trung Quốc tập trung khoảng 60 vạn quân vào một giải đất nhỏ hẹp Vị Xuyên chiều dài quãng 20 km, có chỗ quân Trung Quốc lấn sâu vào đất Việt Nam tới 5 km mà vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh thời điểm đó vẫn cứ làm công tác tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ tại đây, chiến trường đã có khoảng 5000 cán bộ đã ngã xuống:” Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…”

(Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-trung-quoc-va-bien-dong-219675.html)

Không có mô tả ảnh.

Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?

Nguyễn Ngọc Chu

Chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết thành công vấn đề hợp tác với Hải quân Mỹ. Lúc đó ngư dân Việt Nam mới không còn bị Hải quân Trung quốc xua đuổi và đâm chìm trên biển Việt Nam nữa.
MUỐN HÒA BÌNH TRÊN BIỂN NHẤT THIẾT PHẢI CÓ LỰC LƯỢNG QUỐC TẾ

I. CÁC KẾ SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG NAM Á
1. Phải nhận thức cho đúng rằng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc chiến tranh thực sự trên Biển Đông Nam Á. Đó là cuộc chiến tranh không tiếng súng chiếm Đông Hoàng Sa năm 1956. Đó là cuộc chiến tranh súng đạn chiếm Tây Hoàng Sa năm 1974 và bảy đảo chìm nổi ở Trường Sa năm 1988.
Sau Gạc Ma 1988, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc chiến tranh không cần tiếng súng mà có thể chiếm trọn Biển Đông Nam Á .Không nhận thức đúng sẽ không có chiến lược đối phó đúng.
2. Một kế sách nòng cốt của Trung Quốc để chiếm trọn Biển Đông Nam Á là đàm phán song phương.
Với kế sách song phương, Trung Quốc loại bỏ cộng đồng quốc tế – là các quốc gia không có biển thuộc Biển Đông Nam Á ra khỏi vấn đề Biển Đông Nam Á.
Với kế sách đàm phán song phương, Trung Quốc tách các quốc gia Đông Nam Á ra thành từng đối thủ riêng rẽ, đè nát từng đối thủ một.
Tin vào chính sách song phương rồi tiến hành đàm phán song phương là dâng biển nước mình cho Trung Quốc.
3. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 2 của Trung Quốc là dùng Hải Quân Trung Quốc xua đuổi các tàu thuyền và tàu đánh cá của ngư dân các nước khỏi vùng biển quốc tế và khỏi cả chính vùng biển trong lãnh hải của họ.
Để làm việc này, Trung Quốc sử dụng lực lượng Hải quân Trung Quốc, bao gồm dùng hàng chục chiến hạm, hàng trăm tàu cảnh sát biển, và hàng ngàn tàu quân sự trá hình ngư dân đánh cá.
4. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 3 của Trung Quốc là huy động hàng chục vạn tàu cá của ngư dân Trung Quốc chiếm lĩnh không chỉ vùng biển quốc tế mà hoạt động đánh bắt thường xuyên và sâu trong lãnh hải các quốc gia chung Biển Đông Nam Á.
5. Kế sách chìa khóa cốt lõi thứ 4 của Trung Quốc là thường xuyên thực thi chính sách cấm bắt đánh cá và đi lại trên Biển Đông Nam Á. Dùng lực lượng Hải quân và cảnh sát biển để thực thi , biến Biển Đông Nam Á thành biển riêng của Trung Quốc.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Trèo lên luật pháp đái xuống đầu nhân dân

12-6-2019
Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xử tập đoàn Vũ nhôm và 4 cán bộ cao cấp Bộ Công an, thẩm phán Nguyễn Vinh Quang đã thẳng thắn bác bỏ lập luận lòng vòng của các bị cáo. Ông nói, hoạt động tình báo phải tuân thủ pháp luật, rằng “đặc thù đặc biệt gì cũng không được trèo lên luật pháp”.
Tại phiên tòa này, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ các hoạt động, từ việc lập công ty bình phong cũng như tướng tình báo góp vốn vào công ty đó, việc ký các văn bản bảo kê cho Vũ nhôm thâu tóm công sản đến cái gọi là “nghiệp vụ tình báo” xung quanh đường dây này đều vi phạm pháp luật.
Những người trèo lên luật pháp trong vụ này không phải là các cán bộ bình thường mà là 1 thượng tướng, 2 trung tướng, 1 đại tá và 1 thượng tá. Trong đó, thượng tướng Trần Việt Tân từng là Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Thứ trưởng Bộ Công an, trung tướng Bùi Văn Thành từng là Thứ trưởng Bộ Công an. Họ nắm nhiều bí mật quốc gia, những bí mật mà ngay cả Bộ Chính trị và Chính phủ cũng không phải ai cũng được phép biết. Trèo lên luật pháp, họ không chỉ đái xuống đầu nhân dân mà còn đái xuống đầu Đảng và Nhà nước.
Lôi một tập đoàn siêu quyền lực như thế này ra ánh sáng để đưa ra xét xử công khai trước tòa án, là lần đầu tiên trong lịch sử kể từ sau năm 1945. Đừng nghĩ hễ có chức vụ cao nhất nước thì có thể làm được việc này. Dù ở vị trí nào mà không mưu trí, không dũng cảm và nhất là không trong sạch thì không thể làm được.
Có một chi tiết rất đáng lưu ý: Trong khi bị cáo Trần Việt Tân đổ lỗi cho cấp dưới thì bị cáo Bùi Văn Thành lại khẳng định sở dĩ bị cáo ký các văn bản bảo kê cho Vũ nhôm là “thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên chứ không phải do bị cáo tự ý” (theo Thanh Niên, 12-6).
Cấp trên của Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành là ai? Dù là ai, dù còn sống hay đã chết thì cũng phải đưa cái ông cấp trên thứ trưởng này ra ánh sáng. Nếu không thì việc trèo lên luật pháp đái xuống đầu nhân dân vẫn chưa thể nói là được ngăn chặn triệt để qua vụ án này.
Bình Luận từ Facebook

Trần Trung Đạo : Chu Kỳ Thù Hận Việt-Trung-Miên.

Khi nhắc đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Cộng, giới lãnh đạo CSVN thường nhấn mạnh đến 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do Giang Trạch Dân thay mặt lãnh đạo Trung Cộng tặng Lê Khả Phiêu, đại diện giới lãnh đạo CSVN đầu năm 1999 nhưng không hề nhắc đến 12 lời nguyền rủa “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” do Đặng Tiểu Bình, thay mặt Trung Cộng tặng CSVN vào cuối năm 1978 trong chuyến đi thăm các quốc gia Đông Nam Á của y.


Gọi là lời nguyền rủa vì họ Đặng không viết ra để gởi Bộ Chính trị đảng CSVN qua đường ngoại giao mà do chính giọng Tứ Xuyên của y phát biểu trên đài truyền hình cho nhân dân Đông Nam Á và thế giới cùng nghe.

* Lý do nguyền rủa

Phải công tâm mà nói, mặc dù dùng chữ “Việt Nam” họ Đặng nhắm vào đảng CSVN chứ không hàm ý dân tộc Việt Nam hay nhân dân Việt Nam. Và cũng công tâm mà nói, sau khi tìm hiểu kỹ mối quan hệ giữa hai đảng CS, việc Đặng Tiểu Bình rủa đảng CSVN là “côn đồ” không phải là quá đáng.

Tổng thống Trump: Trung Quốc đã ‘ăn tươi nuốt sống chúng ta’ dưới thời Obama

07:26, 12 Jun 2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump được nhìn nhận là người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc hơn người tiền nhiệm Barack Obama (Ảnh: Jim Lo Scalzo - Pool/Getty Images/Olivier Douliery-Pool/Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump được nhìn nhận là người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc hơn người tiền nhiệm Barack Obama (Ảnh: Jim Lo Scalzo - Pool/Getty Images/Olivier Douliery-Pool/Getty Images)
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (11/6) nói rằng ông đang nắm giữ thế chủ động trong việc thương thảo một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và không có hứng thú thúc đẩy việc này trừ khi Bắc Kinh phải đồng ý với 4 hoặc 5 “yêu cầu chính”, theo Reuters.
“Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh lớn và ngay bây giờ Trung Quốc rất muốn thực hiện một thỏa thuận”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Lúc này đây, tôi đang nắm giữ thỏa thuận. Và chúng tôi sẽ làm rất nhiều việc với Trung Quốc hoặc không thực hiện một thỏa thuận nào cả”.

TREO CỔ NGAY THẰNG KÝ VAY VÀ MỜI TÀU KHỰA VÀO XÂY ĐƯỜNG SẮT CÁT LINH-HÀ ĐÔNG ĐỂ LÀM BẢO TÀNG-ĐÀI TƯỞNG NIỆM TÀU...

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Một "bảo tàng" về kinh nghiệm thất bại

VOV.VN -Đường sắt Cát Linh – Hà Đông với mức đầu tư khủng nhưng liên tục lỡ hẹn thời gian vận hành. Có nên coi đây là một bảo tàng kinh nghiệm thất bại?
Liên tục đưa ra lời hứa rồi lại lỗi hẹn vận hành, giờ đây, người dân đã thực sự thấy mệt mỏi với "công trình thế kỷ" nằm chềnh ềnh như một cái gai trước mắt hàng triệu người dân Thủ đô và có dịp về Thủ đô. Từ khi khởi công xây dựng đến nay, công trình này đã gây biết bao phiền toái, bàn luận, nó trở thành "biểu tượng" cho rất nhiều thiếu sót, hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn vay phát triển hạ tầng.
duong sat cat linh – ha dong: mot "bao tang" ve kinh nghiem that bai hinh 1
Dự án vốn ban đầu là hơn 8700 tỷ đồng, đến năm 2016 điều chỉnh nâng lên 18.000 tỷ đồng. Dự kiến dự án đi vào vận hành vào năm 2013. Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn chưa đưa vào vận hành thương mại. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời trước Quốc hội hôm 5/6 vừa qua cho biết: hiện dự án đã hoàn thành 99% hạng mục, còn 1% là một số hạng mục nhỏ về công tác xây lắp, đặc biệt là phải chứng minh được an toàn hệ thống.

VƯƠNG HỘ NINH, QUÂN SƯ 3 TRIỀU ĐANG ĐẨY TẬP CẬN BÌNH VÀO CUỘC CHIẾN " MỘT MẤT, MỘT CÒN"...



Tập Cận Bình đổi giọng gọi Trump là bạn, nhưng lời phát biểu này lại bị Vương Hộ Ninh phong tỏa

Ông Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm Nga, lần đầu tiên công khai biểu đạt thái độ và gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump là “người bạn của tôi”. Nhưng những lời phát biểu này của ông Tập lại bị ông Vương Hộ Ninh – người nắm giữ truyền thông trong tay phong tỏa.

Tập Cận Bình lần đầu tiên công khai gọi ông Trump là bạn. (Ảnh: USA Today)
Lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai gọi Tổng thống Trump là bạn
Ngày 7/6, tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, ông Tập Cận Bình nói: “Mặc dù hiện tại chúng tôi và Mỹ có một số xung đột, nhưng hiện tại Mỹ và Trung Quốc đã là ‘trong bạn có tôi, trong tôi có bạn’. Tôi cũng rất khó tưởng tượng về việc Trung Quốc và Mỹ cắt đứt hoàn toàn quan hệ”.
“Tình huống đó không chỉ tôi không muốn nhìn thấy, mà bạn bè Mỹ của chúng ta cũng không muốn nhìn thấy. Bạn của tôi – Tổng thống Trump, tôi tin rằng ông ấy cũng không muốn nhìn thấy tình huống đó”.
Trước đó, Tổng thống Trump cũng nhiều lần ở các trường hợp công khai, hoặc trên các phương tiện truyền thông gọi ông Tập Cận Bình là “người bạn của tôi”.