Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

21/06/2019 07:00 - 

Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Phong trào “Hán phục vận động” ở Trung Quốc gần đây là một trào lưu người trẻ ăn mặc trang phục cổ của người Hán. Ảnh: wikipedia.


Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa?

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

CƠ CHẾ NÀO CHO CÁC NHÀ BÁO, BLOGGER, FACEBOOKER ĐƯỢC BÀY TỎ CHÍNH KIẾN


 Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho bỊT Má»’M BÁO CHÍ 
Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng.
Từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã…Cứ cuối năm cuối quý; từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…. Trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập…
Đó chính là lý do khi mà internet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp và bày tỏ chính kiến với thế giới bên ngoài thì nó trở nên cuốn hút mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín, toàn trị như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…
Bài rút từ: " VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"-

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Print Friendly, PDF & Email
Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ.
“Chiến tranh thương mại” hay “chiến tranh tổng lực”? 
Mặc dù cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra hết sức quyết liệt và sức nóng của cuộc chiến đang tăng lên từng ngày, nhưng về thực chất đây không phải là cuộc chiến thương mại đơn thuần, mà là cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện giữa hai cường quốc – một bên đã xác lập được vị trí số một, còn một bên tìm mọi cách vươn lên, soán ngôi vị bá chủ và xác lập vị trí mới do mình lãnh đạo.
Dù cả Trung Quốc và Mỹ đều tránh đề cập, nhưng trên thực tế các nhân tố giúp duy trì ổn định quan hệ Mỹ – Trung trong hơn 40 năm qua đã lung lay tận gốc. Nói cách khác, mối quan hệ Mỹ – Trung như chúng ta từng chứng kiến đang đổ vỡ từng ngày, từng giờ, nhường chỗ cho mối quan hệ mới đang định hình. Sự đổ vỡ này thể hiện trên tất các phương diện: Quan hệ chính trị, ngoại giao ngày một xấu đi; lòng tin chiến lược giữa các nhà lãnh đạo hai nước cũng không còn và thay vào đó là sự ngờ vực chiến lược. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, Trump và chính quyền Mỹ đang tìm cách quân bình cán cân thương mại, không để Trung Quốc “trục lợi” với con số thâm hụt thương mại khổng lồ lên tới gần 400 tỷ USD trong năm 2018, và kéo dài trong hàng chục năm liền.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Số phận những tôn thất nhà Trần đầu hàng quân Nguyên

  • Trần Hưng
  •  • 25.6k Lượt Xem

  • Sau khi quân Mông Cổ chinh phục khắp thế giới từ Á sang Âu, rồi nhà Nguyên được lập ra. Quân Nguyên Mông chuẩn bị lực lượng tiến xuống Đại Việt. Trước sức mạnh quân Nguyên, nhiều Hoàng thân quốc thích nhà Trần đã đầu hàng, số phận của họ sau này ra sao?
    nhà Trần
    Nhà Trần có những người quyết chống giặc đến cùng để bảo vệ Giang Sơn, cũng có kẻ sợ hãi đầu hàng giặc. (Tranh minh họa của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” – Sử dụng dưới sự đồng ý của tác giả)

    Trần Di Ái: Chú vua Trần Thánh Tông

    Năm 1281, hoàng đế nhà Nguyên đòi vua Trần Nhân Tông phải sang chầu, vua Trần lấy cớ khước từ không sang, hoàng đế Nguyên gửi thư nói: “Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo mỗi hạng 2 người “.

    Thủ tướng yêu cầu tổng kiểm kê đất đai trên cả nước

  • Minh Long
  •  • 1.6k Lượt Xem
    Thời điểm triển khai thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện từ ngày 1/8/2019. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2019 được tính đến ngày 31/12/2019.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: chinhphu.vn)
    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 15 về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
    Theo đó, Bộ TN&MT và các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên phạm vi cả nước, nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021 – 2030 và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Hồi ký Nguyên Ngọc: Hoà bình khó nhọc (2)

    Nguyên Ngọc
    (Xem phần (1) ở đây. Và ở đây, hoặc ở đây).

    Tố Hữu vừa bước vào phòng họp hội nghị đảng viên, liền nắm lấy chùm râu Nguyên Hồng hỏi:
    – Râu thật hay giả?
    Hay là ông ta vẫn chưa chịu quên được câu tuyên bố thẳng thắn ngang tàng của Nguyên Hồng mấy chục năm trước?
    Hội nghị đảng viên họp ở 51 Trần Hưng Đạo, vẫn trong cái căn phòng lát gỗ lịch sử ấy. Phòng họp có một cái bục gỗ.
    Tố Hữu bước tới bục, đứng một lúc, rồi bắt đầu nói. Câu đầu tiên:
    – Cái bục này đối với tôi là hơi cao đấy. Đối với anh Nguyên Ngọc, chắc còn cao hơn.
    Vậy là tôi hiểu rồi.
    Ông nói khoảng ba giờ liền. Tôi không nhớ hết. Đại ý bản Đề dẫn bị phê phán kịch liệt. Nó chệch hướng. Nó có mùi vị tự do tư sản. Nó cổ vũ cho tư tưởng cá nhân tư sản.
    – Nghe nói có người nhắc đến chuyện nhà văn tự sát bên Liên Xô. Ở đây, ai muốn, thử tự sát coi?…
    Ông nói về sự ưu việt của chủ nghĩa tập thể. Ông kể rằng ông vừa đi một chuyến Cao Bằng, đến một thôn xóm nào đó, xa lắm, gặp một anh giữ máy bơm nước hợp tác xã. Anh ấy văn hóa i tờ, kỹ thuật chẳng học hành gì, nhưng bao nhiêu năm nay cái máy vẫn chạy ngon lành. Đó là cái gì? Vì sao? Tập thể có thể làm nên những điều kỳ diệu như vậy đấy. Con người mới đâu? Đi đi, rồi sẽ thấy…
    … Hội nghị lặng như tờ. Không biết ai đó ngồi phía sau tôi, thì thào:
    – Phen này bỏ mẹ thằng Ngọc.
    Tôi cũng im lặng. Về sau Nguyễn Khải bảo: lúc đó mình nhìn thằng bạn, thấy mặt nó cứ lầm lì. Cái thằng!

    Thành lập hội đồng đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

    19/06/2019 19:56 GMT+7

    TTO - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng Khoa học y tế cấp Nhà nước để kiểm tra, đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Thành lập hội đồng đánh giá trạng thái thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 1.
    Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón hàng triệu lượt người tới viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm qua - ảnh: VIỄN SỰ
    Hội đồng có 7 thành viên người Việt Nam và 4 nhà khoa học y tế của Liên bang Nga.
    Hội đồng Khoa học y tế cấp Nhà nước về phía Việt Nam bao gồm các thành viên:
    Chủ tịch hội đồng là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh - chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, chủ tịch Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023.
    Trung tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Quyết - giám đốc Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), ủy viên Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2018 - 2023: ủy viên.

    AI ĐÃ KÉO TẬP CẬN BÌNH SUÝT NGÃ TỪ TRÊN BỤC CAO 1,6 M XUỐNG TRONG CHUYẾN THĂM NGA?

    Ý kiến chuyên gia: Người hưởng lợi từ hỗn loạn ở Hồng Kông và cảnh báo cho Tập Cận Bình



    Chủ tịch Trung Quốc Tận Cận Bình và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Getty)



    Sau thất bại tạm thời của chính quyền Hồng Kông về việc hiện thực hóa dự luật dẫn độ và hình ảnh không mấy tích cực của Trung Quốc trước thế giới trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, chuyên gia phân tích chỉ ra ai có thể là người hưởng lợi trong chính quyền Trung Quốc và cảnh báo ông Tập Cận Bình.
    Dự thảo luật dẫn độ tại Hồng Kông có thể coi là một thất bại của chính quyền Hương Cảng cũng như chính quyền Trung Quốc, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang gây sức ép không hề nhỏ lên chính thể của ông Tập Cận Bình. Trước bối cảnh đó, nhà phân tích thời sự Khải Minh (Qiming) của đài BL Daily đã đưa ra một vài quan điểm đáng lưu ý và cảnh báo ngày tàn của thể chế đã khiến Trung Quốc trở thành “kẻ xấu” trong mắt thế giới.

    Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

    " GIẤC MƠ TRUNG HOA" LỊM DẦN; BẮC KINH ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN: MỞ CỬA HAY ĐÌNH TRỆ...

    Giấc mơ Trung Hoa chết dần, Bắc Kinh phải lựa chọn: mở cửa hoặc đình trệ

    0:00/0:00
    Báo nói Dân trí

    Dân trí "Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Quốc thay đổi hướng đi, và Bắc Kinh chắc chắn đang ở về thế yếu hơn trong cuộc đàm phán: về công nghệ, họ vẫn chậm hơn Mỹ ít nhất 10 năm và không có kỹ năng chuyên sâu để sản xuất hàng hóa cao cấp", đây là quan điểm của chuyên gia Graeme Maxton đăng trên từ South China Morning Post. 
    >>Đâu là lợi thế giúp Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong ngành công nghiệp đất hiếm 
    >>"Thương chiến" Mỹ - Trung đang định hình cuộc chiến tranh lạnh toàn diện 
    >>Trung Quốc còn đòn hiểm nào để giáng trả ông Trump?

    Giấc mơ Trung Hoa chết dần, Bắc Kinh phải lựa chọn: mở cửa hoặc đình trệ - 1
    Giấc mơ Trung Hoa khó để trở thành hiện thực. Ảnh: Reuters
    Trong nhiều thập kỷ, con đường phát triển của Trung Quốc có vẻ đã rất rõ ràng. Quản lý Nhà nước về các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với mức độ tự do hóa thị trường nhất định đã khiến chúng ta dễ dàng hình dung rằng quốc gia này sẽ sớm có lại vinh quang siêu cường.

    SỰ THẬT VỀ SỰ "VIỆN TRỢ" ÁC ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC DÀNH CHO VIỆT NAM ( Phần 2)


                                                         Phạm Viết Đào.

    Bài liên quan:
    Không có mô tả ảnh.
    Vai trò của Trung Quốc với cuộc chiến tranh Việt-Mỹ

               Hiện nay, rất nhiều các tài liệu đã công bố đề cập tới sự tác động và can thiệp của Trung Quốc sâu vào cuộc chiến tranh Việt-Mỹ: Khi Mỹ mở rộng chiến tranh, dùng không quân đánh phá ra miền bắc, cả triệu dân Bắc Kinh xuống đường, hô vang khẩu hiệu: “800 trăm triệu dân Trung Quốc là hậu phương vững mạnh của nhân dân Việt Nam”; Song song với khẩu hiệu này, Trung Quốc lại đưa thêm một khẩu hiệu khác: “Mi không đụng đến ta thì ta không động đến mi”
    Mặc dù, Mỹ chưa làm gì đụng tới Trung Quốc, thế nhưng, do được thỏa thuận với miền bắc Việt Nam, Trung Quốc đã đưa vào miền bắc Việt Nam có giai đoạn 32 vạn quân. Trong tác phẩm “Trung Quốc lâm chiến”- Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam:

    Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã lần nữa can thiệp. Tháng Bảy năm 1965, Trung Cộng bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiễn địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Cộng điều khiển các giàn hỏa tiễn phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Cộng giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm gởi nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.
    Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

    Nội dung này cũng phù hợp với con số do hãng tin Reuter loan đi ngày 16 tháng Năm, 1989 dựa theo tin của China News Service “Hãng tin bán chính thức của Trung Quốc trong một thông báo được theo dõi tại Hong Kong cho biết Trung Cộng đã gởi 320 ngàn quân sang Việt Nam trong thập niên 1960”.

    Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc

    Thứ Ba, ngày 11/6/2019 - 05:10

    Biển Đông: Các nước hợp lực trước sức ép Trung Quốc
    (PL)- Lịch sử thực sự rất rõ ràng và đơn giản: Biển Đông chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
    Philippines đã đưa ra cảnh báo cho Trung Quốc (TQ) trước những hành động gia tăng triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn khẳng định đó là quyền hợp pháp của TQ để xây dựng cơ sở quốc phòng nhằm chống lại các mối đe dọa trong khu vực.
    Trung Quốc thừa nhận triển khai quân đội trên biển Đông
    Bắc Kinh đã thừa nhận triển khai quân đội và vũ khí trên các đảo nhân tạo ở biển Đông. Trước những chỉ trích của các nước trong khu vực, TQ tuyên bố sẽ bảo vệ những gì họ xem là lãnh thổ của đất nước, tờ DailyExpress đưa tin. Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa còn cho biết khu vực này nằm trong quyền xây dựng cơ sở quốc phòng của Bắc Kinh.

    Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

    TỔNG LÃNH SỰ VN TẠI SAN FRANCISCO VƯƠNG HẢI NAM CHẾT VÌ "BẠO BỆNH" HAY BỊ HOA NAM TÌNH BÁO THANH TOÁN DO "TRỞ CỜ"?


    Ông Tổng Lãnh sự csVN tại San Francisco VƯƠNG HẢI NAM phát biểu tại đêm 15-2-2015
    tổ chức Mừng Xuân Dân tộc và Tết Nguyên đán tại San Francisco, Hoa Kỳ. Ông bị gọi về Hà Nội họp
    và được công bố "Chết vì Bạo Bệnh" ly1c 7:00AM sáng Thứ Ba 25-8-2015 tại Hà Nội.

    VietPress USA (28-8-2015): Đương kim Tổng Lãnh Sự csVN tại San Francisco là ông Vương Hải Nam được lệnh triệu hồi về Hà Nội để họp khẩn và sau đó 1 tuần thì ông được công bố là đột ngột từ trần vì “bạo bệnh” vào hồi 7:00am giờ Việt Nam sáng Thứ Ba 25-8-2015 tại Hà Nội. Ông là viên chức ngoại giao đầu tiên của csVN tại Hoa Kỳ bị chết trong lúc đang tại chức.

    Một thông báo “Tin Buồn” được phổ biến dười hàng tựa rất nhỏ trên trang Website của Tổng lãnh sự quán csVN tại San Francisco ở Link sau đây cho biết thi thể của ông TLS Vương Hải Nam được tổ chức an táng ngày hôm nay Thứ Sáu 28-8-2015 vào lúc 7:00AM đến 8:45AM giờ Việt Nam tại Nhà Tang lễ Bệnh viện 108 Trần Thánh Tông, Hà Nội (http://www.vietnamconsulate-sf.org/tin-tuc/hoat-dong-noi-bat/72D619_tin_buon.aspx ).

    “TIN BUỒN” được phổ biến lúc 13:59GMT+7 ngày Thứ Tư 26-8-2015 ghi nội dung sơ sài như sau:
    “Ngài Vương Hải Nam, sinh ngày 04/9/1962, Chuyên viên cao cấp, Đại sứ, nguyên Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại New Zealand, hiện là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, do mắc bệnh hiểm nghèo, đã từ trần hồi 7:00 A.M ngày 25/8/2015.
    Lễ viếng được tổ chức từ 7:00 AM đến 8:45 AM ngày thứ Sáu, 28/8/2015 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 108 Trần Thánh Tông, Hà Nội, Việt Nam.
    Lễ truy điệu: 8:45 A.M cùng ngày
    An táng tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ
    Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco mở Sổ tang vào ngày 27/8/2015, từ 1:00 P.M đến 5:00 P.M tại 1700 California Street, Suite 430, San Francisco, CA 94109
    Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco xin thông báo và trân trọng cảm ơn./”

    Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

    Ý KIẾN CỦA BLOG-FB PHẠM VIẾT ĐÀO: SỰ THẬT VIỆC SỬ DUNG "BOM BAY CBU" CỦA MỸ TẠI CHIẾN TRƯỜNG VỊ XUYÊN...


                                                        Phạm Viết Đào.



    Sau khi đưa loạt bài trên lên mạng, được dư luận cộng đồng chú ý, phản ứng tích cực. Qua tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhất là các CCB đã trực tiếp chiến đấu, có thể tạm lọc ra đây một số ý kiến:
    Nhóm ý kiến 1: Thiên về ý cho rằng, tại chiến trường Vị Xuyên, vũ khí Liên Xô vẫn là vũ khí chủ yếu giúp bộ đội ta bảo vệ biên giới, đánh bại quân Trung Quốc, gây cho chúng nhiều đòn đau.
    Nhóm ý kiến này không tin CBU ( bom bay) loại vũ khí sát thương này của Mỹ đốt hủy ôxy, khi 1 quả bom nổ có khả năng đốt hết  ôxy trong một diện tích khoảng 4 km2. Đây là loại vũ khí phải sử dụng không quân, chí ít phải bằng trực thăng. Tại chiến trường Vị Xuyên ta chưa sử dụng không quân.
    Nhóm ý kiến thứ 2: Xác nhận thông tin trong bài điều tra của Phạm Viết Đào là đúng: nhờ sáng kiến của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, bom bay CBU của Mỹ được cải tiến để có thể phóng đi bằng đường ray…
    Tại chiến trường Vị Xuyên, quân ta không chỉ sử dụng bom bay CBU mà còn sử dụng tên lửa DKB của Mỹ, loại tên lửa này mang đầu đạn có tính năng giống như CBU, thiêu đốt ôxy. Chỉ bằng loại vũ khí này mới có khả năng tiêu diệt quân địch ẩn nấp trong các công sự kiên cố.
    Bom bay CBU thứ đặc trị biển người Trung Quốc...