Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Kiến trúc Tử Cấm Thành và những bí mật phong thủy không phải ai cũng biết


 

Tử Cấm Thành thuộc trung tâm Bắc Kinh ngày nay là cung điện của hai triều đại phong kiến Trung Quốc cuối cùng là nhà Minh và nhà Thanh. Nơi này thu hút lượng lớn du khách không chỉ nhờ kiến trúc tuyệt đẹp, mà đằng sau nó còn là nghệ thuật phong thủy lâu đời.
Kiến trúc Tử Cấm Thành và những bí mật phong thủy không phải ai cũng biết
Tử Cấm Thành nổi tiếng với nghệ thuật phong thủy lâu đời. (Ảnh: Friends Travel)
Năm 1402, Minh Thành Tổ lên ngôi Hoàng đế sau khi chiếm được Nam Kinh, sau đó dời đô về Bắc Kinh. Việc tấn công Nam Kinh và chuyển kinh thành về Bắc Kinh đều ngược hẳn với luật của tổ tiên. Do đó, khi xây dựng cung điện, ông muốn thêm nhiều yếu tố kiến trúc giúp củng cố ngai vàng.

Người phương Tây thán phục vua Gia Long: “Con người phi thường”

Về những kiến thức mà vua Gia Long Nguyễn Ánh học được từ phương Tây, chính sử trong nước không nhắc đến. Thế nhưng những ghi chép của người phương Tây khi đến Việt Nam cho thấy nhà vua là một “con người phi thường”.
Michel Đức Chaigneau con trai của Jean Baptiste Chaigneau (một người Pháp sang giúp đỡ cho Nguyễn Vương) đã viết trong Souvenirs de Hue (Hồi ký Huế) của mình, mô tả vua Gia Long là người hòa nhã, giản dị và có tài năng với những ý tưởng khoáng đạt và hào hiệp.
Cuốn hồi ký này cũng mô tả rằng:
“Trong sự tâm giao, vua Gia Long rất thích hỏi cha tôi về các trường học và những phong tục của nước Pháp”
“Vua Gia Long được công nhận là một người có khả năng nhất của vương quốc vì đã có đầy đủ trong mình những đức tính cần thiết cho một người đứng đầu nhà nước.
Lòng quả cảm và đức tính kiên trì theo đuổi tất cả những mục tiêu đúng đắn làm cho giám mục Adran và những người Pháp làm việc ở Nam Kỳ cho rằng tuyệt nhiên không có một người đứng đầu quốc gia châu Âu nào có thể thay thế được.”
Người phương Tây thán phục vua Gia Long - “Con người phi thường”
Chân dung hoàng đế Gia Long (Nguồn: ABS Travel)

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Đăng bởi: Kiên Phạm on Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018 | 22.1.18

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu.

Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders (**) – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa xã hội sụp đổ. Nguồn: Internet
Sự tương đồng về kỵ sĩ và con ngựa giải thích cho sự hấp dẫn kéo dài của chủ nghĩa xã hội. Những người xã hội chủ nghĩa tin rằng các chế độ xã hội chủ nghĩa đã chọn sai kỵ sĩ để cưỡi con ngựa xã hội chủ nghĩa đi tới chiến thắng xứng đáng với nó. Những kỵ sĩ tệ hại như Stalin, Mao, Fidel, Pol Pot và Hugo Chavez đã chọn những chiến thuật và chính sách dẫn con ngựa xã hội chủ nghĩa của họ đi trật đường. Nhưng trên thực tế, một cái nhìn vào cách thức Liên xô hoạt động lại bộc lộ rằng, chính bản thân con ngựa mới là vấn đề.

Việt Nam hậu chiến và bài học về dân chủ: chủ nghĩa tư bản Miền Nam và chủ nghĩa xã hội Miền Bắc trong mắt TBT. Lê Duẩn sau ngày 30/4/1975

Đăng bởi: Thuy Tien on Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019 | 22.12.19

Việt Nam là nước trải qua một cuộc cách mạng cộng sản chủ nghĩa dài nhất thế kỷ 20, kéo dài 30 năm, từ 1948 (khi bắt đầu tấn công tư tưởng và cấu trúc nền tư pháp độc lập để xây dựng tư pháp cộng sản chủ nghĩa) đến 1978 (khi lần cuối cùng xoá sổ lực lượng doanh nhân ở miền Nam). Từ năm 1976 đến 1978, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện một cuộc “cải tạo tư sản” ở miền Nam, gây ra những đổ vỡ không thể hàn gắn về kinh tế và xã hội. 

Tổng bí thư Liên Xô Leonid Brezhnev hội đàm với Tổng bí thư Lê Duẩn, 29 tháng 10 năm 1975. (Photo by: Sovfoto/UIG via Getty Images)
Tuy nhiên, không phải đợi đến năm 1979 và nhất là đầu thập niên 1980, sau khi mọi đổ vỡ của việc xoá bỏ toàn bộ nền kinh tế tự do ở Miền Nam hiện ra, thì lãnh đạo ở Hà Nội mới bắt đầu nhận ra sai lầm. Họ nhận ra vấn đề ngay sau ngày 30/4/1975, khi thực tiễn Miền Nam đập vào mắt.

Dưới đây, chúng ta nhìn lại những ưu việt của chủ nghĩa tự do ở Miền Nam trước 1975 đã tác động tới nhận thức của Tổng bí thư Lê Duẩn về kinh tế tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa như thế nào và phân tích xem tại sao ông không thể tiếp tục đi theo những nhận thức bước đầu đúng đắn của mình.

Ưu việt của nền kinh tế tự do ở Miền Nam trong nhận thức của Lê Duẩn

Lãnh đạo hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Liên Xô đã có cuộc hội đàm tại Moscow từ 27 đến 31/10/1975. Trong hội đàm này, Tổng bí thư Lê Duẩn đã thông báo cho Tổng bí thư Liên Xô nhiều vấn đề vĩ mô, như quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Khmer Đỏ (Đảng Cộng sản Campuchia hay “Communist Party of Kampuchia”), phương châm giải quyết tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa với Trung Quốc… và đặc biệt là vấn đề kinh tế hai miền Nam – Bắc sau khi đất nước thống nhất.

Thua Pháp ở Bắc Kỳ, nhà Thanh mất quyền 'thiên triều' với VN

Nguyễn Giang

Trận Tuyên QuangBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTranh vẽ trận Tuyên Quang tháng 1/1885: quân Pháp đánh quân Thanh để giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ
Chiến tranh Pháp-Thanh (1883-85) giành quyền kiểm soát Bắc Kỳ không phải là một cuộc chiến lớn trong lịch sử châu Á.
Theo Kenneth Fletcher trong Bách khoa toàn thư Anh (Britannica), thì cuộc chiến "làm lộ ra sự yếu kém của Trung Hoa trong quá trình hiện đại hóa, và làm nóng lên làn sóng dân tộc chủ nghĩa ở Nam Trung Hoa".
Ngoài ra, giới học giả Phương Tây lâu nay coi cuộc chiến này chỉ là một phần của quá trình châu Âu chinh phục thuộc địa tại Đông Á.
Nhưng với người Việt, cuộc chiến Pháp -Thanh đánh dấu một bước ngoặt lớn.
Pháp thắng Trung Hoa khiến Đại Nam phải gia nhập vào quỹ đạo của Phương Tây, dưới lá cờ Cộng hòa 'thực dân' Pháp.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Lối sống dị thường, khác lạ của Mao Trạch Đông

Mao Trạch Đông với tấm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa.
Tháng 5 năm 1953, khi các chiến dịch Tam phản và Ngũ phản kết thúc, Mao đã đạt được điều ông ta muốn, cụ thể là ngăn chặn cán bộ biển thủ tiền của nhà nước. Theo quy định, chế độ quan liêu cộng sản không được tham nhũng, như không được nhận hối lộ, nhưng nó cho phép có một sự ưu tiên trong cuộc sống theo thứ bậc cụ thể.
Bản thân Mao không biển thủ theo nghĩa thông thường, như kiểu một số lãnh đạo ít độc tài hơn, thường có tài khoản bí mật ở các ngân hàng Thụy Sĩ. Nhưng điều này đơn giản là chỉ vì ông ta không muốn bị mất tham vọng quyền lực. Thay vì biển thủ, ông ta coi ngân khố của nhà nước như là của riêng mình, và sử dụng chúng theo ý muốn của ông không thèm quan tâm đến nhu cầu của người dân và trừng trị bất cứ ai chống lại ý muốn của mình. Mao là một trong những người có lối sống cá nhân xa hoa nhất ngay sau khi thống lĩnh Trung Hoa.

Trung Quốc hoạt động mạnh mẽ thể hiện quyết tâm “Hán hóa” Việt Nam

 21/12/2019  2:14 chiều

Đất Việt có chủ quyền hẳn hoi mà dân Tàu qua múa hát, tổ chức sự kiện, tụ tập biểu diễn trang phục sườn xám như đất vô chủ, lại còn chẳng thèm xin phép chính quyền địa phương gì ráo. Không chỉ một lần mà tận 2 lần liên tiếp nhau, tổ chức công khai thách thức như thế mà không bị xử phạt, tống cổ về nước thì quả là một cú tát vào chủ quyền đất nước…
Hàng trăm người T.Q rầm rộ tụ tập trình diễn trang phục áo dài và sườn xám tại Cung Cá Heo, ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh hôm 11/12 mà không cần xin phép chính quyền địa phương. Ai cho phép công ty Lữ hành Quốc tế Quảng Ninh tổ chức một sự kiện lớn bài bản như một lễ hội, có đầy đủ sắc màu của một số dân tộc T.Q, biểu diễn một số tiết mục văn nghệ chỉ sử dụng tiếng Trung trên đất nước Việt Nam? Ai cho phép một sự kiện với sự tham gia lên đến 600 du khách T.Q, kéo dài 2 ngày như thế? Một sự kiện như thế mà chính quyền địa phương bảo là tổ chức “chui” thì liệu có tin được không?
Bao biện cho sự kiện này, bà Nguyễn Thị Hạnh, Giám đốc sở Văn hoá, thể thao tỉnh Quảng Ninh cho biết, theo quy định thì nếu trình diễn thời trang cho công chúng xem thì mới phải xin cấp phép, nhưng đoàn người Trung cộng không phải trình diễn cho công chúng xem, mà chỉ là giới thiệu quảng bá sản phẩm, và chỉ là tour du lịch cùng nhau trình diễn, chấm điểm, trao giải. Vì vậy phía Trung Cộng không cần xin phép.
Được biết, không chỉ tổ chức 1 ngày, mà đoàn người T.Q đã liên tục tổ chức biểu diễn suốt 3 ngày, trước đó, vào cuối tháng 11, phía T.Q đã tổ chức buổi trình diễn áo dài truyền thống Việt Nam nhưng lại nhận vơ là trang phục truyền thống của T.Q khiến nhiều người bất mãn. Liệu rằng có phải ý đồ của T.Q là văn hóa VN cũng từ TQ mà ra? Dân tộc VN cũng là một dân tộc thuộc Trung Hoa? Đã bị bỉ bôi vào mặt như thế mà còn bao che, bảo vệ được bọn người gây rối thì đúng là không còn gì để nói.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Vì sao ‘chúa tể bầu trời’ phải đập gãy mỏ, bẻ móng vuốt năm 40 tuổi

TPO - Đại bàng, loài chim săn mồi cỡ lớn được mệnh danh là "chúa tể bầu trời" sinh sống ở nơi núi cao và rừng nguyên sinh. Điều gì khiến loại chim này phải đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi?

Đại bàng loài chim săn mồi cỡ lớn được mệnh danh là "chúa tể bầu trời".
Đại bàng loài chim săn mồi cỡ lớn được mệnh danh là "chúa tể bầu trời".

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

Ly kỳ đầu lâu bị cất giữ gần 300 năm của người khiến giang sơn nhà Hán đứt gánh giữa đường

Trần Quỳnh | 

Ly kỳ đầu lâu bị cất giữ gần 300 năm của người khiến giang sơn nhà Hán đứt gánh giữa đường

Phải tới gần 3 thế kỷ sau khi bị biến thành vật lưu trữ vì nhiều động cơ khác nhau, thủ cấp của nhân vật này mới được trở về với cát bụi.

Sử cũ ghi lại, vào năm 295 sau công nguyên dưới thời Tây Tấn, cả thành Lạc Dương không khỏi xôn xao trước một biến cố bất ngờ: Một trong những kho vũ khí chủ chốt của triều đình đột nhiên xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại nghiêm trọng.
Sự cố ấy đã khiến cho 208 vạn món vũ khí của vương triều này hết thảy đều hóa thành sắt vụn, nhiều  dị bảo quý hiểm cũng biến mất khỏi thế gian kể từ đó.
Đối với những tài vật bị hư hại trong trận hỏa hoạn nói trên, "Tấn thư" hầu như đều ghi chép hết sức qua loa, chỉ có 3 món "văn vật lịch sử" đặc biệt là được ghi chú hết sức rõ ràng. Đầu lâu của Hoàng đế duy nhất của nhà Tân là Vương Mãng cũng nằm trong số đó.
Cái chết không toàn thây của nhân vật khiến giang sơn nhà Hán "đứt gánh giữa đường"
Ly kỳ đầu lâu bị cất giữ gần 300 năm của người khiến giang sơn nhà Hán đứt gánh giữa đường - Ảnh 1.
Tranh chân dung Vương Mãn. (Nguồn: Baidu)
Vương Mãng (45 TCN – 23 sau công nguyên), xuất thân là một quyền thần thời nhà Hán và trở thành vị Hoàng đế duy nhất của vương triều nhà Tân sau khi soán ngôi đoạt vị thành công.

Sống ở đời, muốn nên cơm nên cháo, phải học cách “mặt dày” ở 4 phương diện


13/12/2019 02:16 PM | SỐNG

Phẩm chất có rất nhiều loại, nhưng cá nhân tôi rất đề cao một người có tố chất tâm lý mạnh, nói hay một chút thì là kiên cường, còn nói trắng ra thì là “mặt dày”

Sống ở đời, muốn nên cơm nên cháo, phải học cách “mặt dày” ở 4 phương diện
01
Làm người, muốn có địa vị, cần phải có cho mình những phẩm chất hơn người. Phẩm chất có rất nhiều loại, nhưng cá nhân tôi rất đề cao một người có tố chất tâm lý mạnh, nói hay một chút thì là kiên cường, còn nói trắng ra thì là "mặt dày". Tất nhiên, tinh thần "mặt dày" này không phải là bảo bạn không biết xấu hổ một cách bất chấp, mà là chỉ vào thời điểm mấu chốt, biết cách buông bỏ thể diện một cách thông minh và trí tuệ.
Sống ở đời, muốn nên cơm nên cháo, phải học cách “mặt dày” ở 4 phương diện - Ảnh 1.
02
Trước tiên, sống trên đời, muốn sinh tồn, phải biết cách "mặt dày"