Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Lòng người hướng về ai?

Sự thất bại của nhà Tây Sơn trước nhà Nguyễn thường được cho là vì cái chết của vua Quang Trung. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, tại sao Nguyễn Phúc Ánh bao nhiêu lần tay trắng bại vong lại vẫn nhận được sự ủng hộ của người dân? Nhà Tây Sơn đã làm những điều gì để mất lòng dân đến như vậy?
Tóm tắt bài viết:
  • Sự hà khắc của nhà Tây Sơn
  • Lòng người hướng về ai?
  • Truyền kỳ “tay trắng bại vong”
Điều gì khiến nhà Tây Sơn bại bởi nhà Nguyễn? - Phần 2: Bàn về chữ “Nghĩa”
(Ảnh tổng hợp: Trí Thức VN)

Sự hà khắc của nhà Tây Sơn

George Dutton từng là Phó Giáo sư khoa ngôn ngữ và văn hóa Á châu đồng thời là Giám đốc chương trình Liên Khoa Đông Nam Á học của trường đại học California tại Los Angeles có viết sách nghiên cứu về thời Tây Sơn, và được trình bày tại “Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần 2”, tổ chức ở Sài Gòn vào tháng 7/2004.
Theo những gì trình bày tại cuộc hội thảo này thì quân Tây Sơn nổi tiếng ưa cướp bóc và đốt phá, lại áp dụng chế độ cưỡng bức tuyển quân và lao dịch hà khắc. Vì thế mà quân Tây Sơn đi đến đâu thì dân chúng đều tìm cách trốn khỏi vùng họ kiểm soát. Ban đầu nhiều người vào hàng ngũ quân Tây Sơn, nhưng về sau ngày càng ít, chỉ còn là lính quân dịch.
Những nơi quân Tây Sơn chiếm đóng, người dân phải chịu cảnh lao dịch hà khắc, bị bắt buộc phải đi xây dựng các công trình quân sự và dinh thự. Ví như năm 1775 Nguyễn Nhạc bắt dân phục dịch xây dựng thành Chà Bàn (sau này Nguyễn Phúc Ánh đổi tên là thành Bình Định) để làm kinh đô cho mình, tiếm xưng là “thành Hoàng Đế”. Nguyễn Huệ cũng bắt dân phục dịch gây phản ứng xấu trong dân chúng.

Công bố nhiều mật dụ về sự kiện thành Hà Nội thất thủ

Cuốn sách công bố 1.200 châu bản của 10 triều vua Nguyễn về Hà Nội. Riêng triều Tự Đức có tới 796 châu bản và sự kiện bi tráng thành Hà Nội thất thủ lần 1 có trên 40 châu bản.
Trong thời gian vua Tự Đức trị vì, Nam triều phải hứng chịu nhiều biến cố đến từ người Pháp. Một vị hoàng đế yếu ớt về thể lực, thụ hưởng giáo dục bài bản nền cổ học nho giáo phải gánh chịu những điều chưa từng có trong tiền lệ, với những thách thức hoàn toàn mới với hầu hết vua tôi nước Nam.
Cong bo nhieu mat du ve su kien thanh Ha Noi that thu hinh anh 1 Anh_1.jpg
Sách Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội
Sau khi buộc phải ký Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 với Pháp, Nam triều tiếp tục gặp khó khăn trong sự kiện thành Hà Nội thất thủ lần 1 (1873), mà tiêu điểm là thử thách chiến lược quân sự và ngoại giao của vua Tự Đức đối với quân Pháp. Điều này được phản trong các châu bản mới được công bố trong sách Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội (NXB Hà Nội, 2019) do Tiến sĩ Đào Thị Diến chủ biên.
Cuốn sách này công bố 1.200 châu bản của 10 triều vua Nguyễn về Hà Nội. Riêng triều Tự Đức có tới 796 châu bản và sự kiện bi tráng thành Hà Nội thất thủ lần 1 có trên 40 châu bản (tính từ báo cáo của Thống đốc Hoàng Kế Viêm về việc tàu của lái buôn Pháp là Jean Dupuis chở đầy vũ khí neo đậu ở Hà Nội, đến bản Tấu của Nội các về việc xét xử các viên để thất thủ thành Hà Nội).

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2020

Vì sao Hứa Thế Hữu được chọn làm Tổng chỉ huy quân đội TQ trong Chiến tranh biên giới 1979?

Thủy Thu | 16-02-2019 - 09:42 AM

Lạng Sơn bị quân của Hứa Thế Hữu tàn phá khốc liệt. Nhưng quân Trung Quốc xâm lược đã phải trả giá đắt ở đây.

"Thập sát lệnh" tàn bạo bị chính lính TQ phản đối. Nó khiến cho chiến tranh biên giới 1979 bị coi là "cuộc chiến tàn nhẫn nhất của PLA". Nhưng nó cũng không thể giúp TQ chiến thắng.


Vì sao Hứa Thế Hữu được chọn làm Tổng chỉ huy quân đội TQ trong Chiến tranh biên giới 1979? - Ảnh 1.
Thời điểm đó, Hứa đã 74 tuổi nhưng vẫn được chọn làm tổng chỉ huy phía Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Việt -Trung 1979. Theo Phượng Hoàng (Hồng Kông), có ba lý do để Đặng Tiểu Bình đưa ra quyết định này.
Thứ nhất, biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Trung Quốc PLA khi tấn công vào Việt Nam, ngoài điều động quân khu Côn Minh thì binh lực chủ yếu cũng sẽ được huy động từ quân khu Quảng Châu. Khi đó, Hứa Thế Hữu đang là Tư lệnh quân khu Quảng Châu.
Vì sao Hứa Thế Hữu được chọn làm Tổng chỉ huy quân đội TQ trong Chiến tranh biên giới 1979? - Ảnh 2.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, Đặng Tiểu Bình đánh giá cao Hứa Thế Hữu
Thứ hai, tác phong quân sự cứng rắn của Hứa được Đặng Tiểu Bình đánh giá cao.
"Sau mười năm trì trệ và hỗn loạn trong Cách mạng Văn hóa, quân đội Trung Quốc bị phá hoại rất nặng nề. Huấn luyện quân sự gần như giậm chân tại chỗ, có cách biệt rất lớn với tư duy quân sự tiên tiến quốc tế, thậm chí đến quân hàm và biên chế cũng lộn xộn.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2020

Xuất hiện những hình ảnh mới về cụ Lê Đình Kinh với nhiều vết thương


Những hình ảnh mới về cụ Lê Đình Kình và căn phòng của cụ ở Đồng Tâm sạu vụ đụng độ hôm 9/1/2020
Những hình ảnh mới về cụ Lê Đình Kình và căn phòng của cụ ở Đồng Tâm sạu vụ đụng độ hôm 9/1/2020
 Courtesy of FB













Hôm 18/1, trên mạng xã hội xuất hiện thêm những hình ảnh và video về xác của cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người vừa thiệt mạng trong vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, hôm 9/1 vừa qua.

Góp ý kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam trước thềm Đại hội đảng lấn thứ 13 năm 2020

 Thưa ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam

Thưa ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng
Thưa bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ Tịch Quốc hội,
Thưa các anh chị em đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam
Thưa quí vị,
Tháng 10 năm 2019, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương khóa 11 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có “yêu cầu nghiên cứu kỹ, thảo luận, cho ‎‎ý kiến, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội 12 và diện mạo đất nước sau 36 năm đổi mới, 30 năm thực hiện cương lĩnh của đảng
Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông, chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua…”
Thưa quí vị,
Sau 6 ngày họp, trong diễn văn bế mạc Tổng Bí thư nói:
Ban chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo các tiểu ban khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Trung ương, tiếp tục hoàn chỉnh các dự thảo gửi đại hội đảng bộ các cấp đóng góp ý kiến, tổ chức tốt việc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dự thảo văn kiện, trình Trung ương xem xét thông qua trong năm 2020, sau đó xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội 13 của Đảng…”
Thưa quí vị,
Hiện nay có khoảng 4.5 triệu đảng viên, chiếm khoảng 1 phần 20 dân số, hầu như tất cả các hoạt động của đảng, ví dụ như 15 văn kiện Tổng Bí thư ký với Trung Quốc , 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, hợp đồng cho phép nhà máy giấy Lee&Man đều đã được đảng quyết định trước khi thông qua Quốc hội, tất cả đều không hỏi ý kiến của nhân dân. Tôi rất vui mừng vì trong diễn văn bế mạc lần này Tổng Bí thư có nhắc nhở là mọi đảng viên là phải: “xin ý kiến nhân dân trước khi trình Đại hội 13 của Đảng…”
Thưa Tổng Bí thư,
Thưa các anh chị em đảng viên,
Thưa quí vị,
Tôi xin được giới thiệu, tôi tên là Phạm Văn Thành. Năm 2005 với chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc, đảng đã đưa ra Nghị quyết số 36. Để thực thi nghị quyết này, Sứ quán Việt Nam tại Canada mời khoảng hơn 100 doanh nhân nhóm họp. Dưới sự hỗ trợ của Sứ quán và các doanh nhân, tôi đã được bầu làm Chủ tịch Hội Doanh nhân tại Canada (AVOBIC). Tôi muốn nhân cơ hội này xin gửi lời cám ơn đến Đảng, Nhà nước, Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương đã ưu ái tặng cho tôi 3 bằng khen do những đóng góp khiêm tốn của tôi.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Thấy gì qua phát biểu của tướng Lương Tam Quang

Bởi
 AdminTD
 -

14-1-2020
Sáng nay, thứ trưởng BCA Lương Tam Quang có tổ chức họp báo về vụ Đồng Tâm. Mình tổng hợp lại tin từ báo chí Cách mạng và vạch ra một số điểm cần lưu ý. Đọc những gì tướng Quang trả lời báo chí cho thấy anh em cũng rất chịu khó hóng Facebook!
Tướng Quang bác bỏ thông tin từ VTV hôm qua cho là CA đi TUẦN TRA, tin đó làm trò hề cho bần nông từ tối qua. Tướng Quang chứng minh một phần dự đoán của mình, đó là Công an (CA) không hề có lệnh bắt, lệnh khám xét hay khởi tố. Họ vào làng Hoành từ mờ sáng là để LẬP CHỐT. Mục đích của việc lập chốt là để PHÒNG THỦ TỪ XA cho hàng rào ở đồng Sênh! Tướng Quang cho rằng, họ có thông tin cho biết nhóm Đồng thuận của ông Kình có ý đồ khủng bố, đốt cây xăng Miếu Môn, đốt UBND xã Đồng Tâm, đe dọa giết cán bộ xã, thậm chí còn định bắt cóc người già, trẻ em (ở xã?) để gây tiếng vang và yêu sách (!?). Tóm lại là CA lập chốt để ngăn ngừa nhóm Đồng thuận khủng bố nhân dân, cán bộ và cơ sở vật chất ở làng Hoành! Tướng Quang không đưa ra bằng chứng cho các nhận định này.
Lưu ý là trong lời khai của nhóm Đồng thuận trên VTV hôm qua không hề có chi tiết nào liên quan đến khủng bố như trên! Đây là một sơ hở trong kịch bản của Bộ CA và VTV, anh em phối hợp kém, nên nội dung đá nhau, bao gồm cả chi tiết VTV nói CA đi tuần tra, nay là lập chốt chống khủng bố.
Tự suy luận là thấy nhóm ông Kình chả có thù hận gì người dân và cơ sở vật chất ở xã, cũng không có mâu thuẫn gì lớn với cán bộ xã. Vậy động cơ nào khiến họ có âm mưu khủng bố ở đây? BCA nên nghiên cứu lại kịch bản chỗ này để giải thích cho hợp lý. Tốt nhất là thuê các nhà văn bên báo CAND tham gia soạn.
Được báo chí hỏi xem bên nào tấn công trước. Tướng Quang không trả lời cụ thể, chỉ cho là nhóm đồng thuận đã tấn công vào chốt số 16 đóng gần cổng thôn Hoành, bằng hai quả lựu đạn, một quả xịt, không gây thiệt hại gì.
Việc người dân chủ động tấn công CA trước có vẻ không được logic lắm. Ai mà đần độn thế. Việc này rất khó điều tra, vì tấn công đêm, CA sẽ là bên chủ động lập biên bản và tạo hiện trường. Nên nhóm Đồng thuận không có cửa cãi.
Ông Quang cho là vì bị tấn công bằng lựu đạn, đó là tội quả tang, nên CA mới có lý do để tấn công vào nhà ông Kình và ông Công, mà không cần lệnh được phê chuẩn của VKS. Về pháp lý, điều này đúng, có điều là có đúng là nhóm Đồng thuận tấn công trước bằng lựu đạn hay không? Điều này chỉ có CA mới có quyền cho biết, vì nhóm Đồng thuận người thì chết, người nằm viện, người đi tù cả rồi.
Lý do khiến ba CA chết được ông Quang công bố là do truy đuổi nên (cả 3) bị ngã xuống hố giếng trời sâu khoảng 4m, sau đó bị tưới xăng rồi đốt. Có chỗ thì bảo ông Kình chỉ đạo, VTV dẫn lời khai thì bảo do ông Chức chỉ đạo. Chi tiết này cực kỳ quan trọng, vì nó dẫn đến án tử hình vì tội giết người. Nếu họ khôn thì sẽ đổ cho người chết.
Tuy nhiên, một chi tiết quan trọng là việc đổ xăng này xảy ra trước khi ông Kình bị bắn chết hay sau? Thì ông Quang không nói. Về tâm lý, nếu bố mình bị bắn chết tươi trước mặt, thì mình cũng sẽ đổ xăng châm lửa. Liệu có khả năng chính CA bị chết cháy đã bắn chết ông Kình mới dẫn đến hành vi báo thù? Chi tiết này cần được điều tra làm rõ, vì giết người thì cần có động cơ đủ mạnh, trong trạng thái bị kích động.
Ông Quang không nói đến việc hạ sát ông Kình, nhưng biện hộ cho việc này bằng lý do ông Kính đã ném một quả lưu đạn xịt và đang cầm quả thứ hai. Chết rồi vẫn đang cầm.
Đây cũng là chi tiết cực kỳ quan trọng, vì cũng là hành vi trấn áp tội phạm quả tang có thể quá mức cần thiết. Ông Kình lúc đó chắc chắn đang ở tư thế đứng hoặc ngồi, không thể nằm được, vì đang có biến ầm ĩ. Nên khi bị bắn chết, ông sẽ bị ngã xuống, tay không thể vẫn nắm quả lựu đạn được. Nếu ông vẫn còn nắm chặt, thì đó chắc là do người khác nhét vào tay ông. Không rõ trên người ông có mấy vết đạn, mình chỉ thấy rõ vết bắn trúng tim, chắc là viên kết liễu. Không rõ ông Kình chết ở vị trí nào, nên mới chỉ suy luận được như vậy.
Tướng Quang nói là trận đánh kéo dài khoảng 30 phút. Tức là ba CA bị cháy tối đa 30 phút. Rất khó để thành than như mấy cái ảnh của DLV đưa ra.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ba CA lại chết chung hố hố bé tý như vậy? Phải chăng anh em không sự phối hợp tác chiến, đánh lẻ, người nọ không bám theo người kia để nhìn thấy sai lầm của nhau?
Tại sao Cảnh sát PCCC lại tham gia đột kích để bị chết oan?
Tại sao thượng tá CSCĐ, có thể chỉ huy hoặc cấp phó chỉ huy trận đánh lại trực tiếp đột kích để bị ngã? Sỹ quan cấp cao thế này thường phải ở tuyến sau chứ?
Rất khó hình dung bối cảnh ba CA bị chết, vì ông Quang cho là họ đang truy kích nhóm Đồng thuận thì bị rơi xuống hố, sau đó bị đổ xăng đốt? Tại sao đang truy kích, tức là nhóm ông Kình đã chạy (sang hàng xóm qua sân thượng) rồi, lại có thể quay lại tìm xăng để đổ xuống hố đốt? Cần hiểu là truy kích như vậy có nghĩa là CSCĐ đã tràn ngập vào nhà ông Kình rồi, đến nỗi Cảnh sát PCCC còn vào theo rồi cơ mà? Theo thông lệ, Cảnh sát PCCC sẽ phải vào sau cùng hoặc vào để dập lửa do ai đó bị cháy. Nếu vào dập lửa thì sao lại chết chung một hố. Khó hiểu quá đi.
Mình đọc rất nhiều truyện, xem nhiều phim vụ án mà vẫn không hình dung nổi làm thế nào để 3 chiến sỹ có thể chết chung một hố trong khi đang truy kích địch?!
Câu hỏi tiếp theo là trong ảnh tang vật thì có 7 quả lựu đạn trong khi tướng Quang công bố tìm thấy 8 quả tại hiện trường. Một quả nữa đi đâu, hay kịch bản không khớp?
Tướng Quang có nói là nhóm ĐT ném tổng cộng 2 quả lựu đạn, một quả xịt. Nhưng mình đếm ra thêm một quả xịt do ông Kình ném thì có 3 quả lựu đạn đã được rút chốt (2 quả ném ngay lúc đầu). Kịch bản cũng sai sót chỗ này!
Câu hỏi tiếp theo là tướng Quang cho là có thông tin cho biết nhóm Đồng thuận chuẩn bị khủng bố. Tức là đã có đủ bằng chứng, nên CA mới kéo quân đến bảo vệ dân và cơ sở vật chất của thôn Hoành. Thế tại sao anh em lại không lấy luôn một lệnh khám xét, khởi tố vụ án, lệnh bắt khẩn cấp, có phê chuẩn của Viện KS, cho chính tắc? Đừng ai cãi vì gấp quá không kịp làm. Bởi vì mình biết qua FB là việc chuẩn bị tấn công ít nhất là một tuần trước đó, đã cắt sóng điện thoại, hạn chế ra vào… Phải chăng anh em mới nghĩ ra lý do khủng bố đó và nó chưa đủ tin cậy để Viện KS phê chuẩn lệnh bắt hay khởi tố?
Đó là các câu hỏi để BCA có sự chuẩn bị kịch bản kỹ càng hơn và có biện pháp phối hợp truyền thông tốt hơn với các nhóm DLV trong ngành. Mình góp ý xây dựng thôi nhé!
Lần này tướng Quang cũng phủ định toàn bộ các thông tin do DLV và bò đỏ tung tin và hầm chông, về tiểu lý phi đao, về bọn nghiện. Anh em DLV nên rút kinh nghiệm, tránh để đồng đội tụt quần lẫn nhau.
Ảnh: TTXVN
Bình Luận từ Facebook

Bộ Công an họp báo về vụ Đồng Tâm, dư luận hoang mang

Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.
Hôm 14/01, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an (BCA), nói rằng phía người dân Đồng Tâm đã tấn công trước nên lực lượng chức năng mới “trấn áp” đáp trả “các đối tượng” tại thôn Hoành.
Giới hoạt động nhận định rằng thông tin của BCA hôm 14/1 khác với thông cáo chính thức trước đó trên Cổng thông tin Bộ công an vào hôm xảy ra sự việc ngày 09/01, rằng người dân chủ động “tấn công lực lượng chức năng,” khi đang xây tường rào sân bay Miếu Môn, nơi cách xa hiện trường 3km.

Thật trớ trêu, đau xót cho dân Đồng Tâm!

Nguyễn Đình Ấm

 Mặc dù chỉ cách hồ Hoàn Kiếm hơn 40 km nhưng đã gần 4 năm qua những người nông dân lương thiện ở Đồng Tâm phải sống trong cảnh nơm nớp lo bị cướp đất, bắt bớ, đàn áp, ngày đêm sống trong tình trạng bất an!
   Nguồn cơn là năm 1980 chính phủ quyết định cắt 208 ha đất của huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức tỉnh Hà Sơn Bình trong đó có 47,36 ha thuộc xã Đồng Tâm để làm sân bay Miếu Môn. Thế nhưng dự án sân bay bị treo từ đó đến nay do lữ đoàn 28, D31 quân chủng PKKQ quản lý. Do bị treo quá lâu nên D31 cho 14 hộ dân địa phương vào thuê làm nhà ở, canh tác. Năm 2015- 2016 thành phố Hà Nội quyết định lấy một số diện tích đất ở Đồng Tâm để liên doanh với tập đoàn Viettel và họ đòi lấy cánh đồng Sênh 59 ha của dân Đồng Tâm đã canh tác từ bao năm qua. Hiện dân vẫn có đầy đủ chứng từ, bản đồ chia ruộng, biên lai thuế nông nghiệp… từ thời HTX. Sự trớ trêu là cánh đồng Sênh lãnh đạo địa phương cũng để 14 hộ dân vào làm nhà, sinh sống từ 20-30 năm trước, có người lấn chiếm hàng chục ha bị tổ đồng thuận (những người đại diện dân ĐT đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng đất đai) tố cáo từ nhiều năm qua.
Mặc dù không có bằng chứng pháp lý gì cánh đồng Sênh là đất quốc phòng (không có bản đồ,quyết định thu hồi, bồi thường như với 47,36 ha năm 1981 của tỉnh Hà Sơn Bình, quân đội quản lý đất không có ý kiến và họ đã rạch mương làm gianh giới giữa cánh đồng Sênh và 47,36 ha đất quốc phòng…) nhưng cuối năm 2016 thành phố Hà Nội điều 600 CSCĐ cùng súng ống, lựu đạn cay, xe nhốt người, xe cứu thương… khống chế dân để DN Viettel xây tường trên cánh đồng Sênh. Bị dân phản ứng quyết liệt việc chiếm cánh đồng Sênh mới tạm dừng lại. Để bảo vệ nguồn sống của mình dân Đồng Tâm đã phải dựng nhà tạm ngay lối vào cánh đồng sống cảnh “nước lọ, cơm niêu” để ngày đêm thay nhau canh phòng giữ đất.
 Từ đây, ở Đồng Tâm thường xuyên có công an “nổi, chìm”(mặc sắc phục và thường phục) ngày, đêm len lỏi vào trong dân trinh sát theo dõi tình hình gây sự căng thẳng. Bất cứ người lạ nào đến Đồng Tâm cũng bị bám sát theo dõi. Lần nào chúng tôi về ĐT cũng phải liên lạc bí mật, về đến nơi luôn có người (dân nói là an ninh huyện) lén lút theo dõi chụp biển số xe. Hôm đoàn đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình về Đồng Tâm cũng bị chụp biển số xe, khi ra về gặp “côn đồ” vu vạ gây tai nạn giao thông để khiêu khích, cản trở, xúc phạm làm bà con ĐT phải yêu cầu đoàn ngủ lại sáng hôm sau về cho an toàn…
Sự kiện đặc biệt nghiêm trọng là ngày 15/4/2017 sĩ quan quân đội cùng công an Hà Nội lừa cụ Lê Đình Kình 82 tuổi, một “già làng” được hầu hết dân ĐT kính trọng, tín nhiệm, tin tưởng ra đồng Sênh để “kiểm tra mốc giới” rồi bất ngờ đánh cụ trọng thương đưa lên ô tô chở về Hà Nội tra hỏi, đưa cụ vào BV 108 vu là “phần tử gây rối nguy hiểm”. Khi bị nhân viên bệnh viện phát hiện cụ chống tham nhũng lãnh đạo Hà Nội mới đưa cụ sang BV Việt Đức chạy chữa. Trong khi lừa đánh, bắt cụ Kình đồng thời lãnh đạo HN điều CSCĐ đến nhằm dập tắt phản kháng của dân ĐT. Thế nhưng, không may cho họ, đa  số anh em CSCĐ không chấp hành mệnh lệnh mà theo lời khuyên của dân về nhà văn hóa thôn Hoành để làm con tin buộc lãnh đạo HN phải chữa chạy bảo toàn tính mạng cho cụ Kình.
Hơn tuần sau, ông Nguyễn Đức Chung chủ tịch HN cùng các đại biểu quốc hội phải về ĐT gặp dân hứa sẽ cho làm rõ vụ tranh chấp, không khởi tố việc bắt bắt con tin… để anh em CSCĐ ra về. Vụ ĐT đáng lẽ được giải quyết êm thấm nhưng chính quyền HN đã lật lọng khởi tố dân ĐT, triệu tập 70 người, kỷ luật khai trừ đảng, cách chức bí thư đảng ủy, bãi chức chủ tịch HĐND của bà Nguyễn Thị Lan-cán bộ duy nhất trong đảng ủy xã đứng về lẽ phải không công nhận cánh đồng Sênh là đất quốc phòng.
Theo dân ĐT, từ đây công an “nổi, chìm” thường xuyên có mặt ở địa phương, len lỏi vào các gia đình tuyên truyền người nọ, người kia đã “nhận tội”, dọa dẫm, thúc giục họ ra đầu thú. Ban đêm xe hú còi, rít ga chạy quanh làng phá nát những giấc ngủ.Thỉnh thoảng lại có những tốp an ninh, cảnh sát dùi cui, súng ngày đêm ngang dọc trong các thôn xóm. Đặc biệt những hôm dân ĐT họp hành, sinh hoạt cộng đồng là chính quyền bày ra việc nọ, việc kia để không cho bà con sử dụng hội trường cùng với “rừng cảnh sát” xe cộ, súng ống “luộng vạt”như có loạn.
Những ngày cuối năm 2019 đến nay không khí ĐT căng như dây đàn do có những đơn vị công an, quân đội vũ trang khi công khai, khi lặng lẽ vào làng, tập kết gần cánh đồng Sênh với súng ống, phương tiện chống đám đông có vẻ sẵn sàng “chiến đấu” với dân ĐT quyết giữ đất bằng bất kỳ giá nào,gây không khí cực kỳ căng thẳng.
Cùng với những hành vi uy hiếp về vũ lực một số báo quốc doanh như Hà Nội mới, An ninh thủ đô, VTV1… không hề về gặp nguyên đơn là cụ Kình và tổ đồng thuận cứ ngồi ở huyện Mỹ Đức, trụ sở ở Hà Nội viết theo tuyên truyền xuyên tạc, “tung hỏa mù” của lãnh đạo HN, thanh tra với những lời lẽ vu cáo, xấc xược hèn hạ làm dân ĐT càng ức chế, căm phẫn.
Rồi đây nếu cuộc cưỡng chế xảy ra đổ máu, dù kẻ có lực lượng vũ trang có thắng, chiếm được cánh đồng Sênh thì lịch sử vẫn khắc ghi một vết nhơ không thể gột rửa của nhà cầm quyền và đám báo chí vô trách nhiệm kia.
Thời chiến tranh với Mỹ, dân ĐT đã cưu mang, che chở cho những lượt tiểu đoàn quân huấn luyện đi Nam, hơn 200 con em ưu tú đã trực tiếp góp xương máu để mong có ngày được sống yên bình yên.Thế nhưng từ năm 2016 đến nay dân ĐT phải sống trong tình trạng khủng bố, loạn ly.
Thật trớ trêu, đau xót cho dân ĐT!
N.Đ.A.
Tác giả gửi BVN

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Trần Gia Phụng - Trung Quốc Lợi Gì Trong Chiến Tranh Việt Nam?




1.- TỔNG QUAN


Chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 30 năm, từ 1946 đến 1975, có thể chia thành ba giai đoạn.


Giai đoạn thứ nhất từ 1946 đến 1949: Khi Pháp đưa quân tái chiếm Việt Nam, Hồ Chí Minh, mặt trận Việt Minh (VM) và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) nhượng bộ và thỏa hiệp với Pháp, ký liên tiếp hai thỏa ước để duy trì quyền lực của VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Tuy nhiên, Pháp không ngừng tiến quân và ép VM đến đường cùng. Hồ Chí Minh liền họp trung ương đảng CSĐD trong hai ngày 18 và 19-12-1946 tại Vạn Phúc (Hà Đông) để tham khảo. Cuộc họp đi đến quyết định tấn công Pháp vào tối 19-12-1946.(1) Thế là chiến tranh không tuyên chiến bùng nổ. Từ năm 1946 đến năm 1949, VM vừa đánh, vừa đàm, vừa trốn chạy lên miền rừng núi để chờ đợi thời cơ..


Giai đoạn thứ hai từ 1950 đến 1954: Trong cuộc tranh chấp tại Trung Quốc, Mao Trạch Đông và đảng Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) thành công. Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng chạy ra Đài Loan. Mao Trạch Đông công bố thành lập chính thể Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc).


Hồ Chí Minh và VM cầu viện CSTQ. Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của của Trung Quốc, VM phản công từ năm 1950 và cuối cùng chiến thắng năm 1954. Chẳng những VM, mà cả Việt Nam sẽ phải trả giá cho sự cầu viện và chiến thắng nầy. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai đất nước ở sông Bến Hải, vùng vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (tức VM cộng sản) ở miền Bắc, Quốc Gia Việt Nam (hậu thân là Việt Nam Cộng Hòa) ở miền Nam. Trước khi ký hiệp định Genève, VM đã đưa ra kế hoạch gài người ở lại miền Nam, trường kỳ mai phục để chống lại QGVN.(2)

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

Lãnh địa mộ cổ khổng lồ ở Hải Phòng và bí ẩn sấm truyền kho báu

 
A-A+ ‹Đọc›

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Đây thực sự không chỉ là những kho dữ liệu thông tin khổng lồ về khảo cổ học, mà còn là kho báu thực sự bởi nó chứa rất nhiều cổ vật giá trị.
Thành Dền kỳ vĩ bị san phẳng, rồi biến thành con đường này.
Thành Dền kỳ vĩ bị san phẳng, rồi biến thành con đường này.
Xem Video: Kỳ lạ, Ngôi mộ cổ khổng lồ của gia tộc ở miền TâyIDEO CLIP:
Đóng QC, Xem nhanh Youtube nhấn: 
Mute
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Kỳ lạ, Ngôi mộ cổ khổng lồ của gia tộc ở miền Tây

Sau nhiều ngày lang thang tìm hiểu về khu ‘nghĩa địa’ mộ Hán cổ khổng lồ bị tàn ph‌á nặng nề ở xã Chính Mỹ, tôi được một số ‘kẻ săn mộ’ chỉ sang xã Liên Khê (Thủ‌y Nguyên, Hải Phòng), cách đó không xa, vùng đất với những quả đồi thấp xen lẫn núi vừa, tạo thàn‌h một quần thể rất đẹp bên sông Đá bạ‌c.
Theo những trùm sỏ chuyên đào mồ cuốc mả trộ‌m cắ‌p cổ vật, thì vùng đất Liên Khê mới thực sự là một nghĩa địa mộ cổ khổng lồ, với những ngôi mộ rất lớn, chứa nhiều cổ vật. Đặc biệt, nhiều ngôi mộ vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị khai quật.
Anh Mạc Văn Trọng, con cháu của dòng tộc họ Mạc huyện Thủ‌y Nguyên, dòng dõi nhà Mạc, dẫn tôi đi dọc các dải núi nhấp nhô bên dòng Đá bạ‌c cuồn cuộn chảy. Đứng bên một ngôi mộ cổ, anh Trọng chỉ con đường mới mở và bảo đó là Thàn‌h Dền.
Thàn‌h Dền là cái tên quen thuộc, nơi vua Mạc Đăng Dung xây dựng như một ph‌á‌o thủ bên sông Đá bạ‌c. Thàn‌h Dền đắp bằng đất, nối các dải núi với nhau, tạo thàn‌h một lãnh địa kí‌n đáo, bấ‌t khả xâm phạ‌m. Thàn‌h Dền nằm bên sông Đá bạ‌c, thuận đường thủ‌y tiến ra biển Đông. Dải đất bồi mép sông cạnh khu vực Thàn‌h Dền là bãi cọc lim còn chìm dưới lòng đất, nơi từng diễn ra những trận thủ‌y chiến thời trầ‌n và có thể nhiều đời trước.
Vùng đất Liên Khê đậm đặc văn hóa, di chỉ, từ thời con người ở hang hốc, với các dụng cụ ghè đẽo bằng đ‌á, bằng đồng, thời đại đồ sắt, thời Bắc thuộc, rồi trải các đời trầ‌n, Lê, Mạc, xuyên suốt mấy ngàn năm. Trong các cuộc khảo cổ, nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, vùng đất này thực sự là cái nôi của người Việt cổ.
Nhưng, những di chỉ còn hiện rõ và còn “nguy nga lộng lẫy” đến ngày nay trong lòng đất, có lẽ phải kể đến hệ thống những ngôi mộ khổng lồ có tuổi 2.000 năm ở trong lòng các quả núi. Đây thực sự không chỉ là những kho dữ liệu thông tin khổng lồ về khảo cổ học, mà còn là kho báu thực sự bởi nó chứa rất nhiều cổ vật giá trị.
Anh Mạc Văn Trọng đứng trên gò đất, cạnh ngôi mộ cổ, chỉ một vòng tay, bảo: “Thàn‌h Dền là di chỉ của nhà Mạc, được nói rõ trong các cuộc khai quật, hội thảo, thế nhưng, doanh nghiệp cho máy ủi san phẳng thàn‌h con đường chở vật liệu rồi. Đoạn thàn‌h đất cao bằng mái nhà khi xưa giờ biến mấ‌t. Các quả núi là tường thàn‌h tự nhiên, nơi có đầy di chỉ khảo cổ, cũng bị họ cuốc hết, nghiền thàn‌h xi măng, lấy đ‌á đất đem bán rồi. Thậm chí, những quả núi đầy giá trị khảo cổ, còn bị đào âm xuống lòng đất cả chục mét. Chẳng ai quan tâm đến những giá trị lịch sử và khảo cổ cả”.
Nhà ông Lê Văn Thạn, ở thôn Thiể‌m Khê, dưới chân một quả núi thấp, đ‌á sỏi gan trâu. Tôi dạo ra phía sau nhà ông, nhìn trên mặt đất đ‌á sỏi, lẫn lộn lổn nhổn những viên gạch cổ vỡ vụn, dấu tích trong các ngôi mộ. Trên núi, nham nhở những vết đào bới của các nhóm săn trộ‌m cổ vật.

Ông Lê Văn Thạn.
Ông Thạn sin‌h năm 1939, từng là chủ tịch xã Liên Khê thời điểm 1976 đến 1984. Sau về làm bí thư chi bộ thôn.
Trong ký ức của ông Thạn, thì đoạn Thàn‌h Dền vẫn rõ mồn một và rất kỳ vĩ. Đó là tường thàn‌h đắp đất, nhưng cao gần 10m, như con đê lớn. Tuổi trẻ, ông cùng bạn bè chăn trâu vẫn trèo lên thàn‌h, nhìn ra tới sông Đá bạ‌c.