Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Vì sao Đà Nẵng giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh làm Phó Bí thư?

07:00 - 17/02/2014

HẢI CHÂU (thực hiện)



Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cách đây nửa năm không đạt được tín nhiệm cao của các đại biểu HĐND TP, nhưng nay lại được giới thiệu bầu vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng?
Chiều 14/2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm trong Ban chấp hành Đảng bộ TP và thống nhất giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP, vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng khóa XX, nhiệm kỳ 2010-2015, chờ xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa được giới thiệu bầu vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Ảnh: HC)
Ông Nguyễn Xuân Anh sinh năm 1976, có trình độ chuyên môn Tiến sĩ Quản trị kinh doanh.
ADVERTISING
Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016 (ngày 21/6/2011), ông Nguyễn Xuân Anh từng kinh qua các công việc: phóng viên Báo Thanh Niên, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Liên Chiểu; Phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; Bí thư Quận ủy Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Trong báo cáo ngày 27/6/2013 về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống theo quy định của pháp luật đối với người giữ các chức vụ do HĐND TP bầu hoặc phê chuẩn” khi HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII tại kỳ họp thứ 7 (diễn ra từ ngày 9 – 11/7/2013) tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND bầu theo tinh thần Nghị quyết  số 35/2012/QH13, ông Nguyễn Xuân Anh viết:
“Từ ngày 27/3/2013 đến nay, tôi được Bộ Chính trị triệu tập tham dự Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa I, học tập trung trong thời gian 4 tháng tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị tổ chức một lớp bồi dưỡng như vậy nhằm chuẩn bị nhân sự cấp chiến lược cho nhiệm kỳ sắp tới. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, tôi đã tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc nội quy do Ban chỉ đạo lớp học đề ra và kết quả học tập tính đến thời điểm này được đánh giá tốt”.
Tuy nhiên kết quả lấy phiếu tín nhiệm được HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII công bố sáng 10/7/2013 lại cho thấy, trong số 16 người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều thứ hai, với 7/48 phiếu; và số phiếu “tín nhiệm cao” cũng không đạt tới quá bán, với 21/48 phiếu.
Do vậy, việc Thành ủy Đà Nẵng hôm 14/2 vừa qua giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét đã phần nào khiến dư luận băn khoăn, không hiểu chỉ trong nửa năm qua, ông Nguyễn Xuân Anh đã có những thành tích đột phá gì mà từ chỗ không đạt được tín nhiệm cao của các đại biểu HĐND Đà Nẵng lại được giới thiệu để bầu giữ thêm một chức vụ mới quan trọng của TP này?
Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng (Ảnh: HC)
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng để tìm hiểu rõ thêm về vấn đề này:
Thưa ông, trong cuộc lấy phiếu tín nhiệm của HĐND TP Đà Nẵng hồi tháng 7/2013, ông Nguyễn Xuân Anh là một trong hai người có số phiếu “tín nhiệm thấp” nhiều nhất, nhưng chỉ sau nửa năm lại được giới thiệu vào chức danh Phó Bí thư Thành ủy Đà Nẵng để trình TƯ xem xét. TP Đà Nẵng giải thích như thế nào về việc này?
Ông Bùi Văn Tiếng: Chức danh Phó Bí thư Thành ủy này (tức chức danh giới thiệu đối với ông Nguyễn Xuân Anh – PV) là chức danh Phó Bí thư thứ ba, tức là tăng thêm. Chủ trương tăng thêm để đào tạo cán bộ, chứ còn một Thành ủy chỉ có một ông Bí thư, hai ông Phó Bí thư thôi. Cái này là Trung ương chủ trương đào tạo cán bộ trẻ cho nên tăng thêm cho mỗi tỉnh, thành một Phó Bí thư thứ ba, phân công một số công việc để nhằm cái chính là đào tạo cán bộ trẻ trong diện quy hoạch của Trung ương. Có thể là người tại chỗ như Xuân Anh, cũng có thể là người ở trên các bộ, ngành đưa xuống. Cho nên cái này là nhằm mục đích đào tạo chứ không phải như kiểu bầu ông Võ Công Trí (Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng – PV) vừa rồi.
Đào tạo cán bộ trẻ thì non yếu mới đào tạo chứ. Tiêu chuẩn là phải trẻ, dưới 50 tuổi và phải nằm trong quy hoạch của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 đã phê duyệt rồi. Không còn ai ở TP này ngoài Xuân Anh hết. Tiêu chuẩn là như thế. Đào tạo cán bộ cho Trung ương chứ không phải cho TP. Còn đào tạo được hay không là do phấn đấu nữa. Nếu ông tiếp tục thiếu rèn luyện, không chịu khiêm tốn học tập các thứ thì cũng không có ý nghĩa chi hết. Tiêu chuẩn của nó rất rõ ràng nên không thể có ứng viên khác được!
Ông vừa nói nếu tiếp tục thiếu rèn luyện, không chịu khiêm tốn học hỏi thì sẽ…?
Ông Bùi Văn Tiếng: Đúng rồi, cái này là họ quy hoạch đào tạo cấp trên chứ chức vụ ni cũng chỉ là bước đầu thôi. Nếu phấn đấu tốt, rèn luyện tốt, được tập thể tin yêu, giúp đỡ và anh khiêm tốn học tập thì sẽ có những vị trí xứng đáng hơn, đảm đương những trọng trách trong tương lai của toàn Đảng, của đất nước; còn nếu rèn luyện yếu kém thì có thể thôi luôn. Cái này là rèn luyện, là đào tạo cán bộ mà. 
Qua từng bước sẽ có nhận xét, cả Trung ương cũng nhận xét đánh giá chứ không chỉ dưới này đâu. Theo dõi, đánh giá anh phấn đấu như thế nào, công việc có hoàn thành hay không? Hôm hội nghị Thành ủy, anh Thọ (ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - PV) có giao một số việc cho vị trí mới của ông Nguyễn Xuân Anh đấy.
Thưa ông, đó là những việc gì?
Ads by AdAsia
Ông Bùi Văn Tiếng: Theo dõi việc hoàn thành 900 căn nhà tạm đã xuống cấp cho các hộ nghèo chẳng hạn. Ông chỉ đạo không xong thì thôi, đừng nói chi đến đảng viên xuất sắc chi hết. Nói rõ rồi. Các đồng chí khác trong Ban Thường vụ cũng đều được phân công công việc cụ thể.
Ông có nói việc giới thiệu ông Nguyễn Xuân Anh vào chức danh Phó Bí thư khác với việc bầu ông Võ Công Trí vừa rồi. Khác như thế nào, thưa ông?
Ông Bùi Văn Tiếng: Khác là vì cái kia (trường hợp ông Võ Công Trí – PV) phải là người am hiểu công việc, làm được; còn cái ni (trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh – PV) có thể anh chưa am hiểu nhưng đưa vào vị trí để rèn luyện. Nên cái ni là Phó Bí thư tăng thêm, tăng thêm ngoài số lượng. Đây là một cách để người ta có chỗ đào tạo cán bộ thôi.
Nhưng thưa ông, cũng có vấn đề đặt ra là tại sao không lấy những cán bộ thực sự có uy tín, năng lực để đào tạo mà lại lấy cán bộ chưa đạt được tín nhiệm cao?
Ông Bùi Văn Tiếng: Vấn đề là tuổi. Nhiệm kỳ tới Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nghỉ hưu hết rồi, còn có 4 ông thôi. Ông Võ Công Trí thì vô vị trí rồi, còn ông Nguyễn Thanh Quang (nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Đà Nẵng vừa được điều động làm Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng), ông Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Công an Đà Nẵng) và ông Nguyễn Xuân Anh. Ông Sơn thì cũng có khả năng thay đổi công tác. Nói chung thì chỉ còn 4 ông đó với nhau thôi chứ đâu còn ai.
Nhưng việc đào tạo cán bộ chỉ quan trọng về tuổi mà không quan trọng uy tín, năng lực hay sao?
Ông Bùi Văn Tiếng: Thì uy tín, năng lực thể hiện qua việc Đại hội Đảng lần thứ 11 bầu ông Nguyễn Xuân Anh là Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương. Uy tín, năng lực đó!
Thưa ông, có thể nghĩ vị trí “dự khuyết” đó cũng là một cách để đào tạo, bồi dưỡng…?
Ông Bùi Văn Tiếng: Đúng rồi!
Nhưng cái kết quả thực chất khi anh công tác ở cơ sở mới thực sự thể hiện uy tín, năng lực của anh…?
Ông Bùi Văn Tiếng: Đúng rồi!
Và uy tín, năng lực đó của ông Nguyễn Xuân Anh đã được xác nhận phần nào qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm cách đây nửa năm. Trong vòng nửa năm qua, không hiểu ông ấy đã có những đột phá gì trong công việc của mình để từ chỗ chưa đạt được tín nhiệm cao của các đại biểu HĐND TP lại giới thiệu vào một chức danh mới rất quan trọng của Thành ủy Đà Nẵng?
Ông Bùi Văn Tiếng: Cái này là cái đánh giá của Thành ủy này thôi, đa số tín nhiệm để cho ổng được tiếp tục có cơ hội rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng thêm, chứ người ta không gạt đi. Có thể còn mặt này, mặt khác người ta chưa hài lòng; mặt này, mặt khác còn chưa đủ năng lực nhưng người ta không gạt ổng đi. Một mầm mống để có thể tham gia vào Trung ương khóa tới thì rõ ràng người ta vẫn nâng niu, người ta vẫn còn nâng niu anh, chứ không phải người ta bỏ đi.
Tín nhiệm thấp cũng là một cách để giáo dục, để nhắc nhở chứ không phải để loại bỏ. Đánh giá là đánh giá kiểu đó, chứ không phải đánh giá ông này có giỏi hay không. Nếu đánh giá như thế thì chắc là người ta đã nói kiểu khác. Ở đây đánh giá có thể tiếp tục được đào tạo nữa hay không thì người ta đồng ý. Tinh thần là như vậy!
Vâng, xin cảm ơn ông đã dành cho Infonet cuộc trả lời phỏng vấn này!
(Bản quyền thuộc Infonet. Không được phép sao chép dưới mọi hình thức)

Không Thể Chối Bỏ Triệu Đà Và Nước Nam Việt?

Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường.

KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TRIỆU ĐÀ VÀ NƯỚC NAM VIỆT?
Những ai quan tâm tới lịch sử dân tộc Việt đều biết rằng, khi nhà Tần diệt nước Thục, giết vua và thái tử Thục ở núi Bách Lộc năm 316 TCN, Thục Chế cùng di duệ nhà Thục chạy xuống tá túc trên đất của vua Hùng. Nhiều lần Chế tấn công Hùng Duệ Vương nhưng không thành, tới đời con ông là Thục Phán đã diệt vua Hùng, lập nước Âu Lạc.
Năm 257 TCN, Triệu Đà vua nước Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. Quốc sử của ta, từ đời Nguyễn về trước, đều ghi nhận Âu Lạc và Nam Việt là nhà nước chính thống của người Việt. An Dương Vương và Triệu Vũ Đế đều được ghi công lớn. Không những thế, Triệu Đà còn được suy tôn là vị vua mở đầu của lịch sử đất nước. Tuy nhiên, giới sử gia miền Bắc vào thập niên 1960 phán quyết rằng Triệu Đà là ngoại xâm nên bỏ Kỷ nhà Triệu khỏi chính sử.
Từ đó tới nay, trong dư luận xã hội cũng như học giới có nhiều ý kiến không đồng tình với việc làm trên, đưa ra nhiều bằng chứng cùng luận cứ cho thấy nhà Triệu là nhà nước của người Việt. Bản thân người viết cũng hơn một lần lên tiếng về việc này. Nay xin trình bày những di hại của việc trục xuất nhà Triệu khỏi chính sử.
Truyền thuyết cũng như chính sử Việt Nam ghi rằng, Xích Quỷ là nhà nước đầu tiên tiên của người Việt được thành lập năm 2879 TCN. Sau này, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng hình thành trên cương vực của nước Xích Quỷ. Vào thời Chiến Quốc, nhà nước Văn Lang tan rã, một số thủ lĩnh khu vực thành lập những nhà nước của người Việt như Ngô, Việt, Sở… Tần Thủy Hoàng diệt nước Sở, sáp nhập đất đai cùng dân cư nước Văn Lang cũ vào đế chế Tần. Khi nhà Tần sụp đổ, Triệu Đà, một viên huyện lệnh người Việt đã lãnh đạo dân Việt phía nam Dương Tử lập nước Nam Việt. Việc Nam Việt diệt An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào mình, về bản chất lịch sử không khác gì việc Quang Trung diệt nhà Lê Trịnh để lập Đại Việt thống nhất bao gồm cả vùng đất phía Nam. Dù gì đi nữa, cũng không thể bác bỏ sự thật là, trong một thế kỷ tồn tại, Nam Việt là cái cầu, là sợi dây nhau cuối cùng kết nối Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt.
Vì vậy, việc trục xuất nhà Triệu khỏi sử Việt đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng sau:
Tước bỏ tư cách thừa kế của người Việt Nam với quá khứ của đại tộc Việt. Từ những phát hiện của di truyền học đầu thế kỷ XXI cho thấy, người Việt không chỉ sinh sống lâu đời ở Nam Dương Tử mà hàng vạn năm trước là chủ nhân của đất Trung Hoa. Trên đất này, đại tộc Việt đã làm nên những nền văn hóa rực rỡ.
Tước bỏ vai trò chủ nhân Việt đối với ngôn ngữ gốc mà người Trung Hoa đang sử dụng hiện nay. Trong tám phương ngữ được xác định trên đất Trung Hoa thì tiếng Việt Quảng Đông được coi là ngôn ngữ gốc. Trong khi đó, nguồn cội của ngôn ngữ Quảng Đông chính là ngôn ngữ vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, trung tâm của người Việt khoảng 15.000 năm trước.
Tước bỏ vai trò sáng tạo chữ Giáp cốt của người Việt. Chữ Giáp cốt được phát hiện đầu tiên vào thời nhà Ân ở Hà Nam. Nhưng khảo cổ học xác định rằng tại văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước đã có ký tự hình vẽ trên yếm rùa. Cuối năm 2011, tại di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây phát hiện ký tự tượng hình khắc trên xẻng đá có tuổi 4000 tới 6000 năm trước. Những ký tự kiểu Giáp cốt này xuất hiện trước khi người Hoa Hạ ra đời. Do vậy nó hoàn toàn là sản phẩm sáng tạo của người Vịệt.
Tước bỏ mối liên hệ huyết thống và văn hóa với những bộ tộc người Việt đang sống trên đất Trung Hoa. Những khám phá lịch sử cho thấy, trước cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng thì phần lớn đất Trung Hoa do người Việt làm chủ: Thục và Ba phía tây nam; Ngô, Sở, Việt ở trung tâm và phía đông; Văn Lang phía nam. Do cuộc xâm lăng của Tần Thủy Hoàng, phần lớn đất đai và dân cư Việt bị sáp nhập vào đế chế Tần. Trong phần đất bị chiếm, đại bộ phận người Việt bị Hán hóa. Tuy nhiên, có không ít nhóm Việt không chịu đồng hóa, đã lui sâu vào cư trú trong vùng rừng núi. Lâu dần, từ người Lạc Việt – tộc đa số trong dân cư- họ bị thiểu số hóa. Những nhóm người như tộc Thủy, Bố Y ở Quý Châu vẫn giữ nhiều nét văn hóa Việt cổ, có thể nói đó là nền văn hóa Việt hóa thạch. Nếu nghiên cứu văn hóa của những tộc người bà con này, chắc chắn sẽ khám phá lại nhiều điều quý giá của văn hóa Việt cổ. Đặc biệt tộc Thủy với 340.000 người vẫn giữ được sách Thủy (Thủy thư -水书) viết bằng chữ Thủy (Thủy tự), loại chữ tượng hình gần gũi Giáp cốt văn nhưng hành văn theo cách nói xuôi của người Việt, một loại văn tự hóa thạch sống, được Trung Quốc coi là bảo vật.
Mất quyền thừa kế với truyền thống và văn hóa Nam Việt.
Sáp nhập đất đai và dân cư Âu Lạc, Nam Việt thành quốc gia lớn trong khu vực. Trái với quan niệm phổ biến cho đến nay là Triệu Đà dùng kế sách “nội đế ngoại vương” (bên trong xưng đế nhưng đối với nhà Hán thì xưng vương), suốt đời mình, Triệu Đà xưng danh hiệu Triệu Vũ Đế và cháu ông cũng xưng đế mà bằng chứng là chiếc ấn bằng vàng, kich thước 310 x 310 mm (lớn hơn mọi con ấn của vua Hán) khắc bốn chữ Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) tìm thấy trong lăng mộ. Sau khi phát hiện lăng mộ Triệu Văn Đế, người Trung Hoa đã lập khu trưng bày di tích này với khoảng 2500 hiện vật đặc sắc, trong đó đại đa số là thuộc văn hóa Việt. Do coi đây là của người Trung Hoa nên giới sử học Việt chưa hề có nghiên cứu nào về di chỉ quan trọng này.
Để mất những mối liên hệ trên, không chỉ là nỗi đau của người Việt Nam, dòng cuối cùng của Bách Việt còn độc lập và giữ được cương thổ. Nguy hại hơn, nó cắt đứt mối liên hệ với quá khứ, khiến cội nguồn, lịch sử và văn hóa Việt trở nên chông chênh trên không chằng, dưới không rễ!
Từng có cuộc tranh biện giữa học giả hai nước Trung Việt về trống đồng Vạn Gia Bá và Đông Sơn, cái nào có trước? Do từ chối Nam Việt nên học giả Việt Nam bỏ mặt trận, thúc thủ lui về biên giới Việt Nam hiện tại, để rồi cố sức một cách vô vọng cho rằng trống Đông Sơn có trước! Nếu không tự từ bỏ Nam Việt, học giả Việt Nam có thể dõng dạc tuyên bố: “Với công nghệ định tuổi đồ đồng hiện nay cùng tình trạng cổ vật khi thu hồi, không thể định tuổi chính xác hai loại trống đồng trên. Tuy nhiên điều này không thật có ý nghĩa vì trống Đông Sơn cũng như Vạn Gia Bá đều là sản phẩm sáng tạo của người Lạc Việt, tổ tiên chúng tôi trên đất đai mênh mông của người Lạc Việt từ nam Dương Tử tới miền Trung Việt Nam, ở thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên!”
Tuy là chuyện của quá khứ nhưng lịch sử luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống hiện tại. Những nhận thức và quyết định không thỏa đáng về lịch sử đưa tới những di họa khó lường. Bởi vậy, thiết nghĩ, chúng ta cần có những nghiên cứu nghiêm túc và kĩ càng về vấn đề này và các vấn đề khác của lịch sử dân tộc.
HÀ VĂN THÙY (TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ – Người tạo nên biểu tượng Dinh Độc Lập cho Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ, nhà điêu khắc,… Những công trình kiến trúc của ông là sự tổng hòa giữa nét đẹp Á Đông và nét cổ điển của kiến trúc phương Tây.

Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Chân dung kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. (Ảnh: Pinterest)
Ngô Viết Thụ (1926- 2000) là một kiến trúc sư nổi tiếng, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Những công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.
Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.
Ngô Viết Thụ sinh ra ở Thừa Thiên Huế, ông có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu, ở với ông ngoại và may mắn được ông kèm cặp chữ Hán. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.
5 năm sau ông bảo vệ đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư xuất sắc D.P.L.G, được hưởng suất học bổng ba năm nghiên cứu và sáng tác tại khu biệt thự Madicis của Viện Hàn lâm Pháp tại La Mã. Tại đây, ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40.000 tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma).
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Bản thiết kế giúp ông dành được giải thưởng lớn khi còn học bên nước ngoài. (Ảnh: vi.wikipedia.org)
Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ năm 1955 và là thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.
Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV.
Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Về Việt Nam, con đường kiến trúc rộng mở đối với ông, nhiều công trình xây dựng của ông lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật.
Dinh Độc Lập – Công trình biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Mặt trước của Dinh Độc Lập. (Ảnh: Blue Diamond Hotel)
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
…và một phía thân hình chữ T. (Ảnh: Vntrip.vn)
Đây là công trình đầu tay của ông khi vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ông không thiết kế cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Kiến trúc Định dạng hình chữ T, là một trong bộ ba kết hợp thành tên của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ bao gồm Dinh Độc Lập – Chợ Đà Lạt – Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông.
Toàn thể bình diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT ( 吉 ) có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ KHẨU ( 口 ) để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU ( 口 ) có cột cờ chính giữa sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG ( 中 ) như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung kiên.
Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM ( 三 ), theo quan niệm dân chủ hữu tam viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG ( 王 ), trên có kỳ đài làm thành nét chấm tạo thành hình chữ CHỦ ( 主 ) tượng trưng cho chủ quyền đất nước.
Mặt trước của dinh thự, toàn bộ lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ( 興 ) ý cầu chúc cho nước nhà được hưng thịnh mãi.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
(Ảnh: designs.vn )
Con trai của KTS Ngô Viết Thụ – KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng là một người nổi tiếng trong giới kiến trúc Việt Nam và thế giới. Ông có định hình phong cách riêng, tuy nhiên có rất nhiều tư tưởng ông học tập từ cha mình. Ông tự hào chia sẻ về người cha đáng kính:
Thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ thể hiện quan niệm kiến trúc Việt Nam hiện đại, không sao chép các chi tiết của kiến trúc cổ điển, nhưng vẫn hài hòa và mang bản sắc văn hóa dân tộc, hoàn toàn đi theo hướng khác với các đóng góp thiết kế dinh của các KTS danh tiếng cùng thời, trong đó đa số hoặc theo xu hướng kiến trúc cổ điển Pháp hoặc mang nặng ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo và cung đình.
Ngoài ra, Dinh Thống Nhất đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách kiến trúc mang dấu ấn riêng của KTS Ngô Viết Thụ sau này trong các công trình Đại học Nông nghiệp Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam, Tổ hợp Khách sạn Hương Giang I và II… Trong các tác phẩm của ông, các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn mang tính đổi mới và sáng tạo, nhưng điều quan trọng hơn, mỗi tác phẩm đều ẩn tàng một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
KTS Ngô Viết Nam Sơn. (Ảnh: VOV World)
Khi thiết kế dinh Độc Lập, nhiều người hiểu sai, cho rằng cha tôi thiết kế riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Thực ra không phải vậy, ông xây dựng chung cho những vị nguyên thủ quốc gia, chính vì vậy mà khu ở của thủ tướng không làm gì hết. Ông quan niệm vị trí thủ tướng chỉ là tạm thời. Về mặt phong thuỷ, đa số công trình của các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.
Ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo (chữ Vương, và chữ Tam – tượng trưng cho Nhân, Minh, và Võ đức), giữ vững chủ quyền đất nước (chữ Chủ), đảm bảo tự do ngôn luận của người dân (chữ Khẩu), trung với quốc dân (chữ Trung), và làm sao cho đất nước ngày càng hưng thịnh (chữ Hưng)…
Cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng phát triển tốt, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hoá giải. Ông cho rằng làm vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.
Ba tôi chỉ dạy cái thần thái – linh hồn trong một tác phẩm. Ba không bao giờ chỉ tôi vẽ cửa làm sao, vẽ cầu thang như thế nào… Ba dạy tôi chí hướng và cách tư duy ý tưởng, chứ không dạy về kỹ thuật, bởi kỹ thuật thì có giới hạn. Tôi hầu như học kỹ thuật ở trường.
Khi hai cha con đi chơi với nhau, khi nhìn thấy một công trình, ba tôi sẽ nói dấu ấn làm nên thần thái của công trình là gì. Điểm này được, điểm này chưa được và tại sao? Ba tôi thường bắt cái tinh thần của một tác phẩm để nói với tôi hơn là đi vào chi tiết kỹ thuật. Bởi vì chi tiết thì qua thời gian có thể thay đổi. Còn tinh thần cốt cách của tác phẩm thì bền lâu hơn.
Càng về sau thì tôi càng thấy cách dạy của ba tôi là đúng. Vì nếu tôi học từ ba cách vẽ kiến trúc thời đó, có lẽ thời nay không còn phù hợp.Vì mỗi thời, mỗi thế hệ có cách diễn đạt, đường hướng và gu thẩm mỹ riêng”.
Ngoài kiến trúc, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m. Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (Năm 1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (Năm 1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (Năm 1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris năm 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (Năm 1963).
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Một trong 7 bức của bộ tranh Sơn hà cẩm tú được treo ở Dinh Độc Lập. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Ngõ Trúc. (Ảnh: tachcaphe.com)
Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (Tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trong đêm giao thừa 1981. (Ảnh: tuoitre.vn)
Một số công trình ấn tượng khác của KTS Ngô Viết Thụ
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam)
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Trường Đại học Sư phạm Huế.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Nhà thờ Bảo Lộc.
Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư, Dinh Độc Lập,
Bản vẽ thiết kế Việt Nam Quốc Tự.
Theo tachcaphe.com

Bí mật phong thủy đằng sau kiến trúc độc đáo của kinh thành Huế thời nhà Nguyễn (P.1); Ly kỳ chuyện chặt đứt long mạch chấn động lịch sử Trung Quốc

Có bài thơ rằng: 
“Sông Đằng một dải dài ghê
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông
Những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
(Bạch Đằng Giang Phú – Trương Hán Siêu) 
Lịch sử như dòng sông dài cuốn đi trong lớp sóng của nó bao nhiêu sự tích, chiến công, thành bại của cả một dân tộc. Thế kỷ 21 hiện đại với quá nhiều thú vui và dục vọng, mấy ai còn lưu tâm đến những huy hoàng của quá khứ, những tinh hoa của cổ nhân hay những bài học sâu sắc từ ngàn xưa? 
Việt Nam 4.000 năm văn hiến với nhiều triều đại kiệt xuất thấm đẫm văn hóa Phật Đạo Thần đã đem đến cho dải đất xinh đẹp này biết bao nhiêu kỳ tích và truyền kỳ vẫn còn rọi sáng đến tận hôm nay. Chúng tôi tiến hành loạt bài viết về lịch sử Việt Nam mong muốn đem đến cho quý độc giả một góc nhìn mới về sử Việt, chính là ôn cũ biết mới, ngẫm chuyện xưa nhìn chuyện nay, tự đúc rút cho mình những trải nghiệm riêng. 
Trong các di sản còn lại của thời phong kiến thì kinh thành Huế là còn nguyên vẹn và tiêu biểu nhất. Kiến trúc của kinh thành chính là thể hiện tầm vóc và sinh khí của cả dân tộc. Hãy cùng bắt đầu chuyến tham quan kinh thành Huế, khám phá đời sống của các đế vương, lần giở lại những trang sử lập quốc của một triều đại phong kiến Việt Nam đã từng rất hùng mạnh. 
Kiến trúc quan trọng nhất của kinh đô Huế chính là tòa kinh thành. Bằng một vốn văn hóa sâu dày trăm năm và tài trí của dân tộc, các vị Hoàng đế triều Nguyễn đã tạo nên một tòa hoàng cung tráng lệ. Ngoài việc dùng làm nơi sinh hoạt, tòa thành này còn có một vai trò vô cùng quan trọng, đó là: Tận dụng sức mạnh phong thủy, kế thừa truyền thống Nho học để định hình một quy chuẩn lãnh đạo chuẩn mực nhất cho muôn đời con cháu nhà Nguyễn noi theo. 

Toàn cảnh kinh thành Huế khi nhìn từ trên cao. Ảnh dẫn theo youtube.com

Tại sao một tòa thành lại có thể định hình tư duy và thậm chí định ra quy chuẩn lãnh đạo truyền lại đến đời sau như vậy? Vì phong thủy đỉnh cao vốn không phải dùng để chiêu tài cầu may mà chính là dùng cho Đế vương cai trị thiên hạ. Sắp xếp quốc gia sao cho Thiên – Địa – Nhân đạt đến sự hòa hợp cao nhất (Thái hòa) mà vươn đến thời toàn thịnh. Vậy nên kiến trúc phong thủy của cả tòa thành phải đạt được cảnh giới thông linh, có thể sinh ra trường năng lượng tốt lành, tác động được đến tư duy và cách sinh hoạt của chủ nhân khiến nó trở nên hài hòa chuẩn mực, biến chủ nhân thành một đấng minh quân.
Trong trường hợp ý Trời cho một người quá kém cỏi lên làm vua thì phong thủy của tòa thành cũng sẽ cứu vãn một phần, để vị vua ấy không trở thành hôn quân bạo chúa. Chính vì thế cố đô Huế mang một giá trị vĩnh hằng trong nghệ thuật kiến trúc đỉnh cao của Việt Nam, điều vốn không nằm ở tầm vóc quy mô công trình mà chính ở giá trị phong thủy tâm linh cũng như quá trình cải tạo phong thủy hơn 200 năm mà các vua chúa Nguyễn đã dày công gây dựng.
Nghệ thuật phong thủy đỉnh cao chính là phong thủy tâm linh với nền tảng nhân đức
Kinh thành Huế (hay Thuận Hóa) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm (1802 – 1945). Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
Tòa thành được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520ha. Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh bằng phẳng, dáng đẹp, nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) tạo thế rồng chầu hổ phục, tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng, nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành. 

Bằng một vốn văn hóa sâu dày trăm năm và tài trí của dân tộc, các vị Hoàng đế triều Nguyễn đã tạo nên một tòa hoàng cung tráng lệ. Ảnh dẫn theo huecitytour.com

Vòng thành có chu vi gần 10km, cao 6,6m và dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn. Thành ban đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch. Bên ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc. Riêng hệ thống sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường thủy có chiều dài hơn 7km.
Xem ra phong thủy kinh thành Huế dường cũng không có gì đặc biệt nếu so với các linh địa nổi tiếng khác trên thế giới. Nhưng nếu kết hợp với quá trình tích đức 200 năm khởi nguồn là việc xây chùa Thiên Mụ để tụ linh cho long mạch thì kinh thành Huế chính là kết quả của sự dày công tụ linh tích đức đó. Trong lịch sử có dòng họ nào làm Chúa đến 200 năm rồi lại làm Hoàng Đế thêm 143 năm, mở mang ra một lãnh thổ rộng lớn và hùng mạnh hơn bất kỳ thời nào trong 4000 năm lịch sử Việt Nam? Kinh đô Huế phải được xem xét đúng với giá trị vĩ đại của nó. Huế vừa là kỳ quan phong thủy tâm linh, vừa từ phong thủy mà khai sáng cả một thời đại thịnh trị của dân tộc. Để xây dựng nên nó, họ Nguyễn đã mất hơn 232 năm vừa chuẩn bị âm đức vừa tiến hành xây dựng. 
Kỳ đài – Ý chí của Hoàng gia, chính khí Nho học mãi trường tồn
Kỳ đài là kiến trúc cao nhất trong kinh thành Huế, nằm ở góc chính Nam của kinh hành đối diện Ngọ Môn. Kỳ Đài gồm hai phần: đài cờ và cột cờ. Đài cờ gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Tầng thứ nhất cao hơn 5,5m, tầng giữa cao khoảng 6m, tầng trên cùng cao hơn 6m. Tổng cộng của ba tầng đài cao khoảng 17,5 m.

Kỳ Đài cao 3 tầng tượng trưng Thiên – Địa – Nhân hòa hợp và Tam cương (vua tôi, cha con, vợ chồng), là nền móng của đạo đức Nho học. Ảnh dẫn theo khamphahue.com.vn

Theo văn hóa cổ thì kỳ đài nằm ở phía chính Nam, thuộc cung Ly, hành Hỏa tượng trưng cho sự vui vẻ hòa hợp, tinh thần sáng suốt và sự giáo dục, giáo hóa dân chúng. Ngoài ra cung này còn tượng trưng cho toàn dân Viêt Nam vì Việt Nam là đất nước cuối cùng nằm ở phương Nam (so với Trung Quốc).
Lá cờ tượng trưng cho Hoàng quyền màu vàng, hành Thổ, được sinh vượng bởi hành Hỏa của nhân dân, ngụ ý đây là triều đại chính thống trị vì một cách lâu dài. Quyền lực của Hoàng đế phải đem lại sự hòa hợp, sáng suốt trong cai trị và giáo hóa dân chúng để đạt đến thịnh trị. Vì lửa luôn bốc lên cao, luôn hướng thượng, hướng về điều tốt đẹp.
Hành Hỏa còn tượng trưng cho việc tu hành đắc Đạo hay đời sống tâm linh nên nó còn ngụ ý sâu hơn chính là Hoàng đế tốt nhất phải là người tu Đạo, trở thành Thánh nhân. Nói cách khác, Hoàng đế phải coi quốc gia như một nơi để mình tu tâm và thực hành trị quốc theo Đạo. Đạo ở đây chính là Thiên Đạo vì Hoàng đế chính là con trời. Có như vậy mới đưa quốc gia trở nên thời Nghiêu Thuấn, một thời đại lý tưởng theo quan niệm của Nho gia khi quốc gia được trị vì bởi Thánh nhân.
Đài cao 3 tầng tượng trưng Thiên – Địa – Nhân hòa hợp và Tam cương (vua tôi, cha con, vợ chồng), là nền móng của đạo đức Nho học. Ngụ ý Hoàng đế phải thuận theo ý Trời, an lòng dân, luôn giữ vững chuẩn mực cai trị, sống đời đạo đức, chăm sóc đời sống tâm linh cho nhân dân nếu muốn vận nước được lâu dài.
Kỳ đài xây dựng cao to bề thế nhất kinh thành đại biểu cho ý chí của hoàng gia phải luôn vững mạnh và hướng thượng như một ngọn lửa soi sáng cho quốc dân, giữ vững cương thường để chính khí Nho học luôn mãi trường tồn và làm gương cho thiên hạ.
Đây là chuẩn mực đầu tiên và tổng quát nhất về việc cai trị mà một vị tân Hoàng đế đều phải nắm rõ. Và đó chỉ là một yếu tố, vẫn còn hàng loạt những bài học nữa đã được khéo léo cài sẵn trong những kiến trúc ở kinh thành. Chúng tồn tại một cách trầm mặc như những ông thầy nghiêm khắc nhất luôn nhắc nhở Hoàng đế không ngừng nghỉ suốt cả cuộc đời. 
Ngọ Môn và Ngũ Phụng Lâu, noi gương Thánh nhân mà cai trị
Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, là nơi ra vào của Hoàng đế trong những đại lễ quan trọng. Nó nghĩa là Cửa Nam vì nằm ở Ngọ theo trục Tí Ngọ của phong thủy. Theo Dịch học, hướng Nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt). 

Khung cảnh bề thế của Ngọ Môn và Lầu Ngũ Phụng khi nhìn từ bên trong cho thấy trình độ học vấn về phong thủy uyên thâm của các vua chúa triều Nguyễn. Ảnh dẫn theo wikipedia.org

Tất cả vua chúa xưa đều xem trọng phương Nam vì Khổng Tử vốn xuất thân ở miền Nam. Chu Dịch mà Khổng Tử học cũng xuất xứ từ phương Nam nên văn hóa cổ coi phương Nam là phương của Thánh nhân. Ngoài ra Ngọ Môn thiết kế hình chữ U ở thế thu vào, mục đích là thu cát khí của phương Nam, sinh vượng cho tòa thành, nói cách khác chính là luôn tiếp thu sự đóng góp tốt lành của nhân dân và thần tử để đế quốc luôn tốt đẹp.
Bên trên Ngọ Môn có Ngũ Phụng Lâu là nơi vua ngự khi có các sự kiện quan trọng. Vì chim phượng hoàng chính là loài chim thiêng. Người ta tả chim phượng hoàng với các đặc điểm sau: Đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, có 5 màu và cao 6 thước. Nó tượng trưng cho 6 thiên thể, có thể hiểu nôm na: Đầu là trời, mắt là Mặt Trời, lưng là Mặt Trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của Ngũ hành: Đen, trắng, đỏ, xanh và vàng. Người ta dùng hình tượng chim phượng hoàng để tượng trưng cho vũ trụ xung quanh nơi vua ngự.
Tên Ngũ Phụng còn là vì lầu này có 5 gian chính, ở giữa lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua và hoàng gia ngự. Bốn gian phụ hai bên lợp ngói thanh lưu ly dành cho quần thần. Tổng cộng lầu có 9 gian, vì số 9 và 5 tượng trưng cho Hoàng đế. Tòa lầu này có tổng cộng 100 cây cột, tượng trưng cho bách tính hay số 100 trong độ số của Lạc Thư, Hà Đồ, mang chung một ý nghĩa chỉ vũ trụ và toàn quốc quy phục xung quanh nhà vua.
Tóm lại, Ngọ Môn và Lầu Ngũ Phụng chính là được xây để Hoàng đế luôn ý thức được rằng sự trị vì của mình phải đạt đến thịnh thế, cai trị bằng nhân đức như các bậc Thánh nhân ngày xưa. Cũng bởi phượng hoàng là loại chim chỉ được nói đến trong thời bình thịnh thế mà thôi. Kiến trúc của Ngọ Môn và Lầu Ngũ Phụng cũng nhắc nhở các bậc Thiên tử khi ngự ra cổng lớn phải nhớ rằng xung quanh mình chính là cả một vũ trụ, phải cư xử sao cho đúng với đạo làm vua.
Thật là:
Trời làm màn gối, đất làm chiênNhật nguyệt cùng ta một giấc yênĐêm khuya chẳng dám dang chân duỗiChỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng
(Lý Thái Tổ)
(Còn nữa)
Tĩnh Thủy


Ly kỳ chuyện chặt đứt long mạch chấn động lịch sử Trung Quốc


Núi Vân Long gồm có 9 sườn núi giống dáng như chín con rồng đang bay, chính vì thế cổ xưa gọi là núi Cửu Long. Theo cách nói của các thuật sĩ phong thủy đây chính là mảnh phong thủy bảo địa tuyệt đẹp, giúp vương triều nhà Kim lớn mạnh.

phong thủy, nỗ nhĩ cáp xích, nhà kim,
Chân dung Nỗ Nhĩ Cáp Xích. (Ảnh: Kknews)
Nỗ Nhĩ Cáp Xích dựng nước ở Đông Bắc, lấy quốc hiệu là “Kim”, sử sách ghi là “hậu Kim”, ông muốn tưởng nhớ đến Kim quốc của tổ tiên tộc Nữ Chân đã dựng lên, hi vọng có thể tiếp tục sự nghiệp mà tổ tiên chưa hoàn thành.
Thế lực của Nỗ Nhĩ Cáp Xích ngày càng lớn mạnh, không ngừng mở mang bờ cõi ra ngoài biên ải và tạo thế uy hiếp to lớn đến vương triều Đại Minh.
Lúc này có người bẩm với Thiên Khải Hoàng đế Chu Do Hiệu rằng việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang phô trương thanh thế ở phía Đông Bắc là do “vương khí” của Kinh Tây Kim Đế lăng đã nhập táng hơn 300 năm trước của tộc Nữ Chân giờ đây lại bắt đầu phát. Chỉ có cách triệt phá phong thủy, chặt đứt long mạch, để lọt hết “vương khí” mới có thể giải trừ được nguy cơ lớn nhất từ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Nhắc đến nước Kim, tuy không phải là một vương triều thống nhất trong lịch sử Trung Quốc, nhưng sự tồn tại của nó không thể phủ nhận. Năm 1115, Hoàn Nhan A Cốt Đả đã xưng đế ở Hội Ninh (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang).
Theo ghi chép trong sử sách thì đây được coi là thái tổ của nhà Kim, sau này nước Kim lớn mạnh, đã tràn vào Trung Nguyên giết chết Triệu Khuông Dận – Hoàng đế khai quốc nhà Tống, cùng tồn tại song song với nhà Tống nuôi mưu đồ thống nhất giang sơn.
Nhưng chưa thành đại nghiệp thì đến năm 1234 đã bị tan rã dưới vó ngựa của đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Nước Kim tồn tại 120 năm trong lịch sử, trải qua 9 đời hoàng đế, tuy chưa hoàn thành được cục diện đại thống nhất nhưng lại viết lên 1 trang lịch sử vô cùng huy hoàng trong văn hóa lăng tẩm hoàng thất Trung Quốc cổ đại, đặc biệt là bố cục về phong thủy của các lăng tẩm có thể được coi là kinh điển.
Đế Vương lăng của Kim triều vốn đã được chọn đặt bên bờ Hắc Long Giang, Hải lăng Vương Hoàn Nhan Lượng đã nhìn ra thế phong thủy của núi Vân Long, cho nên con cháu tộc Nữ Chân đã đưa mộ tổ từ nơi xa xôi vạn dặm về định tại núi Vân Long.
Núi Vân Long gồm có 9 sườn núi giống dáng như chín con rồng đang bay, chính vì thế cổ xưa gọi là núi Cửu Long. Theo cách nói của các thuật sĩ phong thủy đây chính là mảnh phong thủy bảo địa tuyệt đẹp.
Phía trước có ít nhất 2 ngọn “sơn” tức “triều sơn”, “án sơn”. Hai bên tả hữu tương xứng là “hộ sa” (“triều sơn” chính là các văn võ bá quan trong triều, “án sơn” chính là nơi hoàng đế đặt biện công trác “án cơ”).
9 sườn núi của núi Vân Long chạy theo hướng từ cao đến thấp và lần lượt tỏa ra các hướng. Đỉnh chính giữa phía trước là vách núi cao sừng sững, khu ở giữa bằng phẳng, hai bên nhô lên hai gò cao.
phong thủy, nỗ nhĩ cáp xích, nhà kim,
Núi Vân Long. (Ảnh: Must See Places)
Phía Đông là những ngọn núi trập trùng, phía Tây chi chít các gò, đồi cao thấp. Dưới chân đỉnh chính là dòng suối uốn lượn, quanh năm nước chảy. Cây cối um tùm tươi tốt, mây tím che phủ lưng trời, có thể thấy sơn hình địa mạo của núi Vân Long vô cùng phù hợp với các điều kiện phong thủy cần có.
Vách núi cao ở phía xa chính là “triều sơn”, những gò, đồi thấp và bằng phẳng hơn chính là “án sơn”, hai bên tả hữu chi chít các gò đồi bằng phẳng chính là “hộ sa” tức “tả Thanh Long”, “hữu Bạch Hổ”.
Cho nên các thuật sỹ phong thủy thời cổ đại đã nhận định rằng phong thủy lăng mộ của Kim Đế vương lăng chính là một công trình kinh điển về phong thủy bảo địa. Chính vì thế đã giúp bảo vệ sự hưng vượng cho gia tộc Nữ Chân suốt 300 năm sau này.
Sau khi nhà Kim bị diệt vong, vì mục đích báo thù mà người Mông Cổ đã đập phá Kim Đế vương lăng. Nhưng sau khi người Mông Cổ thống nhất Trung Quốc, họ lại coi Kim quốc là người một nhà và tiến hành trùng tu Kim Đế vương lăng về nguyên dạng. Kim Đế vương lăng đã trở thành một trong “Kinh Tây bát cảnh” nổi tiếng thời bấy giờ.
Sau khi nhà Minh thành lập, Chu Nguyên Chương cũng không đập phá Kim lăng cho đến khi Chu Do Hiệu lên nắm triều chính mới tạo nên vết nhơ “thiên khải quật lăng” trong lịch sử. Lúc này thế lực của Hậu Kim vô cùng hùng cường, trong vòng chưa đến một năm Thẩm Dương lượt thất thủ, toàn bộ bờ tây Liêu Hà cũng rơi vào tay nhà hậu Kim. Chưa đến tháng Giêng Thiên Khải năm thứ 2 đã công chiếm Tây Bình Bảo làm lên trận “Tây Bình Bảo chiến dịch” nổi tiếng trong lịch sử.
Nhà Minh cũng vài lần phản công nhưng đều thất bại, Bức Đắc Chu Do Hiệu đã không lo lắng tìm cách cứu vận nước mà còn tranh thủ cơ hội sai người đến đào bới lăng mộ tổ nhà Hậu Kim với mục đích chặt đứt long mạch nhằm ngăn không cho Bát Kỳ tiến sâu vào Trung Nguyên.
Theo cách nói của các nhà phong thủy thì: sơn mạch, giang hà chính là long mạch, nếu long mạch đứt, tiên thiên long khí tiêu tán, sinh long thành tử long, mọi việc đều tan, đại sư kinh thiên động địa này đã làm tổn thương Long thần, thiên nhân cảm ứng, tất sẽ giáng họa lên con người.
Để chặt đứt hoàn toàn long mạch của tộc Nữ Chân các đại sư phong thủy đã tìm ra huyệt vị long mạch của Kim lăng. Ở đoạn “long đầu” chặt đi một miếng đá núi lớn coi như là chặt đầu Long, phần được coi là yết hầu của “long đầu” đào một hố sâu và nhét đầy đá sỏi nhằm chặt đứng hẳn long mạch, lộ hết vương khí.
Cảm thấy chưa yên tâm, họ còn xây thêm 1 tòa “tháp cao” trên lăng chỉ. Tuy đã tính toán kỹ lưỡng, thuật phong thủy cao siêu nhưng triều Minh đã quên mất một điều vô cùng quan trọng rằng bánh xe lịch sử luôn hướng về phía trước, khi khí số của giang sơn đại Minh đã tận chỉ, dựa vào triệt long mạch của tộc Nữ Chân để bảo vệ giang sơn chỉ là chuyện hoang đường.
Nói cách khác theo thuyết phong thủy thì nơi vùng đất bao la rộng lớn phía Đông Bắc thì long mạch quyết định sự phát triển cho tương lai của hậu Kim có lẽ đã không còn nằm ở Kim Đế vương lăng nữa mà đã chuyển đến nơi nào cũng chưa hay.

TinhHoa tổng hợp
Xem thêm: