
• Đạo đức là phải nói
lên sự thật, nếu như sợ sự thật làm tổn hại danh dự quốc gia mà phải nói lời
giả dối, vậy thì người Trung Quốc có nên oán trách nếu người Nhật Bản muốn
tìm cách che giấu hành vi xâm lược của họ không?
Ông Lexus, một người Đức từng du học ở Trung Quốc vừa có phát
ngôn gây tranh luận rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Ông Lexus nói: trên
weibo, ông thấy người Trung Quốc rất khó hiểu, dường như ông nói gì cũng bị
người Trung Quốc chửi bới. Ông còn đề cập một hiện tượng: “Những bài viết bị gỡ
bỏ trên weibo đa số là vì có người tố giác. Tôi cảm thấy mọi người luôn rình
rập lẫn nhau, thật khó hiểu. Chúng ta chỉ nên tố giác phần tử xấu xa khủng bố.
Còn đối với người khác quan điểm mà hành động như thế là hỏng bét, hệ quả là
mọi người tự tạo thành thói quen kiểm duyệt chính mình, những điều nên nói lại
không dám nói, gặp ai cũng phải cảnh giác”.
Ông Lexus cảm nhận, trên weibo người ta chỉ tìm cách chụp mũ và
chửi nhau. Dường như nhiều người Trung Quốc không kể lý lẽ, không thích nghe
nói lý sự… Phải giải thích về vấn đề này như thế nào?
# Lý giải của Lexus
Thứ nhất, chuyện người Trung Quốc bất cần logic và đạo lý dường
như bắt đầu có từ thời học tiểu học. Ví dụ, nếu học trò đánh nhau sẽ bị thầy cô
mắng: không bao giờ làm được việc gì tốt đẹp! Đạo lý ở đây là: người tốt sao
lại đánh nhau? Rõ ràng đây là thứ logic hoang đường, nhưng người Trung Quốc sợ
phiền phức nên không muốn tìm hiểu để nhận rõ thị phi, cuối cùng không cần phân
định ai đúng ai sai, cứ đánh mỗi đứa 50 thước cho “công bằng”. Nhưng thứ logic
này ngày nay rất phổ biến ở Trung Quốc.