Phạm
Viết Đào.
Tôi
nhận được nhiều nguồn tin cho biết: cựu Thủ tướng Phan Văn Khải là con của ông
Phan Đăng Lưu, từng có thời gian nhận trách nhiệm phụ trách Tổng Bí thư Đảng CS
Đông Dương.
Để
xác tín điều này, có lần tôi đã gặp nhạc sĩ Hồng Đăng, tên thật là Phan Hồng
Đăng, sinh năm 1936 tại Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An để tìm hiểu về thông tin
này…
Nhạc
sĩ Hồng Đăng thuộc dòng họ Phan ở Hoa Thành Nghệ An, hậu duệ của Mạc Mậu Giang
chạy vào Nghệ An sau khi nhà Mạc bị truy diệt ở Thăng Long. Con cháu Mạc Mậu
Giang về sinh sống ở Hoa Thành đổi thành họ Phan Đăng; Nhạc sĩ Phan Hồng Đăng
có quan hệ gần gũi về huyết thống với ông Phan Đăng Lưu, gọi ông Phan Đăng Lưu
bằng bác.
Nhạc
sĩ Hồng Đăng xác nhận, khi đương làm việc, ông Phan Văn Khải đã có lần về nhà
thờ họ Phan Đăng ở Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An thắp hương, tưởng vọng. Còn ông Phan Văn Khải có
phải là con ông Phan Đăng Lưu hay không thì nhạc sĩ Hồng Đăng không quả quyết.
Theo
WikiPedia: Ông Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp bắt 1929, bị kết án 3 năm tù khổ
sai tại Vinh…nhưng lại ghi ông ra tù giữa năm 1936?
Tháng
9-1937, ông tham dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng tại Hóc Môn,
Bà Điểm, Gia Định và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trong khi đó WikiPedia
lại ghi ông Phan Văn Khải sinh năm 1933?
Có
thể WikiPedia sai vì nếu bị kết án 3 năm thì đầu năm 1933 ông Phan Đăng
Lưu phải được thả. Như vậy giai đoạn 1933-1937 tiểu sử của ông Phan Đăng Lưu bỏ
trống giai đoạn này, giai đoạn ông Phan Đăng Lưu không còn ở tù?
Xin
đưa thông tin về tiểu sử của ông Phan Đăng Lưu và cựu TT Phan Văn Khải theo
WikiPedia để các nhà khảo cứu cùng nghiên cứu, đối chứng…
Phan
Đăng Lưu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phan Đăng Lưu, (1902-1941)
là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng củaĐảng Cộng sản Việt
Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1937);
Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (1938).
Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902,
tại xã Tràng Thành (nay là Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông là con trai cả của cụ Phan Đăng
Dư, một nhà nho yêu nước, và cụ bà Trần Thị Liễu, con gái cụ cử (cử nhân) Trần
Danh Tiêu. Theo nhiều tài liệu, ông là hậu duệ đời thứ 15 của Mạc Mậu Giang,
một hoàng tử nhà Mạc.[1][2] Sau khi nhà Mạc đổ, cụ Mạc Mậu
Giang đưa con cháu vào Nghệ An lập nghiệp. Một người con là Mạc Huyền Nhai trở
thành thủy tổ của dòng họ Phan Mạc ở Yên Thành, trong đó có dòng họ Phan Đăng.[3]
Bước đầu hoạt động cách mạng[sửa | sửa
mã nguồn]
Thuở nhỏ, ông có tiếng học giỏi thông minh,
khi mới 16 tuổi, ông đã tham dự kỳ thi Hương, dù phải khai tăng thêm 2 tuổi để
được đi thi (1918). Tuy nhiên do Nho học không còn được trọng, ông học thêm chữ
Quốc ngữ và chữ Pháp tại Trường tiểu học Pháp- Việt ở Vinh & Trường Quốc
học Huế.
Khi học hết năm đầu bậc trung học tại
Trường Quốc học Huế, ông quyết định thi vào Trường Canh nông thực hành ởTuyên Quang,[4][5][6] vì ông cho rằng "hiện
nay ích nước, lợi dân không gì bằng mở mang nông nghiệp, mà muốn thế, thì phải
thâu thái những cái hay của các nước văn minh trong nghề đó". Sau khi
tốt nghiệp hạng ưu năm 1923, ông được bổ vào ngạch Thông phán, làm nhân viên
tại Sở Canh nông Bắc Kỳ, vì vậy còn được dân gian gọi là ông Phán Tằm.
Cuối năm 1925, ông được đổi về Sở Canh nông
Nghệ An tại Vinh. Tại đây, ông có những liên lạc với một
số thành viênHội Phục Việt,
thường xuyên trao đổi thời cuộc và tìm đọc các tài liệu cách mạng. Chính thời
gian này, ông đã được tiếp xúc với những tài liệu Cộng sản đầu tiên bằng tiếng
Pháp như Le Capital của Karl Marx và Le Procès de la
colonisation française của Nguyễn Ái Quốc.[7][8]
Cuối năm 1925, ông ký tên vào bản yêu sách
đòi chính quyền thực dân Pháp trả lại tự do cho chí sĩ Phan Bội Châu. Do
việc làm này, tháng 3 năm 1926, chính quyền thực dân đã đổi ông về Diễn Châu để tách ông ra khỏi các ảnh
hưởng của phong trào cách mạng tại Vinh. Cuối năm 1926, ông được các ông Trần
Văn Cung, Võ Mai, thành viên Việt
Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội vừa dự lớp huấn luyện
chính trị ở Quảng Châu về nước, liên lạc tuyên truyền cách mạng và phát triển
tổ chức. Không lâu sau, ông lại bị đổi vào Bình Định rồi
Đồng Nai Thượng (nay thuộc Lâm Đồng). Tuy nhiên, dù ở đâu, ông vẫn bộc lộ
quan điểm chống chính quyền thực dân Pháp. Vì vậy, giữa năm 1927, ông bị thải
hồi vì"vô kỉ luật, hoạt động chống đối".[3][8]
Trở về quê nhà ở Nghệ An, ông tiếp tục hoạt động cho Hội Phục
Việt. Tháng 2 năm 1928, ông được kết nạp vào Hội Phục Việt, lúc này được đổi
tên là Hội
Hưng Nam, cùng thầy giáo Trần Văn Tăng xây dựng cơ sở Hội ở Yên
Thành. Thời gian sau, ông được Tổng bộ cử vào Huế phụ trách "Quan hải tùng
thư", cơ quan xuất bản sách báo tiến bộ của Hội Hưng Nam.[8]
Ngày 14 tháng 7 năm 1928, Hội Hưng Nam đổi tên
là Tân Việt Cách mạng
Đảng. Ông được bầu làm Ủy viên thường vụ Tổng bộ phụ trách Tuyên
huấn. Trong vai trò này, ông cùng với Đào Duy Anh và một số đồng chí khác dịch,
hiệu đính, biên soạn một số tài liệu cho "Quan hải tùng thư" như
"A.B.C Chủ nghĩa Mác", "Dân chủ mới", "Xã hội
luận", "Lược sử các học thuyết kinh tế", "Tuyên ngôn Đảng
Cộng sản"...[6][8]
Ngày 12 tháng 12 năm 1928, ông cùng Hà Huy Tập được Tổng bộ cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu thái độ của Tổng bộ Việt
Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội về vấn đề hợp nhất hai tổ
chức. Nhưng lúc này Tổng bộ Thanh niên ở Quảng Châu đã rút vào hoạt động bí mật
nên sau 5 tháng không bắt được liên lạc, ông trở về nước. Ngày15 tháng 5 năm 1929, ông đề đạt ý kiến
của mình với Tổng bộ Đảng Tân Việt về việc tổ chức một Đảng Cộng sản. Tháng 9
năm 1929, ông bí mật đi Hải Phòng để sang Quảng Châu lần thứ hai
để bàn tiếp việc hợp nhất với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nhưng do có
chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt tại Hải Phòng trước khi xuống tàu. Ngày 21 tháng 11 năm 1929, ông cùng 60 đảng
viên Đảng Tân Việt bị toà án Nam triều ở Vinh đưa ra xử. Riêng ông bị kết án 3
năm tù khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột.[6][7][8], đây là mức án cao nhất dành cho
những người lãnh đạo Đảng Tân Việt. Ở trong tù, ông tích cực hoạt động, vận
động anh em học tiếng Êđê & làm báo tiếng Ê đê (Doản- Đê tù báo) để thực
hiện công tác binh vận người dân tộc thiểu số & Viết báo gửi ra ngoài tố
cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp. Vì vậy đã bị tăng án lên 5 năm tù khổ
sai, cấm cố tại xà lim, bị liệt vào "loại nguy hiểm".
Giữa năm 1936, ông được ra tù, nhưng thực
dân Pháp không cho ông về quê mà bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp tục hoạt động
cách mạng và đã có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và
nửa hợp pháp ở Trung Kì như lãnh đạo Phong trào Đông Dương Đại hội (1936); Lãnh
đạo cuộc "đón tiếp" Gôđa- người cầm đầu phái bộ của Chính phủ Pháp
sang Đông dương điều tra tình hình (1937); Chỉ đạo đấu tranh & vận động
tranh cử đưa người của Đảng vào Viện Dân biểu Trung Kỳ (1937); Tổ chức Hội nghị
báo giới Trung Kì... Phan Đăng Lưu trực tiếp viết bài & chỉ đạo các báo Sông
Hương tục bản, Dân, Dân tiến, Dân muốn..,
đồng thời viết nhiều sách lý luận chính trị, lý luận văn học, như Thi văn các
nhà chí sỹ Việt Nam, Lịch sử học thuyết kinh tế, Xã hội luận, Xã hội tư bản,
Thế giới cũ và thế giới mới...qua đó ẩn ý để giác ngộ, tuyên truyền chủ trương
cách mạng & đặc biệt giới thiệu học thuyết kinh tế của C.Mác... với các bí
danh Tân Cương, Phi Bằng, Bằng Phi, Đông Tùng, Mục Tiêu, Thương Tâm, Q.B, Nghị
Toét, DÂN, DÂN TIẾN, D.M, SH, Xxx,K.§,...
Tháng 9-1937, ông tham dự Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng mở rộng tại Hóc Môn, Bà Điểm, Gia Định và được bầu vào Ban
Chấp hành Trung ương Đảng.[9][10]
Tháng 3-1938, Hội nghị đại biểu cả ba Xứ ủy
bầu ra Ban Chấp hành mới, Phan Đăng Lưu và Lê Duẩn lập ra Ban Thường vụ, Hà Huy
Tập thôi chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư mới [11]
Tháng 9- 1939, ông được điều động vào Nam
Kỳ hoạt động và được Trung ương phân công phụ trách phong trào cách mạng các
tỉnh Nam Kỳ [12]
Tháng 11-1939, ông tham dự Hội nghị Trung
ương lần thứ 6 tại Bà Điểm, Hóc Môn & đã góp phần quan trọng trong việc đề
ra đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng, tiến tới giai đoạn dân
tộc giải phóng [13][14]
Tháng 4-1940 đến Hội nghị Tái lập BCH Trung
ương: Ông trực tiếp Lãnh đạo điều hành hoạt động của Ban chấp hành Trung ương
(thực hiện vai trò, chức trách của Tổng Bí thư) [15]
Tháng 7-1940, Xứ uỷ Nam Kì họp, đề ra chủ
trương khởi nghĩa. Lấy tư cách đại diện Trung ương đến dự, với phân tích sâu
sắc ông đã chỉ rõ những nguyên tắc khởi nghĩa: "Không thể nhìn một địa
phương mà đánh giá tình hình, mà phải nhìn cả nước, nhìn thế giới và mọi mặt
mới có thể đánh giá đúng được; Không thể đùa với khởi nghĩa, không thể đưa quần
chúng đến chỗ hy sinh vô ích; Phải có lệnh của Trung ương mới được thi
hành" & ông khuyên Xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương [16][17][18][19]
Tháng 10-1940, ông bí mật từ miền Nam ra
Bắc để tiến hành triệu tập và tổ chức Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành Trung ương
Đảng & chính thức chuyển cơ quan Trung ương từ Nam ra Bắc [20]
Tháng 11-1940, tại Đình Bảng, Bắc Ninh, ông
chủ trì Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thường gọi là Hội nghị
Trung ương 7.[21][22][23] Tại Hội nghị, ông được đề cử
làm Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng mình cần về miền Nam,
trong đó Xứ ủy & nhân dân đang ngóng chờ kết quả chuyến đi và đề phòng ông
bị bắt, sẽ gây trở ngại cho Trung ương mới được củng cố ở miền Bắc.[24][25][26] Ngay sau Hội nghị, ông quay
trở lại miền Nam để hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, theo quyết định của Hội nghị Trung
ương, do có kẻ chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt vào đêm 22-11-1940 khi vừa
mới đặt chân đến Sài Gòn, chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về việc
hoãn khởi nghĩa, thì cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã nổ ra ngày 23-11-1940.
Ngày 3-3-1941, Pháp mở tòa án binh, Phan
Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình, với hai điều buộc tội chủ yếu: tham
dự một cuộc họp bí mật sau đó lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc đã được phát
đi & thảo lời kêu gọi cho quân đội cách mạng.[27] Ngày 26-8-1941, ông bị xử bắn
tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia Định cùng với đồng chíNguyễn Văn Cừ.[28]
Tháng 11-1998, gia đình Phan Đăng Lưu xin
phép TW Đảng cho được tìm mộ, đã tìm bằng phương pháp ngoại cảm & tìm thấy
vào ngày 08-11-1998 tại khu vực xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn. Cải táng vào
tháng 4-1999, ảnh Lễ Cải táng được đăng tải trên Báo Nghệ An cuối tuần- năm thứ
41, số 5881, ngày 5-5-2002 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Phần mộ ông được đặt tại Nghĩa trang liệt
sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.[29]
Phan Văn Khải
Phan Văn Khải (25 tháng 12 năm 1933[2] - 17 tháng 3 năm2018[2]);
tên thường gọi là Sáu Khải,[3][2] là Thủ
tướng thứ năm của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến
ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Ông quê tại xã Tân Thông Hội,
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh,
và tham gia cách mạng từ năm 1947,
khởi đầu ở Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã.
Năm 1950,
ông gia nhập tỉnh đoàn thanh niên Gia Định, Văn phòng Mặt trận, Văn phòng Tỉnh
ủy Gia Định Ninh.
Từ năm 1954 đến 1959,
ông tập kết ra Bắc,
đi công tác cải
cách ruộng đất, học văn hóa. Sau đó, ông học ngoại ngữ, học Đại
học Kinh tế tạiMoskva (Liên Xô), cho đến năm 1965.
Trở về Việt Nam, ông làm cán bộ, phó phòng, trưởng phòng Vụ Tổng
hợp, Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước đến năm
1971. Từ năm 1972 đến năm 1975,
ông là cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, đi chiến trườngB2,
Vụ phó Ủy ban Thống nhất Chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét