Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

NẾU BẠN MUỐN HÒA BÌNH, HÃY CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


“Si vis pacem, para bellum” là một câu tục ngữ tiếng Latin có thể dịch như là "nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Nguồn gốc câu tục ngữ này vẫn còn là một điều bí ẩn[1]. Thêm vào đó, câu tục ngữ được tin tưởng một cách rộng rãi này, có thể là đúng mà cũng có thể là sai, là bắt nguồn từ một câu của nhà sử học La Mã Publius Flavius Vegetius Renatus Igitur qui desiderat pacem, praeparet bellum.[2]. Người ta nói rằng nó được ghi lại một trong những tác phẩm của ông, Epitoma rei militaris (Về việc quân sự), có thể được viết vào khoảng chừng năm 390.
Có một sự khác biệt khó có thể nhận ra giữa hai câu trên. Câu đầu tiên là mạnh mẽ, hay dứt khoát. Đó là một mệnh đề phụ thuộc mà mở đầu là một mệnh đề có trạng từ bổ nghĩa với một động từ trong lối trình bày. Một câu bình thường yêu cầu phải có một động từ chính để trình bày nhưng tác giả đã biến nó thành một lối trình bày. Kết quả là một nghĩa quả quyết: "nếu bạn thật sự muốn hòa bình, chuẩn bị cho chiến tranh."
Ý kiến câu của Vegetius chỉ là một giả thiết. Nó ít quả quyết, ít dứt khoát hơn, trong điều kiện giả định với một mệnh đề có chức năng tính từ và cả hai động từ trong lối trình bày cầu khiến: "bất cứ ai trước khi muốn hòa bình đều phải chuẩn bị cho chiến tranh."

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Câu nói này được chuyển thể từ một tuyên bố được tìm thấy trong quyển 3 bộ sách De Re Militari của tác giả Publius Flavius Vegetius Renatus (thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5),[3]mặc dù ý tưởng mà nó truyền tải cũng đã xuất hiện trong các tác phẩm trước đó như Nomoi (Pháp luật) của Plato và Sử ký Tư Mã Thiên.[4][5][6] Cụm từ được sử dụng trên hết để khẳng định rằng một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đảm bảo hòa bình là luôn luôn được trang bị và sẵn sàng tự bảo vệ mình.

Sử dụng và biến thể[sửa | sửa mã nguồn]


Napoleon thần thánh, Andrea Appiani, 1807
Dù là nguồn gốc nào, câu tục ngữ đã trở thành một từ vựng sống, sử dụng để tạo ra nhiều ý tưởng khác nhau trong nhiều ngôn ngữ. Những từ có thật của Vegetius không được một số lớn các nhà văn thừa nhận, những người đó quy Si vis pacem, para bellumchắc chắn là câu nói của ông.

Si vis bellum para pacem[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ, qua tham khảo chính sách ngoại giao của Napoléon Bonaparte, sử gia de Bourrienne nói rằng[7]: "Ai cũng biết câu tục ngữ... đặc biệt nếu Bonaparte là một học giả Latin có thể ông sẽ đảo ngược câu này và nói Si vis bellum para pacem." Có nghĩa là nếu bạn đang chuẩn bị cho chiến tranh thì bạn phải làm các quốc gia khác mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng hòa bình.

Si vis pacem para pactum[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng bảo đảm cho hòa bình bằng cách răng đe các thế lực hiếu chiến bằng vũ trang xuất hiện ở thế kỷ thứ 20. Có thể là do đơn thuần là chuẩn bị thì chưa đủ. Có lẽ rằng đôi khi cần thiết phải tiến hành chiến tranh để chống chiến tranh. Hội nghị Quốc gia về Hòa giải và Hòa bình Hoa Kỳ năm 1907, chủ tọa là Andrew Carnegie, đã đề cập tới vấn đề này:
"These vast armaments on land and water are being defended as a means, not to wage war, but to prevent war.... there is a safer way... it requires only the consent and the good-will of the governments. Today they say.... If you want peace, prepare for war. This Congress says in behalf of the people:Si vis pacem, para pactum, if you want peace, agree to keep the peace.[8]

"Số lớn lực lượng vũ trang ở trên mặt đất và trên mặt nước đang được bảo vệ như là một ý nghĩa, không phải để tiến hành chiến tranh, nhưng để ngăn trở chiến tranh....đó là một cách an toàn hơn... nó chỉ yêu cầu sự tán thành và thiện ý của các chính phủ. Ngày ngay chúng ta nói... Nếu bạn muốn hòa bình, chuẩn bị cho chiến tranh. Hội nghị này nói thay nhân dân: Si vis pacem, para pactum, nếu bạn muốn hòa bình, đồng ý để mà giữ hòa bình"

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Si vis pacem fac bellum[sửa | sửa mã nguồn]

Giải pháp (trên) không đề cập đến trường hợp quốc gia không muốn hòa bình. Đế quốc Đức tiến hành chiến tranh năm 1914 và bị một người Đức gốc Do thái chủ hòa tên là Richard Grelling chỉ trích trong sách J'Accuse (1915). Năm 1918 Grelling viết một lần nữa năm, thời gian ông đang là một người ly hương (?) (ex-patriate) ở Thụy Sĩ. Trích dẫn từ "thế giới cần phải an toàn cho dân chủ.",bài diễn văn của Woodrow Wilson trước hội nghị 2 tháng 4 năm 1917, Grelling nói[9]:
"... when all other means fail,... the liberation of the world from military domination can in the extreme case only take place by battle.... in place of the reprehensible si vis pacem para bellum a similarly sounding principle... may become a necessity: Si vis pacem, fac bellum.
"... khi mọi cách đã thất bại,... sự tự do của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng trước sự chi phối của quân sự chỉ có thể giải quyết bằng chiến trận.... thời điểm mà thật đáng khiển trách si vis pacem para bellum nghe giống như một nguyên tắc đạo đức... có thể trở nên cần thiết: Si vis pacem, fac bellum."[10]


Si vis pacem para pacem[sửa | sửa mã nguồn]

Những trận chiến lớn của thế kỷ 19 và 20 bị chống đối bởi triết lý của chủ nghĩa hòa bình, cái mà trong thế kỷ 19 đã kết hợp với chủ nghĩa tiền chủ nghĩa xã hội, ngay cả khi chủ nghĩa xã hội thế kỷ 20 thường thiếu khuyng hướng hòa bình, thường dùng bạo lực cách mạng thay thế. Chủ nghĩa hòa bình mà chống lại các cuộc chiến trên thế giới gồm thế hệ của Barthélemy Prosper Enfantin, một nhà xã hội Pháp và là một trong những người sáng lập chủ nghĩa Thánh Simon (Saint-Simonianism). Vào ngày 2 tháng 4 năm ông gửi một bức thư tới General Saint-Cyr Nugues:
"Le fameux dicton... me semble beaucoup moins vrai, pour le XIXɵ síècle, que Si vis pacem, para pacem."[11]
Với một dẫn chứng đến Algérie. Bằng cách giải thích, Enfantin nói rằng chiến tranh có thể tránh khỏi nếu bài học về Algeria được quan tâm kỹ lưỡng.

Không có nhận xét nào: