Xưa nay người ta vẫn chú trọng về phong thủy, và thường coi phong thủy ở phần mộ tổ tiên hoặc nhà ở, đất cát… Tuy nhiên điều trọng yếu ở phong thủy lại không phải nằm ở đó.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Vậy như thế nào là phong thủy?
“Phong” là sự chuyển động của không khí, di động liên tục từ nơi này đến nơi khác. “Thủy” có nghĩa là “nước”, là dòng chảy lưu động.
Phong thủy nguyên lai là gì đây? Đặc biệt trọng yếu chính là ở bốn chữ “tâm sinh vạn pháp”, vô cùng đơn giản, nhưng cũng đúng đắn phi thường.
Tất cả trong phong thủy bao gồm:
Đầu tiên trong phong thủy là gì? Chính là Người
Thứ hai trong phong thủy là gì? Là Tâm
Thứ ba trong phong thủy là gì? Là Hành vi
Người có lòng biết ơn, luôn nghĩ tốt cho người khác, cái này gọi là tụ quang. Quang hướng về phía trước, biểu hiện ở trên mặt, chính là nụ cười. Khuôn mặt vui vẻ mỉm cười, miệng tựa như đóa hoa sen, khẳng định sẽ phát tài.
Người thường xuyên có ý nghĩ không tốt, oán hận người khác, ghen tị với người khác, cái này gọi là tụ âm. Khí âm thì trầm xuống, biểu hiện ở trên mặt, chính là vẻ mặt u ám rầu rĩ, cáu bẳn, khẳng định là gặp xui xẻo, vận xui.
Ngọn nguồn của phong thủy, ở chỗ hiếu thân tế tổ, yêu quý gia đình, cung kính tổ tiên, thì sẽ tự nhiên ăn sâu bén rễ, cành lá tự nhiên tốt tươi. Sự nghiệp thịnh vượng, gia đình thịnh vượng, gặp nhiều quý nhân, mọi sự đều hưng thịnh.
Một người mà không hiếu thuận với cha mẹ, là tuyệt đối không thể làm đại quan, bởi vì anh ta bất hiếu thì liền sẽ không tôn trọng thượng cấp, đồng sự và mọi người, anh ta hằng ngày cuộc sống lẫn công tác cũng sẽ không thuận lợi, cả đời liên tục suy sụp, ở thời khắc trọng yếu mà bại trận.
Trong phong thủy, phúc nhân cư phúc địa. Nghĩa là, người nếu như có phúc, thì chỗ ở của người đó nhất định là phúc địa. Nếu chỗ ở của bạn vốn dĩ không phải là phúc địa, thì bạn cũng có thể ngụ ở đó và biến nó thành phúc địa.
Cho nên, quan trọng nhất của phong thủy chính là bản thân mình phải thay đổi, chính mình cải biến, khi sửa đổi tâm mình, thì các loại vấn đề của phong thủy, nếu như vốn trước đó không thuận lợi cũng sẽ tự nhiên mà tiêu mất.
Xưa nay mọi người đều biết phong thủy ảnh hưởng đến con người, nhưng lại có rất ít người biết rằng con người có thể ảnh hưởng và hình thành phong thủy:
Người thích nỗ lực cố gắng, phúc báo càng ngày càng nhiều;
Người thích cảm ơn, thuận lợi càng ngày càng nhiều
Thích giúp người, quý nhân càng ngày càng nhiều;
Thích oán hận, phiền não sẽ càng ngày càng nhiều;
Thích hài lòng, khoái hoạt càng ngày càng nhiều;
Thích trốn tránh, thất bại sẽ càng ngày càng nhiều;
Thích chia sẻ, bằng hữu càng ngày càng nhiều;
Thích tức giận, bệnh tật càng ngày càng nhiều;
Thích lợi dụng, bần cùng liền càng ngày càng nhiều;
Thích bố thí, phú quý càng ngày càng nhiều;
Thích hưởng thụ, thống khổ liền càng ngày càng nhiều;
Thích học tập, trí tuệ liền càng ngày càng nhiều.
Một cuộc sống hạnh phúc sung sướng thật sự, không có gì ngoài “tích phúc tạo phúc”. Chúng ta cần phải tích đức, tích phúc, quý trọng gia đình và mọi người xung quanh mình.
Bảo An, theo NTDTV
“Âm đức” là gì? Làm thế nào mới tích được “âm đức”?
Từ xưa đến nay, trong các tác phẩm văn học hay ngoài cuộc sống đời thường, chúng ta thường nghe nói đến những từ như: “âm phúc”, “âm đức”, “âm công”. Nhưng trong văn hóa truyền thống, những từ ngữ này được hiểu chính xác là gì?
Kỳ thực, nhiều người chưa hiểu rõ ý nghĩa của những từ ấy, đặc biệt là từ “âm”. Từ “âm” ở đây không có nghĩa là âm phủ, số âm hay âm dương. Từ “âm” trong “âm công, âm đức, âm phúc” mang ý nghĩa là ám, tức là thầm lặng, ngầm, âm thầm, kín đáo, không hiển lộ ra bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng, người làm việc thiện phải làm được ở trong thầm lặng, trong kín đáo, trong lặng lẽ, không phô trương.
Cổ ngữ có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.
Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.
“Âm đức” là tinh hoa của văn hóa truyền thống, là thể hiện tâm tín Phật hướng thiện, kính sợ Thần linh, tin vào “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”.
Từ “Âm đức” xuất hiện đầu tiên trong cuốn “Thượng thư”. Trong đó viết rằng: “Duy thiên âm chất hạ dân”, ý tứ là: Ở trong sâu thẳm, Trời đang bảo hộ che chở cho con người. Đây là tư tưởng mộc mạc, thẳng thắn và chân thành nhất của con người cổ đại đối với Thiên mệnh. Thời cổ đại, các giá trị đạo đức của con người luôn được đề cao và coi trọng, vì thế họ tin rằng, mệnh của một người là do Thượng Thiên an bài và Thượng Thiên sẽ luôn ở trong âm thầm mà che chở, phù hộ cho họ.
Trong cuốn “Âm đức văn”, “âm đức” còn mang ý nghĩa Thiên nhân cảm ứng. Yêu cầu mọi người tự mình tích nhiều âm đức, âm công, hành thiện, làm việc tốt nhưng đừng khoa trương ở khắp mọi nơi, chỉ cần lặng lẽ, âm thầm đi làm là được bởi vì Thượng Thiên là “cảm ứng” được lòng người. Cho dù một người làm việc thiện mà không ai biết thì Văn Xương Đế Quân (Vị Thần chủ quản công danh phúc lộc) cũng sẽ âm thầm phù hộ và ban phúc lộc cho người ấy.
Vậy làm việc thiện mà thể hiện ra cho mọi người cùng biết thì có phải là “âm đức” không?
Làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xét xem cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản đều là những hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp lại chưa hẳn đã là làm việc thiện chân chính.Ví như, một số người làm việc thiện nhưng lại mong muốn để người khác biết đến nhiều hơn, để người khác tôn kính mình hơn, coi trọng mình hơn, để xã hội tán dương mình hơn từ đó mà báo đáp mình. Như vậy, chẳng phải việc thiện ấy đã tự nhiên chuyển hóa thành phương tiện để người đó truy cầu cái “danh” và cái “lợi” cho bản thân mình rồi sao?
“Âm đức” là thiêng liêng, cho nên nếu làm việc thiện mà cố ý khoa trương bản thân để được “danh” và “lợi” thì hiệu lực của “âm đức” sẽ tự nhiên mất đi và cũng không tích được “âm công”, cũng liền khởi không được tác dụng chân chính của hành thiện.
Từ lý luận này, xem ra chỉ có không màng “danh lợi”, lặng lẽ làm việc thiện thì mới thực sự là hành thiện tích đức chân chính.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét