Phạm
Viết Đào.
Để thực thi Nghị quyết của Quốc hội trong kỳ họp thứ 2 vừa qua,
nhà báo Quốc Phong trên báo Một thế giới có đề xuất hình thức “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng; một dạng xử lý hành chính đối với các hành vi của ông này trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Công thương...
Đề xuất này có đúng pháp luật ?
nhà báo Quốc Phong trên báo Một thế giới có đề xuất hình thức “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng; một dạng xử lý hành chính đối với các hành vi của ông này trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Công thương...
Đề xuất này có đúng pháp luật ?
Một trong những nội dung đáng chú ý trong
Nghị quyết thể hiện rõ: “Quốc hội phê
phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016
trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ
trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng
xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công thương, gây bức xúc trong xã hội, được
nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn.
Giao Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ
và xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời, tăng cường công tác giám sát,
quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý
nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo
thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo
cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của
cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu…”
Để ra được quyết định “ tước chức danh” Bộ trưởng của ông Vũ Huy
Hoàng thì về phương diện, cơ sở pháp lý đòi hỏi trong Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ
chức Chính phủ; Luật xử lý các vi phạm hành chính; Luật Phòng chống tham nhũng... phải có một điều khoản trong
một nghị định nào đó đã ban hành quy định việc được “ tước danh hiệu” và các chế độ
liên quan tới các quan chức, công dân đã nghỉ hưu có khuyết điểm trong thời gian tại nhiệm.
Để thi được theo sáng kiến đề xuất của nhà báo Quốc Phong
thì Quốc hội và Chính phủ phải cấp tốc bổ sung một điều khoản nào đó ( vì hiện chưa có) vào trong
một nghị định nào đó với đại ý: “Những quan
chức, công chức nhà nước đã nghỉ hưu, song trong quá trình công tác đã có
những hành vi hành chính vi phạm nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hành chính và sẽ bị tước danh hiệu và các chế độ liên quan tới chức danh được
hưởng sau khi nghỉ hưu…”
Khi chưa có một điều khoản nào đó trong một nghị định ban hành
kèm theo một bộ luật nào đó thì không ai có thể có quyền hạ bút ký một quyết
định hành chính để tước đoạt danh hiệu Bộ trưởng cùng với các chế độ trợ cấp
lương hưu, chế độ khám bảo hiểm y tế, là 2 chế độ liên quan tới chức danh Bộ
trưởng mà các nhân ông Vũ Huy Hoàng sau khi về hưu còn tiếp tục được hưởng…
Vì làm sao Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng ban hành một quyết định đại loại như trên để buộc cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp hành ?
Vì làm sao Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng hay Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng ban hành một quyết định đại loại như trên để buộc cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp hành ?
Thực ra, nếu để có cơ sở nhằm xử lý một dạng hành chính đối với
ông Vũ Huy Hoàng mà cấp tốc ban hành một điều khoản như trên vào một nghị định
nào đó thì vẫn là một sự khiên cưỡng về phương diện pháp lý: một dạng đám cưới chạy chửa hoang...
Hiện tại, ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu, do vậy ông Vũ Huy Hoàng
không có bất kỳ một quan hệ hành chính nào với các cơ quan như Quốc hội, chính
phủ và cả Bộ Công thương. Thỉnh thoảng nếu ông Vũ Huy Hoàng có đến các cơ quan nói
trên thì phương diện pháp lý ông cũng sẽ bị ứng xử như bất kỳ một công dân bình
thường khác…
Hiện nay các công dân bình thường chỉ có quan hệ hành chính trực
tiếp với UBND phường trong một số vấn đề liên quan tới hộ khẩu, hộ tịch, xác
nhận nhân thân, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; ngoài ra UBND phường không
chịu trách nhiệm pháp lý gì…
Muốn có sự điều chỉnh pháp lý về phương diện hành chính
giữa 2 chủ thể thì giữa 2 chủ thể này phải có quan hệ hành chính được luật định;
nếu pháp luật chưa quy định “chủ thể A” có quan hệ hành chính với “chủ thể B”
thì mọi quyết định tương tác giữ 2 chủ thể này đều vô hiệu và không mang tính chất
ràng buộc pháp lý phải tuân thủ…
Hiện chưa có một quy định pháp lý nào quy định về quan hệ
hành chính giữa người về hưu, một công dân bình thường với cơ quan Quốc hội,
chính phủ và các thành viên chính phủ ngoài hoạt động giải quyết khiếu nại, tố
cáo liên quan tới một số lĩnh vực đời sống dân sinh, đất đai, hôn nhân…
Xin lấy một ví dụ về vụ kiện của tôi, "cựu tù 258" Phạm Viết
Đào về khoản lương hưu bị cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cắt trong thời gian phải
chịu án phạt tù 15 tháng; Phạm Viết Đào bị bỏ tù sau khi đã có quyết định nghỉ hưu…
Sau khi mãn hạn tù, tôi có tiến hành đòi truy lĩnh lại số
lương hưu này nhưng đã bị cơ quan bảo hiểm từ chối chi trả.
Tôi đã khiếu nại với
cơ quan Bảo hiểm Xã hội Hà Nội cho rằng: Quyết định cắt lương hưu của tôi trong
thời gian tôi phải chịu án phạt tù là trái pháp luật, là vi hiến vì: Chỉ có Tòa
án theo quy định của Điều 9 của Bộ luật Tố tụng hình sự mới có thẩm quyền ban
hành các hình phạt: phạt tù, phạt tiền… đối với công dân khi vi phạm một điều
luật hình sự nào đó…
Tôi bị Tòa tối cao khép vào tội vi phạm Điều 258-Xâm phạm
lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và các nhân bị xử phạt tù 15 tháng.
Trong quyết định ( bản án) của 2 phiên xét xử chỉ dừng lại xử phạt giam mà
không có một điều khoản phạt tiền, hạy bị cắt lương hưu của tôi.
Do đó, Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội đơn phương Ban hành quyết
định hành chính cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi phải chịu án phạt tù
là trái Luật Bảo hiểm, trái Luật Hình sự, trái Luật tố tụng hình sự, trái Hiến
pháp; một hành vi lạm quyền trái pháp luật…
Do khiếu nại không được Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội giải quyết trả lại lương hưu, tôi đã làm
đơn khởi kiện Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội ra Tòa án Hành chính Hà Nội…Sau khi
tôi gửi đơn, Tòa án hành chính Hà Nội thụ lý đơn và đa yêu cầu tôi nộp án phí,
gần một năm xem xét; cuối cùng Tòa trả lại đơn vì phát hiện ra vụ kiện này chưa
đúng quy trình pháp lý nên đã trả lại đơn.
Lý do: giữa Tòa án Hành chính Hà Nội và cơ quan Bảo hiểm Hà
Nội không có quan hệ hành chính; Do không có quan hệ hành chính nên các phán
quyết của Tòa sẽ không có hiệu lực pháp lý với Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội…
Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi tiến hành lại
các bước khiếu nại để có thể đưa ra Tòa Hành chính xử lý đơn khiếu kiện đòi trả
lại lương hưu của tôi. Tòa án Hành chính Hà Nội đã hướng dẫn cho tôi thủ tục
như sau:
Bước
1:
Gửi đơn khiếu nại tới Giám đốc bảo hiểm Hà Nội yêu cầu trả lời bằng 1 quyết định
giải quyết khiếu nại;
Bước
2:
Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Bảo hiểm Hà
Nội thì khiếu nại lên cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đó là Giám đốc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội Hà Nội…
Bước
3:
Nếu không thỏa mãn với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động –thương binh và Xã hội
Hà Nội thì lúc đó mới có quyền khởi kiện ra Tòa án Hành chính Hà Nội…
Tòa
án Hành chính Hà Nội chỉ điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương
binh-Xã hội Hà Nội mà không điều chỉnh được quyết định của Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà
Nội…
Vụ khởi kiện của tôi kèo dài gần 2 năm,
Tòa án Hành Chính Hà Nội đã thụ lý đơn, đã nhận án phí do tôi nộp từ tháng
4/2016 nhưng cho đến nay vẫn chưa mở phiên tòa xét xử Đơn khởi kiện Giám đốc Sở
Lao động-Thương binh-xã hội Hà Nội của tôi..
Tôi đã gửi đơn thúc dục lần 1 và sắp tới
sẽ gửi tiếp lần 2; Nếu không được xét xử theo luật định, tôi lại phải làm đơn
khởi kiện Chánh án Tòa án Hành chính Hà Nội vì đã không xét xử đơn khởi kiện của
công dân theo luật định mặc dù đã nhận đơn và đã yêu cầu tôi nộp án phí…
Qua vụ án của tôi để
thấy rằng: Muốn xử lý hành chính một vụ việc gì đó thì giữa tổ chức, cơ quan ra quyết
định xử lý với người chịu trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý phải có quan
hệ hành chính được pháp luật quy định thì mới được phép và có hiệu lực.
Do ông Vũ Huy Hoàng đã nghỉ hưu và không có bất kỳ quan hệ hành chính nào với cơ quan Quốc hội, Chính phủ thì chỉ có thể xử lý theo trình tự thủ tục của một vụ án hình sự như tôi đã phân tích trong bài:
>SỰ LÚNG TÚNG NỰC CƯỜI BỞI SÁCH LƯỢC “ĐÁNH CHUỘT GIỮ
BÌNH”… TRONG VỤ XỬ “ĐẠI TRỌNG ÁN VŨ HUY HOÀNG” ? ( Phần 1)
Không còn một “tấc đất” pháp lý nào
dành cho việc xử lý hành chính đối với ông Vũ
Huy Hoàng nếu muốn thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật nghị quyết của Quốc hội…
Bản thân cái nghị quyết của Quốc
hội dành riêng cho ông Vũ Huy Hoàng: về phương diện và cơ sở pháp lý có sức mạnh
hơn bất cứ một cáo trạng của bất cứ một cơ quan kiểm sát nào...
Đến mức đó rồi mà không khởi tố vụ
án hình sự, lại tìm cách che đậy bằng hình thức hành chính khơi khơi
thì khác chi cái trò mèo dấu cái gì đó không thơm tho ?!
Tóm lại, đề xuất của nhà báo Quốc Phong tước danh hiệu Bộ trưởng của ông Vũ Huy Hoàng cũng chỉ là sáng kiến viển vông của một nhà báo đã nghỉ hưu, xa lạ với đời sống pháp lý !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét