Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền; Ông Nguyễn Minh Mẫn "tấm gương trong" của Thanh tra Chính phủ

27/11/2014  08:42 GMT+7

Có ít nhất ba căn nhà tại TPHCM, trong đó có một biệt thự ở quận 9, một căn hộ cao cấp ở quận 5 và một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Trọng Tuyển (quận Phú Nhuận) nhưng các thành viên trong gia đình ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ rất ít khi lui tới.


Bà Huỳnh Thị Dư, tổ trưởng tổ 17 (khu phố 2, phường 15, quận Phú Nhuận) cho biết căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển do bà Trần Thị Ngọc Huệ, con gái ông Truyền đứng tên. Bà Huệ không sử dụng mà cho người khác thuê lại. Gần hai năm nay, bà Huệ cho hai chị em Trần Thị Lài (sinh năm 1976) và Trần Thị Tuyết (sinh năm 1980) cùng quê Bến Tre thuê để ở và buôn bán trái cây. Chị Lài và chị Tuyết sử dụng một phần và ngăn phòng cho thuê.
“Nhiều lần địa phương kiểm tra hành chính nhưng không thấy bà Huệ. Mới tháng trước, xuống kiểm tra, phát hiện trong nhà có hai người chưa đăng ký tạm trú. Hằng năm, căn nhà này không có giấy báo thuế gì cả” - bà Dư nói. 
Biệt thự 500m2 ven sông ở Sài Gòn của ông Trần Văn Truyền
Biệt thự 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9
Theo bà Dư, căn nhà được bà Huệ cho thuê với giá 17 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, chị Trần Thị Tuyết lại phủ nhận, nói hai chị em là bà con bên nội, lên TPHCM phụ bà Huệ buôn bán chứ không có chuyện thuê nhà.
Theo giấy tờ, căn biệt thự số 465/48C (khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TPHCM) ông Trần Văn Truyền thừa kế từ mẹ nuôi là bà Trần Thị Lý (sinh năm 1930) đã được vợ chồng ông Truyền sang nhượng cho chính con ruột bà Lý với giá 4 tỷ đồng và đã nhận đủ tiền nhưng chưa làm thủ tục sang tên.
Theo Phòng Quản lý đô thị quận 9, căn biệt thự của ông Truyền nằm trên khu đất hơn 200m2 được xây ba tầng với tổng diện tích sử dụng trên 500 m2 do vợ ông Truyền là bà Phạm Thị Thủy đứng tên.
Căn biệt thự có vị trí rất đẹp, bao quanh là vườn cây, phía sau là khu đất rộng tiếp giáp bờ sông. Tuy nhiên, kể từ khi được sở hữu, gia đình ông Truyền không sử dụng nên hiện đang bỏ trống.
Theo tìm hiểu tháng 7/2000, bà Lý có lập di chúc để lại tài sản cho con gái là Phạm Thị Kim Anh (sinh năm 1967). Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã chia tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có ông Truyền được tặng khoảng 800 m2. Năm 2007, ông Trần Văn Truyền sang lại cho một người đồng thừa kế là ông Thành 300 m2 với giá 1 tỷ đồng. Căn biệt thự sau đó ông Truyền bán cho bà Kim Anh với giá 4 tỷ đồng.
(Theo Tienphong)

Ông "là một, là riêng, là duy nhất" ở Thanh tra Chính phủ(!?)

NGUYỄN DUY XUÂN

(GDVN) - Cán bộ thanh tra được nói đến ở đây là ông Nguyễn Minh Mẫn, Quyền Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ.
Mấy hôm nay ông bỗng trở nên nổi tiếng sau khi báo chí nói nhiều về đoạn băng ghi âm được cho là phát ngôn của ông tại buổi công bố thanh tra Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hôm 28/9.

Phát biểu của ông Mẫn khiến dư luận dậy sóng vì qua ngôn từ và cách diễn đạt họ nghĩ, ông quyền vụ trưởng đang "dạy" cho người khác cách bưng bít thông tin.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. (Ảnh: Báo đầu tư)
Các báo trích băng ghi âm được cho là lời ông Mẫn nói: "Tôi nói rõ là sau khi giữa đoàn thanh tra và nhà trường phát hiện ra điều đó thì chúng ta sẽ hội ý và trao đổi, trao đổi mật…

…Tôi nói rõ bất kỳ đoàn viên đoàn thanh tra nào tiết lộ công trình này bị yếu kém hoặc là ăn bớt vật tư ra ngoài để báo chí biết thì người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật…
Đây toàn là các thầy, các cô đại diện cho các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM... xấu xa thì ta phải đậy lại. Không có dại gì chúng ta đi vạch áo cho người xem lưng…"[1]

Ông cũng tỏ rõ thái độ của mình đối với báo chí: "Bất kỳ đồng chí nào bị báo chí quấy nhiễu thì điện trực tiếp cho tôi… Tôi đuổi, tôi sẵn sàng phối kết hợp đuổi, đuổi đấy.
Đuổi nhà báo ngay, chúng tôi chả ngại gì. Đấy! Bởi vì trong quá trình (thanh tra) báo chí nó nhiễu thì rất là nhục…”.[2]

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khi phóng viên hỏi một số thông tin liên quan đến những phát ngôn nói trên, ông Mẫn tuyên bố: "Các thông tin trên mạng là bịa đặt”.[3]

Khi được biết phóng viên đang làm việc ở báo nọ, báo kia, ông Mẫn nói: "Tổng biên tập… là cậu của tôi", "cứ hỏi giám đốc Sở sẽ biết tôi là ai".[4]
Đúng là "miệng nhà quan có gang có thép"!
Vậy ông Nguyễn Minh Mẫn là ai?
Xin thưa, ông đương kim là Quyền Vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ.
Hãy nghe ông quyền vụ trưởng tự tin khẳng định mình: “Tôi đang là trưởng đoàn thanh tra. Tôi là người chống tham nhũng mạnh nhất của ngành thanh tra, liêm khiết nhất của ngành thanh tra, chưa nhận cái kim sợi chỉ nào của ai”.[5]
Ông hãnh diện kể về lai lịch "trong sạch, vững mạnh" của mình: "Từ năm 2011 đến nay, tôi là người trong sạch, liêm khiết và có cống hiến nhiều nhất nên các lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã giao tôi làm quyền vụ trưởng Vụ III.
Anh hãy đọc báo cáo phần ưu điểm: Quan điểm chính trị rõ ràng, chấp hành tốt cương lĩnh điều lệ, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; đạo đức lối sống lành mạnh, chưa có biểu hiện tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác."
"Tôi trao đổi để cho rõ là nếu làm quy trình công minh thì tôi là người xuất sắc nhất, liêm khiết và cống hiến nhiều nhất cho ngành thanh tra thì giờ tôi đã là vụ trưởng.
Bởi lúc tôi là quyền vụ trưởng từ năm 2011, tôi là trưởng đoàn thanh tra của năm đoàn, trong đó có thanh tra diện rộng về kiên cố hóa trường học cho cả nước, sau đó trường học trên cả nước được khang trang.
40 năm nay tôi chưa bao giờ có vi phạm khuyết điểm nào. Tôi chỉ có thành tích đối với Đảng, nhân dân và đặc biệt đối với ngành thanh tra…
Chứ tôi là cán bộ thanh tra cao cấp đầu tiên chưa động đến cây kim sợi chỉ của ai. Tôi bị thương, bị mổ mấy lần nhưng vẫn quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự trong sạch của ngành thanh tra…".
"Tôi là một trong những cán bộ làm nhiều việc lớn cho ngành thanh tra. Tôi là người duy nhất kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và những biểu hiện tha hóa khác.

Thanh tra Chính phủ yêu cầu Thanh Hóa báo cáo vụ 647 giáo viên mất việc

Tôi chưa từng vi phạm kỷ luật gì. Họ hoàn toàn bịa đặt vu khống cho tôi, câu kết để cố tình bôi nhọ thanh danh, truyền thống cách mạng, yêu nước hàng trăm năm nay. Tôi cảm ơn nhà báo đã trao đổi.
Tôi có thể khẳng định luôn tôi là người chống tham nhũng mạnh mẽ bởi tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước."[6]
Tóm lại, ông Nguyễn Minh Mẫn là cán bộ, là lãnh đạo duy nhất ở Thanh tra Chính phủ "suốt 40 năm qua chưa vi phạm khuyết điểm nào; là người xuất sắc nhất, trong sạch nhất, liêm khiết nhất và cống hiến nhiều nhất cho ngành thanh tra".
Về chống tham nhũng, ông cũng là "người duy nhất kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực mạnh nhất của ngành thanh tra, là người quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ sự trong sạch của ngành thanh tra…".
Nói thế, dư luận ngầm hiểu, ông "là một, là riêng, là duy nhất" ở Thanh tra Chính phủ (!).
Quả thực, làm quan thanh tra mà được như ông thì thật là hiếm hoi, nếu không nói là "của quý" của ngành thanh tra cả nước.
Nhưng buồn thay, một lãnh đạo "mẫu mực" toàn diện, một "tấm gương" đáng tự hào cho toàn ngành, vậy mà chi bộ nơi ông sinh hoạt lại cho rằng năng lực của ông "không đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ".
Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên năm 2012 của chi bộ Vụ III chỉ rõ:
"Thời gian ông Mẫn đứng đầu Vụ, về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý điều hành yếu kém, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm 19 điều đảng viên không được làm, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”; năm 2012 không hoàn thành nhiệm vụ được giao, viết đơn tố cáo không đúng sự thật…".[7]
Dư luận tin đánh giá của chi ủy chi bộ Vụ III về đảng viên của mình. Trí tuệ của tập thể bao giờ cũng sáng suốt và tỉnh táo, ông Mẫn ạ!
Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Duy Xuân

Không có nhận xét nào: