HỒNG THỦY
(GDVN) - Trung Quốc có thể quyết định thành lập một cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông nếu Mỹ tiếp tục tăng cường tuần tra và giám sát khu vực.
Trung Quốc và Campuchia tăng cường hợp tác quân sự"Trung Quốc có cớ trả đũa Singapore vì ủng hộ luật pháp quốc tế ở Biển Đông"Đề xuất lập khu bảo tồn Scarborough là khôn ngoan, nhưng khó thành hiện thực
Financial Times ngày 25/11 đưa tin, trong buổi họp báo công bố báo cáo nghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ với Biển Đông và châu Á ngày hôm qua thứ Sáu, Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông đặt tại Hải Nam, Trung Quốc nhận định:
"Mỹ đang liên tục gia tăng triển khai quân sự và mạng lưới căn cứ quân sự ở châu Á - Thái BÌnh Dương. Hiện nay quy mô triển khai quân sự của Mỹ ở khu vực này lớn chưa từng có."
Ngô Sĩ Tồn nhắc lại lời dọa dẫm trước đây rằng, Trung Quốc có thể quyết định thành lập một cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông nếu Mỹ tiếp tục tăng cường tuần tra và giám sát khu vực.
Ông Ngô Sĩ Tồn, ảnh: larouchepac.com. |
Ông Tồn thừa nhận rằng, báo cáo này được chuẩn bị trong bối cảnh giống như nhiều đơn vị và cá nhân khác, đều nhận định bà Hillary Clinton sẽ trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Tuy nhiên kết luận của báo cáo nghiên cứu này vẫn đúng.
Chu Phong, một nhà nghiên cứu Biển Đông từ Đại học Nam Kinh hôm qua nhận định: Donald Trump có thể không sử dụng cụm từ "tái cân bằng", nhưng ông ấy sẽ giữ lại các yếu tố quan trọng trong khuôn khổ chiến lược tái cân bằng.
Trong chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ, nhất quán sẽ lớn hơn sự thay đổi khi Donald Trump trở thành chủ nhân Nhà Trắng. [1]
Tường thuật về buổi họp báo này, hãng thông tấn Reuters cho biết, Donald Trump lên làm Tổng thống không có nghĩa là Mỹ sẽ rút khỏi Biển Đông, mà sẽ tiếp tục theo đuổi cái Bắc Kinh gọi là "bá chủ khu vực".
Báo cáo công khai đầu tiên của Trung Quốc về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhận định, đảm bảo sự kiểm soát tuyệt đối trên Biển Đông là mấu chốt chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Báo cáo này cũng nhận định: "Từ quan điểm của Mỹ, hoạt động xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc trên Biển Đông xác nhận mối nghi ngờ của Mỹ rằng, Trung Quốc có ý định thực hiện một chiến lược chống tiếp cận trong khu vực này".
Reuters dẫn lời ông Chu Phong nhận định: Chính quyền Trump sẽ không phải ngoại lệ, bởi các chính phủ từ đảng Cộng hòa thường tăng chi tiêu quân sự khi nhậm chức.
Trong một động thái khác có liên quan, The Jakarta Post ngày 25/11 cho biết, tại Hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trường Sĩ quan tham mưu Hải quân Indonesia hôm thứ Năm 24/11, nhiều học giả cảnh báo rằng, Indonesia và ASEAN cần chuẩn bị cho những thay đổi khó lường ở Biển Đông thời gian tới.
Các học giả tham dự hội thảo này lo lắng, không biết ông Donald Trump sẽ thực hiện chiến lược đối ngoại với khu vực như thế nào, đặc biệt là những cam kết đối với Biển Đông, trong khi ông dọa rút quân khỏi Nhật Bản và Hàn Quốc.
Indonesia đã bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở Natuna để gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Natuna là một phần không thể tranh cãi của mình, dù Indonesia không phải một bên tranh chấp ở Biển Đông.
Indonesia cần phải xem lại và hối thúc ASEAN rà soát các cơ chế để đạt được đồng thuận trong vấn đề Biển Đông, đặc biệt là cách ASEAN ra quyết định. [3]
Đánh giá về chính sách của Donald Trump với châu Á, Shaun Rein - người sáng lập của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Trung Quốc, ngày 25/11 có bài phân tích trên CNN, trong đó nhận định:
Donald Trump có thể cung cấp cho Bắc Kinh một lợi thế dựa trên việc giảm vai trò "cảnh sát toàn cầu" của Mỹ khi tuyên bố, Nhật Bản và các nước khác cần trả thêm chi phí, Mỹ có thể giảm số lượng binh lính đồn trú tại Hàn Quốc và Nhật Bản. [4]
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét