Đôi lời phi lộ:
Nhân sự kiện Bùi Tiến Dũng có tên trong số 4000 can phạm được đặc xá trong dịp tết này, Blog Phạm Viết Đào xin đưa lại loạt bài: VỤ ÁN PMU18: CẢ MỘT “ ĐÀN VOI “ ĐÃ CHUI QUA LỖ KIM đăng 4 kỳ trên báo Lao Động từ số 2/6 tới 5/6/2006...
Khi loạt bài báo này được đưa lên báo, dư luận rộng rãi lên tiếng ủng hộ, Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã gọi điện tới TBT báo là ông Vương Văn Việt, đề nghị chuyển lời cảm ơn của ông tới tác giả Phạm Viết Đào.
Sau loạt bài này trên báo Lao Động, nhiều nhà báo đã sử dụng rộng rãi cụm từ " Đàn voi chui qua lỗ kim" cho các bài viết về tiêu cực, tham nhũng.
Sau loạt bài này trên báo Lao Động, nhiều nhà báo đã sử dụng rộng rãi cụm từ " Đàn voi chui qua lỗ kim" cho các bài viết về tiêu cực, tham nhũng.
Báo Lao Động đã thưởng nóng, tặng nhuận bút gấp đôi cho tác giả; P.V.Đ đã nhận phần nhuận bút, còn phần thưởng thêm của báo Lao Động, P.V.Đ đã nhờ Quỹ tấm lòng vàng báo Lao Động gửi tặng cho một gia đình bị thiệt hại trong cơn bão chanchu ở Quảng Ngãi...
Mặc dù là một nhà báo không chuyên, nhưng Phạm Viết Đào đã được 6 lần ông Võ Văn Kiệt trên cương vị Thủ tướng đã hồi âm, giao cho các cơ quan chức năng của Chính phủ xem xét giải quyết về các thông tin do P.V.Đ viết trên báo...
m.tienphong.vn/.../khi-mot-nha-bao-6-lan-duoc-thu-tuong-hoi-am-126695..)
Xin đưa lại loạt bài này hiện đang được một số trang lưu giữ:
Xin đưa lại loạt bài này hiện đang được một số trang lưu giữ:
VỤ ÁN PMU18: CẢ MỘT “
ĐÀN VOI “ ĐÃ CHUI QUA LỖ KIM (?!) (1)
22.09.2009 18:48
(NguoiViet.de) Nào
chúng ta hãy cùng nhau điểm mặt những loại “ lỗ kim” nào mà cái “đàn voi “ kiểu
như PMU 18 đã chui qua hiên ngang và ngạo nghễ...
( Bài đã
được đăng 4 kỳ trên Lao động số ra từ ngày 2/6 tới ngày 5/6/2006; được đăng lại
tại Văn Nghệ và Tạp chí Văn Hiến )
Dư luận không thể không
đặt dấu hỏi: Chúng ta đã có cả một bộ máy quản lý đồ sộ, uy quyền, oai phong,
nhiều tầng, cấp về các dự án đầu tư và xây dựng thế mà "Dũng Tổng" (
Bùi Tiến Dũng, Tổng Giám đốc PMU 18 ) và đồng bọn vẫn tìm cách rút ra được hàng
tỷ đồng để ném vào các chiếu bạc, xây biệt thự riêng, mua sắm ôtô đắt tiền biếu
tặng, cho mượn lung tung và mang tiền bao gái ???
Nhờ việc tóm bắt được
Bùi Quang Hưng liên quan đến một chiếu bạc lớn, vụ việc này mới bể ra, Bùi Tiến
Dũng mới bị lôi ra vành móng ngựa?
Thế nhưng để truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội tham ô và hối lộ cơ quan điều tra phải mất gần 4 năm
mới tìm đủ chứng cứ đưa ra xét xử. Hiện "Dũng Tổng" mới bị kết án về
tội đánh bạc với những khoản tiền lớn.
Nếu không có vụ đánh bạc
do Bùi Quang Hưng " cầm cái" bị phát hiện, đổ bể giống
như “ tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ" thì tổ chức Đảng tại PMU
18 vẫn được đánh giá là Đảng bộ trong sạch vững mạnh; nhiều vị hứa hẹn còn leo
lên những chức tước cao hơn trong đó có Bùi Tiến Dũng.
Dư luận của giới thạo “tâm
linh “ thì cho rằng “ cái chết” của Bùi Tiến Dũng là
cái chết do “ trời phạt “, không có “ trời “
thì khó lòng các cơ quan công quyền trần thế nào chạm vào tới được chân lông
của những kẻ như Bùi Tiến Dũng?!
Qua vụ PMU18 cho thấy
trong lòng “ con đê- chế độ” đang tiềm ẩn vô vàn những tụ điểm,
những “ổ mối” cỡ như PMU18!
Chúng tôi đã sưu tập,
nghiên cứu 123 văn bản pháp quy, dày gần 2.000 trang, nặng gần 8kg: Cao
nhất là Luật Xây dựng rồi đến nghị định, quyết định, thông
tư...chế định các thao tác quản lý đối với loại dự án đầu tư xây dựng.
Qua vụ PMU 18 đã cho
thấy một sự thật xót xa: Hình như những văn bản này chẳng mấy hiệu
lực đối với những tập đoàn cỡ như PMU18; cái sự chặt chẽ hiệu lực của các văn
bản này không khác gì những “ lỗ kim” mà cả đàn voi chui lọt.
Nào chúng ta hãy cùng
nhau điểm mặt những loại “ lỗ kim” nào mà cái “đàn voi “
kiểu như PMU 18 đã chui qua hiên ngang và ngạo nghễ...
Ảnh: Dũng Tổng-" chú voi" duy
nhất kẹt lại trước "lỗ kim" pháp lý do ngu không biết:
đâu là phải, đâu là trái nên bị tóm chứ không phải do ăn tham...
"Lỗ kim" 1:
Quản lý giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Tại thời điểm xảy ra vụ
án đánh bạc của Bùi Tiến Dũng, công an bắt được không chỉ một mình Bùi Quang
Hưng mà những 3 trùm cờ bạc có liên quan tới các đường giây cờ bạc quốc tế.
Một dấu hỏi đặt ra ở đây
là: Những khoản tiền đánh bạc được chuyển ra nước ngoài lên tới hàng triệu USD
bằng cách nào? Chắc chắn không dễ dàng như chuyển một bức thư điện tử. Số tiền
này chắc chắn không được chuyển đi dưới hình thức " cửu vạn ",
cũng không thể chuyển qua đường bưu điện?
Theo chúng tôi khoản tiền này chỉ có thể chuyển qua " lỗ kim " duy nhất đó là quan kênh ngân hàng?
Theo chúng tôi khoản tiền này chỉ có thể chuyển qua " lỗ kim " duy nhất đó là quan kênh ngân hàng?
Ông Lê Đức Thuý-Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam thời điểm
xảy ra vụ án ?
Theo Quyết định số
160/QĐ-NH7 ngày 8/7/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều
1:" Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín
dụng, chịu trách nhiệm kiểm soát các luồng ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam,
trong đó có cả các khoản vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp"...
Vậy trách nhiệm Ngân
hàng nhà nước đến đâu nếu như Bùi Tiến Dũng và những tay cờ bạc chuyển khoản
qua hệ thống ngân hàng khoản tiền đánh bạc này?
Các cơ quan điều tra và
ngân hàng cần tìm ra " lỗ kim " này để bịt lại ?
"Lỗ kim"
2: Quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Các công trình giao
thông do PMU làm chủ đầu tư phần lớn đều thuộc nhóm A, tức là nhóm do Thủ tướng
phê duyệt.
Để rút ruột từ các công
trình này, Bùi Tiến Dũng đã dùng chiêu thức các "nhà thầu phụ",
thực chất là "các sân sau" để khống chế, thao túng nguồn
vốn đầu tư, vô hiệu hoá Quy chế đấu thầu được ban hành theo Nghị định
88/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
Mục 2, điều 52 của Quy
chế đấu thầu đã phân cấp trách nhiệm về quản lý đấu thầu cho Bộ Kế hoạch - Đầu
tư (KHĐT) như sau:
- Bộ trưởng Bộ KHĐT có
trách nhiệm:
a/ Thẩm định để trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt về:
- Kế hoạch đấu thầu của
các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
- Kết quả đấu thầu các
gói thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;...
b/ Kiểm tra, thanh tra
công tác đấu thầu trên phạm vi toàn quốc.
Việc PMU18 tổ chức ra
những cuộc đấu thầu trí trá, việc Bùi Tiến Dũng sử dụng vốn ODA mua xe biếu
tặng, cho mượn vô tội vạ, hối lộ một số quan chức địa phương để hợp thức hoá
quyền sử dụng đất rừng làm trang trại, tư gia cho một số quan chức... có nằm
trong bài thầu đã được Bộ KHĐT đã thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt không?
Ông Võ Hồng Phúc-Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ?
Theo chúng tôi, Quy chế
đấu thầu và Nghị định 17/CP đã quy định rõ chức trách của Bộ KHĐT, không đúng
như Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã đẩy lên cho Chính phủ như từng tuyên bố với báo
chí: "Bộ KHĐT cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước về ODA cần rà soát
lại chức năng nhiệm vụ để khắc phục sự chồng chéo hoặc buông lỏng quản lý, đồng
thời tăng cường phân cấp và chịu trách nhiệm của các bộ, ngành...". (Tuổi
Trẻ - 12.4.2006).
Bao nhiêu bộ xúm vào mà
Bùi Tiến Dũng còn rút ra được hàng triệu USD, nếu phân cấp hơn nữa thì số tiền
sẽ còn thất thoát đến mức nào (?!).
Nói phân cấp là một cách
đẩy quả bóng trách nhiệm cho cấp dưới.
Mục 2, điều 52 của Quy
chế đấu thầu và mục 3, điều 18 Nghị định 17 đều giao cho Bộ KHĐT: Chủ trì và tổ
chức thẩm định; kiểm tra, thanh tra các bài thầu và kết quả đấu thầu; chức
năng, nhiệm vụ như thế theo chúng tôi là hết sức rõ ràng, không hề chồng chéo
nhiệm vụ với các bộ khác.
Nếu Bộ KHĐT không đảm
đương nổi thì trình Thủ tướng và Chính phủ sửa lại Quy chế đấu thầu và Nghị
định 17, chứ không thể đổ cho cơ chế để thoái thác trách nhiệm của mình về
những sai phạm trong hoạt động đấu thầu và làm sai bài thầu tại các dự án đầu
tư của PMU18.
"Lỗ kim" 3:
Quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính là cơ quan được Nhà nước giao cho nhiệm vụ quản lý các nguồn chi thu, ngân sách trong đó có nguồn vốn ODA.
Bộ Tài chính là cơ quan được Nhà nước giao cho nhiệm vụ quản lý các nguồn chi thu, ngân sách trong đó có nguồn vốn ODA.
Để thực hiện việc quản
lý các nguồn vốn đầu tư, từ những năm 80-90, Bộ Tài chính thành lập Tổng cục
Đầu tư và các cục đầu tư và phát triển bám sát từng công trình xây dựng, rà
soát vào từng văn bản thanh quyết toán, rà soát từng định mức, đơn giá, khối
lượng công trình trong các văn bản thanh quyết toán.
Đầu những năm 2000, các chức năng này chuyển sang Kho bạc Nhà nước và vẫn do Bộ Tài chính quản lý. Ngoài Kho bạc Nhà nước còn có Cục Quản lý công sản quản lý các tài sản công trong các cơ quan DN nhà nước. Phần e, mục 4, điều 39 của Nghị định 17/CP quy định về chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc quản lý nguồn vốn QDA: "Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn ODA; tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ODA...".
Đầu những năm 2000, các chức năng này chuyển sang Kho bạc Nhà nước và vẫn do Bộ Tài chính quản lý. Ngoài Kho bạc Nhà nước còn có Cục Quản lý công sản quản lý các tài sản công trong các cơ quan DN nhà nước. Phần e, mục 4, điều 39 của Nghị định 17/CP quy định về chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc quản lý nguồn vốn QDA: "Theo dõi, kiểm tra công tác quản lý tài chính trong việc sử dụng nguồn vốn ODA; tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước đối với nguồn vốn ODA...".
Phần e của mục 3, điều 7
của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 52/CP/1999 của
Chính phủ đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính: "Thanh tra,
kiểm tra tài chính đối với dự án của các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn vốn đầu
tư của Nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư sử dụng vốn nhà
nước và thực hiện quyết toán vốn đầu tư các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước...".
Phần a, mục 2, điều 57 của quy chế trên cũng quy định rõ: "Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước"...
Thiết tưởng như thế đã quá rõ ràng!
Phần a, mục 2, điều 57 của quy chế trên cũng quy định rõ: "Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước"...
Thiết tưởng như thế đã quá rõ ràng!
Ông Trần Văn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài chính thời điểm xảy ra vụ án ?
Thế nhưng trong trả lời
phỏng vấn báo chí số ra ngày 8/4/2006, khi được hỏi về trách nhiệm của Bộ Tài
chính về vụ PMU18, Thứ trưởng Trần Văn Tá lại trả lời rằng: "Theo Luật
Ngân sách, quản lý nguồn vốn ODA là Bộ KHĐT, còn Bộ Tài chính chỉ quản lý việc
phân bổ, dự toán ngân sách, đồng thời ghi sổ việc tiếp nhận ODA trong mục dự
toán ngân sách... Theo tôi, trách nhiệm của các bộ,ngành trong việc quản lý vốn
đầu tư phải tiếp tục sắp xếp lại, không để tình trạng ai cũng có trách nhiệm,
từng khâu từng phần nhưng cuối cùng khi xảy ra một sự án lãng phí, thất thoát
thì lại không biết trách nhiệm thuộc về ai".
Khi trả lời về trách nhiệm quản lý của Bộ Tài chính trong việc để cho các dự án của PMU18 bị rút ruột, ông Trần Văn Tá cũng cho rằng: "Tất cả những dự án liên quan tới lĩnh vực GTVT mà PMU18 quản lý đều do Bộ GTVT quyết toán. Bộ Tài chính nếu có chỉ thông qua hợp tác để ghi sổ nợ ngân sách".
Khi trả lời về trách nhiệm quản lý của Bộ Tài chính trong việc để cho các dự án của PMU18 bị rút ruột, ông Trần Văn Tá cũng cho rằng: "Tất cả những dự án liên quan tới lĩnh vực GTVT mà PMU18 quản lý đều do Bộ GTVT quyết toán. Bộ Tài chính nếu có chỉ thông qua hợp tác để ghi sổ nợ ngân sách".
Ơ kìa, hoá ra chức năng
của Bộ Tài chính không lớn hơn chức năng của một vụ tổng hợp, một chánh văn
phòng của Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Bộ Giao thông Vận tải thôi ư (?!) theo như ông
Thứ trưởng Trần Văn Tá giải trình.
Qua vụ án PMU18 cho
thấy, khi chia chác cái gì thì ông quan chức nào cũng thổi phồng quyền của mình
lên; khi đổ bể chuyện gì liên quan tới trách nhiệm thì các vị hoặc là đẩy bóng
trách nhiệm sang cho người khác, cho cơ quan khác, cho cơ chế và co nhỏ nhất
phạm vi trách nhiệm của mình để tránh, chối tội?!
Nếu đúng như ông Trần Văn Tá nói thì Bộ Tài chính đã từ chối một nhiệm vụ Chính phủ giao, nhiệm vụ này ghi rõ trong Nghị định 52, Nghị định 88 và Nghị định 17. Bởi vì phần lớn những công trình do PMU18 là chủ đầu tư đều thuộc nhóm A và thuộc nguồn ngân sách. Nói cách khác, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính đã đào nhiệm trong vụ PMU18.
Dù chỉ là một người ngoại đạo ngành tài chính, nhưng đọc những quy định trong Nghị định 88, Nghị định 52 và Nghị định 17/CP, cho thấy quá rõ ràng về trách nhiệm của Bộ KHĐT và Bộ Tài chính trong vụ PMU18.
Nếu đúng như ông Trần Văn Tá nói thì Bộ Tài chính đã từ chối một nhiệm vụ Chính phủ giao, nhiệm vụ này ghi rõ trong Nghị định 52, Nghị định 88 và Nghị định 17. Bởi vì phần lớn những công trình do PMU18 là chủ đầu tư đều thuộc nhóm A và thuộc nguồn ngân sách. Nói cách khác, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính đã đào nhiệm trong vụ PMU18.
Dù chỉ là một người ngoại đạo ngành tài chính, nhưng đọc những quy định trong Nghị định 88, Nghị định 52 và Nghị định 17/CP, cho thấy quá rõ ràng về trách nhiệm của Bộ KHĐT và Bộ Tài chính trong vụ PMU18.
Là một quan chức của Bộ
Tài chính, nếu quy định như Nghị định 52 và Nghị định 17 là chưa rõ ràng nhiệm
vụ cho bộ, tại sao ông Trần Văn Tá không đề nghị Chính phủ sửa đổi để khỏi dẫn
tới tình trạng xảy ra rồi mà không quy được trách nhiệm cho ai như ông
nói?
VỤ ÁN PMU18: CẢ MỘT “
ĐÀN VOI “ ĐÃ CHUI QUA LỖ KIM (?!) (2)
23.09.2009 16:53
(NguoiViet.de) Nào
chúng ta hãy cùng nhau điểm mặt những loại “ lỗ kim” nào mà cái “đàn voi “ kiểu
như PMU 18 đã chui qua hiên ngang và ngạo nghễ...
"Lỗ kim 4":
Thẩm định các "thẩm định" của Kho bạc Nhà nước...
Việc quản lý các nguồn
vốn đầu tư vẫn mang tiếng là do "năm cha, ba mẹ"; do
không có người chịu trách nhiệm chính nên dẫn đến thất thoát, vụ PMU18 là một
điển hình.
Thực ra những ai từng
liên quan ít nhiều đến việc sử dụng tiền ngân sách đều hiểu: Một cơ quan thật
sự có toàn quyền, có khả năng kiểm tra, kiểm soát tất cả các nguồn chi tiêu
ngân sách, trong đó có nguồn vốn đầu tư, ODA, đó là Kho bạc Nhà nước (KBNN).
Trong bài báo "Những
mánh khoé moi tiền nhà nước trong xây dựng cơ bản" đăng trên báo Nhân
Dân 4 kỳ cách đây 10 năm ( năm 1996) , tôi đã từng kiến nghị: Muốn lành mạnh
hoạt động tài chính trong các dự án đầu tư cần phải tập trung đầu tư, lành mạnh
hoá cơ quan này. Chỉ cần lành mạnh cơ quan cấp phát tiền là có thể làm chủ được
tình hình, loại bỏ dần tham nhũng.
Tôi đã đọc và thẩm định
lại nhiều văn bản đề nghị thanh toán khối lượng của các nhà thầu thi công đã
qua tay KBNN thẩm định; tôi đã chứng kiến nhiều gạch xoá bằng bút chì chỉ
ra những khoản đề nghị thanh toán sai chế độ bị chỉnh sửa, để thấy KBNN là cơ
quan không "đại khái, mù mờ" trong việc duyệt chi từng đồng
ngân sách. Tất cả các khoản chi ngân sách đều qua KBNN.
Do vậy tôi thật sự sửng
sốt khi thấy các cơ quan điều tra đưa ra thông tin: Bùi Tiến Dũng đã rút ra
hàng triệu USD từ các dự án đầu tư của ngành giao thông vận tải? Vậy điều gì ẩn
khuất trong vụ án PMU18 về các khoản chi tiêu chắc chắn KBNN không thể không
liên đới chịu trách nhiệm(?!). Những điều mờ ám này đã thôi thúc tôi tìm hiểu
thêm về cơ cấu tổ chức của cơ quan KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.
QĐ 235/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của KBNN.
Tuy nhiên, Quyết định 235 lại chỉ giao quyền mà không hề có một quy định về một
trách nhiệm hành chính, hình sự nào nếu lạm quyền hoặc tiếm quyền(?!). Trong
khi đó, nhiều ngành không được đụng đến tiền, ngoài quy định về quyền hạn còn
có ghi rõ trách nhiệm hành chính, hình sự, cụ thể...
Theo Quyết định 235,
KBNN có 17 nhiệm vụ và quyền hạn. Mục b, khoản 4, điều 2 trong phần quyền hạn
quy định: "Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước, kiểm soát, thanh
toán, chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật"; tại khoản 6 của điều 2 quy định cụ thể hơn: "KBNN có
quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều
kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của
mình"(?!).
Theo chúng tôi, các cơ
quan điều tra cần làm rõ vai trò và trách nhiệm của KBNN đối với những khoản
tiền chi sai nguyên tắc tại Ban quản lý dự án PMU18 và nhiều dự án khác đang
được các cơ quan pháp luật xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự?
KBNN không chỉ có quyền
mà còn phải chịu trách nhiệm hành chính, hình sự đối với những khoản tiền Nhà
nước giao cho: Thu, quản lý, giữ và chi! Những người được giao giữ tiền mà
không phải chịu trách nhiệm hình sự thì đó quả là điều nguy hiểm(?!).
''Lỗ kim 5'': chính là
quản lý Nhà nước về chất lượng công trình của Bộ Xây dựng.
Ông Nguyễn Hồng Quân: Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Chắc chắn việc rút ruột
các công trình do PMU18 làm chủ đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Điều 2, Quy chế quản lý đấu thầu đã quy định nhiệm vụ của Bộ Xây dựng: ''Thống
nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra,
phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình xây dựng; đặc biệt về
chất lượng các công trình xây dựng thuộc các dự án nhóm A''...
Vậy nhưng thực tế, trong
vụ PMU18, Bộ Xây dựng cũng gần như đứng ngoài cuộc, không đoái hoài gì đến
những công trình giao thông vừa làm xong đã xuống cấp hàng loạt...
''Lỗ kim 6'': Công tác
thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Ông Trần Văn Truyền: Tổng thanh tra Chính phủ
Trong các văn bản pháp
quy về quản lý đầu tư xây dựng đều có mục thanh tra kiểm tra. Các Bộ GTVT, Tài
chính, Bộ KHĐT và Tổng Thanh tra Chính phủ đều được quy định rõ nhiệm vụ thanh
tra giám sát nguồn vốn đầu tư này. Thế nhưng theo thông tin báo chí thì chỉ có
Thanh tra Chính phủ là đã vào thanh tra dự án cầu Hoàng Long, nhưng lại báo cáo
nhầm lên Thủ tướng số tiền thất thoát từ 4,5 tỉ đồng thành 4,5 triệu đồng!?
Các cơ quan thanh tra
khác hình như đều im lặng.
''Lỗ kim 7'': quản lý
Nhà nước về công tác cán bộ.
Qua vụ án PMU18 mới
thấy: Trong hoàn cảnh bình thường, rất nhiều cơ quan, cán bộ, quan chức tìm mọi
cách để tranh đoạt quyền; song khi đụng việc, nhất là mỗi khi vụ việc bị bể thì
tìm mọi cách để tranh công, đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm...
Qua Vụ PMU18 cho thấy
hiện tượng này đã xảy ra một cách công khai, trâng tráo tại những cơ quan quyền
lực cao của Chính phủ.
Cách ứng xử với công vụ
và sự bộc bạch thái độ của một số quan chức Bộ GTVT, Tài chính, KHĐT...
như thời gian qua thì rõ ràng: Thủ tướng có ''tài thánh'' cũng không
thể quán xuyến hết.
Qua cách trả lời của ông
Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bộ Tài chính mới thấy mọi sự đều đẩy lên cho Chính phủ.
Không một bộ nào nhận lỗi về bộ mình, về cá nhân lại càng không thấy?
Một chính phủ với những
ông Bộ trưởng như vậy thì Thủ tướng còn mệt, tiền nhà nước còn mất và dân còn
khổ dài dài...
Bài học đắt giá và đích
đáng cho nhứng kẻ lám ăn bất chính, coi trời bằng vung như Bùi Tiến Dũng, kẻ
một thời từng làm mưa làm gió tại PMU18, từng được dân giao thông đặt vè:" Nói
có người nghe, đe có người sợ, vợ có người chăm, nằm có người bóp, nợ có người
lo, tù có người chạy..."Bây giờ chắc chắn cũng thấm hiểu được rằng:
Lưới trời lồng lộng lắm...
Vụ án PMU 18 là một vụ
án cần thiết được mổ xẻ dưới nhiều góc độ: hình sự, kinh tế, xây dựng, sân khấu
kịch và cả về mặt tâm linh nữa.
Sẽ có những kẻ mà người
không phạt được sẽ có trời.
Bùi Tiến Dũng là một ví
dụ nhãn tiền; bài học này cần phải được nhắc mãi cho ngày nay, cho ngày mai và
cho muôn đời sau...( lời trong Bài ca xây dựng của nhạc sĩ Hoàng Vân) !
Nhà văn Phạm
Viết Đào
Người đăng tin: Lương Cường
(Theo Blog Phạm Viết Đào)
(Theo Blog Phạm Viết Đào)
Nhà văn Phạm
Viết Đào
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét