Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Chuyến đi Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng có những ích lợi gì cho Biển Đông?

(Biển Đảo) - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp chính thức công du Hoa Kỳ. Việc này có giúp Việt Nan ngăn cản được bước tiến của Trung Quốc tại Biển Đông hay không? Nga là bạn thân nhất của Việt Nam, nhưng từ thời còn Liên Xô tới giờ chưa từng động binh giúp Việt Nam khi Trung Quốc tấn công quân sự, liên tục bị Hải giám và Hải cảnh Trung Quốc vi phạm trên Biển Đông.
Bây giờ, câu hỏi là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể tìm được hỗ trợ từ Hoa Kỳ trên Biển Đông hay không? Bài này sẽ cố gắng tìm câu trả lời khả dĩ.
Tổng thống Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017. AFP
Tổng thống Donald Trump và TBT, CTN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 12 tháng 11 năm 2017. AFP
Trước việc tàu Hải Dương 8 Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam.
Trong tuyên bố ngày 22/8, Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế.”
Đây là lần thứ 2 Mỹ lên tiếng về hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây ra vụ đối đầu giữa các tàu hải cảnh của hai bên trong gần 2 tháng qua.
Sau đó, cố vấn an ninh Quốc gia Hoa Kỳ J. Bolton lên tiếng. Ngày 26/8 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng phản đối Bắc Kinh uy h iếp hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Các vụ cãi nhau liên tiếp xảy ra từ ngày 3/7/2019 đến nay, tàu “Hải Dương Địa Chất 8″ của Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng sau đó lại trở lại gây nhiều lời to tiếng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tranh chấp giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam còn dính dáng đến hãng Rosneft của Nga, nhưng cho đến nay Nga vẫn im lặng.
trumpkimsummit_reutersViệc Trung Quốc gây hấn và muốn độc ch iếm khai thác Biển Đông đã bắt đầu và kéo dài từ 1974 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 1988 ch iếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, rồi gây hấn tại vùng biển Việt Nam có chủ quyền hiện nay. Điều này cho thấy chính sách thân thiện với Trung Quốc của Việt Nam đã không thành công.
Lịch sử Việt Nam, từ Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, đến Trần Hưng Đạo, rồi đến Tự Đức cầu cứu nhà Thanh khi Pháp muốn thôn tính Việt Nam, cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc để yên Việt Nam. Họ chỉ để yên Việt Nam khi chính họ bị h ọa hay suy yếu, khi bị giặc Mông hay Mãn đe dọa hay khi bị các nước Tây Phương xâm ch iếm. Dân Việt Nam đã có cả ngàn năm hiểu về “gene đế quốc của Trung Quốc”!
Trong nhiều năm qua, Việt Nam mở ra ngoài, kết bạn với nhiều nước cho nên vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa, nhất là tranh chấp Biển Đông. Việt Nam đã thành công phần nào. Nhiều nước đã lên tiếng bênh vực, như Hoa kỳ, Úc, Âu châu, Nhật, Ấn, v.v…
Nay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp đi thăm Hoa Kỳ, Việt Nam có thể làm gì để giảm bớt sức ép của Trung Quốc vì các chính sách “trấn an” đối với Trung Quốc không làm giảm lòng tham vọng độc chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Chính sách Trung Quốc đối với Việt nam
Sau khi Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc chống Liên Xô, chính sách Việt Nam “thân thiện với Liên Xô không mấy thành công”. Việt Nam đã tham gia vào COMECON. Trước khi Đặng Tiểu Bình khơi mào cuộc ch iến tranh x âm lược năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã đàm phán với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Nhờ Mỹ, Trung Quốc biết Liên Xô không động binh. Khi Trung Quốc đánh Gạc Ma thì Liên Xô còn ở Cam Ranh cũng không động binh. Hiện nay Rofsnef bị hăm d ọa mà Nga cũng chưa lên tiếng.
Trong một thời gian rất lâu, Trung Quốc dùng “chính sách tầm ăn dâu” chiếm Biển Đông. Họ không khi nào gây quá khó khăn để các nước bên ngoài Biển Đông phải can thiệp.
Trung Quốc đã dùng một chính sách “mềm – soft power”, dùng tiền, mua chuộc quan chức, dùng người trung gian mua đất, chiếm các dự án kinh tế thay mặt họ. Tại Biển Đông, hết việc cấm đánh cá, đâm tàu cá Việt Nam, tới việc tập trận bắn đạn thật, xây dựng đảo nhân tạo trái phép đến việc cho các tàu quân sự giả tàu cá dọa nạt, phá rối Việt Nam, Philippines, hay các quốc gia trong vùng Biển Đông;
Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc cố chia rẽ, mua chuộc nhiều nước như Campuchia, Lào, không lấy được đồng thuận, hay đối với Malaysia và Indonesia thì qua đầu tư (mà họ tham nhũng các chính trị gia địa phương)… Trung Quốc còn dùng các thế “vùng độc quyền”, lũng đoạn. Họ đã mua đứt Durtete mặc dù Manilla thắng kiện về Biển Đông;
Trung Quốc dùng mọi yêu sách để ép Việt Nam. Các mối liên lạc kinh tế như việc mua gạo Việt Nam, mua trái cây Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị khô vì Trung Quốc đóng các đập thượng nguồn Sông Cửu Long, các đầu tư nhà đất tại Việt Nam qua trung gian người Việt, qua vợ con người Việt hay qua du lịch, Trung Quốc đều dùng để ép các nước nhỏ hơn. Chính sách “tằm ăn dâu” của Trung Quốc càng ngày càng dồn Việt Nam vào chân tường. Chính sách của Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để chiếm tài nguyên dầu khí vùng Biển Đông từ một nơi không có tranh cãi đến chỗ tranh cãi qua mọi thủ đoạn;
Trả lời PV James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Quân Hoa Kỳ, cho rằng Trung Quốc có hành động “bất hợp pháp” trên Biển Đông và vi phạm “nghiêm trọng” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”;
Nói tóm, qua tiền, hứa đầu tư, d ọa n ạt quân sự, Trung Quốc đã và đang hoành hành Đông Nam Á.
Thế giới nghĩ sao?
Trung Quốc đang dùng các tàu khảo sát và các tàu hộ tống để gây chú ‎‎ý cho thấy là họ có chủ quyền trong vùng “lưỡi bò” đối với Việt Nam, Philippines và Malaysia. Về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Quốc Tế PCA không công nhận chủ quyền dựa trên lịch sử do đó không công nhận đường “lưỡi bò.” Việc Trung Quốc dùng đường lưỡi bò để phá rối việc khai thác dầu khí Việt Nam, gởi tàu vào vùng đặc quyền kính tế Việt Nam là bất hợp pháp. Trung Quốc không công nhận phán quyết tòa trọng tài nhưng các nước khác đều công nhận. Hoa Kỳ còn hứa sẽ bảo vệ giàn khoan Exxon – Mobil gần Hoàng sa.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tục đấu khẩu về điều mà Washington nói về việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Mới đây, Trung Quốc từ chối cho tàu Mỹ ghé vào Hong Kong và cảng Thanh Đảo. Việc khu trục hạm Mỹ vào 12 hải l‎ý ‎đảo nhân tạo tại Vành Khăn (Mischief Reef) và Chữ Thập (Fiery Cross Reef), theo phát ngôn viên Hạm đội 7 của hải quân Hoa kỳ nói, là nhằm “thách thức các yêu sách quá quắt trên biển và bảo toàn quyền tiếp cận vào tuyến đường biển theo quy định của luật quốc tế”.
Theo Giáo sư Thayer thì Mỹ sẽ không đơn phương bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc vì Việt Nam không phải là đồng minh cũng chưa phải đối tác chiến lược của Washington.
Ngoài ra còn vấn đề làm thế nào để có được sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu (EU), Úc, Nhật và các thành viên ASEAN. Trong khu Thái Bình Dương, Nhật, Úc là những nước rất chú ý đến Biển Đông. Thủ tướng Úc vừa ghé Hà Nội đã lên tiếng về tình hình Biển Đông. Nhật cũng viện trợ tàu cảnh sát biển cho Việt Nam và Philippines và hợp tác kinh tế và quân sự. Nhật còn cố cứu TPP mà Tổng thống Trump đã bỏ. Các nước NATO qua ông Tổng thư ký Stoltenberg cũng đã nhắc về cuộc trỗi dậy của Trung Quốc. EU cũng đã ký với Việt Nam là đối tác chiến lược. Ấn Độ cũng hợp tác quân sự với Việt Nam.
Nhân việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa kỳ, Việt Nam có thể làm gì để thay đổi đánh giá của GS Thayer về việc Hoa kỳ và thế giới giúp Việt Nam?
Hiện nay tình hình có lợi cho Việt Nam.
Lúc nào Trung Quốc cũng dùng chiêu bài “Đại sự,” đế kiềm chế, hiếp ức Việt Nam. Tất cả chúng ta đều muốn một nước Việt Nam độc lập, không phụ thuộc Trung Quốc, không muốn rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc như cựu Đại sứ Nguyễn Cơ Thạch đã từng than.
Nhìn vào việc làm của Trung Quốc cho thấy họ vứt “Đại cục” đi từ lâu, không có gì mà Việt Nam phải giữ, vì nay Trung Quốc càng ngày càng ngang ngược, tham lam, quyết đoán, càng muốn thu tính dầu khí của Việt Nam.
Vậy tại sao chúng ta còn phải giữ “Đại cục” đối với Trung Quốc khi họ đang xâm chiếm khu vực bãi Tư chính, chỉ cách Phan Thiết chưa tới 200 km. Trung Quốc là một nước lớn, vừa tham vừa hiểm, hơn nữa không tuân theo luật quốc tế mà lúc nào cũng dùng “thịt đè người” (khi mình tư cho phép).
Trung Quốc luôn luôn muốn xâm ch iếm Việt Nam (Trung Hoa Dân Quốc sau đệ nhị thế chiến đã gởi tướng Lư Hán vào 1946, chỉ rút sau khi Pháp khôn khéo thương thuyết với Tưởng Giới Thạch).
Trung Quốc muốn tiếp tục đưa Việt Nam vào ảnh hưởng của họ. Ví dụ tại Hội Nghị Genève năm 1954, Trung Quốc đã bán đứng chúng ta sau lưng cho Pháp, chúng ta đã bị Trung Quốc, Nga và Pháp áp đặt vĩ tuyến 17 chia cắt Việt Nam.
Việt Nam đã bị chia cắt ê chề trên bàn cờ quốc tế khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đi nước cờ chống Liên Xô và bắt tay với nhau. Trung Quốc còn chơi lá bài muốn một thời Bắc thuộc thêm lần thứ 3. Cuộc đi đêm Mỹ -Trung nay đã trở thành cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung, chưa kể thương chiến Mỹ -Trung trong khi Nga không lên tiếng hay chỉ ngồi bán vũ khí cho Việt Nam?
Muốn “thoát Trung”, Việt Nam cần phải có một chính sách lâu dài dần dần dãn ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam đang ở thế lợi vào 2019 vì nay mọi nước trên thế giới đều thấy Trung Quốc ngang ngược, muốn độc chiếm Biển Đông và muốn là số 1 thế giới.
Chuyến đi Hoa Kỳ vào tháng 10 tới của TBT Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam trong một hoàn cảnh có nhiều thuận lợi. Lịch sử Việt Nam cho thấy nhiều người bản lĩnh, đứng lên chống lại các triều đình phong kiến Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đều được người dân lưu truyền ngàn đời. Và ai cũng biết là nhiều triều đại Trung Quốc không phải là lúc nào cũng của người Hán mà còn của người Mãn Thanh, người Mông cổ…
Muốn giải quyết tình trạng Biển Đông, cần có hậu thuẫn của toàn dân và nếu có sức mạnh toàn dân sẽ được thế giới ủng hộ thì TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ giúp Việt Nam lấy lại thăng bằng trong quan hệ với Trung Quốc, không phải quan hệ anh – em mà là quan hệ giữa hai quốc gia.
Nguyễn Anh

“HD 8 XÔNG” VÀO PHAN THIẾT-LỐI THOÁT HIỂM QUA “HẺM HOA DUNG” CỦA “TÀO THÁO-TẬP CẬN BÌNH” SAU ĐẠI BẠI “XÍCH BÍCH-TƯ CHÍNH”

Phạm Viết Đào.
Kết quả hình ảnh cho Bãi TÆ° chính 

Một vài thông tin về “ Bãi Tư Chính”?
 Bãi Tư Chính là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển Đông, cách đất liền Việt Nam cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý. Theo UNCLOS, một quốc gia ngoài vùng nội thủy và lãnh hải thì từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven bờ được quyền có vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý [2] Bãi dài 63 km, rộng 11 km.[3] Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km².Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.
Về mặt hành chính, bãi Tư Chính thuộc phạm vi quản hạt của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người ta lắp đặt cấu trúc thép gọi là nhà giàn DK1 kể từ năm 1989. Về sau, mẫu nhà giàn được thiết kế lại, rộng rãi và vững chắc hơn, có kết cấu liên hoàn theo mẫu giàn khoan nước sâu.[4] Hiện có ba nhà giàn đang hoạt động:
Binh sĩ đồn trú thuộc biên chế Tiểu đoàn DK1, lúc đầu thuộc Lữ đoàn 171 Hải quân Nhân dân Việt Nam, về sau trực thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.[5]
 ( WikiPedia)
Bãi Tư Chính là vùng có trữ lượng dầu và khí đốt màu mỡ nhất Việt Nam, với mỏ Cá Rồng Đỏ tiềm năng, và cả mỏ Lan Đỏ không kém tiềm năng – nơi được liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga.
Tháng 4/2017, kế hoạch khai thác dầu khí tại cụm Cá Rồng Đỏ được chính phủ Việt Nam chấp thuận, theo đó 12 giếng dầu sẽ lần lượt được đưa vào hoạt động (từ cuối năm 2019) có tổng công suất khai thác mỗi ngày từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu và 60 triệu m3 khí thiên nhiên. Vì lô 07/03 (Cá Rồng đỏ) nằm gần bờ nhất nên được ưu tiên triển khai trước…
Theo nguồn tin khả tín từ giới kinh doanh dầu khí quốc tế, việc hủy bỏ kế hoạch khai thác dầu khí tại mỏ Cá Rồng đỏ khiến các bên tham gia phải chịu thiệt hại lên tới 200 triệu USD. Nguyên nhân chính là do áp lực của Trung Quốc đòi chủ quyền theo đường “lưỡi bò”, và đe dọa tấn công các đảo do Việt Nam kiểm soát tại Trường Sa và bãi Tư Chính…”
(https://ttx.vanganh.org/2019/07/ly-giai-song-ngam-tai-bai-tu-chinh.html0)

Địa vị pháp lý của Bãi Tư Chính
Để hiểu địa vị pháp lý và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam đối với “ Bãi Tư chính” xin đưa một số thông tin dẫn giải được trích từ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển ( UNCLOS) 1982:

Quan hệ Mỹ – Trung: Cuộc chiến công nghệ

Đại Nghĩa | ĐKN 26/08/19, 09:50

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: FT/Reuters/Getty)
Căng thẳng Mỹ – Trung không chỉ đơn thuần là tranh chấp thương mại mà còn là một cuộc chiến trong lĩnh vực công nghệ. Thực tế cho thấy, nước nào giành được vị trí siêu cường về công nghệ thì cũng sẽ có được lợi thế tương ứng về thương mại và an ninh quốc gia.
Thực trạng và tham vọng của 2 bên
Trung Quốc
Ngày 8/5/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc công bố kế hoạch Made in China 2025, với tham vọng sẽ nội địa hóa 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025 trong các ngành công nghệ chủ chốt như robot, chất bán dẫn và năng lượng mới…
Các chuyên gia cho rằng chính quyền Trung Quốc sẽ đầu tư 300 tỉ USD cho các doanh nghiệp tham gia kế hoạch chiến lược này.

Ông Trọng đến Mỹ để tăng cường hợp tác chiến lược?

Ông Trọng tiếp ông Trump tại Hà Ná»™i ngày 27 tháng Hai, 2019.Ông Trọng tiếp ông Trump tại Hà Nội ngày 27 tháng Hai, 2019.
Nguyễn Quốc Khải

Nhân dịp họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Triều Tiên vào tháng 2. 2019 tại Hà Nội, Tổng Thống Donald Trump đã mời Tổng Bí Thư Đảng CSVN kiêm Chủ Tịch Cộng Hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ trong năm nay.
Hơn một tháng sau, Việt Nam đã thực hiện hai chuyến đi của hai nhân vật cao cấp có thể để chuẩn bị cho chuyến đi của ông Trọng. Một do ông Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An, hướng dẫn vào tháng 4/2019. Tiếp theo là chuyến công du của ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao, vào tháng 5/2019. Chuyến đi của ông Trọng dường như đã được dự trù vào mùa hè, nhưng xem ra không thực hiện được vì lý do sức khỏe của ông Trọng.
Nay ông Trọng đang bình phục trở lại. Một nguồn tin từ chuyên gia chính trị Việt Nam Carl Thayer cho Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hay rằng có nhiều khả năng chuyến đi của ông Trọng có thể đến Hoa Kỳ vào tháng 10 sắp tới trong bối cảnh Trung Quốc đang vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam qua việc cho tầu khảo sát Hải Dương 8 thăm dò vùng Bãi Tư Chính trong đăc khu kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC SONG PHƯƠNG
Trong gần hơn một năm qua, Hoa Kỳ đã từng công khai kêu gọi Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, từ hợp tác toàn diện đôi bên đã ký kết vào 2013 chuyển qua đối tác chiến lược.

Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước dẫn độ với Việt Nam

Phụng Minh | ĐKN 30/08/19, 04:26

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp hàng đầu của Bắc Kinh, ngày 26/8 đã phê chuẩn hiệp ước dẫn độ nghi phạm với Việt Nam, theo hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã.
Trước đó, ngày 24/8, Thời báo Hoàn Cầu cũng đưa tin cơ quan lập pháp tối cao của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ thông qua các hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka và Việt Nam tại phiên họp hai tháng một lần từ 22 – 26/8.
Tờ báo này cũng dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay Trung Quốc đã ký hiệp ước dẫn độ với Sri Lanka vào năm 2016 và với Việt Nam năm 2015, nhưng cả hai hiệp ước vẫn chưa chính thức có hiệu lực.
Theo Tân Hoa Xã, hiệp ước dẫn độ với Việt Nam gồm 22 điều khoản, bao gồm các vấn đề như nghĩa vụ dẫn độ, đối tượng dẫn độ, quy định từ chối dẫn độ và xử lý tranh chấp. Đại diện hai nước đã ký hiệp ước dẫn độ vào ngày 7/4/2015 tại Bắc Kinh.
Do áp dụng hiệp ước này, nhiều công dân Trung Quốc vi phạm pháp luật ở Việt Nam nhưng không bị xét xử ở Việt Nam, mà được chuyển về Trung Quốc xét xử. 

Vốn FDI Trung Quốc dồn dập vào Việt Nam

TPO - Trong 8 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu, vượt qua Hàn Quốc, Nhật Bản. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là một trong những nguyên nhân khiến dòng vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam.

Chiến tranh thương mại khiến vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam. ảnh minh hoạ
Chiến tranh thương mại khiến vốn FDI Trung Quốc đổ dồn vào Việt Nam. ảnh minh hoạ
Tổng cục Thống kê cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước thu hút được 2.406 dự án cấp phép mới, tăng 25,4%. Tổng vốn đăng ký đạt 9,1 tỷ USD, giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc có dám ‘đánh’ ExxonMobil và mỏ Cá Voi Xanh?

Thường Sơn

Không có mô tả ảnh.
Lần đầu tiên Mỹ biểu lộ quan điểm cứng rắn nhằm bảo vệ Tập đoàn dầu khí ExxonMobil – liên doanh với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – để khai thác mỏ Cá Voi Xanh.
***
Các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông” và Mỹ “mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ” – Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về hành xử ở Biển Đông với lời lẽ đanh thép hơn. Lời lên tiếng này phát ra trong bối cảnh tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, sau khi đến mỏ Đá Chữ Thập để tiếp nhiên liệu, đã ‘trở về’ khu vực Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam để quấy phá.

PHÁT HIỆN ĐƯỜNG DÂY "BÁN GIỐNG"...NGƯỜI VIỆT CHO TRUNG QUỐC

2 nữ quái cầm đầu đường dây mua bán bào thai, thai nhi qua biên giới

SGGPO 


Mỗi trường hợp mang thai hộ thành công được 30 triệu đồng tiền công, các cháu bé sau khi sinh sẽ được chuyển sang bệnh viện ở Trung Quốc.
Ngày 15-8, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án "Tổ chức mang thai hộ nhằm mục đích thương mại" tại TP Hạ Long, Quảng Ninh.
Đồng thời cơ quan điều tra cũng quyết định khởi tố bị can và tạm giam đối với đối tượng Trần Thị Ba (28 tuổi, ở tổ 72, khu 8, phường Cao Thắng, TP Hạ Long) về tội “Tổ chức mang thai hộ nhằm mục đích thương mại” và tạm giữ hình sự đối với Vũ Nga Linh (31 tuổi, ở  tổ 9, khu Trần Hưng Đạo, phường Cẩm Thạch, Cẩm Phả, Quảng Ninh) để tiếp tục điều tra về những dấu hiệu liên quan đến vụ án.
2 nữ quái cầm đầu đường dây mua bán bào thai, thai nhi qua biên giới ảnh 1Đối  tượng Trần Thị Ba (bên trái) và Vũ Nga Linh (bên phải)

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Ba ngân hàng nước ngoài nào đang cho vay Tập đoàn FLC?

11:24 | 30/08/2019

Tại ngày 30/6 năm nay có ba nhà băng ngoại đang cho Tập đoàn FLC vay là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Credit Suisse AG (Thụy Sỹ) chi nhánh Singapore.
FLC logo
Trụ sở chính của Tập đoàn FLC tại Hà Nội. Ảnh: Y Vân
CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2019 sau soát xét. Theo báo cáo này, tổng nguồn vốn tại thời điểm 30/6 của FLC là 27.021 tỉ đồng trong đó nợ phải trả là 17.970 tỉ đồng, chiếm 66,5%.
Qui mô nợ ngắn hạn 14.370 tỉ đồng, bằng 80% tổng nợ phải trả. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 2.451 tỉ đồng. 
Giá trị nợ dài hạn 3.601 tỉ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm 92,6% (3.336 tỉ đồng).