Trọng Nghĩa
Một nhóm người biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Bãi Tư Chính trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 06/08/2019.REUTERS/Kham
Ngày 13/08/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã trở lại Bãi Tư
Chính, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Trường Sa. Trong một tin nhắn twitter phát đi vào buổi chiều, giáo sư Ryan Martinson, trường Hải Chiến Mỹ, người đã tiết lộ lần thâm nhập đầu tiên, ghi nhận : “Giai đoạn 2 cuộc đọ sức Việt-Trung đã bắt đầu”.
Điều được giáo sư Martinson chú ý là lần này có hai chiếc tàu hải cảnh thuộc loại tiên tiến nhất của Trung Quốc trực chỉ hướng Bãi Tư Chính. Theo ông Martinson, hai chiếc đều đặt căn cứ tại vùng Biển Hoa Đông, và ít ra là trong năm ngoái 2018, chưa hề hoạt động tại Biển Đông.
Chi tiết này phải chăng cho thấy là Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tàu hải cảnh xuống khu vực Bãi Tư Chính để sẵn sàng đối phó với cảnh sát biển Việt Nam?
Dẫu sao thì sự kiện Trung Quốc cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại vùng Bãi Tư Chính đã được các nhà quan sát dự đoán ngay khi chiếc tàu này di chuyển qua neo đậu tại Đá Chữ Thập, tiền đồn mà Bắc Kinh đã xây dựng sẵn trên một số thực thể ở quần đảo Trường Sa mà Bắc Kinh đã chiếm lấy từ tay Việt Nam và Philippines trước đây.
Theo giới quan sát, hành vi của Trung Quốc một lần nữa phản ánh thái độ coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh, đã từng được thấy rõ qua việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã phủ nhận các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Trong bài phân tích đăng ngày 08/08/2019 trên trang mạng của cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington, nhà nghiên cứu Lê Thu Hường, thuộc Viện Chính Sách Chiến Lược Úc (Australian Strategic Policy Institute ASPI), đã không ngần ngại cho rằng khi cho tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc không chỉ thách thức Việt Nam, mà còn thể hiện thái độ coi thường cộng đồng và luật pháp quốc tế.
Tác giả bài nghiên cứu nêu bật trước hết tính phi pháp trong hành động của Trung Quốc, với việc một chiếc tàu của một tập đoàn chính phủ Trung Quốc “rõ ràng là đang thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí trên hai lô nằm bên trong thềm lục địa Việt Nam theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.
Giống như thời 2014, khi Bắc Kinh cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam ngoài khơi miền Trung, lần này tàu khảo sát của Trung Quốc cũng được một lực lượng bán quân sự bao gồm hải cảnh và dân quân biển đi theo hộ tống.
Điểm mới lần này là ngoài việc bảo vệ tàu khảo sát, lực lượng hải cảnh Trung Quốc còn bung ra sách nhiễu các hoạt động khoan dò của Việt Nam tại Lô 06.1 ở khu vực Bãi Tư Chính.
Đối với chuyên gia Úc, hành động xâm nhập của Trung Quốc vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam không phải là một hiện tượng mới, vụ giàn khoan HD-981 năm 2014 là một ví dụ điển hình, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa hai láng giềng. Tuy nhiên, vụ bãi Tư Chính lần này lại thể hiện một thách thức nghiêm trọng hơn ở nhiều cấp độ.
Thách thức pháp lý : Hủy bỏ quyền của các nước trên thềm lục địa
Trước hết, các hoạt động khảo sát của tàu Trung Quốc đã đặt ra một thách thức pháp lý.
Các hành vi đó chứng tỏ rằng Trung Quốc vẫn kiên trì tìm cách áp đặt quyền kiểm soát hành chính trong đường 9 đoạn mà họ tự vẽ ra để tuyên bố chủ quyền, bất chấp việc yêu sách của Bắc Kinh mâu thuẫn với luật pháp quốc tế.
Tiến sĩ Lê Thu Hường ghi nhận rằng kể từ khi đường 9 đoạn của họ bị Tòa Trọng Tài Thường Trực phán quyết là bất hợp pháp vào năm 2016, đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát tại vùng biển của nước khác mà Bắc Kinh cho là của họ.
Khi cho tàu vào khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bắc Kinh đang công khai kháng lại tính hợp pháp của các quyền thềm lục địa được Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bảo đảm.
Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Bãi Tư Chính đã được Việt Nam khai thác trong nhiều thập kỷ qua. Thế mà Bắc Kinh hiện đang cố gắng tạo ra một cuộc tranh chấp trên các khu vực vốn không hề có tranh chấp trong quá khứ.
Thách thức ngoại giao nhắm vào cả cộng đồng quốc tế
Bắc Kinh đang thách thức không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế. Vấn đề đặt ra, theo tác giả bài phân tích là liệu phản ứng quốc tế có sẽ thờ ơ như sau phán quyết của Tòa Trọng Tài năm 2016 không ?
Vào lúc này, Trung Quốc như đang công khai phỉ nhổ vào các cuộc đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) mà họ đang theo đuổi với khối Đông Nam Á ASEAN. Tiến bộ đã được thông báo về quá trình thương thuyết rõ ràng chỉ tồn tại trên giấy tờ, chứ không phải trong thực tế.
Hành động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính cũng phủ một áng mây đen trên niềm hy vọng theo đó COC sẽ có tác động thực sự trong việc quản lý các tranh chấp hoặc cách ứng xử của Trung Quốc.
Thách thức kinh tế : Bắt buộc các nước phải đồng khai thác với Trung Quốc
Việc Bắc Kinh liên tục gây sức ép trên các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của các bên yêu sách khác tại Biển Đông là nhằm buộc các nước này phải tham gia các kế hoạch đồng khai thác với Bắc Kinh, ngay cả ở những vùng biển không có tranh chấp.
Riêng đối với Việt Nam, Trung Quốc đã khởi động vụ Bãi Tư Chính đúng vào thời điểm Hà Nội chuẩn bị lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2020, làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Không những thế, ngay trong nước, Việt Nam phải chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 13 vào năm 2021, với khả năng là sự thay đổi ban lãnh đạo.
Trong số các các sự kiện, theo tiến sĩ Lê Thu Hường, có vẻ như Bắc Kinh muốn dằn mặt Hà Nội trước khi Việt Nam lên làm chủ tịch ASEAN.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.
Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm, theo tin từ ông Ryan.
Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty Rosneft của Nga.) Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết ngày 15 Tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông
Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu Tháng Bảy, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự.
Tiến Sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 Tháng Tám trả lời BBC Việt Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại. Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.
Sáng Thứ Ba, 13 Tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc. Ông nói: “Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển.”
Tiến Sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.
Nói về đường lưỡi bò, Tiến Sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn với nhật báo Người Việt: “Họ dựa trên một bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc, lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc.”
“Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11 đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó, trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947,” ông nói.
“Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với Trung Quốc Cộng Sản kết thúc năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập trung vào lục địa,” ông dẫn chứng.
Ông nhấn mạnh: “Cho đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng Cộng Sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành bản đồ 9 đoạn.”
Yêu sách của Bắc Kinh
Như thế, việc Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì?
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích: “Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý.”
Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.
Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác. Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.
Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu không được sự cho phép của các nước còn lại.
“Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông,” ông nhấn mạnh.
Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào Tháng Bảy vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.
Tiến Sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì “sẽ có chuyện” nhưng không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.
“Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ không bao giờ có. Thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác,” ông khẳng định.
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông, nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.
Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 Tháng Tám cho biết, gần đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc Kinh là “toàn cầu.” Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. (C.Lynh)
Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau một tuần lễ tạm rút đi, tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc Hải Dương 8 (Haiyang Dizhi 8) đã quay lại hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính.
Chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc sẽ quần nát bãi Tư Chính và kéo giàn khoan vào |
Trên trang Twitter của ông Ryan Martinson, giáo sư của trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ, có những hình ảnh vệ tinh cho thấy vị trí tàu Hải Dương 8 đang có mặt trong vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam. Đi cùng tàu HD08 có ít nhất hai tàu hải cảnh hộ tống 33111 và 31302.
Hai tàu hải giám này có trang bị súng pháo 76 mm, theo tin từ ông Ryan.
Ngoài ra, cũng theo thông tin từ Twitter của ông Ryan, Trung Quốc thay thế tàu hải giám 35111 bằng tàu 45111 đến khu vực gần Lô 06.1, bể Nam Côn Sơn, phía Tây Bắc bãi Tư Chính, nơi hoạt động của giàn khoan Hakuryu 5 Nhật và công ty Rosneft Việt Nam B.V. (công ty con của công ty Rosneft của Nga.) Rosneft vừa gia hạn hoạt động cho giàn khoan Hakuryu 5 đến hết ngày 15 Tháng Chín, bất chấp yêu cầu của Bắc Kinh là phải dừng hoạt động.
Trung Quốc không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông
Động thái mới nhất này của Trung Quốc thật ra đã được các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông dự đoán trước. Trả lời nhật báo Người Việt hồi đầu Tháng Bảy, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp, chuyên gia nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, từng nói tàu Hải Dương 8 có thể sẽ rút lui, nhưng chỉ là tạm thời, vì nó cần tiếp ứng nhiên liệu, lương thực và cả nhân sự.
Tiến Sĩ Nguyễn Thành Trung, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế (SCIS) có trụ sở tại Sài Gòn, hôm 9 Tháng Tám trả lời BBC Việt Ngữ với quan điểm tương đồng. Ông nói rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ quay lại. Và nếu quay lại, Trung Quốc được dự đoán sẽ mang theo tàu như Hải Dương 981, nghĩa là sẽ trở lại với các giàn khoan di động. Bởi vì Trung Quốc chắc chắn sẽ không từ bỏ tham vọng độc chiếm khu vực Biển Đông.
Sáng Thứ Ba, 13 Tháng Tám, từ Hà Nội, Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định với nhật báo Người Việt về động thái mới nhất của Trung Quốc. Ông nói: “Cái chính sách của Bắc Kinh là nó muốn khẳng định vùng đó là vùng tranh chấp, nó có quyền. Nhưng thật ra vùng đó không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam 200 hải lý. Vùng ở ngoài của nó cũng nằm lọt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam tức là 350 hải lý tính từ đường cơ sở bờ biển.”
Tiến Sĩ Hợp khẳng định về mặt pháp lý quốc tế thì Trung Quốc không có gì ở đây cả. Nhưng Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền vì đã ngang nhiên vẽ ra đường lưỡi bò.
Nói về đường lưỡi bò, Tiến Sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, hiện sống tại Đà Nẵng, từng phân tích rất chi tiết. Ông đưa ra những dẫn chứng lịch sử trong buổi phỏng vấn với nhật báo Người Việt: “Họ dựa trên một bản đồ, được Bạch Mi Sơ là một quan chức của chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc, lúc chưa tách khỏi Trung Hoa đại lục, lập ra. Ông này lập ra một bản đồ dựa trên bản đồ của người Anh và dịch tên gọi của các đảo trong Biển Đông chủ yếu do người phương Tây đặt tên, và chuyển các tên đó thành tiếng Trung Quốc.”
“Trên bản đồ này, ông ta xác định một vùng nằm giữa Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và vạch một đường hình lưỡi bò, gồm 11 đoạn, rồi cho rằng những gì hiện diện bên trong đường 11 đoạn này là thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó các học trò của ông này tiếp tục cũng cố bản đồ đó, trình lên chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1947,” ông nói.
“Khi cuộc chiến tranh giữa Quốc Dân Đảng với Trung Quốc Cộng Sản kết thúc năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Quốc thắng lợi, nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, họ tiếp tục kế thừa những kiến thức này của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên họ cũng không quan tâm lắm bởi vì lúc đó Trung Quốc là một nước có thủy quân rất yếu. Trong lịch sử họ đã có khoảng 400 năm từ thời cận đại đến thời hiện đại thực hiện chính sách ‘quay lưng lại với biển.’ Họ là tránh biển, chủ yếu tập trung vào lục địa,” ông dẫn chứng.
Ông nhấn mạnh: “Cho đến năm 1953, thủ tướng Trung Quốc mới bắt đầu quan tâm đến đường 11 đoạn. Có lẽ vì tình hữu nghị với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cùng hệ thống tư tưởng Cộng Sản nên ông ta đã bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, biến bản đồ 11 đoạn thành bản đồ 9 đoạn.”
Yêu sách của Bắc Kinh
Như thế, việc Bắc Kinh cho tàu Hải Dương 8 quay trở lại bãi Tư Chính, bất chấp lên án của quốc tế, phản đối của Việt Nam đang nói lên điều gì?
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp phân tích: “Hai năm nay Trung Quốc có đề nghị với ASEAN đàm phán để đưa ra Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc pháp lý. COC họ đưa ra gần đây nhất gồm có ba đòi hỏi cực kỳ vô lý.”
Theo ông, đòi hỏi thứ nhất là không được đưa công ước về luật biển 1962 của Liên Hiệp Quốc vào trong COC đó.
Đòi hỏi thứ hai là tất cả các nước ASEAN không được để cho một nước khác, tức là nước bên ngoài khối vào tập trận hay làm gì khác. Tất cả những việc như tập trận hay hoạt động chung về quân sự ở trong Biển Đông thì phải được sự đồng ý của tất cả các bên.
Đòi hỏi thứ ba là không có một nước nào để cho một nước ngoài khu vực đó được phép khai thác hay hoạt động khai thác trong vùng nếu không được sự cho phép của các nước còn lại.
“Ba đòi hỏi này hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, tức là nó bất chấp tất cả những quyền của các nước ASEAN, đặc biệt là bốn nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông,” ông nhấn mạnh.
Có một sự kiện cần phải nhắc lại, vào Tháng Bảy vừa qua, Bắc Kinh đã yêu cầu Việt Nam phải rút giàn khoan Hakuryu 5 Nhật Bản đang thăm dò dầu khí ở gần lô 06.1, bể Nam Côn Sơn.
Tiến Sĩ Hợp cho biết khi đó, Bắc Kinh đã từng đe dọa là nếu giàn khoan Hakuryu 5 không ngưng hoạt động thì “sẽ có chuyện” nhưng không nói là chuyện gì. Và lúc đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã vào bãi Tư Chính cùng với một nhóm tàu hải cảnh.
“Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền trên thực địa mà Trung Quốc sẽ không bao giờ có. Thứ hai, nó vào để thăm dò sau đó nó tiến hành khai thác. Tàu này không phải chỉ ra lấy dầu đâu, mà nó thay nhân sự, bổ sung thêm máy móc, lấy lương thực, nước ngọt và quay vào. Không chắc nó ở đây lâu, sẽ có một tàu to hơn sẽ đến. Tàu đấy sẽ cùng với Hải Dương 8 quần nát khu vực Bãi Tư Chính. Và cuối cùng là nó sẽ kéo giàn khoan vào để khai thác,” ông khẳng định.
Tiến Sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết, theo dự đoán của ông, nếu tiếp tục những diễn biến này, thì phần nhiều sẽ xảy ra trận hải chiến, mà Trung Quốc sẽ là bên nổ súng trước.
Một nhận định rất ngắn gọn nhưng không kém phần sắc bén của ông Ryan Martinson khi đưa lên Twitter ngày 12 Tháng Tám cho biết, gần đây có rất nhiều quan tâm đến các hoạt động khảo sát biển của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Điều quan trọng chúng ta cần phải nhớ là tham vọng hàng hải của Bắc Kinh là “toàn cầu.” Điều này đang xảy ra ngay tại Biển Đông. (C.Lynh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét