Người cung cấp thông tin này cho
tôi là một dịch giả tiếng Trung Quốc, ông là người thân thiết với tôi…
Vào khoảng tháng 3 hay 4 gì đó năm 2016, ông nhắn tôi tới Hội nhà văn Việt Nam để có chuyện cần trao đổi. Tôi tưởng ông gọi tôi tới để ông tặng sách…Nhưng không, ông đề nghị tôi đưa lên mạng thông tin: Một số đầu nậu (doanh nghiệp) Việt đang bán cát cho Trung Quốc. Số cát này được đưa ra Trường Sa bồi đắp đảo…
Ông cho biết: Nguồn tin ông có được qua một số bạn bè Trung Quốc, những người thường vẫn có quan hệ giao lưu văn học với ông. Thông tin này tương đối phổ biến rộng, nhiều người Trung Quốc biết…Còn tại Việt Nam, bạn tôi là người đầu tiên và ông cho biết: tôi là người đầu tiên được ông bật mí chuyện bán cát chui này…
Hôm đấy, tại một phòng làm việc của Hội Nhà văn Việt Nam ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội có mấy nhà văn cùng nghe thông tin này…
Cũng như thông tin mà Hà Minh Thành năm 2009 cung cấp cho tôi về việc một sĩ quan quân báo Việt Nam bán bí mật các trận đánh Lão Sơn cho phía Trung Quốc. Thông tin này đến 1 người dân bình thường của Trung Quốc ở ngay vùng heo hút ở vùng giáp giới với Việt Nam cũng biết vì nó được đăng trên mạng Chinese Defence New…
Sau khi nghe xong, tuy bị “nổi rôm” nhưng tôi thành thực: “Em không dám đưa lên mạng thông tin này đâu bác ạ…Bác biết đấy, em chưa được xóa án tích, nêu tung thông tin này lên, có thể là thông tin thật nhưng bác chẳng có bằng chứng gì cung cấp cho em cả..Mà em thì lại không thể đứng ra làm một cuộc điều tra độc lập để kiểm chứng thông tin bán cát này?!
Vào khoảng tháng 3 hay 4 gì đó năm 2016, ông nhắn tôi tới Hội nhà văn Việt Nam để có chuyện cần trao đổi. Tôi tưởng ông gọi tôi tới để ông tặng sách…Nhưng không, ông đề nghị tôi đưa lên mạng thông tin: Một số đầu nậu (doanh nghiệp) Việt đang bán cát cho Trung Quốc. Số cát này được đưa ra Trường Sa bồi đắp đảo…
Ông cho biết: Nguồn tin ông có được qua một số bạn bè Trung Quốc, những người thường vẫn có quan hệ giao lưu văn học với ông. Thông tin này tương đối phổ biến rộng, nhiều người Trung Quốc biết…Còn tại Việt Nam, bạn tôi là người đầu tiên và ông cho biết: tôi là người đầu tiên được ông bật mí chuyện bán cát chui này…
Hôm đấy, tại một phòng làm việc của Hội Nhà văn Việt Nam ở số 9 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội có mấy nhà văn cùng nghe thông tin này…
Cũng như thông tin mà Hà Minh Thành năm 2009 cung cấp cho tôi về việc một sĩ quan quân báo Việt Nam bán bí mật các trận đánh Lão Sơn cho phía Trung Quốc. Thông tin này đến 1 người dân bình thường của Trung Quốc ở ngay vùng heo hút ở vùng giáp giới với Việt Nam cũng biết vì nó được đăng trên mạng Chinese Defence New…
Sau khi nghe xong, tuy bị “nổi rôm” nhưng tôi thành thực: “Em không dám đưa lên mạng thông tin này đâu bác ạ…Bác biết đấy, em chưa được xóa án tích, nêu tung thông tin này lên, có thể là thông tin thật nhưng bác chẳng có bằng chứng gì cung cấp cho em cả..Mà em thì lại không thể đứng ra làm một cuộc điều tra độc lập để kiểm chứng thông tin bán cát này?!
Do đó, với loại thông tin nhạy cảm này, nếu em đưa lên, người ta dễ dàng chụp cho mình cái mũ hoang báo với ý đồ chống phá nhà nước thì ăn “cái giải 79 - 88” là cầm chắc.”
“Em tin thông tin của bác và người cung cấp thông tin của bác vì cát từ Khánh Hòa, Đà Nẵng mà chở ra Trường Sa chắc chắn là gần hơn từ Hải Nam xuống vài trăm hải lý nên bài toán kinh doanh cát này rất khả thi…
Thứ 2, giới trí thức Trung Quốc, những người dân bình thường Trung Quốc không phải ai cũng tán thành với các hành vi gây hấn với láng giềng của lãnh đạo nước họ. Bởi vì, nếu xảy ra chiến tranh can qua thì con em họ chết chứ con em lãnh đạo của họ thì đang du học bên tây, bên Mỹ…”
Còn nhớ, có lần tôi đến gặp đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa khi ông đang khỏe mạnh để tìm hiểu một số thông tin liên quan tới quan hệ giữa ông Hồ Chí Minh và Trung Quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, đạo diễn Phạm Văn Khoa là người nhiều lần đi dịch cho ông Hồ Chí Minh trong các chuyến bí mật sang Trung Quốc vì ông thông thạo tiếng Bắc Kinh và Quảng Đông…
Đạo diễn Phạm Văn Khoa có kể với tôi là: sau năm 1992, sau khi quan hệ Việt Nam Trung Quốc khôi phục bình thường, trong một dịp mang phim của mình sang Trung Quốc tham dự một tuần phim Việt Nam, đạo diễn Phạm Văn Khoa có liên hệ lại với một số bạn văn nghệ Trung Quốc từng quen biết và thân thiết trước đây, những người này hiện vẫn đang rất nổi tiếng của Trung Quốc như nhà văn Ngụy Nguy, để mời xem phim của ông, nhân tiện muốn xem thái độ vì sao họ lên tiếng ủng hộ cuộc chiến 1979?
Theo đạo diễn Phạm Văn Khoa thì phần lớn các bạn bè văn nghệ sĩ Trung Quốc mà ông quen, thân trước đây đều lảng tránh. Ông đoán chắc họ ngượng…Họ thì cũng như mình đâu có thích hai nước đẩy con em ra cầm súng bắn giết nhau…
Tôi có nói với dịch giả tiếng Trung Quốc rằng: Tôi tin người cung cấp thông tin, cho bác là người chân thành.Tôi tin họ không làm cái việc đưa thông tin giả để chia rẽ nội bộ Việt Nam. Thế nhưng, “nếu em đưa lên mạng thì rất dễ bị “nhóm lợi ích nào đó” chụp cho “cái mũ 79 - 88” thì lại quay lại trại…”
“Bác biết, đã có chuyến đi Hà Giang về đã nhận ngay được những bức thư dài, hàm ý đe dọa, viết bằng thơ, ném vào nhà khuyên đừng đi Vị Xuyên nói xấu ai đó… Chuyện này em đã báo với cảnh sát khu vực nơi em cư trú…”
“Nhiều lần lên Hà Giang, ngủ ở khách sạn nào, vào quán nét nào để truy cập thông tin, đọc báo mạng, đi xe nào em đều cảm thấy có đuôi bám theo. Em kệ, vì mình có vi phạm hay tham gia hội kín hội hở gì đâu. Có điểu khi vào khách sạn việc đầu tiên là xem trong buống vệ sinh có cái bao cao su nào luu lại không thì dọn ngay kẻo mang họa như Cù Huy Hà Vũ...Vì luôn thấy có người vào theo ngủ cạnh buồng của mình...
“Khi “nhập kho” ra, nhiều bạn bè ở Hà Giang cho biết họ được thăm hỏi kỹ càng các quan hệ với P.V.Đ, kể cả những người mà P.V.Đ thường gọi cho họ bằng sim rác…”
“Khi bị bắt, em còn phải khai báo mỗi lần đi Hà Giang như thế có ai đài thọ cho ăn ở đi lại không? Em bảo đi chung với anh em Cựu Chiến Binh xe họ thuê tôi muốn góp thì họ không chịu; Các bữa ăn chung muốn chia phần họ không chịu. Riêng ngủ khách sạn thì họ chấp nhận cho mình tự trả để ngủ riêng vì mỗi tối giá nhà nghỉ từ 120.000 tới 150.000 với lương của tôi chấp nhận được…Sở dĩ anh em Cựu Chiến Binh mời đi cùng là do họ muốn được đưa chuyện đánh nhau của họ lên mạng, báo chí có thời đâu có dám đưa chuyện đánh nhau với Trung Quốc…”
“Có lần một ông bạn ở Mặt trận Tổ quốc Hà Giang cho tôi mượn xe máy để đi thăm một ông bạn ở bản…Đang đi thì nhận được điện thoại của chủ xe: Này, mũ bảo hiểm của em để trong cốp sao bác không lấy mà đội. Tôi bảo vào bản thì đội mũ bảo hiểm làm gì cho nóng. Ông bạn cho biết: Có người gọi điện cho em định chặn P.V.Đ để xử phạt vì không đội mũ bảo hiểm nhưng nể chủ xe nên cho qua…”
“Đấy, tình thế của em hiện nay là thế đấy bác ạ…Hiện nay các cơ quan chức năng chắc đang tập trung nhân tài và vật lực để giám sát những kẻ như em nên họ không đủ người theo dõi, quản lý đám cát tặc xuất cát bán cho Trung Quốc bồi đắp đảo…Nhưng thôi để em tìm cách khác, an toàn hơn về cái thông tin bác cung cấp làm sao để nó hữu ích…”
Tôi có một số bạn sáng sáng vẫn gặp nhau trong các cuộc đạp xe quanh Hồ Tây; Trong số này tôi biết có một Cựu Chiến Binh là một sĩ quan cấp tướng, từng là quan chức của Bộ Quốc phòng, để tôi thông tin với ông này xem ông phản ứng thế nào? Vì như nguồn tin nói: Cát được tập kết từ Cam Ranh chở thẳng ra Trường Sa…
Mấy hôm sau đó, tôi cố ý “mai phục” để gặp được ông bạn Cựu Chiến Binh kia và tranh thủ vừa đạp xe vừa kể về thông tin mà tôi được bạn tôi cung cấp hy vọng sẽ đến được nơi cần…Và sau khi kể câu chuyện kia với ông bạn thường hay đạp xe quanh Hồ Tây, tôi có phần nhẹ người đi phần nào…Có điều sau cuộc gặp trao đổi chuyện đó, tôi rất khó gặp lại ông bạn Cựu Chiến Binh kia để chuyện trò, ông có vẻ lảng tôi…
Sau khi tôi viết chuyện này lên mạng, có lần ông gặp tôi bị ông mắng cho một trận, mặc dù tôi không nêu đích danh tên ông. Nhưng gần đây tôi lại thấy ộng thân thiện trở lại với tôi, chủ động mời tôi cốc chè chén...
Ông này bị tôi chọc cho mấy lần. Tôi biết ông là người tham gia trận đánh Mỹ đầu tiên ở Ia Drang năm 1965, nghe đâu hồi đó ông là Trung đội trưởng. Tôi biết năm 2015 Việt Nam có tổ chức một cái lễ gì đó ở Tây Nguyên nhân 50 năm trận đầu đánh thắng Mỹ. Tôi đọc báo thấy tổ chức tưng bừng. Tình cờ gặp ông tôi hỏi: Bác có tham dự cái lễ đó không, bác trực tiếp tham chiến...Ông bảo ông bận, có vẻ trả lời tôi miễn cưỡng. Tôi đoán ông cóc được chúng nó mời nên khi tôi hỏi ông thành ra như chọc tức ông mặc dù tôi vô tình...
Khi đọc được loạt bài điều tra của báo Tuổi trẻ tôi thấy mình có thể đưa cái thông tin “một số đầu nậu Việt Nam bán cát cho Trung Quốc để bồi đắp Trường Sa” mà không lo bị “ăn cái giải 79 - 88”…
Thông tin này tuy đưa lên mạng hơi muộn, nhưng dẫu sao thì còn hơn là cứ ấm ức ôm nó trong lòng, cảm thấy phụ lại lòng tốt của bạn mình trong đó có một số bạn văn người Trung Quốc…
Hôm nay tôi mạnh dạn đưa bài này lên mạng vì thấy hôm qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố một số vụ cát tặc mà báo Tuổi trẻ đã đưa!
P.V.Đ.
Rút từ trong Biên khảo dày 750
trang:
" VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG"
Liên hệ chia sẻ qua email: Hoanghtham9@gmail.com; ĐT: 0382598746
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét