Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Hồng Kông huỷ tất cả các chuyến bay, TQ nói Hồng Kông đang trong “thời khắc nguy kịch”; Nỗi sợ hãi của ĐCSTQ là tự do dân chủ của Hồng Kông và Đài Loan; ĐCSTQ cùng ‘nổ súng’ đe doạ ai?

  • Tuyết Mai

  •  • 1.3k Lượt Xem
  • Ngày 8/11, tờ The Hill tại Washington Mỹ đã công bố bài viết của chuyên gia Mỹ Seth Cropsey với nhiều nhận định về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Hồng Kông, Đài Loan và Mỹ hiện nay.


    Tại Hồng Kông ngày 26/7 năm nay, ủy viên Hội đồng Lập pháp Jeremy Tam (Đàm Văn Hào) thuộc Đảng Công dân đã cùng hơn 2.500 nhân viên ngành hàng không tập trung tại sảnh đón của Sân bay Quốc tế Hồng Kông giơ những biểu ngữ như “Người dân Hồng Kông cố lên”, “Cảnh sát Hồng Kông biết luật vẫn vi phạm”, “Không có côn đồ, chỉ có chính quyền côn đồ” (Ảnh: Song Bilong/Epoch Times).

    Seth Cropsey là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hudson và là Giám đốc Trung tâm Năng lượng Đại dương Hudson của Mỹ. Ông từng là sĩ quan hải quân thời chính quyền Reagan và giữ chức Thứ trưởng Bộ Hải Quân thời chính quyền George Bush. Dưới đây là sơ lược bài viết:
    “Nhiều tuần qua, cảnh sát Hồng Kông đã liên tục tấn công người biểu tình dân chủ trong các cuộc xung đột trên đường phố. Giới quan sát bên ngoài nghi ngờ rằng, hồi giữa giữa tháng 7, thành viên băng đảng xã hội đen Trung Quốc đã tấn công người biểu tình tại các ga tàu địa phương ở Hồng Kông.

    Động thái cho băng đảng bạo lực tham gia đàn áp các nhóm dân chủ Hồng Kông này gợi nhớ đến hoạt động tuyển mộ tội phạm bạo lực của Đảng Cộng sản Ba Lan vào đầu những năm 1980 nhằm giúp đàn áp các cuộc biểu tình Công đoàn Đoàn kết. Giống như phong trào của Công đoàn Đoàn kết, chiến dịch biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bắt đầu từ hai tháng trước cũng là một phần của một vấn đề lịch sử lớn hơn. Vấn đề này liên quan đến tương lai của dân chủ Trung Quốc, cũng liên quan đến nỗi sợ dân chủ ngày càng tăng của ĐCSTQ.
    Nền chính trị tự do hiện đại phổ biến dựa trên khái niệm dân chủ. Quyền dân chủ phổ quát – quyền của công dân và con người – là nền tảng của đạo đức phương Tây đương đại. Mặc dù có sự khác biệt trong Hiến pháp giữa các nước phương Tây, như mô hình tập trung trung ương của Pháp và hệ thống liên bang của Đức hoặc chế độ Nghị viện của Anh, nhưng mỗi chính quyền đều xem gốc rễ cuối cùng của quyền lực chính trị là từ người dân. Bầu cử dân chủ là sự khẳng định nhất quán về tính hợp pháp trước quyền lợi của dân chúng. Vấn đề cũng cho thấy tính chính nghĩa của chính trị.
    Từ thời cổ đại, khái niệm chính nghĩa chính trị đã thay thế tính hợp pháp. Điều này không giới hạn trong tư tưởng phương Tây. Đặc biệt là lịch sử của Trung Quốc, nơi chứa đựng một khái niệm tương tự gọi là Thiên mệnh. Một chính phủ chính nghĩa nắm Thiên mệnh được cầm quyền dựa trên trật tự tự nhiên của vũ trụ, trở thành thế lực bảo vệ hợp pháp cho lợi ích công, giúp thúc đẩy hạnh phúc và thịnh vượng của thần dân. Nếu xảy ra hỗn loạn, cách mạng và nội chiến là cho thấy tình trạng suy yếu và khả năng thay thế đối với thế lực này. Chúng ta có thể sử dụng khái niệm này để phân chia lịch sử Trung Quốc thành Thời kỳ ổn định (khi nhóm cai trị kiểm soát trọn vẹn triều đại) và Thời kỳ hỗn loạn (khi nổ ra đấu tranh giữa lực lượng quyền lực mới và lực lượng cũ, tranh giành quyền lực chính trị).
    Nếu thực thi quyền lực phù hợp, đoàn kết được các thế lực với mức công bằng khác nhau trong hệ thống thì sẽ có thể củng cố hệ thống chính trị. Nhưng thật khó để hòa hợp giữa thế lực luôn theo công bằng và thế lực luôn gây bất công: thế lực công bằng chủ trương thiện hảo cho loài người chính là mối đe dọa đối với thế lực gây bất công. Do đó, một bạo chúa phải ngụy trang thành hợp pháp, nhào nặn khẩu hiệu công bằng chính nghĩa để che đậy bản chất tàn bạo của chế độ đó. Lúc này, bất kỳ thế lực chính trị nào tạo khả năng thay thế hệ thống chính trị hiện hữu dĩ nhiên là đe dọa chí mạng của nó.
    Điều này giải thích nền dân chủ tự do của Hồng Kông đã khiến chế độ Bắc Kinh cảm thấy sợ hãi. ĐCSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã giành được quyền kiểm soát đất nước qua 12 năm nội chiến. Trong Thế chiến thứ II, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc đã đi đầu trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản suốt 10 năm. Sau đó ĐCSTQ đã nhiều lần triển khai “tái thiết và làm sạch xã hội”, số người bị giết hại hoặc chết đói ít nhất gấp năm lần số người bị giết hại trong thảm sát thời chính quyền phát-xít của Hitler. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, bạo lực chính trị đã giảm bớt. Dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình, mức độ tự do kinh tế và xã hội cuối cùng cũng được mở rộng. Tuy nhiên, toàn bộ quan chức cấp cao của ĐCSTQ đều biết rằng chế độ mà họ phục vụ đã tàn sát nhiều người Trung Quốc hơn bất kỳ kẻ thù nước ngoài nào.
    Sự cai trị của Anh trong lịch sử Hồng Kông đã mang đến cho khu vực này nhiều giá trị, đó là dân chủ phân tán, chính trị đại diện, tự do phát triển kinh tế và xã hội. Tại đây, mỗi công dân có thể tự do lựa chọn mục tiêu của riêng mình, qua đó tạo ra hạnh phúc của riêng mình theo cách của mình. Thực trạng tự do này làm cho chất lượng cuộc sống của người dân Hồng Kông có thể sánh với người New York, London và Paris.
    Ở một đất nước lớn như Trung Quốc, có lẽ việc áp dụng chế độ dân chủ đại diện hoàn toàn là khó khăn. Nhưng không thể phủ nhận rằng sức sống, sự thịnh vượng và hạnh phúc của người Hồng Kông hoàn toàn trái ngược với chất lượng cuộc sống ở Trung Quốc Đại lục. Sự tự do về tri thức, xã hội và chính trị mà người dân Hồng Kông được hưởng là mối đe dọa chí mạng đối với sinh tồn của chính quyền Bắc Kinh.
    Do đó, việc thực thi Luật dẫn độ của Bắc Kinh là bước đi trắng trợn nhất trong việc phá hủy nền dân chủ của Hồng Kông và gia cố nền chính trị độc đoán của Trung Quốc Đại lục.
    Cuộc khủng hoảng Hồng Kông đã làm nổi bật chiến lược ĐCSTQ ở Thái Bình Dương. Nếu Hồng Kông bán tự trị và theo chủ nghĩa tư bản dân chủ đã khiến thế lực hạt nhân của ĐCSTQ cảm thấy bị đe dọa, vậy thì một Đài Loan hoàn toàn độc lập, dân chủ, tư bản chủ nghĩa – chỉ cách bờ biển Trung Quốc đại lục 81 dặm – tương lai sẽ làm cho ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi hơn.
    Người dân Đài Loan được hưởng tự do chính trị, xã hội và kinh tế, giúp chất lượng cuộc sống có thể sánh ngang với bất kỳ nền dân chủ phương Tây tiên tiến nào. Đó là gợi ý về một mô hình quản trị khác cho một Trung Quốc thống nhất, Đài Loan cùng với Hồng Kông, là tấm gương cho các phong trào dân chủ và chủ nghĩa liên bang hóa thân tại các địa phương Trung Quốc đại lục có thể bùng lên bất cứ lúc nào.
    Do đó, cùng với việc ĐCSTQ đang cố gắng áp đặt ý chí lên Hồng Kông, tổ chức này cũng không ngừng nhấn mạnh mong muốn đưa Đài Loan vào hệ thống chính trị Đại lục, điều này không có gì lạ. Trong họp báo “Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc” năm 2019 mới được phát hành chưa lâu, giới quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn Đài Loan độc lập. Trong hai năm qua, các tàu chiến, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc đã nhiều lần bay lượn trên vùng trời Đài Loan để đe dọa Đài Loan và Mỹ. “Sách trắng Quốc phòng” cũng liệt phong trào độc lập của Đài Loan, Tây Tạng và Đông Turkistan là mối đe dọa ngang nhau.
    Thông tin rất rõ ràng. Do đều là hệ thống chính quyền tự trị của Trung Quốc, ngay cả khi không có lực lượng quân sự hùng mạnh và quan hệ ngoại giao độc lập, cũng đủ khiến ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi. Họ tính toán phải đưa các khu vực này trở về “đế quốc” ĐCSTQ hiện nay, bất kể dùng thủ đoạn gì.
    Thời đại cùng chung sống hài hòa giữa Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương với Bắc Kinh và Đài Bắc đã qua. Ngày nay thái độ mơ hồ ba phải tương đương với yếu đuối, và yếu đuối có thể vẫy gọi bạo quyền đè đầu cưỡi cổ. Chỉ có sự răn đe về vũ lực một cách đáng tin cậy mới có thể ngăn chặn tham vọng của ĐCSTQ. Hoạt động tuần tra ngang qua eo biển Đài Loan là rất hữu ích, nhưng mãi mãi không thể đủ hiệu quả nếu không thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn bằng nỗ lực nâng cao khả năng của Đài Loan để ngăn chặn việc sử dụng vũ lực của ĐCSTQ.
    Có ba lĩnh vực chính sách cần được tập trung. Trước tiên, Mỹ phải hỗ trợ khả năng phòng thủ của Đài Loan thông qua chuyển giao công nghệ trực tiếp và hỗ trợ cho các dự án quân sự Đài Loan một cách hiệu quả, đặc biệt là mạng lưới phòng không và lực lượng tàu ngầm. Thứ hai, Mỹ phải khuyến khích hợp tác giữa Đài Loan và các đồng minh Thái Bình Dương khác bị đe dọa bởi tham vọng của ĐCSTQ, như Việt Nam và Nhật Bản. Thứ ba, Mỹ phải đánh giá lại vị thế quốc phòng và ngoại giao ở Thái Bình Dương, tăng cường triển khai quân sự trong khu vực, tái đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa và tàu ngầm của Mỹ, đồng thời sử dụng các biện pháp kinh tế và chính trị khác để gây sức ép với ĐCSTQ.”
    Tuyết Mai (Theo The Hill)


    Biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông ngày càng càng leo thang, nhiều người biểu tình bị cảnh sát và xã hội đen đánh đập, tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm 12/8, Quốc vụ viện Trung Quốc lại chỉ trích hoạt động biểu tình đã “manh nha xuất hiện chủ nghĩa khủng bố”, và tuyên bố rằng sẽ “tuyệt đối không nương tay” đối với người biểu tình Hồng Kông. 

    Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ, biểu tình ở Hồng Kông, Dương Quang
    Người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macau Dương Quang. (Ảnh cắt từ video)

    Chính quyền doạ không nương tay, truyền thông TQ đăng tin xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến

    Phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bước sang tuần thứ 10, xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát vẫn không ngừng tiếp diễn, tối ngày 11/8, có một người nữ biểu tình bị cảnh sát sử dụng đạn túi đậu bắn trúng vào mắt khiến cô có thể bị mù, sau đó có phóng viên nắm được tình hình đã tiết lộ, thực ra người trúng đạn là một nhân viên cấp cứu (First aider,FA), thông tin này đã khiến cho dư luận chấn động và càng khiến cho người Hồng Kông tức giận hơn. 
    Về vấn đề này, một nhóm nhân viên y tế Hồng Kông thông qua một Fanpage trên Facebook có tên “Cuộc tập trung của giới nhân viên y tế ngày 2/8” để đăng tuyên bố, tuyên bố nói, bắt đầu từ ngày 12/8, sẽ phát động phong trào bãi công vô thời hạn, đến khi nào chính phủ và Cục quản lý Y tế có hồi đáp về 5 yêu cầu lớn, tức “Thu hồi dự luật dẫn độ”, “Thu hồi lại định tính người biểu tình là bạo động”, “Thu hồi lại tất cả các cáo buộc tội danh đối với người biểu tình”, “Truy cứu lực lượng cảnh sát lạm quyền”, “Lập thức thực hiện bầu cử phổ thông”.
    Về vấn đề người biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông kháng nghị ngày càng kịch liệt, khoảng 4 giờ chiều ngày 12/8, Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã tổ chức họp báo; ông Dương Quang – người phát ngôn của văn phòng này tuyên đọc tuyên bố hơn 500 chữ, cáo buộc người Hồng Kông “điên cuồng” tấn công cảnh sát, đã cấu thành tội bạo lực nghiêm trọng, và nói rằng các hoạt động biểu tình “bắt đầu xuất hiện mầm mống của chủ nghĩa khủng bố”. 
    Tuy nhiên, so với hai cuộc họp báo trước đó, lần họp báo này do ông Dương Quang phát ngôn và không có phần trả lời câu hỏi của phóng viên. 
    Bên cạnh đó, 6 giờ tối ngày 12/8, tờ Nhân dân Nhật báo của đảng ĐCSTQ cũng đăng một đoạn video ngắn có tựa đề “Nhiều đoàn xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến”, video này có ý nghĩa cảnh cáo người biểu tình rất lớn. Trong video có thể thấy, nhiều xe bọc thép và xe tải quân sự đang di chuyển trên đường cao tốc, thông qua góc nhìn và dịch chuyển ống kính, có thể nhận ra được đây là video mà chính quyền đã cố ý quay. 
    Trang Facebook của Nhân dân Nhật báo cũng đăng video này, và chia sẻ lại một bài viết lúc 3 giờ chiều ngày 12/8 của trang “Mạng lưới nhà quan sát” là một trang ngoại vi của truyền thông ĐCSTQ, bài viết nói, có người dân quay được video đoàn xe cảnh sát vũ trang tập kết tại Thâm Quyến ngày 10/8, suy đoán mục đích tập kết là để tham gia đợt diễn tập mùa hè của Công an Quảng Đông.
    Bản tin trích dẫn điều luật trong “Luật Cảnh sát vũ trang” chỉ ra, “Cảnh sát vũ trang tham gia xử lý bạo loạn, nhiễu loạn, các sự kiện phạm tội bạo lực nghiêm trọng, sự kiện tấn công khủng bố và các sự kiện an ninh xã hội khác.”
    Như đã biết, Trung Quốc Đại lục là một trong những quốc gia thực hiện phong toả nghiêm ngặt nhất trên thế giới, trong đó có các trang như Facebook, Twitter, và YouTube đều bị tự động chặn bởi “Vạn lý tường lửa”; do đó, việc Nhân dân Nhật báo đăng nội dung nói trên lên Facebook , chỉ là muốn nhắm đến người Hoa ở bên ngoài Trung Quốc. 

    ĐCSTQ phát động tấn công bằng tin tức giả, nhưng khó ngăn người Đại lục ủng hộ Hồng Kông

    Cùng với phong trào phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông ngày càng diễn biến phức tạp, chính quyền Bắc Kinh dường như trở nên đau đầu và áp lực tăng gấp bội. Do đó, truyền thông tại Trung Quốc Đại lục từng có thời điểm chọn phương án không đưa tin, không bình luận, và ngăn chặn toàn diện về biểu tình tại Hồng Kông.
    Hôm 11/8, tờ The Guardian tại Anh đưa tin, hiện tại truyền thông tại Trung Quốc Đại lục đã chuyển sang thủ pháp bóp méo, bôi nhọ, với ý đồ kích động tình cảm dân tộc và dẫn dắt dư luận, tạo điều kiện để chính quyền ĐCSTQ ra tay can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông.
    Bản tin chỉ ra, người dân Trung Quốc Đại lục nhận thức đối với phong trào phản đối dự luật dẫn độ giống như sống trong “không gian song song”, khi người Hồng Kông phản đối tại nhiều nơi như Tiêm Sa Chuỷ (Tsim Sha Tsui), Sa Điền (Sha Tin), Đại Phố (Tai Po), v.v, vào hôm 10/8, thì truyền thông Trung Quốc Nhân dân Nhật báo lại đăng bài viết trên WeChat nói rằng, toàn thể xã hội Hồng Kông biểu tình kêu gọi chấm dứt bạo lực; khi Hồng Kong có phong trào tĩnh toạ “Vạn người đón khách, Hồng Kông chào đón bạn” diễn ra liên tiếp 3 ngày tại Sân bay quốc tế Hồng Kông, thì truyền thông Trung Quốc lại chỉ đăng một đoạn video một người dân giận dữ gào thét với người biểu tình “Chỉ muốn Hồng Kông được an toàn”.
    Truyền thông Trung Quốc không hề nhắc đến chữ nào về phong trào biểu tình ôn hoà tại Hồng Kông, đều dùng các từ như “bạo động” để hình dung tình hình tại Hồng Kông; đồng thời cố ý tránh nói về 5 yêu cầu lớn mà người biểu tình đề xuất, ngược lại, còn tuyên truyền rằng đứng sau người biểu tình là có “thế lực tà ác nước ngoài” kích động, muốn tiêu diệt “một quốc gia hai chế độ”. 
    Cùng với đó, truyền thông Đại lục phát sóng cảnh quay người biểu tình phản đối luật dẫn độ, đều là những cảnh như người biểu tình ném gạch, bao vây trụ sở cảnh sát; còn những hành vi xấu xa như cảnh sát ném lựu đạn hơi cay, xịt hơi cay, dùng bạo lực trấn áp người dân và nhiều người biểu tình bị thương, dung túng cho những kẻ nghi là xã hội đen rời khỏi hiện trường sau khi đánh người, v.v, thì lại bỏ qua không hề đả động gì đến. 
    Học giả Phương Khả Thành công tác tại Học viện Báo chí và Truyền thông thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông chia sẻ, khi biểu tình và diễu hành được tiến hành một cách hoà bình, thì bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ không có gì để nói; nhưng khi liên tiếp xảy ra sự kiện bạo lực, truyền thông Đại lục bắt đầu kích động “tình cảm dân tộc” của người Trung Quốc. 
    Mặc dù chính quyền ĐCSTQ cố ý bóp méo, bôi nhọ sự kiện phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, nhưng vẫn có nhiều người Đại lục “vượt tường lửa” tìm hiểu ngọn ngành sự kiện xảy ra tại Hồng Kông, sau khi biết được chân tướng, họ bèn chia sẻ những bài viết và video nói sự thật. 
    Còn có không ít người Đại lục dùng chữ giản thể viết tay, chúc phúc người Hồng Kông: “Ủng hộ người Hồng Kông đấu tranh cho chính nghĩa.”; “Ủng hộ 5 yêu cầu lớn, người Hồng Kông cố lên.”; “Đồng bào Hồng Kông thật tuyệt!”; “Ủng hộ phản đối dự luật dẫn độ, ủng hộ tất cả đồng bào Hồng Kông phấn đấu vì tự do dân chủ!”. 
    Theo kết quả một cuộc thăm dò tại Hồng Kông vào đầu tháng 8, hơn 90% thanh niên Hồng Kông không tin tưởng vào ĐCSTQ. Trong nhiều hoạt động phản đối, người dân cũng liên tiếp hô khẩu hiệu đả đảo ĐCSTQ, hoặc giơ biểu ngữ ĐCSTQ sụp đổ, cho thấy sự phẫn nộ của người dân Hồng Kông nhắm vào chính quyền ĐCSTQ.
    Trí Đạt

    Hồng Kông đang trở thành khu vực “nội bất xuất, ngoại bất nhập” khi tất cả các chuyến bay xuất phát từ sân bay Hồng Kông và các chuyến bay có lịch trình tới Hồng Kông đồng loạt bị hủy.
    Người biểu tình tràn vào Sân bay quốc tế Hồng Kông (Ảnh chụp màn hình)
    Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở sân bay Hồng Kông suốt ba ngày qua, nhưng cuộc biểu tình lớn với hơn 5.000 người biểu tình tràn vào sân bay ngày hôm nay 12/8 khiến nhà chức trách ban bố tình trạng nghiêm trọng, đồng thời ra quyết định huỷ toàn bộ các chuyến bay đi.
    Đại diện sân bay cho biết, “ngoài các chuyến khởi hành đã hoàn thành thủ tục check-in và các chuyến bay đang hướng tới Hong Kong, tất cả các chuyến bay còn lại của ngày hôm nay đều bị hủy”.
    Tuyên bố cũng cho biết giao thông tới sân bay “rất tắc nghẽn” và các khu đỗ xe đã kín. “Công chúng được khuyên không nên tới sân bay”. Loa sân bay liên tục phát “Tất cả các chuyến bay đã bị hủy, hãy rời sân bay càng sớm càng tốt”.
    Sân bay Quốc tế Hồng Kông là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
    Việc hơn 5.000 người biểu tình đổ đến sân bay diễn ra ngay sau đêm đụng độ lớn giữa cảnh sát tại ga tàu MTR và người biểu tình, khiến hơn 40 người phải nhập viện. 
    Trong khi người biểu tình Hồng Kông muốn tranh thủ sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế tại sân bay, động thái đóng cửa sân bay của chính quyền được cho là muốn tạo nên sự bức xúc của những người bị huỷ chuyến.
    Trong khi đó, trong tuyên bố được phát đi cùng ngày, Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macau của Trung Quốc cảnh báo sau hơn 2 tháng biểu tình không dứt, Hồng Kông đang trong “thời khắc nguy kịch,” nhấn mạnh các cuộc biểu tình bạo lực phải bị chấm dứt.
    Văn phòng này nhấn mạnh Bắc Kinh ủng hộ cách xử lý của lực lượng cảnh sát và kêu gọi chống lại các cuộc biểu tình bạo lực.
    Ông Yang Guang, người phát ngôn của Văn phòng cho rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đang ngày càng leo thang và “có dấu hiệu của khủng bố”, nhắc lại những vụ ném bom xăng vào lực lượng cảnh sát, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh thề sẽ xử lý các cuộc biểu tình bạo lực ở Hồng Kông bằng “nắm đấm sắt”.
    Đây là lần thứ hai cơ quan này lên tiếng về tình hình ở Hồng Kông. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã kéo dài khoảng 10 tuần qua để phản đối dự luật dẫn độ của chính quyền Hồng Kông, theo đó cho phép dẫn độ tội phạm tới Trung Quốc đại lục.
    Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đã cáo buộc các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, kích động các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
    Bảo Minh (t/h)
    Xem thêm:

    Xem thêm:


    Xem thêm:



    Không có nhận xét nào: