Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2019

Thương chiến: Không chỉ có đất hiếm, tiền tệ và trái phiếu, TQ vẫn còn loại "vũ khí" cực kì lợi hại này


Tất Đạt | 


Thương chiến: Không chỉ có đất hiếm, tiền tệ và trái phiếu, TQ vẫn còn loại "vũ khí" cực kì lợi hại này
Ảnh minh họa: Reuters

Theo các chuyên gia, nếu ông Trump quyết định tăng cường áp thuế Trung Quốc vào tháng 9 tới, thì Bắc Kinh sẽ dùng tất cả những biện pháp khả thi để đáp trả.

Theo CNBC, các chuyên gia năng lượng cảnh báo rằng trong những tuần tới, Trung Quốc có thể sẽ cắt giảm mạnh lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ sau khi căng thẳng chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới tiếp tục có dấu hiệu leo thang trong thời gian vừa qua.
Động thái áp đặt thuế quan "ăn miếng trả miếng" giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến giá dầu thế giới giảm, một phần lớn vì những lo lắng về sự suy thoái kinh tế toàn cầu và thậm chí một cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ.

Hôm 7/8 vừa qua, giá dầu thô đã giảm xuống mốc thấp nhất trong vòng 7 tháng trở lại đây.
Trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ tiếp tục đánh thuế thêm 10% đối với 300 tỉ USD hàng hóa còn lại của Trung Quốc và thuế quan có hiệu lực từ ngày 1/9. Bắc Kinh đáp trả bằng cách cho phép Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) làm yếu đồng Nhân dân tệ (NDT) xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm trở lại đây.
Trước động thái này, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Giữa bối cảnh đó, các chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sẽ hướng tới hoạt động nhập khẩu dầu mỏ từ Mỹ.
Stephen Brennock, một nhà phân tích tại Hiệp hội Dầu khí PVM, cho hay: "Tôi cho rằng chắc chắn lượng dầu thô được giao dịch sẽ dần dần giảm và thậm chí chấm dứt hoàn toàn".
Thương chiến: Không chỉ có đất hiếm, tiền tệ và trái phiếu, TQ vẫn còn loại vũ khí cực kì lợi hại này - Ảnh 1.
Tàu chở dầu Mỹ đang chuẩn bị dỡ hàng tại cảng Trung Quốc. Ảnh: VCG | Getty Images
Được biết, những nhà nhập khẩu Trung Quốc đã tăng cường mua dầu thô của Mỹ trong thời gian gần đây. Lượng nhập khẩu dầu thô Mỹ đã đạt mức cao nhất trong 9 tháng trở lại đây, với 247.000 thùng mỗi ngày vào tháng 5 - theo số liệu từ Cơ quan Quản lí năng lượng Mỹ (EIA).
Tuy nhiên, ông Brennock cho rằng sự căng thẳng ngày càng gia tăng trong chiến tranh thương mại sẽ khiến xu hướng này đảo chiều nhanh chóng.
"Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ dừng nhập khẩu dầu thô từ Mỹ," ông nói.
Mối lo ngại về thuế quan
Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và là điểm tới của hầu hết các tàu dầu Mỹ trong nửa tháng đầu năm 2018.
Tuy nhiên, lượng nhập khẩu dầu thô Mỹ tại Trung Quốc đã sụt giảm gần như ngay lập tức sau khi các cuộc đối thoại thương chiến bắt đầu. Lượng dầu thô được giao dịch nhanh chóng sụt giảm vào thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019 khi tình hình ngày càng xấu đi.
Ông Matthew Smith, giám đốc nghiên cứu về hàng hóa tại ClipperData, cho biết Trung Quốc hiện đã không còn quá nhiều "vũ khí" để đáp trả Mỹ và do đó, dầu thô có thể là loại mặt hàng tiếp theo nằm trong chiến lược của Bắc Kinh.
Giá dầu thô
Giá dầu Brent đã giảm khoảng 0,15% vào sáng ngày 9/8 trong khi giá dầu WTI giảm 0,1%.
Giá cả hai loại dầu này đều giảm xuống mốc thấp nhất kể từ tháng 1 vào ngày 7/8, một tuần sau khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang với những căng thẳng từ cả hai phía.
Michal Meidan, giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, cho biết Trung Quốc có thể sẽ áp thuế đối với hầu hết - hoặc tất cả - các loại mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm cả dầu thô, nếu ông Trump tiếp tục áp dụng thuế quan mới vào đầu tháng 9.
Ông Meidan cũng cảnh báo rằng bởi vì Mỹ đã "tấn công" công ty công nghệ Huawei, có thể Mỹ cũng sẵn sàng nhằm vào các công ty dầu khí lớn của Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ

Sốt ruột vì thương chiến, nhà sản xuất TQ muốn khai hỏa vũ khí tối thượng: Đạn đã lên nòng, chỉ chờ xuất trận

Hồng Anh | 
Sốt ruột vì thương chiến, nhà sản xuất TQ muốn khai hỏa vũ khí tối thượng: Đạn đã lên nòng, chỉ chờ xuất trận
Ảnh minh họa: globalresearch.ca

Các nhà sản xuất đất hiếm của Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng vũ khí hóa mặt hàng này để đối phó với Mỹ trong cuộc chiến thương mại. Họ chỉ còn thiếu cái gật đầu của chính phủ...

Các nhà sản xuất đất hiếm của Trung Quốc vừa qua khẳng định họ đã sẵn sàng vũ khí hóa lợi thế của mình trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hong Kong) đưa tin.
Cụ thể, trong tuyên bố ngày 7/8, Hiệp hội Công nghiệp Đất hiếm Trung Quốc (ACREI) - tổ chức đại diện cho gần 300 công ty khai thác, xử lý và sản xuất đất hiếm - cho biết họ sẽ áp bất cứ mức thuế nào lên mặt hàng đất hiếm xuất khẩu. Nếu được áp dụng, động thái này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của nhiều loại mặt hàng từ nam châm, động cơ, điốt phát sáng và hàng trăm thiết bị khác.
ACREI đã công khai thách thức Mỹ thông qua tuyên bố sẽ "kiên quyết ủng hộ chính quyền tung ra các biện pháp trả đũa việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc". "Người tiêu dùng Mỹ cũng phải trả giá cho mức thuế nhập khẩu ấy" - theo kết luận trong buổi họp ngày 5/8 của hiệp hội này.
Sốt ruột vì thương chiến, nhà sản xuất TQ muốn khai hỏa vũ khí tối thượng: Đạn đã lên nòng, chỉ chờ xuất trận - Ảnh 1.
Quá trình khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc là nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất trên thế giới (chiếm hơn 80% tổng sản lượng đất hiếm toàn cầu), và cũng là đối tác lớn nhất của Mỹ trong lĩnh vực này. Đất hiếm là một loại nguyên liệu quan trọng được sử dụng để sản xuất nhiều mặt hàng công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe điện, và các thiết bị quân sự tinh vi như radar và các loại cảm biến.
SCMP nhận định, thông cáo của ACREI cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng vũ khí hóa lượng đất hiếm của mình khi cuộc thương chiến với Mỹ vẫn chưa thấy hồi kết.
Năm ngoái, Washington từng liệt mặt hàng đất hiếm của Trung Quốc vào danh sách áp thuế nhập khẩu, nhưng sau đó đã loại mặt hàng này khỏi danh sách. Tuyên bố ngày 1/8 vừa qua của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 10% đối với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc cũng không bao gồm mặt hàng đất hiếm. Những điều này chứng tỏ việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc quan trọng đến nhường nào đối với Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên các nhà sản xuất của Trung Quốc có động thái vũ khí hóa tầm ảnh hưởng trong các lĩnh vực công nghiệp của mình vì xung đột thương mại hoặc ngoại giao.
Trước đây, Trung Quốc từng cấm xuất khẩu sang Nhật Bản sau một tranh chấp lãnh thổ năm 2010. Phía Tokyo đã đệ trình khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và thúc đẩy ngành công nghiệp quốc nội sản xuất những mặt hàng thay thế. Cuối cùng, các nhà sản xuất của Trung Quốc vẫn phải chịu thiệt hại vì quyết định của chính phủ.
theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào: